Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'

Share

Vốn là một người học học toán - lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

Tiến sĩ Phan Quốc Việt. Ảnh: H.T.
Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng phần mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.
Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.
"Môn học nào cũng cần tư duy", tiến sĩ Việt nói.
Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.
"Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện", ông nói.
Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.
Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.
Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.
“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.
Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.
Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.
Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, chương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.
"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.
Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.
“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.
Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.

Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập

Bí mật ngõ nhỏ

Bốn mươi chín cây cơm nguội

CÂY SẾN LỬA

Chuyện đời lắm nẻo

Chuyện không có trong sự thật

Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp-ri

Đa phu

ĐÒ ƠI!

Đợi đến mùa hoa phượng

Đường đời không lỗi rẽ

GIÓ DẠI

Hố xí hai ngăn

Hạnh phúc mong manh

Kẻ tàng hình

Ký ức 5 hào

Một chuyện tình

NGÀY XỬA NGÀY XƯA

Người đàn bà đau đớn

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 9

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 8

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 7

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 6

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 5

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 4

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 3

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 2

Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi 1

Những mảnh đời đen trắng

Những giấc mơ phải gió

Quê choa chí dị

Quê choa chí dị 1- kì 2

Quê choa chí dị- kì 3

Quê choa chí dị 1- kì 4

SA MẠC TRẮNG

Sự tích cao nguyên Lâm Viên và Đak Nông

Thằng Dư

 

Tiếng gọi phía mặt trời lặn

TIẾNG KHÈN BÈ

TIẾNG KÈN TROMPET

Tiếng lục lạc

Tình cát- phần I

Tuyệt tình

VĨNH BIỆT MƯỜI CHÍN CON GÀ TRỐNG

Vọng trắng

Xóm gái hoang


Biện pháp hại dân

Biện pháp hại dân

 
Mình bị viêm họng nằm bẹp ở nhà, thế mà bao nhiêu người email hỏi mình: Khi vụ nổ súng xảy ra ở đầm Cống Rộc, anh Vươn ở đâu? Khổ, mình chả biết nhiều hơn mọi người, cũng chí biết thông tin qua báo chí mà thôi.  Mệt lắm nhưng vẫn gắng ngồi dậy mày mò cả giờ mới tìm được bài ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế‘ của VnExpress, trong đó có đoạn: “…trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.”  Mừng cho anh Vươn, nhờ thế tội anh sẽ nhẹ hơn.
Đến khi đọc bài: Vụ cưỡng chế thu hồi khu đầm tại Hải Phòng: Tòa nhầm lẫn? mình đã không chịu nổi, tức điên lên. “Khi được hỏi tại sao căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý tại khu đầm không nằm trong phần diện tích 19,3 ha mà huyện cưỡng chế thu hồi nhưng đã bị san phẳng, phải chăng huyện đã cưỡng chế nhầm, ông Hiền thừa nhận ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế. Theo ông Hiền, lúc đó căn nhà bị đập là “áp dụng các biện pháp…”. Ngồi một mình trong phòng mình đã gầm lên, nói địt mẹ!
Biện pháp gì vậy? Thà đang khi người ta chống cự, anh cho lính bắn một phát B40 đánh sập ngôi nhà, thì dù đó là hành động tàn ác nhưng còn hiểu được. Đằng này khi người ta đã bỏ trốn, vườn không nhà trống chẳng có ai, sao lại đánh sập nhà người ta đi? Một câu đó thôi đủ biết Chủ tịch huyện Tiên Lãng và quan quân của thằng này ( xin lỗi, không thể gọi hắn bằng ông) đã bất chấp pháp lý và đạo lý đến thế nào!
Càng thấy rõ hơn các biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý khi đọc bài Dư luận quanh vụ nổ súng ở Tiên Lãng, quan quân Chủ tịch huyện Tiên Lãng đã hành hạ vợ con anh Vươn như thế này đây: “Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy. Còn cái đứa trẻ con sau khi thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó có thẻ học sinh“.
Bác Phan Hồng Giang email cho mình, nói theo NBChâu : ” Muốn làm mất thể diện của Chính quyền thì cũng khg thể làm tốt hơn mấy ông này !”. Chuyện đó đã rõ như ban ngày, khỏi phải nói. Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.
Mình nhớ thời phổ thông, không nhớ lớp mấy, khi phân tích ” Tắt đèn”, đến đoạn vợ chồng Nghị Quế bắt bé Tý con chị Dậu ăn cơm của chó, cô Giao đã ứa nước mắt, nói khi chúng nó coi người nông dân như con chó thì chính chúng nó không bằng con chó. Con chó còn biết thương đồng loại. Tưởng chuyện đó chỉ có ở thời phong kiến thối nát, ai dè ngày nay quan quân Chủ tịch huyện Tiên Lãng còn tàn bạo hơn cả vợ chồng Nghị Quế. Khốn thay.

Facebook  Twitter  Google Bookmarks   

'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.
> Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng/ Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.
Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.
- Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?
- Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng.
- Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?
- Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.
Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.
- Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?
- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Lực lưỡng cưỡng chế gồm cả trăm cảnh sát được trang bị vũ khí ập vào khu vực cưỡng chế.
5/1 trở thành ngày tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.
- Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?
- Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.
Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.
Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.
- Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?
- Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.
Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.

Nga nghi nước ngoài phá hoại các vụ phóng tàu

Thất bại của một số vụ phóng vệ tinh nhân tạo và phi thuyền gần đây của Nga có thể là kết quả của hành động phá hoại do các thế lực bên ngoài thực hiện, giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga tuyên bố.

Một vụ phóng vệ tinh bằng tên lửa Soyuz của Nga. Ảnh:
Một vụ phóng vệ tinh bằng tên lửa Soyuz của Nga. Ảnh: spaceflightnow.com.
Hôm qua ông Vladimir Popovkin, giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos), đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Izvestia về những thất bại vừa qua trong lĩnh vực vũ trụ của Nga. Trong buổi phỏng vấn ông nói một số vệ tinh nhân tạo và phi thuyền Nga hứng chịu những trục trặc “không thể giải thích” khi chúng bay sang bán cầu phía bên kia và vượt ra ngoài tầm phủ sóng của những thiết bị theo dõi của Nga. Theo ông, ngày nay con người đã chế tạo nhiều thiết bị có khả năng tác động tới vệ tinh nhân tạo và phi thuyền. Vì thế ông không loại trừ khả năng một số vụ phóng gần đây thất bại do hành động phá hoại của nước ngoài.
“Tôi không muốn cáo buộc bất kỳ ai, song ngày nay con người có nhiều biện pháp hiệu quả để gây ảnh hưởng tới vệ tinh và việc người ta sử dụng chúng để phá hoại vệ tinh của Nga là khả năng mà chúng tôi không loại trừ”, ông nói.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp trong chính phủ Nga khẳng định hành động phá hoại của nước ngoài là nguyên nhân khiến một số vụ phóng vệ tinh của Nga thất bại.
Tuy nhiên James Oberg, một nhà tư vấn vũ trụ từng viết nhiều sách về chương trình vũ trụ của Nga, nói rằng những lời bình luận của ông Popovkin là một ví dụ buồn về thói quen đổ lỗi cho người nước ngoài của các chính trị gia Nga.
Phi thuyền Phobos-Grunt đang mắc kẹt trên quỹ đạo trái đất là thất bại mới nhất trong các vụ phóng tàu gần đây của Nga. Nó được phóng lên vũ trụ vào hôm 8/11 để thực hiện sứ mệnh lấy mẫu đất trên một vệ tinh của sao Hỏa, song mắc kẹt trên quỹ đạo trái đất sau khi tách khỏi tên lửa đẩy do hai động cơ của tàu không khởi động.
Vào tháng 11 năm ngoái ông Nikolai Rodionov, một tướng Nga đã nghỉ hưu, nhận định có thể một radar cực mạnh của Mỹ là thủ phạm khiến Phobos-Grunt mắc kẹt. Rodionov, người từng chỉ huy hệ thống cảnh báo sớm của Nga, giải thích rằng những xung điện từ mạnh từ một radar ở bang Alaska của Mỹ có thể tác động tới hệ thống điều khiển của tàu Phobos-Grunt. Vì thế hệ thống không thể gửi lệnh khởi động tới hai động cơ.
Sự cố của tàu Phobos-Grunt khiến dư luận và giới truyền thông đặt câu hỏi về năng lực của ngành vũ trụ Nga và tạo áp lực đối với ông Popovkin. Các quan chức của Roscosmos cho rằng thiết bị lạc hậu và lực lượng lao động già cỗi trong ngành công nghiệp vũ trụ là nguyên nhân dẫn đến các thất bại.
Ông Popovkin nói các chuyên gia của Roscosmos chưa tìm ra nguyên nhân khiến hai động cơ của Phobos-Grunt không khởi động sau khi tàu tách khỏi tên lửa đẩy. Song vị giám đốc thừa nhận chương trình chế tạo tàu đối mặt với tình trạng thiếu kinh phí nên các quan chức buộc phải chấp nhận một số giải pháp kỹ thuật mạo hiểm.

Bắc Hàn xét xử những người không khóc ‘bác’ Kim


Ảnh Onet.pl
Những người không khóc trong đám tang Kim Jong- il (Kim Chính Nhật) có thể sẽ phải chịu mức án tới 1 năm rưỡi lao động cải tạo. Hãng thông tấn Nam Hàn đã cho biết như vậy và tin này sau đó được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đưa lại.
Ngày 29/12, tức ngày cuối cùng của kỳ hạn đề tang, ở các cấp chính quyền ở Bắc Hàn đã có những cuộc họp nhằm phát giác những người không biểu lộ tình cảm đúng mức với “lãnh tụ kính yêu”.
Tòa án nhân dân theo kiểu đấu tố tập thể này kết thúc hôm 8/1/2012 và nhiều người có thể sẽ bị đưa vào trại cải tạo.
Kim Chính Nhật chết hôm 17/12 sau một cơn đau tim “trên đường đi thị sát bằng tầu hỏa ở một địa phương”. Nhưng vệ tinh của Mỹ sau đó nói, con tầu đáng ra đưa Kim đi thị sát đã không hề rời khỏi nhà ga.
Kim có thể đã chết ở nhà riêng nhưng cũng có nguồn tin cho rằng Kim bị ám sát. Trước đó Kim từng bị đau tim.
Kể từ lúc Kim qua đời cho tới đám tang của ông, thế giới chứng kiến những màn khóc tập thể của mọi tầng lớp nhân dân, từ trẻ em tới người già, thường dân tới quân nhân. Nhiều người gọi đây là sự “lên đồng tập thể.”
Diễn biến mới nhất, dù mạnh mồm tuyên bố, không thay đổi nhưng Bắc Hàn đã lên tiếng xin Mỹ cứu trợ lương thực, thực phẩm.
© Đàn Chim Việt

Cái khó ló cái khôn


 Mạng không có đành chịu khó ngồi viết. Tệ hại là bàn phím bị liệt quá nhiều nút, phải dùng phím alt+phím số bên phải để gõ, quá chậm. Vẫn còn cách nữa dùng on-screen keyboard cũng vẫn chậm. Đúng là không nghĩ tới viết lách không nhớ ra cách để đăng nhập vào máy với quyền admin, vì mật khẩu dính phải phím liệt. Mọi ngày chỉ dùng bàn phím ảo vì thế quên  dùng alt + phím số. Đúng là thông minh từ từ, mấy ngày mới động não. Thông minh chậm vẫn còn hơn là không biết, không biết có nghĩa là bó tay, còn ta đây chỉ cần biết thế là vẫn khắc phục được.
Con người ta dù có chịu khó tư duy, động não mà không có kiến thức làm phương tiện để tư duy, lấy gì mà tư duy. Bộ não  rỗng tuếch không chứa thông tin, hoặc chỉ nhớ mang máng, không ra sản phẩm có khi lại nhớ bịa dẫn tới sử lý sai. Công nhận là nền giáo dục VN là nhồi sọ, bóp chết tư duy, dù sao họ cũng làm được một khía cạnh đó là nạp thông tin. Có thông tin còn hơn là không có gì, ít ra còn có cái mà dùng. Tăng cường tư duy, động não, sáng tạo là hướng đi đúng cần định hướng. Nhưng không vì thế mà lơ là học để ghi nhớ, luôn cần phải nhớ
PhotobucketBookmark and Share bạn có thể chia sẻ tới 333 trang web

TRI THỨC DÂN GIAN VỀ NGHỀ BIỂN Ở KHÁNH HÒA


bởi Mannhien Nguyen vào ngày 8 tháng 1 2012 lúc 8:52 chiều


VÀI NGHỀ CÂU CỔ TRUYỀN
Câu kiều: Ngày trước tại hải phận Nha Trang có nghề câu kiều hoạt động trong lộng, tức vùng gần bờ biển, câu cá mà không có mồi. Ngư dân dùng nhiều giàn câu giăng, mỗi giàn cột từ 1000 - 1500 lưỡi câu lớn, mỗi lưỡi câu cách nhau 3 - 4 tấc, không gắn mồi, thả xuống đáy biển, lưỡi câu thòng tòn ten cách mặt đất lối 1 tấc. Cá lớn nhập đất đi ngang qua vướng 1 lưỡi câu, vùng vẫy thì các lưỡi câu gần bên móc thêm vào mình, không còn lối thoát. Về sau nghề giã cào phát triển, cào sát đáy biển, kéo bứt giàn câu kiều nên họ dẹp nghề.
Câu giăng: Nghề câu giăng cũng hoạt động trong lộng, tại những nơi có nhiều rạng lố. Mỗi giàn câu từ 1500 - 2000 lưỡi câu cột cách nhau 7, 8 tấc, với một số phao để giữ lưỡi câu cách rạng lối 1m. Mồi là cá nục, cá cơm trỏng, mực tươi xắt miếng. Ngư dân giăng câu buổi chiều chung quanh đảo hoặc nơi có rạng lố, tùy theo con nước họ thăm câu thay mồi mỗi đêm 3, 4 lần. Nghề nhỏ, lợi tức đủ nuôi gia đình. Từ 1960 nạn bắn cá bằng mìn ngày càng bành trướng, cá ở rạng lố bị tiêu diệt, những ghe câu giăng dần dần đổi sang nghề khác.
Câu chạy: Câu chạy là thả mồi nổi trên mặt nước dùng xuồng kéo chạy nhanh, cá lớn rượt theo đớp là dính câu ngay. Ngư dân hoạt động trong lộng, câu ban ngày ngồi xuồng nhỏ, trước kia dùng buồm, về sau gắn động cơ, chạy nhanh, thuận tiện lúc ngược gió. Nhợ câu ngày trước là nhợ se bằng tơ tằm, sau dùng cước 70 hoặc 80, mỗi ống 100 m, cột ít nhất 2 lưỡi câu. Mồi là lông gà loại mềm, tùy theo tháng và con nước mà dùng lông màu trắng, vàng, vàng lợt, xám vv… và mồi cá nục tươi con nhỏ bằng ngón tay giữa. Mồi lông gà kéo chạy nhanh trên mặt nước làm cá lớn lầm tưởng là cá con. Ăn mồi nổi là các loại cá ngừ, chù, chắm, bò, thu, cá cờ, cá gòn. Lưới đăng tỉnh Khánh Hòa khai thác các loại cá này nên các xuồng câu chạy có mặt trong vùng gần đầm đăng từ tháng giêng đến tháng 6 âm lịch, hết mùa lưới họ câu tiếp đến tháng 8 âm lịch thì nghỉ.
TIẾNG NGHỀ CÂU
Bén cá: dính cá.
Lừa cá: giữ cần câu cho vững và uyển chuyển để cá chạy mệt rồi bắt.
Huỵch cần: cá kéo cần cong xuống nhiều.
Tróc lóc: câu không được gì cả.
Bạt: dùng cần ngắn là cần bạt, ném mồi ra xa.
Nháng lên: hất nhẹ đầu cần lên chứ không giựt mạnh.
Cước dùn lại: cá ngậm mồi chạy lần thứ  nhất không chạy sâu, sợi cước thấy nhẹ vì chưa nuốt con tôm, nếu giựt thì nó nhả mồi.
Nhợ câu nặng: cá chạy lần thứ nhì, đã nuốt con tôm và chạy sâu nên nhợ câu nặng.
Cần rọc: cần câu ngắn lối 1m5 - 1m6 có cái rọc gắn ở đầu cần để gác sợi cước, cũng có tên cần bạt, dùng ném mồi ra xa.
Cần khấu: cần ngắn lối 1m, gắn lưỡi câu lớn không ngạnh, dùng móc vào mình cá lớn cho dễ bắt.
Câu ống: ống tre quấn cả trăm thước cước, câu ngầm bằng một lưỡi câu.
Ống ganh: ống tre cột vào 2 dây neo trước mũi và sau lái, để ống ganh trên xuồng, khi cá lớn dính câu họ không kịp kéo neo nên tháo ống ganh bỏ xuống nước để giữ cái neo, cá lớn kéo xuồng chạy đến mệt đừ thì bắt.
Lưỡi rường: lưỡi câu cột chùm 5, 6 lưỡi.
Chì kẹp: miếng chì mềm đập mỏng quấn kẹp vào nhợ câu.
Chì suốt: cục chì cứng, nhỏ bằng ngón tay út, lớn lắm bằng ngón chân cái, có lỗ thông ở giữa để xỏ cước. Khi cá ăn câu chỉ kéo sợi cước chạy, cục chì nằm yên tại chỗ.
Cước số 35: cước mảnh, ban ngày cá không thấy bóng cước nên dạn ăn.
Giỏ rọng: giỏ lớn bằng dây thép rất chắc chắn, dùng đựng đồ đạc khi đi câu và rọng cá sống câu được tại gành.
Con nước thủy triều: mỗi tháng âm lịch có 3 - 4 ngày nước thủy triều. Ngày đó nước lớn một lúc rồi ròng một lúc rồi lớn lại, ròng lại, lừng chừng như vậy suốt ngày, cá lớn không ăn câu.
Cá nước chè hai: vùng nước lợ hay còn gọi là nước chè hai là vùng nước hạ lưu gần cửa sông, cửa biển, là nơi giao thoa giữa nước mặn từ ngoài biển và nước ngọt từ sông suối đổ ra biển. Cá nước chè hai ở vùng cửa sông Cái Nha Trang từ Xóm Bóng đến cầu xe lửa hầm số 1 và ở vùng cửa sông Cửa Bé - Bình Tân đến đập nước Cầu Dứa mà những tay câu tài tử ở Nha Trang bắt được là cá hồng, cá hanh, cá dìa ván, cá kẽm, nhỏ bằng bàn tay, lớn lắm bằng hai bàn tay xòe, cá mú, cá chai hạng cán  rựa, bắp tay bắp chân, cá chẽm dài 5, 6 tấc…, câu bằng cước số 35, 40 hoặc 50.
Cá vượt: bề ngang 2 - 3 tấc, dài 7, 8 tấc đến 1m, 1m2, cước số 100 mới chịu nổi sức mạnh của nó. Cá nhỏ hơn, ngang gần 2 tấc, dài 4 - 6 tấc là cá chẻm. Con nhỏ hơn nữa tên ốc lát, bằng bàn tay và dài 2 - 3 tấc. Cá này thích ăn mồi nổi là cá con và tôm sống.
Cá hanh: Cá hanh ở sông Cái Nha Trang, sông Cửa Bé - Bình Tân, vịnh Nha Phu (từ Lương Sơn, Ngọc Diêm đến thôn Tân Thủy), vùng bãi biển có nước chè hai và thích nghi với sông nước ngọt mà người ta câu, đánh bắt được tại sông Cầu Dứa phía trên đập nước và đoạn sông Cái gần Thành (Diên Khánh). Con lớn bằng bàn tay xòe, hai bàn tay hoặc lớn hơn, con nhỏ ba bốn ngón tay gọi là hanh chón. Bụng có nhiều mỡ, cá hanh ở sông nước ngọt ngon hơn đồng loại ở nước chè hai và tất nhiên ngon hơn cá hồng nước chè hai. Chúng đi từng bầy, ăn ngầm tức dưới đáy nước và ăn ít nhất 6 thứ mồi. Những tháng nước trong (mùa xuân hạ) thường xuyên là mồi tôm đất sống, cua cốm, lại có những ngày nó thích ăn con còng gió. Những tháng nước đục, mùa thu tháng 9 và 10 âm lịch mưa nhiều và mùa đông tháng 11, 12 âm lịch biển động, câu bằng mồi ruột gà, ruột con sam và tôm đất sống hoặc cua cốm, nếu nước hơi trong. Ở những nơi không có tôm đất sống, cua cốm, người ta dùng cá nục con nhỏ bằng ngón tay trỏ, để tươi hoặc muối sơ làm mồi.
Cá dò: Tháng 10, 11 và 12 âm lịch biển động mạnh, cá dò từ ngoài khơi kéo bầy vô Gành Đen - một dãy gành đá nằm trong eo hướng nam Đồng Đế, khuất gió với nhiều chỗ ngồi câu, sóng êm hơn tại các đảo - để ăn rong mọc dầy theo chân gành. Các tay câu tài tử ở Nha Trang không đi câu tại các đảo được thì đến đây giựt cá dò. Cần câu tay, cước mảnh số 30 với lưỡi câu số 20 thật nhỏ vì cá dò miệng nhỏ như cá dìa, mỗi cần cột hai ba lưỡi câu, móc mồi ruốc thả gần chân gành là cá tranh nhau đớp.
Cá dìa ván: còn gọi là cá kình, lớn bằng bàn tay trở lên, miệng rất nhỏ, thích ăn mồi mềm như tôm ươn, cá chết, nhất là mồi quẹt. Cá dìa ván lớn con nhưng miệng rất nhỏ và như túm lại, có thói quen đứng một chỗ kê miệng ngậm mồi chớ không cắn mạnh, vì vậy người câu không nghe tiếng động hay nhợ câu bị rung mà chỉ cảm thấy hơi nặng tay tức lúc cá gặm mồi. Khi đó phải hạ nhẹ đầu cần xuống một chút và giựt qua một bên, lưỡi rường dễ xóc vào mình cá vì lúc gặm mồi cá đứng ngang, khi hạ đầu cần miếng mồi tụt xuống, cá chúi đầu theo mồi, thân nó xê đến gần lưỡi rường nên giựt ít khi trật.
Cá hồng trảm: cá hồng to con, ngang 2 - 3 tấc, dài 7 - 8 tấc.
Cá mú chiêng: cá mú mình tròn dài, màu đỏ hồng lớn bằng bắp chân, bắp vế.
Cá dảu: loại cá đi bầy như cá dìa ván từ cửa biển theo con lạch giữa sông lúc nước mảy lớn đi lên khỏi cầu Xóm Bóng đến khi nước ròng thì trở ra biển.
Tôm đất: loại tôm ở nước chè hai, lớn bằng ngón tay út, người ta bắt bằng cách đặt nò (cái lọp lớn) nên gọi là tôm nò, hoặc xúc ban đêm bằng vợt và gọi tôm xiết.
Mồi quẹt: cứt chặt quết thật nhuyễn bỏ vô ống tre hoặc lon, dùng que quẹt mồi vào lưỡi câu. Cá dìa, cá dò thích ăn nhất.
Cua cốm: cua sắp lột (thay vỏ), trong vài ngày sắp lột, vỏ cứng trở nên giòn, bẻ bể như cốm nên gọi cua cốm. Thịt cua lúc đó chắc và dai, có mùi thơm quyến rũ cá từ xa, cá nào cũng thích ăn. Câu cá mú nghé thì để nguyên con làm mồi, không lột vỏ.
Còng gió: con dã tràng, một loại cua nhỏ đào hang ở các bãi biển, chạy thật nhanh như gió nên gọi còng gió.
Ruột con sam: thứ bầy nhầy lấy ở bụng con sam cái, mùi rất tanh, cá hanh rất thích.
Ốc bòi hoi: còn gọi là ốc mượn hồn, vỏ ốc mà khúc đuôi giống con ốc, đầu có càng que giống tôm cua. Ốc bòi hoi có mùi rất tanh, cá biển rất thích ăn.
Con nha: loài cua sống ở gành đảo, mình hơi dẹp màu xanh, càng que dài, chạy rất nhanh, thơm thịt, cá biển thích ăn.



LỜI ĂN TIẾNG NÓI
Xưa nay dân chài ven biển nói ngắn gọn, mộc mạc và thực tế:
Biển no: là được mùa cá, nhà nhà no ấm.
Biển đói: mất mùa, không đánh được cá, đời sống ngư dân gặp khó khăn.
Đi lộng: đánh cá gần bờ.
Đi khơi: hành nghề ở hải phận quốc tế.
Cá lên: Từ tháng 11 đến cuối tháng 4 âm lịch, cá thu cá ngừ… từ miền Nam ra Bắc, ngư dân gọi là cá lên.
Cá lại: Sau tiết mang chủng - hạ tuần tháng 4 âm lịch - cá trở vô Nam, ngư dân gọi là cá lại.
Cá dài - cá tròn: Ngư dân hành nghề lưới đăng gọi các loại cá thu (thu mùa, thu ảo, thu hủ) là cá dài, các loại cá bò, chù, chấm, dưa gang… là cá tròn.
Rau: tiếng chỉ chung các loại cá. Khi bạn lưới ôm ống nổi lội xem cá trong rọ, trên thuyền hỏi: Rau nhiều ít? Lúc được năng suất cao trong nhiều ngày, ngư dân làm gỏi cá cúng thần linh gọi là cúng mừng rau.
Ông lỵ: cá voi chết, tức Ông Nam Hải mà ngư dân Nam Trung Bộ thờ cúng.
Nhờ Ông Bà: niềm tin vào chư vị thần linh biển cả của dân chài ven biển.
Các Bác: người khuất mặt chết vì nhiều nguyên nhân tại đảo hay trên biển.
VÀI NGHỀ BIỂN CỔ TRUYỀN
Nghề mành chà: hoạt động ban ngày, sản xuất các loại cá nhỏ: cá nục, cá cơm, cá sơn, cá thằn lằn, mực… Người ta thả chà bằng lá dừa kết lại thành nhiều bó to, để cá tụ dưới bóng lá. Cá luôn luôn đứng hóng mồi dưới dòng nước. Ngư dân thả lưới dưới dòng nước - tức sau lưng đàn cá - ghe đậu trên hướng nước chảy, từ từ gạn giàn mành lên ngược giòng nước bao đàn cá. Hai đầu lưới vừa giáp cây chà, một người lội xuống nước, khuấy động đuổi cá chạy xuôi giòng nước chun vào đảy.
Nghề mành chong hay mành đèn: hoạt động ban đêm, đánh  các loại cá nhỏ như mành chà. Ngư dân treo hai ba chiếc đèn măng-sông trên bè phao ny-lon lớn thả trên mặt nước cho cá tụ dầy dưới ánh sáng, kéo bè đèn đến chỗ thả lưới, cá theo ánh sáng đi vào miệng mành. Các động tác thả lưới, đặt đèn, bơi xuồng đều phải tuyệt đối nhẹ nhàng.
Nghề giã cào: Ghe giã cào hoạt động cả ngày lẫn đêm. Giàn lưới thả sát đáy, miệng giã rà trên mặt bùn, càn quét tất cả các loài hải sản vào một đảy lưới thật dầy. Ngư trường của ghe giã, lộng hoặc khơi, là những vùng không có rạn lô, đáy biển chỉ toàn cát và bùn. Thỉnh thoảng gặp dây thép gai, thùng sắt rỉ sét, sườn ghe, xác ghe cũ… dĩ nhiên ngư cụ bị thiệt hại, không ít thì nhiều. Khi giàn giã cào nhầm chướng ngại vật, họ biết ngay do tiếng động cơ rồ lớn và tốc độ bị giảm.
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
Nước lừa: lúc sắp trở trời, nước ở đáy biển chuyển động mạnh làm cho nước trên mặt dao động bất thường. Theo lời ngư dân lão thành, cá hố và mực đất (loại mực ống mình tròn dài ba, bốn tấc) thường ở sát đáy lúc biển êm. Khi sắp trở trời, nước ở đáy biển chuyển động mạnh, quậy bùn cát đục nước làm cay mắt - ngư dân gọi là nước lừa - cá hố, mực ống nổi lên gần mặt nước và dính nước.
Cá chạy bãi: mấy tháng biển động sóng to gió lớn nước đục, cá chét cá chột to bằng bắp chân bắp vế từ ngoài khơi vô bờ lúc nước lớn chạy dọc theo bãi để kiếm ăn.
Cá nhập đất: lúc cá từ lưng chừng đi xuống sát đáy biển.
Ở vùng duyên hải lúc biển đang êm mà ngư dân bắt được nhiều cá hố và mực đất, chắc chắn một hai ngày sau biển sẽ động.
Khoảng tháng 10 âm lịch đột nhiên cá dò con, nhỏ bằng đầu ngón tay ngón chân cái (loại cá kình) nổi lên từng đàn dày đặc đen nước là điềm báo trước sẽ có bão, không lớn thì nhỏ.



TÍN NGƯỠNG NGƯ DÂN
Ngư dân ven biển thờ cúng cá Ông (cá Voi), tôn là Ông Nam Hải theo tước hiệu vua triều Nguyễn sắc phong “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”. Khi cá Ông lỵ (chết) ngoài biển, người ta đưa xác vào bờ, đăng lại để thịt rã hết rồi vớt xương - gọi là ngọc cốt - cho vào hòm đem để trong Lăng.
Người đầu tiên gặp Ông lỵ để tang Ông 3 năm như tang cha mẹ và lo việc cúng giỗ hàng năm. Lúc “biển đói”, ngư dân địa phương cúng cầu ngư tại Lăng Ông Nam Hải, khi “biển no” họ cúng tạ, năm nào cúng lớn có rước đoàn hát bộ trình diễn suốt mấy ngày đêm.
Ngư dân nghề biển còn tôn thờ chư vị thần linh biển cả: kính Cô, Cậu là con tráng - loại rùa biển có 15 vẩy và trên mu nổi lên 3 sóng khế - mà có người nuôi tại nhà đến khi Cô, Cậu lớn bằng cái nón lá thì đem thả lại biển. Họ không dám động đến ông Sứa (cá voi mình có bông hoa), Rái cá (ông Nược), con Đẻn (rắn biển có nọc độc) mà họ gọi là Mộc Trụ Thần Xà, ông Hèo, bà Lạch, cô Hồng.
Trong các lễ cúng thần linh, họ không quên Các Bác là những người chết ngoài biển vì nghề nghiệp, bão tố…
KIÊNG CỮ
Xưa nay ngư dân nghề biển kiêng cữ lời nói, giữ những điều cấm kỵ trong sinh hoạt để việc hành nghề được suôn sẻ, may mắn. Họ không gọi đích danh những vị Thần linh biển cả, không nói những tiếng con khỉ, con cọp, con rái cá, câu hà bá, câu đú, đẻn, cá xà trước khi đi làm nghề. Họ không bao giờ đi thăm đàn bà đẻ còn non tháng. Khi mới ra ngõ đi hành nghề, tránh gặp người đầu tiên là đàn bà, nhất là đàn bà có chửa. Không để người lạ rờ mó hai con mắt vẽ trước mũi thuyền vì sợ bị ếm đối. Không cho người lạ lên thuyền nhất là đàn bà, khi bưng thúng đựng lưới hoặc giây câu không đi qua dưới dây cột võng, dây phơi áo quần và để thúng ở chỗ nào không ai bước ngang qua được. Ghe nghề lớn như lưới cản không cho người nhà mua sắm đồ vật gì mới trong ngày đầu ghe ra biển hành nghề.
Nếu có điều gì bất thường, xui xẻo làm năng suất cá thấp mà họ cho rằng đã sơ suất vi phạm một hai điều cấm kỵ kể trên thì họ phải nhuộm lại lưới, hoặc xông lưới, sắc thuốc bắc rưới lên lưới, hoặc dọn rửa ghe và cúng kiến để giải trừ.
TÀ THUẬT ẾM ĐỐI
Ngày trước, điều ngư dân sợ nhứt là bị ếm đối bằng phù phép tà đạo. “Một ngày làm, một tháng ăn”. Không đánh được cá trong nhiều ngày thì vỡ nợ và có thể bị sạt nghiệp.
Tà thuật ếm đối nhằm mục đích phá bằng nhiều cách không cho đánh được cá. Khi cá đứng dầy dưới bóng chà, ngư phủ vừa kéo lưới, cá tản đi hết, lấy lưới lên thì cá tụ lại như cũ. Lần thứ nhì, lần thứ ba, đàn cá cũng tan rồi tụ, dường như có ai xua đuổi hoặc khuấy động mạnh, mặc dù ngư phủ cố giữ không gây tiếng động trên ghe và dưới nước. Và khi mặt trời lên cao, gió nồm thổi mạnh, cá lặn hết xuống đáy biển. Có người kéo lưới đến sát đàn cá, tự nhiên đảy mành lộn ngược lên, hoac giàn lưới lật úp sấp, cá lọt hết ra ngoài.
Nghề mành chong khi bị ếm thì xuồng chong dắt bè đèn, cá đứng im không đi theo ánh sáng, hoặc cá theo đèn được một quãng thì tản mất. Tức hơn nữa là trường hợp cá đã lọt vào miệng mành, kéo lên chả thấy con nào mặc dù giàn lưới và đảy mành không rách lủng lỗ nào. Có người bị phá cho rách lưới, lủng đảy mà không biết nguyên nhân, gây thiệt hại ngư cụ.
Những cách ếm đối vừa kể trên gọi chung là phép “Trấn”, tà thuật của các phái Nam Ông, Đức Mẹ, Ngũ hành…, dạy sử dụng bùa để sai khiến âm binh thần tướng. Các ngư dân thông thạo nói rằng bùa Nam Ông linh ứng nhứt, người giỏi môn này có thể đứng tại bờ biển đọc thần chú thỉnh Ông Nam Hải (cá Voi), trong khoảnh khắc “Ngài” sẽ xuất hiện ngay.
Những tên chuyên ếm phá nghề biển để kiếm ăn, tâm địa vốn bất nhân, học nghề cốt để hại người hơn giúp đời, khi thọ giáo sơ ý để lộ chân tướng, nửa chừng bị thầy đuổi về, hoặc có kẻ chỉ cần học được vài ba môn ếm đối, rồi dùng làm kế sinh nhai.
THẦY CÚNG NGHỀ BIỂN
Ngày xưa, tại làng chài nào cũng có một vài ông pháp sư giỏi. Là hạng thầy của những tên chuyên ếm phá nghề biển, họ chỉ đem tài nghệ giúp đời. Các ông này sử dụng cả hai môn bùa, ngải để trị bình tà, mở bùa ếm, cúng giải nạn (sao, hạn)… Ngày xưa, giới ngư dân địa phương tin tưởng ông Ba Phúc ở Tuy Hòa (Phú Yên) mà họ cho là người có đạo đức và cao tay ấn nhất vùng. Theo lời nhiều người thông thạo, ông Thầy này đã chữa dứt nhiều bệnh tà nặng đến độ bất trị, hóa giải những vụ ếm đối độc hiểm mà nhiều pháp sư khác đã đầu hàng. Ở Khánh Hòa, ngày trước có Cụ Ba Tam nổi tiếng về bùa phép, đã mất từ lâu. Trong số môn đệ của Cụ có vài người rất cao tay ấn.
GIANG ĐẠO SĨ VÀ BỘ SÁCH BÍ TRUYỀN “VẠN PHÁP QUY TÔN”
Phép Trấn, phép Giải, phép chữa bịnh tà…, học thuật bàn môn tả đạo lưu truyền từ ngàn xưa, là những môn học trong bộ sách bí truyền của Tà Giáo.
Ngày xưa ở miền Trung có nhiều dị nhân tu luyện đắc đạo, pháp thuật cao siêu xuất quỷ nhập thần. Nhiều người đã từng thấy các ông này ngồi trên chiếc nón lá qua sông một cách êm ái nhanh chóng hơn đi đò chèo, do đó thiên hạ gọi là Giang Đạo Sĩ. Không ai biết các ông ở nơi nào, hành tung bí mật, nay đây mai đó, các ông Giang Đạo Sĩ chỉ xuất hiện để hành thiện rồi biến mất như bóng ma. Gia chủ không biết làm sao đền ơn đáp nghĩa. Tương truyền các ông Giang Đạo Sĩ còn biết tàng hình, hú gió kêu mưa, rải đậu thành binh, sai khiến đá đi, gọi hùm beo, âm binh xuất hiện…
“Vạn Pháp Quy Tôn” là bộ sách bí truyền của Tà Giáo, gồm nhiều học thuật vô cùng huyền diệu. Theo lời các bô lão thông thạo, sách này dạy những môn: Phép chữa bịnh tà; Phép Trấn (ếm đối); Phép Giải (mở bùa ếm); Phép đánh đồng thiếp (làm cho người sống xuất hồn xuống cõi Âm); Phép sai khiển âm binh, thần tướng. Và cao siêu hơn nữa là những phép: Hú gió kêu mưa (Hô phong hoán vũ); Rải đậu làm binh (Sái đậu thành binh); Làm cát bay đá chạy (Phi sa tẩu thạch); Tàng hình (ẩn thân); Biết chuyện ở xa và việc quá khứ vị lai (Nhân độn); Phép thâu đường (đi mau); Sai khiến hùm, beo, sài lang, rắn độc; Dùng nón làm thuyền qua sông vv…
Khi thực dân Pháp vừa tròng ách đô hộ lên cổ dân ta, nhiều Giang Đạo Sĩ hợp tác với các nhóm Cần Vương, dùng pháp thuật diệt trừ quân Pháp. Lúc bấy giờ nhiều môn đệ đạo giáo, sư sải, thầy cúng bị tình nghi bắt bớ, tra tấn, tù đày. Trong thời gian thực dân Pháp lùng bắt Giang Đạo Sĩ, cấm truyền bá các học thuật huyền bí, những pháp sư tài giỏi không dám công khai xuất đầu lộ diện, các Giang Đạo Sĩ mai danh ẩn tích rồi viên tịch nơi rừng sâu núi thẳm. Sách Vạn Pháp Quy Tôn bị tịch thu, tiêu hủy, bị mối ăn hoặc mục nát vì chôn dấu quá lâu, nên những học thuật huyền diệu của Tà Giáo đến nay đã bị thất truyền.

· · Chia sẻ


  • Mẹ Nấm13 người khác thích điều này.

    • Nguyễn Quý Có mấy từ nghe giống phương ngữ Quảng Trị của miềng ghê.
      11 giờ trước · · 1

    • Mẹ Nấm Hay quá !
      11 giờ trước ·

    • Lê Hoàng Hà Nội Những bài viết này được in thành sách hay làm thành phim tài liệu thì tốt quá chú nhỉ. Bây giờ gọi là lưới cá?
      11 giờ trước ·

    • Công Tâm Hoàng Hay quá, đúng thứ mình đang cần.cám ơn Mẹ Nấm,
      3 giờ trước ·