Cập nhật: 05:00 GMT - thứ ba, 6 tháng 3, 2012
Cuộc thảo luận về tình
trạng nhân quyền Việt Nam giữa Tòa Bạch Ốc và phái đoàn người Việt hôm
5/03 kéo dài ba tiếng, từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Ban đầu Tòa Bạch Ốc cho khoảng 165 người đi vào,
gồm ít nhất 50 người đại diện 50 tiểu bang, còn lại là các cộng đồng
khác, nhân viên đài SBTN, ca sĩ trung tâm Asia và báo chí.Khi vào đến bên trong, họ mời ba bạn trẻ lên phát biểu, gồm cô Cindy Đinh ở Texas đại diện Hội đồng Nhân quyền Việt Nam, anh Billy Le từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam California và ca sĩ Quốc Khanh. Mỗi người phát biểu khoảng hai phút, kêu gọi chú trọng nhân quyền Việt Nam.
Cử tọa đa số là người đứng tuổi, đã hoạt động cộng đồng lâu năm. Số bạn trẻ cũng có nhưng không đông lắm. Nhưng ban tổ chức cho ba bạn trẻ lên nói vì muốn chọn những người dưới 30 tuổi. Để Việt Nam không nói là chỉ vì các anh thua trận nên bây giờ đi vận động.
Sau đó, có bốn người đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu về những gì họ làm, gồm có cả ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động.
Họ nói những gì cộng đồng quan tâm qua 130,000 chữ ký cũng là quan tâm của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama cũng xem nhân quyền là vấn đề quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, không chỉ song phương mà cả đa phương. Cuối cùng khoảng 20 người lên đặt câu hỏi, nhưng vì thiếu thời gian và một vài câu hỏi lặp lại, chỉ có 10 người đặt câu hỏi và được trả lời. Tựu trung các câu hỏi vây quanh vấn đề nhân quyền, thí dụ việc bắt bớ blogger, vấn đề lao động, buôn người.
Ông Posner nói mỗi lần gặp giới chức Việt Nam, đều đưa vấn đề nhân quyền ra cũng như các trường hợp cá nhân như Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, hay ông Cù Huy Hà Vũ.
Trước khi vào, tôi phỏng vấn một số người và hỏi giả sử hôm nay gặp Tổng thống Obama thì sẽ nói gì. Đa số cho biết sẽ bảo rằng ông Obama là tổng thống quyền lực nhất thế giới, ông nên chú ý đừng để Việt Nam trở thành Syria hiện nay. Cũng có người nói nên chú ý để làm sao người Việt cũng bình đẳng nhân quyền như người Mỹ.
Những người trả lời hôm nay đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Mỹ. Hầu hết những gì nêu ra, họ đều nói có biết hoặc đang nghiên cứu. Nếu quý vị đưa thêm vấn đề gì ra mà chúng tôi chưa biết, thì sẽ nghiên cứu thêm.
"Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới."
Qua trang web We The People, họ nói đây là lần đầu tiên có sự đối thoại trực tiếp với người dân. Hôm nay chỉ là mở đầu, và hy vọng trong tương lai cộng đồng có thỉnh nguyện thư như vậy để chính quyền biết nguyện vọng của cộng đồng.
Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới.
Bài tường thuật dựa trên phỏng vấn qua điện thoại với nhà báo Đỗ Dũng của báo Người Việt.
Nguồn: BBC
TS Nguyễn Đình Thắng hội đàm trên Paltalk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình