Hiển thị các bài đăng có nhãn hoctap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoctap. Hiển thị tất cả bài đăng

Giải mã hiện tượng não người bị cấy ký ức giả

Nhiều người đôi khi nhớ về cùng một sự kiện rất khác nhau do ký ức có thể thay đổi. Con người có thể bị cấy ký ức giả, hoặc do não tự tạo ra những ký ức không thật. Tuy nhiên, việc não bộ đôi khi tự tạo ra ký ức giả không hẳn là tiêu cực, theo Science Alert.
Elizabeth F. Loftus, giáo sư tâm lý học nhận thức và ký ức con người, thực hiện các nghiên cứu cho thấy ký ức có thể bị bóp méo.
Trong một nghiên cứu, người tham gia được xem những video mô phỏng các vụ tai nạn hoặc phạm tội. Các nhà khoa học sau đó khiến họ tin rằng chiếc xe trong vụ tai nạn chạy qua một biển báo dừng lại thay vì biển báo nhường đường, hoặc tên trộm có tóc xoăn thay vì tóc thẳng.
"Việc bóp méo ký ức về những chi tiết mà người xem thực sự nhìn thấy được thực hiện khá dễ dàng bằng cách cung cấp cho họ những thông tin gợi nhắc", Loftus cho biết.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục đặt ra câu hỏi, liệu có thể cấy ký ức hoàn toàn giả vào não người về những chuyện chưa từng xảy ra hay không. Kết quả là điều này hoàn toàn khả thi.
Người bình thường có thể được cấy ký ức về những sự kiện chưa từng diễn ra. Ảnh: Business Insider.
Người bình thường có thể được cấy ký ức về những sự kiện chưa từng diễn ra. Ảnh:Business Insider.
Loftus và một số nhà nghiên cứu khác, trong đó có Julia Shaw, cấy thành công ký ức mới vào não người bình thường. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học khiến 70% người tham gia tin rằng mình đã phạm tội như ăn trộm hay hành hung chỉ bằng các kỹ thuật lấy ký ức trong những cuộc thẩm vấn.
Họa sĩ  nổi tiếng Salvador Dali từng nói: "Khác biệt giữa ký ức giả và ký ức thật cũng giống như với đá quý, những viên giả lúc nào trông cũng thật nhất, rực rỡ nhất". Điều này có thể giúp giải thích tại sao con người nhanh chóng tin vào những ký ức giả.
Khái niệm về bóp méo ký ức xuất hiện hơn 100 năm trước, khi nhà tâm lý Hugo Münsterberg viết trên tạp chí Times về trường hợp một phụ nữ tử vong ở Chicago. Con trai của một người nông dân bị buộc tội giết người. Sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, anh ta thừa nhận mình đã sát hại người phụ nữ dù bản thân có chứng cớ ngoại phạm.
Anh ta sẵn sàng thú tội và kể đi kể lại sự việc, mỗi lần lại chi tiết hơn. Câu chuyện ngày càng trở nên mâu thuẫn và vô lý. Tuy nhiên, chàng trai cuối cùng vẫn bị kết tội và xử tử. Münsterberg cho rằng anh ta đã vô thức tự dựng lên câu chuyện sau khi cảnh sát thẩm vấn.
Những lời nhận tội sai có thể xảy ra khi bị tra hỏi quyết liệt. Có thể nạn nhân thực sự tin rằng họ đã phạm tội, hoặc họ chỉ muốn kết thúc tình trạng bị thẩm vấn. Loftus cho biết, trừ khi có lý do để nghi ngờ ký ức của ai đó bị bóp méo, không có cách nào biết chắc người này đang kể lại một ký ức giả nếu chỉ lắng nghe.
Một số người có thể nhận tội sai do ký ức giả. Ảnh: Undark. 
Một số người có thể nhận tội sai do ký ức giả. Ảnh: Undark. 
Các nhà khoa học thần kinh từng tiến hành quét não những người có ký ức giả và thật để tìm ra điểm khác biệt. Trong một nghiên cứu của Đại học Daegu, Hàn Quốc, 11 người tham gia đọc một danh sách gồm nhiều từ xếp theo từng nhóm khác nhau, ví dụ như "động vật chăn nuôi".
Sau đó, nhóm nghiên cứu hỏi họ xem một số từ nhất định có nằm trong danh sách ban đầu không, đồng thời sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng để phát hiện thay đổi trong lưu thông máu đến các vùng não.
Khi những người tham gia tự tin vào câu trả lời của mình và nói đúng, lưu thông máu đến hồi hải mã tăng. Hồi hải mã là vùng não quan trọng trong việc lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. Nếu họ tỏ ra chắc chắn nhưng lại trả lời sai, số trường hợp này chiếm khoảng 20%, lưu thông máu đến vùng não trán và đỉnh lại tăng. Đây là khu vực gắn với cảm giác quen thuộc.
Có một giả thuyết giải thích tại sao não lại xuất hiện những ký ức giả gọi là "giả thuyết theo dấu mơ hồ" do các nhà nghiên cứu Charles Brainerd và Valerie F. Reyna đưa ra. Đây cũng là giả thuyết đầu tiên giải thích mô hình Deese-Roediger-McDermott (DRM).
Theo mô hình DRM, người tham gia được cung cấp một danh sách các từ liên quan đến nhau như giường, ngủ, mệt mỏi, mơ, ngáp, sau đó phải nhắc lại nhiều từ nhất có thể. Họ bắt đầu liệt kê những từ liên quan như ngủ trưa hay chợp mắt, trong khi chúng không thuộc danh sách ban đầu.
"Mọi người nhắc lại những từ không nằm trong danh sách và tỏ ra rất chắc chắn. Đó là ký ức giả", Reyna cho biết.
Ký ức giả khiến mọi người nhớ về những sự kiện chưa từng xảy ra. Ảnh: ABC News.
Ký ức giả khiến mọi người nhớ về những sự kiện chưa từng xảy ra. Ảnh: ABC News.
Theo giả thuyết theo dấu mơ hồ, có hai loại ký ức là ký ức nguyên văn và ký ức ý chính. Ký ức nguyên văn là khi con người nhớ chính xác những chuyện xảy ra một cách chi tiết, trong khi ký ức ý chính là những hình dung mơ hồ về sự việc trong quá khứ.
"Khi trưởng thành và già đi, chúng ta phụ thuộc nhiều vào ký ức ý chính hơn là nhớ nguyên văn", Reyna nói. Ký ức ý chính ảnh hưởng nhiều hơn khi nhớ lại một sự kiện đã xảy ra trước đó một khoảng thời gian dài.
Giả thuyết theo dấu mơ hồ dự đoán chính xác ảnh hưởng của tuổi tác đến ký ức, gọi là "hiệu ứng phát triển ngược". Khi trưởng thành, ký ức nguyên văn sẽ phát triển, người ta có thể kể lại các sự kiện chi tiết hơn, nhưng đồng thời ký ức ý chính cũng phát triển. "Điều này nghĩa là nếu bù trừ tất cả những ký ức đúng và ký ức sai thì tỷ lệ nhớ chính xác của trẻ em sẽ cao hơn người lớn", Reyna giải thích.
Trên thực tế, dù ai cũng tạo ra ký ức giả ở mức độ nào đó nhưng mọi người vẫn xoay sở tốt, Reyna nhận định. Xét theo quan điểm tiến hóa, thậm chí việc dựa vào ký ức ý chính còn mang lại một số lợi ích.
Ký ức ý chính có thể giúp con người đưa ra những lựa chọn an toàn hơn. Ảnh: 123Gamble.
Ký ức ý chính có thể giúp con người đưa ra những lựa chọn an toàn hơn. Ảnh:123Gamble.
Nghiên cứu của Reyna cho thấy, ký ức ý chính giúp con người đưa ra những quyết định có lợi hơn khi đứng trước rủi ro.
Nghịch lý Allais đặt ra tình huống, người tham gia được quyền lựa chọn giữa ván cược A với tỷ lệ 100% trúng một triệu USD và ván cược B với tỷ lệ 89% trúng một triệu USD, 10% trúng 5 triệu USD và 1% không được gì.
Trên quan điểm kinh tế, nếu tính toán theo công thức, bạn nên chọn B để có khả năng nhận được nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, thực tế phần lớn mọi người lại chọn A để chắc chắn mang về một triệu USD.
"Phần lớn mọi người cho rằng nhận một khoản tiền lớn thì tốt hơn là gặp rủi ro chẳng được gì cả, đó là do ký ức ý chính. Ký ức ý chính và xu hướng lựa chọn theo cách này tăng lên khi trưởng thành. Vấn đề không phải là tối đa hóa số tiền mà là nhìn vào những khả năng chắc chắn", Reyna giải thích.
Thay vì cho rằng ký ức không hoàn hảo là ảnh hưởng tiêu cực của tuổi tác, mọi người hãy nghĩ nó có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định an toàn, đầy đủ thông tin hơn, Reyna nhận xét. Ký ức ý chính cũng là một cách thể hiện não người có khả năng thích ứng tốt với xung quanh.
Thu Thả

Vì sao người thông minh lại khó có được hạnh phúc?

Nguồn:http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-nguoi-thong-minh-lai-kho-co-duoc-hanh-phuc-20180403152403259.htm
Chỉ số IQ cao cũng giống như một con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc giúp con người trở nên giỏi giang, dễ dàng giải quyết mọi vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ, sự thông minh đôi khi lại khiến chúng ta khó có được hạnh phúc thực sự.

Những người với chỉ số IQ cao thường cố gắng phân tích sâu gần như toàn bộ mọi sự việc xảy ra với họ. Thói quen này không chỉ dừng lại ở việc giúp họ nắm bắt được tình hình, mà đôi khi lại như một con dao hai lưỡi. Cụ thể, khi biết quá rõ về một điều gì đó, họ cũng sẽ hiểu được những rủi ro mà nó có thể mang lại. Kết quả của việc này là người thông minh sẽ thường bị stress, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và lưỡng lự khi đưa ra hành động của mình.
Một người thông mình thường rất cầu toàn. Cụ thể, họ sẽ muốn hoàn thành tất cả mọi việc một cách thật hoàn hảo. Bên cạnh đó, dựa trên tiêu chuẩn của bản thân, họ cũng sẽ nhìn thế giới một cách “lý tưởng hóa”. Chính vì hai đặc tính trên, theo nhà tâm lý học Martin Seligman, những người có IQ cao sẽ ít khi hài lòng với bản thân hay cảm thấy hạnh phúc, từ những thành tích mà mình đạt được. Cùng với đó, thế giới mà họ sống cũng luôn đem lại những điều thất vọng, bởi nó không hề hoàn hảo như cách mà họ “áp đặt” cho nó.
Theo các nghiên cứu của giới khoa học, những mối quan hệ xã hội thường mang đến cho người có IQ cao cảm giác lạc lõng và cả nỗi buồn. Kết quả này đến từ việc người thông minh, trong một cuộc trò chuyện, thường hay chia sẻ về những chủ đề mang tính thời sự hoặc cả những thứ mà cần phải có sự hiểu biết mới có thể đối đáp. Vì vậy, dường như chỉ có rất ít người bạn có thể trò chuyện cùng họ. Trong khi đó, đa số mọi người sẽ rơi vào tình trạng lúng túng và khó có thể hiểu những điều mà họ đang đề cập tới.
Một nhóm các nhà khoa học người Canada đã từng đi đến kết luận: “Những người thông minh thường nghiêm trọng hóa các vấn đề xảy ra với họ”. Thật vậy, với thói quen hay suy nghĩ đã ăn sâu vào máu, bất cứ mọi rắc rối, vấn đề nhỏ nhặt nào cũng sẽ khiến họ suy đi tính lại rất nhiều lần. Điều này vô tình khiến họ tự phóng đại hậu quả mà vấn đề đó mang lại. Từ đó, đẩy những người có IQ cao rơi vào tình trạng stress thường xuyên.
Trí thông minh vượt trội thường sẽ khiến con người ưa thích cảm giác được ở một mình, và tự thỏa mãn với các kế hoạch cũng như niềm đam mê của bản thân. Thậm chí, việc phải tiếp xúc với bạn bè, người thân thường xuyên cũng khiến họ có cảm giác khó chịu, không thoải mái. Kết quả của việc này là những người có IQ cao thường tự cô lập mình với tập thể. Và khi cần một người để tâm sự hoặc chia sẻ cảm xúc, hầu như sẽ không có ai ở bên cạnh họ.
Thảo Vy

Bí ẩn của những người ngủ ít


 Bạn sẽ làm gì nếu bạn có thêm 60 ngày rảnh rỗi trong một năm?
Hãy hỏi Abby Ross, một nhà tâm lý học về hưu ở Miami, Florida, một 'người ngủ ít'. Bà chỉ cần ngủ có bốn tiếng mỗi đêm, do đó bà có rất nhiều thời gian rảnh rỗi trong khi phần còn lại của thế giới vẫn còn chìm trong giấc ngủ.

'Có hai cuộc sống'

"Có thêm nhiều thời gian trong ngày là một điều tuyệt vời - tôi cảm thấy tôi có thể sống hai cuộc sống," bà nói.
Những người ngủ ít như bà Ross không bao giờ cảm thấy uể oải cũng như họ không bao giờ ngủ nướng.
Họ dậy sớm - thường là khoảng bốn hay năm giờ sáng - và đầy hứng khởi để bắt đầu một ngày mới.
Margaret Thatcher có lẽ là một trong những người như vậy - bà từng có câu nói nổi tiếng rằng bà chỉ cần ngủ có bốn tiếng mỗi đêm trong khi Mariah Carey thì nói cô cần ngủ đến 15 tiếng mỗi đêm.
Điều gì khiến cho một số người có giấc ngủ hiệu quả đến tuyệt vời như vậy trong khi những người khác thì dành cả nửa ngày để chợp mắt? Và liệu chúng ta có thể thay đổi thói quen ngủ để cho giấc ngủ của chúng ta hiệu quả hơn?
Hồi năm 2009, một người phụ nữ đến phòng thí nghiệm của Ying-Hui Fu tại Đại học California ở San Francisco than thở rằng bà luôn thức dậy quá sớm.
Lúc đầu, Fu nghĩ rằng người phụ nữ này là một người thức dậy quá sớm - tức là bà đi ngủ sớm và dậy sớm. Tuy nhiên, theo lời bà thì bà đi ngủ vào khoảng nửa đêm và thức dậy vào lúc 4h sáng và cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo. Và một số thành viên trong gia đình bà cũng gặp tình trạng như vậy, bà cho biết.
Fu và các đồng nghiệp của bà đã so sánh bản đồ gene của các thành viên khác nhau trong gia đình người phụ nữ này. Họ phát hiện ra một đột biến nhỏ ở một gene có tên DEC2, vốn hiện diện trong những người ngủ ít nhưng lại không thấy ở những thành viên có giấc ngủ bình thường cũng như ở 250 tình nguyện viên.
Khi các nhà khoa học này cho sản sinh loài chuột có đột biến tương tự thì những con chuột này cũng ngủ ít hơn nhưng vẫn hoạt động như những con chuột bình thường ở những chức năng cơ thể và chức năng nhận thức.

Tại sao ngủ đủ giấc quan trọng?

Ngủ quá ít thường có ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Nó có thể gây ra chứng trầm cảm, tăng cân và khiến bệnh nhân gặp nguy cơ đột quỵ và tiểu đường cao hơn.
"Giấc ngủ thật sự rất quan trọng, nếu bạn ngủ đủ giấc bạn có thể tránh được nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh mất trí nhớ," Fu nói. "Nếu ai đó bị mất chừng hai giờ ngủ mỗi ngày, chức năng nhận thức của họ sẽ bị suy yếu nghiêm trọng gần như ngay lập tức."
Tuy nhiên tại sao giấc ngủ quan trọng như vậy vẫn là một điều bí ẩn. Nhận thức chung của các nhà khoa học là bộ não con người cần giấc ngủ để dọn dẹp sắp xếp lại và bảo trì mọi thứ do não bộ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Trong khi chúng ta ngủ, não bộ chúng ta sẽ hồi phục lại những hư tổn trong tế bào, đào thải chất độc tích lũy trong ngày, củng cố nguồn cung cấp năng lượng và giúp bộ nhớ nghỉ ngơi.

Rõ ràng những người có đột biến gien DEC2 cũng có thể thực hiện những chức năng dọn dẹp như vậy trong khoảng thời gian ngắn hơn. "Đơn giản là giấc ngủ của họ hiệu quả hơn những người còn lại trong số chúng ta," Fu cho biết. "Nhưng làm sao mà họ lại có khả năng đó? Đó là vấn đề mấu chốt."
Kể từ khi phát hiện ra đột biến gien DEC2, nhiều người đã nói rằng họ chỉ ngủ có vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, Fu cho biết. Phần lớn những người này bị chứng mất ngủ, bà nói. "Chúng tôi không tập trung vào những người bị khó ngủ vốn khiến họ ngủ không đủ giấc mà chúng tôi muốn tập trung vào những người chỉ ngủ chỉ có vài tiếng nhưng tinh thần vẫn minh mẫn."

'Lạc quan và hăng say'

Trong số tất cả những người có giấc ngủ ngắn mà Fu đã nghiên cứu đều có triển vọng tích cực. "Theo những gì mà họ kể lại," bà nói, "thì họ cảm thấy tràn đầy năng lượng, rất lạc quan. Điều rất bình thường là tất cả họ đều cảm thấy họ muốn làm việc hăng say nhất có thể nhưng chúng tôi vẫn không nắm chắc bằng cách nào hay liệu điều này có liên quan gì đến đột biến gene hay không."
Ross có lẽ nằm trong tuýp người này. "Tôi luôn cảm thấy rất sảng khoái mỗi khi tôi thức dậy," bà nói. Bà đã ngủ chỉ từ bốn đến năm tiếng mỗi ngày từ lúc nào bà cũng không thể nhớ nổi.
"Những lúc vào buổi sáng - khoảng năm giờ sáng - là khoảng thời gian tuyệt vời. Không khí thật yên bình và tĩnh lặng và bạn có thể làm được nhiều việc. Tôi ước chi có nhiều cửa hàng mở cửa vào lúc đó. Tuy nhiên tôi có thể mua sắm trên mạng, hoặc tôi có thể đọc - có rất nhiều thứ để đọc trong cuộc sống này. Hoặc tôi có thể đi ra ngoài và tập thể dục trước khi mọi người thức dậy hay nói chuyện với những người ở các múi giờ khác nhau."
Thời gian ngủ ngắn giúp cho bà hoàn tất chương trình đại học chỉ trong vòng hai năm rưỡi cũng như cho bà thời gian để học thêm nhiều kỹ năng mới.
Chẳng hạn như, chỉ ba tuần sau khi sinh đứa con trai đầu lòng, Ross quyết định dành một buổi sáng sớm của bà để chạy quanh khu nhà. Bà mất hết 10 phút. Vào ngày kế tiếp bà tiếp tục chạy và chạy thêm được một quãng nữa.
Bà tăng dần thời gian chạy và cuối cùng bà có thể hoàn thành không chỉ một mà 37 cuộc chạy marathon trong vòng ba năm. "Tôi có thể thức dậy và tập thể dục và đến khi những người khác thức dậy thì mọi việc đã xong," bà cho biết.

Hồi còn nhỏ, Ross nhớ bà dậy rất sớm cùng với bố, một người cũng dậy rất sớm. "Những buổi sáng sớm của chúng tôi đã cho cha con tôi khoảng thời gian rất đặc biệt," bà kể. Giờ đây, ngay cả khi bà ngủ nướng - mà bà nói chỉ xảy ra một vài lần - chồng bà nghĩ rằng bà đã chết.

Điều chỉnh thời gian thức giấc

Sau đó, Fu đã sắp xếp lại bộ gene của một số gia đình khác cũng ngủ ít. Đó chỉ mới là khởi đầu để hiểu về đột biến gene dẫn đến tình trạng này nhưng về mặt nguyên tắc một ngày nào đó nó có thể giúp cho những người khác cũng có thể ngủ ít được.
Cho đến khi đó, liệu có điểm yếu nào đối với giấc ngủ trong số phần còn lại của chúng ta?
Neil Stanley, một chuyên viên tư vấn giấc ngủ độc lập, nói rằng có. "Cách hiệu quả nhất để cải thiện giấc ngủ là điều chỉnh lại thời gian thức giấc vào buổi sáng."
Stanley cho rằng khi cơ thể chúng ta đã quen với thời gian mà nó cần thức dậy thì chúng ta có thể sử dụng thời gian có được để ngủ một cách hiệu quả nhất có thể.
"Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể chúng ta đã chuẩn bị thức dậy một tiếng rưỡi trước khi chúng ta thật sự thức dậy. Cơ thể chúng ta muốn có sự thường xuyên do đó nếu chúng ta thay đổi thói quen ngủ thì cơ thể không có dấu hiệu gì để biết khi nào nó cần chuẩn bị để thức dậy."
Bạn có thể giúp cho cơ thể của mình bằng cách bỏ qua những định kiến của xã hội về giấc ngủ, ông nói.
"Có quan niệm cho rằng ngủ ít là điều tốt và nên được khuyến khích - chúng ta thường ca ngợi những tấm gương như Margaret Thatcher và những giám đốc điều hành hàng đầu vốn không cần ngủ nhiều. Thật ra, thời lượng giấc ngủ cần thiết đối với bạn được quyết định ở yếu tố di truyền cũng như chiều cao của bạn vậy. Một số người chỉ cần ngủ rất ít trong khi những người khác cần ngủ đến 11 hay 12 tiếng mới khỏe được."
Stanley nói rằng rất nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ thật ra không có bệnh gì hết. Họ nghĩ rằng họ cần phải ngủ trong bao nhiêu đó thời gian.
"Nếu tất cả chúng ta đều biết được thời gian ngủ của mình và sống tương thích thì chúng ta có thể tạo nên khác biệt lớn đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta," ông nói.

CÁC BƯỚC TƯ DUY VÀ TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ BẬC PHỔ THÔNG


nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2015/12/cac-buoc-tu-duy-va-tam-sinh-ly-cua-tre.html









Bài đọc liên quan:


+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi


+ Quán tính tư duy


+ Tư duy giáo dục phổ thông


+ Tư duy giáo dục đại học


+ Tư duy cách dạy và học





MỞ ĐẦU


Nền giáo dục của nước Việt ở bậc phổ thông trước năm 1975 ở miền Bắc, và cả nước Việt trước thập niên 1990 là bản sao từ sách dịch chương trình giảng dạy của Liên Xô là chủ yếu, chỉ khác một số phần ở các môn khoa học xã hội vài nét chấm phá lịch sử, địa lý nước Việt về đảng cộng sản ở Việt Nam.


Mặc dù, trong hệ thống giáo dục của nước Việt không thiếu người tài, nhưng dưới ánh sáng soi đường của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, sách giáo khoa cho bậc phổ thông hoàn toàn sai với tư duy và tâm sinh lý phát triển về trí não trẻ, khi bộ giáo dục Việt Nam bắt đầu làm dự án "Cải cách sách giáo khoa" từ giữa thập niên 1990 trở về hôm nay.


Đây là mục tiêu của bài viết này nhằm để cho các nhà giáo dục Việt Nam hiểu thế nào về viết sách giáo khoa ở bậc phổ thông tối ưu nhất. Vì sách giáo khoa ở bậc học này là khó viết nhất, và là nền tảng để trẻ có thể đi xa, bay cao với những ước mơ, khát vọng và sáng tạo, chứ trẻ không kiệt sức khi vào đại học và tàn lụi sau khi được học bổng toàn phần du học ở phướng Tây, rồi mất hút giữa xã hội vì không có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.


BA BƯỚC TƯ DUY CỦA TRẺ


Tôi đã từng viết trên blog này vì sao bậc học phổ thông chia ra làm 3 cấp: tiểu học, trung học đệ nhất cấp - cấp 2, và trung học đệ nhị cấp - cấp 3. Vì đó là dựa vào sự phát triển tâm lý trí não trẻ, mà các nhà giáo dục, nhà tâm lý học, và các nhà y học đã nghiên cứu trong hàng trăm năm để có được. Nhưng nước Việt 25 năm qua đã làm sai hoàn toàn về vấn đề viết sách giáo khoa cho trẻ ở bậc học phổ thông. Vì sao?


Tư duy quan sát và ghi nhận: Về y học và tâm lý học, trẻ ở tuổi từ sơ sinh đến 11 tuổi là tuổi mà sự phát triển tâm lý và tư duy chỉ ở tư duy quan sát và ghi nhận - tư duy 1 bước. Trẻ ở tuổi này, là tờ giấy trắng, người lớn vẽ màu hồng, nó sẽ màu hồng; người lớn vẽ màu đen trẻ sẽ là trang giấy máu đen. Tất cả vàng, chì, thiên thần hay ác quỷ trẻ đều nhận. Vì chúng chỉ quan sát và ghi nhận, nên chúng không biết nói láo. Ông bà mình có câu tục ngữ: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" là vậy.


Ở lứa tuổi tư duy quan sát và ghi nhận là lứa tuổi mà toàn bộ 80% bộ nhớ của trẻ dùng để chứa tất cả những gì chúng quan sát và ghi nhận. Sau 11 tuổi trẻ chỉ còn đúng 20% bộ nhớ não bộ của mình để sử dụng cho phân tích và đưa ra giải pháp. 80% bộ nhớ đó, tùy theo hiện thực cuộc sống sau này, mà não bộ sẽ tự xóa bớt những dữ liệu thừa, rồi nhận những dữ liệu - files - cần thiết khác. Vì thế, trong y học và tâm lý học có cụm từ quên để mà nhớ- tức là quên cái cũ không hoặc ít dùng, ít ôn luyện để nhớ cái mới cần thiết hơn, nhưng khi cần thì biết chỗ mà tìm.






Chính vì thế ở lứa tuổi này, trẻ chỉ cần học để tiếp thu kiến thức khoa học thường thức, công dân giáo dục, văn để hoàn thiện ngôn ngữ, và toán chỉ ở toán số học, trẻ chưa thể nuốt trôi toán học có chữ số: a, b, c, x, y, z, ... - đại số. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, thứ ba dễ dàng nhất. Bộ nhớ của não và các cơ quan phát âm của trẻ lúc này dành cho ngôn ngữ là thích hợp nhất. Vì sau 12 tuổi nó đã hoàn thiện cho mọi phát âm và nhét đầy dữ liệu, nên khó học ngôn ngữ hơn.


Một bài giảng toán lớp 3 trong chương trình cải cách giáo dục cho trẻ một tư duy nhai lại, mà không có tư duy phân tích và tư duy độc lập.


Chính vì hiểu sai tư duy và sự phát triển tâm lý của trẻ, nên sách giáo khoa sửa chữa từ thập niên 1990 đến nay bắt trẻ học đại số, biến trẻ thành loài nhai lại. Hơn 99% trẻ học một bài toán bậc nhất giải như cái máy, giải theo toán mẫu, theo dạng, mà trẻ không hiểu vì sao giải như thế? Trẻ làm sao hiểu biểu thức là gì, x là gì, tại sao phải nhân chia trước, cộng trừ sau? v.v... Trẻ học như con vẹt, trẻ không thành một trẻ sáng tạo. Nguy hiểm hơn, trẻ sẽ thành loại copy and paste thinking - tư duy sao chép - trong lúc trẻ đang sao chép cái khác cần sao chép hơn, người lớn lại bắt trẻ sao chép cái cần phân tích!


Chính vì điều này trẻ Việt 70 năm ở miền Bắc và 40 năm qua ở miền Nam cùng cả nước dù có giỏi đi du học đại học nước ngoài tiên tiến cũng bị mất hút trong rừng trẻ tài năng, sau đại học có hơn 9.000 giáo sư và 2 vạn tiến sĩ, nhưng không có phát minh, báo đăng nước ngoài thì lèo tèo vài mống, nông dân lại là những người có sáng kiến nhờ ít bị nền giáo dục này hãm hiếp trí não.


Bên cạnh dạy trẻ tư duy độc lập, giai đoạn này phụ huynh cần dạy trẻ biết sống độc lập, không để trẻ ngủ chung, dạy trẻ biết hỏi tại sao và lý giải cho trẻ như một người bạn.

Tư duy phân tích: Cũng từ nghiên cứu y học và tâm lý học cho thấy, đến tuổi 12 mà trẻ không hoặc chưa học ngoại ngữ thì học sẽ rất khó. Vì học ngôn ngữ cần phản xạ tập nhiễm, không cần phân tích. Nhưng đến lứa tuổi này tư duy trẻ đã chuyển sang tư duy 2 bước - tư duy phân tích: quan sát và ghi nhân để sau đó là phân tích sự kiện đã quan sát và ghi nhận.


Lứa tuổi này là lứa tuổi trẻ muốn khám phá, mạo hiểm và muốn chứng tỏ mình là người lớn - teenager - nên rất chướng. Bạo lực học đường bắt đầu từ lứa tuổi có tư duy phân tích này. Vì thế tiêu chuẩn dạy trẻ ngay từ lứa tuổi dưới 11, phụ huynh phải cần dạy cho trẻ theo 2 nguyên tắc sau:


1. Không gia trưởng khi trẻ đòi hỏi sai quấy, mà phải thuyết phục trẻ bằng cách giải thích có lý luận để như là một cách dạy trẻ phân tích đúng sai, có tư duy logic và độc lập.




2. Hoàn thiện ngôn ngữ thứ nhất và thứ 2 qua đọc và viết, sau khi đã hoàn thiện 2 kỹ năng nghe và nói tự nhiên ít nhất 2 ngôn ngữ ở lứa tuổi dưới 11.


Nếu phụ huynh dạy con theo cách gia trưởng cấm đoán trẻ làm cái này, và trẻ phải làm theo bố mẹ, mà không phân tích cho trẻ biết tại sao phải làm cho đúng ngay từ ấu thơ đến lứa tuổi này, thì chắc chắn con của bạn sẽ không là bạn của bạn. Trẻ sẽ không dám thổ lộ và chia sẻ điều chúng nghĩ. Trẻ sẽ đem những thầm kín này đi xả ở quán cà phê, tiệm internet, hoặc bạo lực học đường, thậm chí cả việc nghiện heroin và cướp của giết người, khi mà nhà trường không đủ sân chơi cho trẻ.


Trẻ lúc này mới bước sang loại toán có chữ số - đại số. Việc dạy đại số và các môn học khác thì, không nên dạy trẻ trở thành loại copy and paste thinking - tư duy sao chép - như 70 năm qua, mà phải dạy cho trẻ cách tư duy tại sao có đại số? Tại sao có lịch sử? tại sao có văn học? v.v... Tự trẻ sẽ hình thành tư duy độc lập sau những chữ tại sao, và trẻ sẽ nhìn vấn đề từ gốc rễ, hơn là chỉ biết giải bài văn mẫu, bài toán mẫu và trở thành thợ toán, thợ văn, thợ học thuộc lòng, chứ không thể là thầy, không thể là nhà phát minh!


Làm cha mẹ, và làm giáo dục ở lứa tuổi này là đặc biệt quan trọng trong việc tập dần cho trẻ có tư duy phản biện. Trẻ phải luôn biết hỏi loại câu hỏi 5ws: tại sao, thế nào, ai, ở đâu, cái gì? để chuẩn bị cho một thời kỳ tư duy sau tư duy phản biện.


Bên cạnh giáo dục tư duy, ở 2 giai đoạn này phụ huynh cần cho trẻ học kỹ năng sống, khoa học thường thức của những khoa học cơ bản có thực hành, thực nghiệm kèm theo. Giúp trẻ sinh hoạt cộng đồng, đưa trẻ hội nhập các nền văn hóa mới, để tư duy của trẻ là tư duy của một công dân toàn cầu dần thể hiện. Phụ huynh không nên chờ đợi đến đại học trẻ mới bắt đầu học các nền văn hóa khác trên thế giới, và sinh hoạt cộng đồng mà phải ngay lúc này. Đó là nền tảng để trẻ thành công sau này, vì không ai có thể thành công khi chỉ là một thần đồng đơn lẻ trong thời đại nền kinh tế tri thức như hôm nay.


Tư duy phản biện: Bắt đầu sang cấp 3 phổ thông, sau khi trẻ đã được giáo dục qua 2 loại tư duy quan sát ghi nhận và tư duy phân tích, thì trẻ vào một giai đoạn tư duy mới. Đó là tư duy phản biện.


Tư duy phản biện là một loại tư duy độc lập gồm 3 bước: quan sát ghi nhận sự vật hiện tượng, phân tích chúng, và sau đó đưa ra không chỉ 1 mà là nhiều giải pháp để giải quyết sự vật hiện tượng xảy ra với cuộc sống quanh trẻ.


Nếu ở 2 giai đoạn tư duy trước trẻ được trang bị tốt tư duy quan sát và ghi nhận trung thực, sau đó phân tích đúng sự việc hiện tượng. Và phụ huynh biết dạy trẻ suy luận có logic và giảng giải trẻ đầy đủ theo cốt lõi chân thiện mỹ thì giai đoạn này trẻ bắt đầu trở thành một công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.


Đưa ra giải pháp đúng với hiện thực sinh động cuộc sống trẻ đang sống là bài toán giải quyết mọi vấn đề trong môi trường sống của trẻ, nhằm trẻ dễ hội nhập vào cuộc sống dù rất gian khó, nhưng trên nền tảng nhân bản và khai phóng, chứ không bị cái xấu lôi cuốn, và tha hóa.


Từ tư duy phản biện có sẵn, chương trình phổ thông lúc này cũng đã hoàn thiện các môn xã hội học như lịch sử, địa lý, văn học, v.v... chương trình năm cuối cấp 3, xã hội học chỉ dành cho trẻ học Triết học - khoa học của tất cả khoa học. Nó là nền tảng để chuẩn bị cho trẻ đi đến tư duy sáng tạo cho những phát minh khi ở tuổi học trò, và sau này.


Tư duy sáng tạo và gầy dựng: Giai đoạn này là giai đoạn đỉnh cao của các bước tư duy. Các giải pháp được tư duy phản biện đưa ra sẽ làm ra những phát minh, những dự án khả thi, và làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và nhân loại.


LUẬN

Trên thế giới, ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, chúng ta dễ dàng tìm thấy những thần đồng trở thành giáo sư ở tuổi vị thành niên cũng là nhờ vào giáo dục đúng với tâm lý phát triển của lứa tuổi, chứ không chạy tắt, đón đầu, nhồi trẻ học gạo, học vẹt, học bài mẫu để trẻ trở thành loại tư duy sao chép - copy and paste thinking.


Bà Lê Duy Loan sinh năm 1962, vượt biển sang Hoa Kỳ tháng 9/1975 và được xem là bộ não của Texas Instruments đang nói chuyện tại Stafford High School, Stafford Texas, để tạo lửa cho các thế hệ học sinh ở đây vào ngày 03/6/2010


Và người Việt trên thế giới cũng không thiếu những con người thần đồng trong gian khó. Tôi xin đơn cửa tấm gương của một nhà khoa học, nhà lãnh đạo của tập đoàn Texas Instruments đáng kính - Bà Lê Duy Loan. Bà đến nước Mỹ năm 13 tuổi, tiếng Anh một chữ không biết, nhưng đến 16 tuổi bà đã tốt nghiệp trung học với thứ hạng 1/336. Sau cử nhân ở University of Texas at Austin, bà đã làm việc cho tập đoàn và có 21 bằng sáng chế cấp quốc gia Hoa Kỳ, trong đó có 5 bằng có giá trị muôn đời. Bà Lê Duy Loan đã lập ra Sunflower Mission để về Việt Nam xây dựng giáo dục cho trẻ em nghèo. "Trong 10 năm, Sunflower Mission sẽ xây được 100 lớp học, tạo 10.000 học bổng cho học sinh Việt Nam từ tiểu học đến đại học". Và chỉ trong 4 năm thành lập, Sunflower Mission đã xây được 50 lớp học và tặng 2.200 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo.


KẾT


Để có những học sinh đoạt giải như những người thợ trong toán, lý, hóa, sinh học Olympic hay những nhạc công như Đặng Thái Sơn cho Việt Nam trong tương lai không khó, nhưng để có một Lê Duy Loan cho Việt Nam trong tương lai, thì nền giáo dục Việt và người dân Việt phải hiểu rằng giáo dục không phải tạo ra bộ nhai lại, mà phải tạo ra những bộ óc có tư duy sáng tạo và gầy dựng.


Go West FoundationKhuyến Học Việt đang gầy dựng một thế hệ qua dự án Ươm mầm tài năng Việt và Trung tâm giáo dục trẻ có tư duy theo chương trình giáo dục hiện đại nhất. Hy vọng nó sẽ thành hiện thực trong năm 2016 với những sự chung tay của những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con em mình.

Tại sao Việt Nam dùng lưới điện 50Hz





Thứ nhất, theo lịch sử để lại
Mình theo CNXH ở các nước Đông Âu nên dùng tần số 50Hz. Tần số 60Hz ở Mỹ và Nhật, chế tạo thiết bị với tần số 60Hz thì tốn kém vật liệu điện hơn.
Chỉ sau này mới theo Liên Xô. Thí dụ khoảng trước 1975, trong miền Nam sử dụng điện gia dụng 208V/127V, trung áp 15kV, 35 kV, cao áp 66kV, 220 kV. Sau mới thay đổi dần dần: mạng 208/127 nâng cấp lên thành mạng 380/220V. Mạng 66kV nâng cấp lên thành mạng 110 kV. Sau năm 75, rất nhiều nơi trong miền Nam vẫn theo tiêu chuẩn Pháp hoặc Mỹ, chứ không theo tiêu chuẩn Nga. Chẳng hạn độ rung vẫn tính theo mil hoặc inch/s, chứ không dùng μ m hoặc mm/s. Áp suất vẫn tính theo PSIG chứ không dùng bar hay kg/cm2. Phim chụp hình vẫn theo thang đo ASA chứ không theo thang DIN... Tuy nhiên tần số thì vẫn là 50Hz chứ không phải 60 Hz, vì vẫn phải kế thừa hệ thống ðiện cũ của Pháp để lại. Miền Bắc theo Liên Xô, nhưng vẫn phải kế thừa cái của Pháp để lại.
1. Tần số 50Hz hay 60 Hz mỗi một dải tần đều có những ưu và nhược điểm của nó tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà người ta áp dụng. Theo mình dải tần từ 50Hz-60Hz là tần số phù hợp bởi vì :
- Tần số này vừa phải so với tốc độ quay của máy phát và số đôi cực, tần số này nếu tăng nhiều thì sẽ làm tăng tổn hao bậc cao và trong vật liệu tư, nhưng nếu giảm xuống nhiều thì các thiết bị chiếu sáng như đèn huỳnh quang sẽ rung vì thế tần số chỉ nằm trong khoảng 50, 60 hz. Từ xuất phát ban đầu như thế nên dải tần này được sử dụng cho đến nay. Việc chọn 50Hz; 60 Hz mà không phải 5; 52... là chỉ để tròn số.
- Tại sao Việt Nam sử dụng 50 Hz: Theo tôi là bởi hệ thống điện chúng ta có từ thời Pháp sử dụng 50Hz. Sau này thống nhất đất nước, các thiết bị điện và công nghệ đa số dùng đồ Liên Xô cũ có tần số 50Hz
.
Ưu điểm của tần số 60 Hz: tỷ số công suất/trọng lượng máy cao hơn, cùng một công suất thì máy 60hz nhẹ hơn. Bạn có thể thấy các máy điện trong máy bay ( tần số 400 Hz ) rất nhỏ gọn, một điều tối quan trọng trong hàng không, nhưng các lõi thép mạch từ phải tốt hơn. Còn tại sao ta dùng 50 Hz thì đương nhiên do lịch sử để lại, mà cũng chỉ có ít lựa chọn thôi: mua sắm máy điện nào dễ mua nhất. Trước đây ở miền Nam cũng có dùng một số động cơ, máy phát 60 Hz của Mỹ để lại, chuyển về chạy 50 Hz thì phải giảm tải vì lý do đơn giản: máy nóng, nó có tốc độ đồng bộ 3600 v/f , 1800v/f...
Có hai vấn đề chính khác nhau đó là:
1. Vấn đề bảo vệ
2. Khả năng truyền tải điện tới thiết bị của 60Hz lớn hơn 50Hz

Lý do như sau:
1. Vấn đề bảo vệ, với mạng 60Hz thì rơle bảo vệ và các thiết bị đóng cắt phải có thời gian nhanh hơn là thiết bị ở mạng 50Hz, Cụ thể như sau: với mạng 50Hz máy cắt hiện nay có thể cắt được ở 1.5 cycle (30ms), nhưng ở mạng 60Hz thì cũng 1.5 cycle (25ms). Vậy với một hệ thống phối hợp bảo vệ thì ở mạng 60Hz có thời gian yêu cầu nhanh hơn hệ thống 50Hz
2. Khả năng truyền tải: ở mạng 60Hz cũng trong 1s thì giá trị dòng điện hiệu dụng (RMS ) lớn hơn giá trị hiệu dụng dòng điện ở 50Hz, do vậy cùng hai động cơ giống nhau về kết cấu mọi cái, nhưng tần số làm việc khác nhau thì động cơ 60Hz có mômen đầu trục lớn hơn 50Hz.
Kết luận thì theo mình dùng mạng 50Hz hơn là 60Hz
Tại sao Việt Nam dùng lưới điện 50Hz
Lưới điện 50Hz ở nước ta là do điều kiện lịch sử để lại nhưng còn phù hợp với tình hình hiện tại do một số nguyên nhân sau:
-Trên thế giới hiện nay đa số các nước vẫn dùng lưới điện 50Hz, nên việc nhập khẩu hay xuất khẩu các thiết bị điện ở trong nước gặp thuận lợi hơn, bởi các thiết bị điện hoạt động đúng tần số là 1 yêu cầu kĩ thuật quan trọng.
-Tần số lớn hơn đòi hỏi cách điện của thiết bị cao hơn, tốn chi phí cho cách điện nhiều hơn.
- Các thiết bị như động cơ, MBA.. sẽ nhỏ gọn hơn nhưng vật liệu dẫn từ trong đó phải tốt hơn, giá thành thiết bị sẽ đắt hơn. Do đó, lưới điện hoạt động tần số cao chỉ phù hợp với một số nước phát triển.
Dùng 60 thì có lợi hơn, nhưng cũng có một số khó khăn: Dùng tần số 60 có cái hơi khó khăn hơn 50 là:
Đối với động cơ và máy phát:
Động cơ và máy phát phải chạy nhanh hơn. Vì thế thiết kế sẽ đắt tiền hơn do phải tính toán lực ly tâm cao hơn, lực ma sát cao hơn.
Đối với đường dây truyền tải và phân phối:
Trở kháng đường dây sẽ tăng hơn 20%, nên sụt áp sẽ cao hơn.
Dung kháng đường dây giảm 20%, nên ảnh hưởng lên lưới điện sẽ mạnh mẽ hơn.
Hiệu ứng bề mặt tăng lên, nên yêu cầu thiết diện dây cũng phải lớn hơn.
Đối với máy biến áp:
Sự cân đối giữa đồng và thép sẽ khác đi. Giảm được thép, giảm được khối lượng đồng nhưng không giảm được diện tích cửa sổ. Vì thế tổng trở máy biến áp sẽ thay đổi. Từ thông tản tăng lên.
dùng tần số 50 hay 60 tùy thuộc đặc điểm mỗi nước.Tuy vậy đa số thiết bị hiện nay đều dùng tần số 50,60 Hz.
Mình thấy còn một ưu nhược của hai hệ tần số này. Ngoài việc khác nhau về chế tạo thiết bị thì điện áp 220 50HZ tiết kiệm điện trong truyền tải điện năng hơn. Điện áp càng cao thì sụt giảm càng thấp. Tần số 50hZ và 60hZ mỗi cái có một ưu điểm. Thực ra cả hai đều có ưu nhược điểm riêng cả. Ngoài việc tần số và điện áp thì ngày xưa 220v 50 Hz còn đi kèm theo hệ thống điện có tiếp địa ( tiết kiệm dây trung tính) hệ thống 110v 60Hz thường không sử dụng tiếp địa. xét về mặt an toàn. Mặc dù độ nguy hiểm về điện là ở dòng điện nhưng chúng ta thường quy về áp. Hệ thống điện 110v 60 Hz thì an toàn hơn về điện áp và trong một số trường hợp an toàn hơn cả về sự cố chạm fa vì khi đó chạm 1fa nửa không bị tác động vì chúng ta đứng dưới đất mát của hệ thống điện lại không nối đất. Nhưng nhược điểm của nó là nếu fa sảy ra đứt tình trạng đó các thiết bị bảo vệ không tác động vì không sảy ra ngắn mạch đẫn đến hiên tượng không dc xử lý ngay.
Còn với 220v 50Hz có nguy hiểm hơn về điện áp. Hệ thống này sẽ nguy hiểm hơn khi chạm phải 1fa lửa nhưng bù lại nó lại có khả năng làm cho thiết bị bảo vệ tác động vì 1fa lửa chạm đất sẽ sảy ra ngắn mạch =>thiết bị bảo vệ tác động. Nếu chạm vào hai fa thì rất nguy hiểm. Khi dùng các thiết bị điện nhìn phích cắm có chút khác nhau 3 chân và 2 chân. Cần lưu ý nếu hệ thống điện đã có tiếp địa cho vỏ tốt việc nối vỏ vào chân mát là tốt nhất. Với hệ thống không tiếp địa thì bắt buộc phải dùng chân mát này vì nó tương đương với tiếp địa.
>>Giữa 60 Hz và 50Hz, không có hệ thống nào ưu việt hơn hệ thống nào.
Hệ 60 Hz sẽ tiết kiểm được một ít vật tư nguyên liệu chi khế tạo các thiết bị điện, nhưng sẽ bị tổn thất ðiện áp trên đường dây nhiều hơn. Lý do khi f tăng thì XL cũng tăng theo. Tổn thất trên đường dây sẽ tăng.
Các động cơ 60Hx sẽ phải chạy với tốc độ cao hơn nếu chạy 50 Hz. Do đó hệ thống cơ khí phải thiết kế tốt hơn, đắt tiền hơn.

Kết:
Trước đây các nước trên thế giới dùng 110V, Sau này khi nhu cầu sử dụng của dân tăng lên thì dòng điện bắt đầu tăng quá mức. Phải thay dây dẫn để chịu đựng dòng cao. Khi đó, một số nước chuyển sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức là 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ thì chi phí đổi sẽ không cao. Còn hệ thống nào quá lớn, chi phí đổi sẽ rất cao.
Mỹ ngày xưa đã đầu tư khá lớn về hệ thống điện hạ thế nên chưa muốn đổi. Hình như hiện giờ chỉ còn Mỹ là còn dùng điện 110V
Yếu tố chính trị là nguyên nhân mà mỗi nước lại có các lại sử dụng điện áp khác nhau , ngay cả ở điện trung thế và cao thế cũng có sự khác nhau giữa các nước.
Tần số phụ thuộc vào việc điều chỉnh Turbine thủy lực, chứ không có chuyện quay chậm do turbine cùi đâu nhé hôm nay ngồi tìm hiểu về turbine thì thấy quan trọng nhất một số phương trình becnuni và euler, ai thích tìm hiểu thêm về cái này thì đọc thủy khí động lực ứng dụng (cơ học chất lưu) và turbine thủy lực sẽ có cái nhìn tổng quan hơn.
 
Như trên đã nói chính là tần số nhỏ tổn hao lớn và hiệu suất kém khi sử dụng cho động cơ. Nó có cái lợi là trọng lượng động cơ nhỏ hơn nhưng tốc độ lại quá nhanh nên nguy hiểm cho người sử dụng. Muốn chạy ở tốc độ thấp phải quấn nhiều cực nên lợi không bằng hại. Vì vậy mà bên Mỹ phải chuyển xuống tần số 60HZ lúc đó tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3600rpm. Bên châu Âu sử dụng tần số 50HZ nên tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3000rpm. Ngoại trừ trên máy bay hay trên tên lửa, các cưa máy cầm tay là còn sử dụng tần số 400HZ để kích thước nhỏ gọn.
 
Còn vấn đề tại sao chọn 50hz hay 60hz thì chỉ là khi nghiên cứu người ta tối ưu hóa thôi, tại sao không dùng 55 thì hơi buồn cười vì ai chẳng thích dùng những con số lẻ cả, số chẵn dễ tính toán và thiết kế máy móc chả lẽ lại dùng 51 hay 52 sao :))
Sưu tầm

Tình yêu 'lồng ấp' của cha mẹ Việt

Nhiều người không khỏi "thấy buồn và thấy thương" khi nhìn cậu học sinh này ngồi yên để phụ huynh đẩy, trong bức ảnh của một facebooker chụp chiều tối ngày 15/9 khi Sài Gòn mưa lớn. Bức hình nhận được hàng trăm lượt like, bình luận và chia sẻ trên nhiều trang mạng.
Người đồng cảm cho rằng đó là hành động bình thường của cha mẹ vì ai cũng thương con. Người thì băn khoăn, cha mẹ đã lo lắng và nuông chiều con thái quá, tạo điều kiện cho con không biết làm gì và bất hiếu.
 
nguoi-me-a-5743-1442485067.jpg
Cậu con lớn tướng ngồi yên trên xe cho phụ huynh gồng mình dắt qua vùng nước lội - Ảnh: Quy Coc Tu.
Nickname Hoài Phương trên một diễn đàn nhận xét: "Có nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ".
Thường xuyên có các cuộc khảo sát nghiên cứu cũng như tư vấn các vấn đề gia đình và nuôi dạy con, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn của Hội quán các bà mẹ) nhận xét rằng: "Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày".
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học trường đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra nhiều ví dụ về sự bao bọc này:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì. Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3-4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem tiêu chí cô có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm non. 
Hình ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có sách cũng nặng 5 kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.
Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của người Việt. Trong những ngày mưa, những cô cậu học sinh cấp 2 nặng 50 ký vẫn ngồi yên trên xe để bố, mẹ dắt bộ đẩy xe một mình trong nước không phải là quá hiếm.
Cấp ba, con đi thi, bố mẹ lo làm giấy tờ thủ tục cho con từ A đến Z. Ngày con thi, không chỉ đưa đón con, bố mẹ còn lo từng cái bút, tờ giấy, con sai số báo danh cũng gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp.
xettuyen-4605-1442480222.jpg
Những hình ảnh cha mẹ song hành cùng con trong các buổi xét tuyển đại học năm nay thế này không phải là hiếm. Ảnh: VnExpress.
Khi con vào đại học, đã qua 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn thấy con chưa lớn. Tiến sĩ Vũ Thu Hương vẫn còn nhớ trường hợp một sinh viên năm ba của mình nằng nặc xin không được đi thực tế tại Sapa hai ngày vì “mẹ không cho đi”. Sau đó, vị phụ huynh này còn đến tận lớp, nhất định xin cho con ở nhà dù con sức khỏe bình thường, lực học giỏi. Cuối cùng, khoa phải đồng ý để sinh viên này làm bài tập lớn bù cho chuyến đi.
Khi con đi làm đã tự nuôi sống được mình, nhiều bố mẹ vẫn đích thân trực tiếp xin sếp cho con những việc nhỏ xíu như nghỉ phép.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho rằng, thực ra, tâm lý bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người vẫn hay nói: “Con cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
Kim Kim

Khái niệm kỹ năng sống đang bị hiểu sai

"Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… là kỹ năng sống, trong khi đây là các thái độ hành vi", TS Vũ Thu Hương nhận xét.

TS-Vu-Thu-Huong-3422-1440565914.jpg
TS Vũ Thu Hương.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về nội dung cuốn sách kỹ năng sống dạy trẻ vượt qua sợ hãi bằng cách đi trên thảm thủy tinh. Có người cho rằng điều đó bình thường vì giúp trẻ sống thực, không còn bỡ ngỡ khi gặp khó khăn. Nhưng rất nhiều người bàng hoàng vì học như vậy quá nguy hiểm.
Thực tế hiện nay nội dung sách kỹ năng sống không thống nhất, mỗi tác giả có quan niệm khác nhau. TS Phan Quốc Việt cho rằng kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, học tập, làm việc đồng đội, lắng nghe… Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, kỹ năng sống là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng bao gồm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn thì có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
Các giáo trình kỹ năng sống được xuất bản theo quan niệm của mỗi tác giả. Nếu phụ huynh có thời gian chạy vòng qua các hiệu sách sẽ dễ dàng tìm được rất nhiều cuốn với những tên hấp dẫn từ dạy phát triển tư duy, trí thông minh, trí sáng tạo đến các kỹ năng xã hội, tính kiên trì, lòng dũng cảm... Nhưng khi đọc thì có không ít cuốn nội dung và hình thức trình bày bên trong không ăn nhập với nhau. Từ cách hiểu khác nhau, việc đào tạokỹ năng sống đã bị hiểu sai. Nhiều nhà giáo dục đào tạo đã đưa nội dung đó vào trong cuộc sống và chuyển hóa thành bài giảng hoặc chương trình huấn luyện và đào tạo cho trẻ em.
Hiện có không ít tác giả hiểu trẻ em là người lớn thu nhỏ nên đã đem khái niệm của người lớn về đánh giá và áp dụng dạy dỗ trẻ nhỏ. Việc này dẫn đến tình trạng sách kỹ năng sống được xuất bản cho trẻ nhưng nội dung không phù hợp. Đơn cử, có không ít tác giả hiểu nhầm thái độ hành vi là kỹ năng. Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… cũng được coi là kỹ năng sống. Thực chất đây là các thái độ hành vi chứ không phải là kỹ năng. Việc hiểu sai đã phần nào dẫn đến tình trạng lộn xộn trong việc phát hành sách kỹ năng sống.
Ngoài ra, do việc kiểm duyệt sách có phần chưa chặt chẽ, không ít ấn phẩm gây xôn xao dư luận khi không phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng hoặc có bài tập, yêu cầu chưa thực sự hợp lý và khả thi. Cũng có không ít bài tập có tính ứng dụng vô cùng kém và chẳng có giá trị gì cho trẻ trong cuộc sống sau này. 
Vậy học kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đó là những kỹ năng mà trẻ nhỏ thực sự cần nếu chúng muốn là một con người, muốn sống tốt và sống an lành trong môi trường của chúng. Kỹ năng sống chính là những thói quen hợp lý, cần thiết để xử lý trong tình huống cụ thể. Những tình huống này phải có thật và có nhiều khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Ứng xử phù hợp trong những tình huống này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm hoặc xử lý vấn đề hiệu quả, hợp lý.
Kỹ năng sống thực sự sẽ bao gồm
Kỹ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân.
 Kỹ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn. Ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại. Việc biết trước có nguy cơ đó là để chúng ta tránh không ăn uống những thứ người lạ đưa cho. Đây chính là kỹ năng ứng phó, ứng biến.
Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. Các cha mẹ cũng nhiều lần bị thương nên biết và khéo léo trong việc sử dụng. Vậy con trẻ thì sao? Đó chính là lý do cha mẹ cần dạy con về kỹ năng này.
Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết trong trí não trẻ.
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là bài toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc chắn trẻ cần những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất nhiều thời gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được đường đi là một kỹ năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.
Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề nào đó. Kỹ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin là xong.
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.
Từ phân tích trên, chúng ta thấy rằng, sách dạy kỹ năng sống phải giúp trẻ có những kỹ năng để giải quyết các vấn đề có thật trong cuộc sống. Những mẩu chuyện minh họa, định hướng cho trẻ cũng phải gần gũi và dễ xảy ra trong đời thực. Nên chăng, việc kiểm duyệt sách kỹ năng sống cần phải được tiến hành nghiêm túc hơn.
TS Vũ Thu Hương
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội