Muốn sống lâu, nên ở chung cư tầng 8 trở lên

Nghiên cứu ở nước ngoài không tính đến những bệnh do ruồi, muỗi, côn trùng và chuột gây ra

Thói quen thích ở "nhà mặt đất" của bạn có thể sẽ thay đổi, sau một phát hiện mới đây cho thấy những người ở nhà dưới tầng 8 có nguy cơ chết sớm hơn 22%.
Các chuyên gia từ Đại học Bern, Thụy Sĩ phát hiện nguy cơ chết vì bệnh phổi nghiêm trọng tăng lên 40% ở những cư dân thành thị sống trong nhà mặt đất, so với những người ở các chung cư từ tầng 8 trở lên.
Với bệnh tim, tỷ lệ tử vong chênh lệch giữa hai nhóm này cũng lên đến 35%, và nguy cơ chết vì ung thư phổi của người sống trong nhà mặt đất cũng cao hơn 22%.
Duy nhất một trường hợp đảo ngược, đó là tỷ lệ chết vì tự tử của người sống trong nhà chung cư cao hơn so với ở mặt đất, chênh đến 60%.
chungcu-1369364575_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Phát hiện, được công bố trên tạp chí European Journal of Epidemiology, bắt nguồn từ một nghiên cứu trên hơn 1,5 triệu người đang sống trong các nhà cao tầng từ tầng 4 trở lên.
Từ giữa năm 2000 đến 2008, các nhà nghiên cứu xác định có tổng số gần 143.000 người ở trong các tòa nhà cao tầng tại Thụy sĩ qua đời. Tính chung, số người sống ở tầng sát đất có nguy cơ chết vì tất cả các bệnh cao hơn 22% so với người ở tầng 8 trở lên.
Một lý giải là có thể các cư dân ở tầng cao đã sử dụng thang bộ nhiều hơn, giúp họ khỏe mạnh, săn chắc. Nhưng ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông ở mặt đất cũng có thể là nguyên nhân chính, nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Tuy vậy, ở trên cao không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy các căn hộ trên trời là nơi dễ mắc bệnh sốt cỏ khô, với tỷ lệ cao hơn đáng kể so với người sống ở ngoại ô. Lý giải được đưa ra là do trên cao hạt phấn hoa bị phát tán nhiều hơn.

Sự vô tâm của người tự kỷ


Sự vô tâm của người tự kỷ
Khả năng hiểu được suy nghĩ của chính mình và của người khác xuất hiện khá tự nhiên từ nhỏ. Tuy nhiên, theo ngày càng nhiều các nghiên cứu, trẻ tự kỉ gặp những khó khăn đặc biệt trong việc lý giải: các trạng thái tâm lí. Người ta giả định rằng những thiếu hụt này là do những bất thường trong phát triển vốn là đặc điểm của chứng rối loạn này. Ví dụ, khi trắc nghiệm về khả năng hiểu “niềm tin không trùng với thực tế”, trẻ tự kỉ làm sai nhiều hơn so với trẻ thường và kể cả những đứa trẻ tiếp thu kém tuổi thần kinh ít hơn. Đa số trẻ tự kỉ trả lời sai, chỉ một số ít trả lời đúng – khoảng 20-35 %. Đến phần khó hơn về hiểu niềm tin (gồm việc hiểu các niềm tin thứ cấp, hay niềm tin lồng trong niềm tin (ví dụ, Anne nghĩ rằng Sally nghĩ x) – thường là trẻ thường tầm 6 -7 tuổi đều trả lời đúng – nhiều trẻ tự kỷ ở độ tuổi vị thành niên vẫn trả lời sai. Có vẻ như trẻ tự kỷ hầu như không hiểu về niềm tin ở mức độ của trẻ thường 3-4 tuổi. Và có khiếm khuyết rõ rệt về khả năng hiểu về niềm tin ở mức độ của trẻ 6-7 tuổi. Rõ ràng là có gì đó không ổn trong quá trình trau dồi khả năng hiểu khái niệm niềm tin.
Sự thiếu hụt khả năng hiểu niềm tin của người khác ở người tự kỷ thể hiện rõ trong các trắc nghiệm về “lừa phỉnh”. Như đã nói ở trên, vì lừa phỉnh liên quan đến việc thao túng niềm tin, nên việc này cũng dể hiểu. Trong trò giấu đồng xu, một bài kiểm tra đơn giản về khái niệm “lừa phỉnh”, trẻ được yêu cầu giấu một đồng xu trong bàn tay này hoặc bàn tay kia, trẻ tự kỷ thường không biết giấu đi những gì có thể khiến người kia đoán được đồng xu giấu ở đâu. Ví dụ, chúng quên nắm tay không có đồng xu lại hoặc giấu ngay trước mặt người kia, hoặc chỉ cho người đó thấy đồng xu được giấu ở đâu trước khi họ đoán. Ngược lại, trẻ khiếm khuyết về nhận thức, và trẻ thường 3 tuổi lại rất ít mắc những lỗi kiểu này.
Vậy còn nhận thức của người tự kỷ về với các trạng thái tâm lí của người khác thì thế nào? Khi hỏi trẻ tự kỷ rằng nhân vật trong câu chuyện cảm thấy như thế nào khi anh ta được cho một thứ mà anh ta thích hoặc không thích, có vẻ chúng ít khiếm khuyết về phần này, so với trẻ có tuổi thần kinh gần bằng. Việc nhận biết khía cạnh đơn giản này của trạng thái cảm xúc có vẻ vẫn nằm trong khả năng của chúng. Tương tự, khi kiểm tra nhận thức của chúng về khả năng đặt mình vào góc nhìn của đối phương ở cả hai cấp độ, chúng có vẻ ít bị khiếm khuyết.
Một tập hợp những trạng thái tâm lí nữa là cảm xúc. Trong những nghiên cứu trước đó của mình, Hobson nhận thấy rằng trẻ tự kỷ tỏ ra tệ hơn hẳn so với các nhóm trẻ khác ở bài tập về nhận ra nét mặt. Một nghiên cứu khác tập trung không phải về việc nhận biết mà là phán đoán cảm xúc. Mục đích của những nghiên cứu này là để xem trẻ tự kỷ hiểu đến mức nào về nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc – họ cảm nhận như thế nào, trong những bối cảnh nhất định. Như đã đề cập trước đó, trẻ thường tầm 3-4 tuổi có thể hiểu các trạng thái tâm lí là do ngoại cảnh gây ra (chuyện thuận lợi khiến người ta vui, khó chịu khiến người ta buồn) và ước muốn (thỏa ước muốn làm người ta vui và ước muốn không được đáp ứng làm người ta buồn). Tầm 4-6 tuổi, trẻ thường cũng hiểu được rằng niềm tin ảnh hưởng đến cảm xúc (ví dụ, nếu bạn nghĩ bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn, bạn sẽ cảm thấy vui, nếu bạn nghĩ bạn sẽ không có được những thứ đó, thì bạn cảm thấy buồn – cho dù thực tế bạn có thể đạt hoặc không đạt được nó).
Trẻ tự kỷ cũng có thể trả lời đúng về các trạng thái cảm xúc của nhân vật trong truyện dựa vào tình huống. Khả năng chúng dự đoán trạng thái cảm xúc của nhân vật khi biết ước muốn của họ cũng tương đương với những trẻ có khó khăn trong học tập dạng khác. Nhưng khả năng dự đoán cảm xúc căn cứ vào niềm tin lại kém hơn hẳn so với trẻ thường tầm 5 tuổi hoặc trẻ có khó khăn về học tập dạng khác. Có vẻ là những cảm xúc đơn giản thì người tự kỷ vẫn hiểu được, còn phức tạp hơn thì gặp nhiều khó khăn.
Kém khả năng trong việc nhận thức sự giả vờ cũng là một đặc điểm. Thông thường, trẻ độ 2 tuổi đã xuất hiện khả năng chơi giả vờ. Nhưng trẻ tự kỷ với tuổi thần kinh và ngôn ngữ trên 2 vẫn không thấy hoặc thấy rất hạn hữu khả năng này. Chúng cũng ít chơi giả vờ bột phát hơn hẳn so với các trẻ khuyết tật về khả năng học dạng khác.

VÍ DỤ TỪ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

Sự vô tâm của người tự kỷ để lại hệ quả sâu rộng cho quá trình phát triển con người nhiều hơn những gì các nghiên cứu đã chỉ ra. Những khó khăn này sẽ còn kéo dài cho đến khi họ trưởng thành, sau đây là một số ví dụ:

Thiếu nhạy cảm đối với những cảm xúc của người khác

Federick, là một cậu bé 12 tuổi mắc chứng bệnh tự kỷ. Bố mẹ cậu rất lo lắng không biết làm thế nào để cậu có thể hòa nhập với các bạn khác khi vào trường cấp hai. Họ thật sự kinh ngạc khi biết ngay trong tuần học đầu tiên, con trai họ đã lại gần giáo viên chủ nhiệm trong giờ tập trung cả trường và nhận xét sao thầy có nhiều mụn thế.

Không biết cân nhắc xem người ta biết những gì rồi

Jeffrey, một thanh niên tự kỉ chức năng cao nắm giữ một trọng trách trong một công ty máy tính, lại không thể hiểu rằng những gì anh ta đã trải nghiệm có thể người khác chưa biết. Anh ta không thể hiểu được rằng trải nghiệm của mình khác của người khác, nên anh ấy cứ nhắc đến các sự việc đó mà không cho người khác thông tin về bối cảnh xảy ra, để đồng nghiệp và bạn bè anh ấy có thể hiểu được ngữ cảnh của nó khi tranh luận với anh ấy.

Thiếu khả năng thương thuyết với bạn thông qua việc đọc và phản hồi ý định của bạn

Samantha, một bé gái 10 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, đang học tại một trường thường, đã được cha mẹ chỉ bảo rất cẩn thận cách giới thiệu tên tuổi và địa chỉ của mình. Tin rằng đó là tất cả những gì mình cần để kết bạn, cô bé tiến đến nhóm bạn, trịnh trọng đọc tên và địa chỉ của mình, sau đó đánh bạn đứng gần nhất vì mãi không thấy ai nói lời mời cô bé nhập hội.

Thiếu khả năng luận ra mức độ quan tâm của đối phương từ lời nói

Robert, một cậu bé 12 tuổi, đang học tại một trường thường, luôn khiến bạn bè và thầy cô phát bực vì những màn độc thoại tẻ nhạt về dung tích xy lanh của xe Renault, cấu trúc của cầu Severn, và chứng bạch tạng. Cậu có thể nói tràng giang về các chủ đề mà cậu yêu thích mà không hề để ý đến người khác có quan tâm những điều mình nói hay không

Thiếu khả năng luận ra chủ ý của người nói

Trong giờ học mỹ thuật, David, 14 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, được thầy yêu cầu “sơn trẻ ở gần con”. Cậu làm đúng như lời của thầy, khiến bạn học rất bực.
Leo, một chàng trai trẻ làm việc trong văn phòng, cũng gặp rất nhiều khó khăn vì anh ta toàn hiểu lời nói theo từng câu từng chữ. Giả dụ có ai khiêu khích nói rằng “Cậu làm lại đi….!” thì cậu sẽ lọc cọc đi làm đúng như vậy, ngược hẳn ý của người nói.

Thiếu khả năng dự đoán người khác có thể suy nghĩ về một hành động

Joseph , khi còn ở độ tuổi thiếu niên, thường thết đãi người lạ bằng việc kể những chuyện rất cá nhân về mình, không nhận ra rằng nói chuyện với người khác về các chức năng cơ thể của một người, hoặc những tình cảm riêng tư trong cuộc sống gia đình là không phù hợp. Cậu cũng thường tự nhiên cởi quần cởi áo chỗ đông người khi trời nóng, mà không hề biêt ngượng.
Mặc dù khi lớn lên, có nhiều khó khăn cũng đã được cải thiện, cậu lại gặp rất nhiều khó khăn khác khi bắt đầu làm việc tại một công ty máy tính. Cậu không hề để tâm đến không gian riêng của mỗi người, thậm chí thường lởn vởn gần bàn làm việc của nhân viên nữ, hoặc dựa người vào họ khi đi thang máy hay xếp hàng. Sau một vài tuần, cậu bị sa thải vì tội quấy rối tình dục.

Thiếu khả năng nhìn ra những hiểu lầm

Michale, một thanh niên tự kỷ, vừa bị sa thải sau khi có xích mích với nhân viên giữ hành lí. Anh ta không hề cảm thấy hối hận sau khi đã dùng ô để đánh cô này “vì cô ta đã đưa nhầm vé cho tôi”. Vốn là người quen tỉ mỉ chi tiết, anh ta không thể hiểu được và thông cảm cho những nhầm lẫn của người khác. Mãi anh ta vẫn không thể hiểu được tại sao anh ta lại bị đuổi vì anh ta tin rằng đáng lí ra người bị đuổi việc phải là cô nhân viên giữ hành lí.

Không biết lừa phỉnh người khác cũng như không có ý niệm gì về lừa phỉnh

John, 25 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, làm trong một cửa hàng nữ trang. Vì anh ta nổi tiếng là người trung thực, nên được giao giữ chìa khóa két. Tuy nhiên, vì không có ý niệm gì về dối trá, anh đã bị một người bảo vệ ca đêm lợi dụng. Khi được yêu cầu đưa chìa khóa, John liền đưa ngày và khi tên bảo vệ tẩu tán cùng với những thứ trong két, John bị buộc tội tòng phạm. Mặc dù cuối cùng người ta bỏ cái án cho John khi hiểu ra vấn đề nhưng John không còn được dùng vào những vị trí cần lòng tin như vậy nữa.

Thiếu khả năng hiểu nguyên nhân ẩn sau hành động của người khác

David, 20 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, có trí thông minh bình thường, khả năng giao tiếp xã hội rất tệ, nhưng vẫn được tuyển dụng do có chú giới thiệu. Biết những hạn chế của David, người chú này chủ động xin cho David làm việc ở một vị trí không cần phải tiếp xúc nhiều người. Thay vì cảm ơn người chú tốt bụng, David lại rất giận dữ vì nghĩ rằng chú mình không muốn cho mình được làm ở vị trí quản lí công ty. Anh ta bỏ việc chỉ mấy ngày sau đó, và vô cùng tức giận người đã rất cố gắng giúp đỡ anh ta.

Thiếu khả năng hiểu “những luật bất thành văn” hoặc quy ước ngầm

Jan, 25 tuổi, đã dành hàng tháng tham gia các lớp học huấn luyện kỹ năng xã hội và các kĩ năng khác để cải thiện kỹ năng đối thoại và xã hội khác. Anh ta gặp khó khăn trong việc đưa ra một nhận xét tức thì, và nhóm trưởng đã phải nỗ lực hết mình để giúp anh phát triển những mánh giao tiếp, tìm chủ để các bên cùng quan tâm, hoặc cảm thán vẻ bề ngoài của người khác. Sau buổi đầu tiên học nhảy, Jan thực sự rất tự hào vì đã bắt chuyện được với một cô gái suốt cả buổi tối. Thế cậu đã nói gì với cô ấy? Tớ nói rằng cô ấy rất đẹp và tớ rất thích bộ váy màu đỏ cô ấy đang mặc vì nó cùng tông với màu lợi của cô ấy.
Những ví dụ về những tai nạn trong việc đọc hiểu tâm ý của người khác nêu trên có thể dẫn đến không biết bao vấn đề, nhưng cũng đủ để ta thấy người tự kỷ thường không hiểu hành động và lời nói của người khác. Những khó khăn này có thể khiến họ bị xã hội từ chối, cô lập, hiểu lầm, và thậm chí lợi dụng.

Đức: Nhức nhối vụ án 'cô dâu Quốc Xã'

“Cô dâu quốc xã” Beate Zschape.
Theo lời Công tố viên Liên bang Đức Wolfgang Range mô tả Beate Zschape, 38 tuổi, là “phần tử tân Quốc xã nguy hiểm nhất nước Đức”. Thị bị buộc tội liên quan đến hàng loạt vụ giết người nhập cư: 8 người Thổ Nhĩ Kỳ, 1 người Hy Lạp, 1 nữ cảnh sát cùng với 2 vụ đánh bom và 15 vụ cướp ngân hàng. Trong phiên tòa xét xử diễn ra tại Munich bắt đầu từ ngày 6/5 vừa qua, thành viên sống sót duy nhất của nhóm cực hữu Quốc xã bí mật (NSU) - bước ra trước vành móng ngựa với thái độ thách thức các công tố viên và cả công luận.


Khi bị cảnh sát bắt giữ tại Jena vào tháng 11/2011, Beate Zschape nói thẳng gia đình bà đã chết. Thậm chí, Zschape tuyên bố 2 thành viên nam trụ cột khác của NSU là Uwe Mundlos và Uwe Bohnhardt mới là gia đình thực thụ của bà. Zschape gặp gỡ 2 gã đàn ông này lần đầu trong một câu lạc bộ thanh niên ở Jena và nhanh chóng nảy sinh tình cảm với họ trước khi bước vào cuộc sống đầy bóng tối từ năm 1998.
Đứa con bị ruồng rẫy
Beate Zschape chào đời ở thành phố Jena miền Đông nước Đức vào tháng 1/1975. Cha của Zschape là một sinh viên nhập cư người Romania, nhưng ông ta từ chối thừa nhận giọt máu của mình. Sau khi Zschape chào đời, người mẹ liền giao đứa bé cho ông bà ngoại nuôi nấng để tiếp tục học đại học.
Sau khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, người mẹ trẻ cùng với người chồng mới di chuyển đến Camburg thuộc bang Thuringia. Một lần nữa, Zschape lại được giao lại cho ông bà ngoại. Có lẽ vì bị xem như một thứ đồ thừa, nên khi bị cảnh sát bắt giữ tại Zena vào tháng 11/2011, thị khai là “cả gia đình đã chết”.
Lên 5 tuổi, Beate Zschape mới  được sống với mẹ ruột của mình. Lúc đầu, hai mẹ con sống trong căn hộ một phòng khu Lobeda thành phố Jena rồi sau đó chuyển đến khu Winserla lân cận. Người đàn bà mô tả mối quan hệ mẹ con rất "căng thẳng", thiếu cảm xúc và không quan tâm đến nhau.
Chính trong câu lạc bộ thanh niên tại nơi ở mới này mà Zschape gặp được Uwe Mundlos, con trai của một giáo sư đại học. Hai người trở thành vợ chồng vào năm 1993 và sau đó chìm đắm vào môi trường cực hữu ở địa phương. Cuối cùng, Beate Zschape rời bỏ Mundlos để ngả sang Uwe Bohnhardt - một thanh niên trẻ hơn 2 tuổi, con trai của một kỹ sư và tín đồ cuồng nhiệt của chủ nghĩa tân Quốc xã ở Đức. Mặc dù vậy, bộ ba "Zschape-Mundlos-Bohnhardt" vẫn không hề sống tách rời nhau.
Bohnhardt (trái), Mundlos (phải) và Beate Zschape tại một buổi cắm trại.
Ban đầu, bộ ba "Zschape-Mundlos-Bohndardt" nằm trong số những người thành lập nhóm chiến binh cực hữu mang tên Kameradschaft Jena (Bằng hữu Jena), thường tham gia những cuộc họp mặt hàng tuần do nhóm Liên minh bảo vệ quê hương Thuringia (THS) - tổ chức và thu hút khoảng 100 người ủng hộ.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Harald Range.
Theo Cơ quan Tình báo bang Thuringia, THS phát triển thành nhóm tân Quốc xã hiếu chiến nhất bang vào cuối thập niên 90 và có đến 170 thành viên. Theo điều tra của Cục Cảnh sát Liên bang điều tra tội phạm Đức (BKA), Zschape cùng với Bohndardt cố ý phá hoại một tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít ở Rudolstadt và bắt đầu thuê một ga-ra để dùng làm nơi chế tạo bom giả. Ngày 26/1/1998, cảnh sát đột kích nơi này và tìm thấy vài quả bom hình ống nhồi đầy 1,39kg thuốc nổ TNT nhưng không có ngòi nổ cùng nhiều tài liệu tuyên truyền cho chủ nghĩa tân phát xít. Sau vụ bại lộ này, bộ ba "Zschape-Mundlos-Bohndardt" rút vào hoạt động bí mật.
Vào những năm sau đó, Beate Zschape mang đến 10 cái tên khác nhau.  Với những người láng giềng, Zschape làm ra vẻ một phụ nữ thân thiện, dễ thương. Nhưng theo công tố viên liên bang Wolfgang Range mô tả bộ ba "Zschape-Mundlos-Bohnhardt" thật sự là "tổ biệt kích giết người thống nhất" chịu trách nhiệm về hàng loạt những vụ giết người theo kiểu hành hình. 
Những tổ chức và hoạt động trá hình
Vụ án "Cô dâu Quốc xã" cho thấy rõ phụ nữ đang dần đóng vai trò nổi bật trong môi trường tân Quốc xã cực hữu đang lớn mạnh ở Đức. Đặc biệt là, họ có tầm ảnh hưởng đến hoạt động chính trị cực hữu ở Đức. Các số liệu thống kê cho thấy gần 20% ủy viên chấp hành trong đảng Dân chủ Quốc gia (NPD) cực hữu của Đức là phụ nữ.
Michaela Koettig, nữ giáo sư khoa xã hội Đại học Khoa học ứng dụng ở thành phố Frankfurt thuộc bang Hessen miền Tây nước Đức, nhận xét: "Phụ nữ ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong môi trường cực hữu. Họ chiếm giữ những chức vụ quan trọng sau khi môi trường này phát triển rộng ra xã hội.
Theo Koettig - người đã và đang tiến hành cuộc nghiên cứu sâu rộng về phong trào cực hữu quá khích trong 20 năm qua - có đến 40 tổ chức phụ nữ cực hữu được thành lập ở Đức từ năm 2000. Nhìn chung, theo đánh giá của Cơ quan Tình báo nội địa Đức (GDIA), có hơn 22.000 thành viên cuồng nhiệt trong phong trào cực hữu, bao gồm 9.800 phần tử cực đoan bạo lực.
Beate Zschape - người được coi là phần tử tân Quốc xã nguy hiểm nhất nước Đức - là người rất kín tiếng cho đến tận hôm nay. Nếu bị buộc tội, Beate Zschape có thể sẽ đối mặt với án tù chung thân. Còn hai tòng phạm nam của Zschape là Uwe Mundlos và Uwe Bohnhardt đã chết cháy trong một chiếc ôtô được phát hiện ở thành phố Eisenach miền Trung nước Đức vào ngày 4/11/2011, sau một vụ cướp vũ trang ngân hàng bất thành.
Cũng trong ngày này, Beate Zschape cho nổ tung căn nhà của nhóm tại thành phố Zwickau nhằm xóa hết mọi dấu vết phạm tội. Lục soát trong đống đổ nát sau vụ nổ, cảnh sát tìm thấy khẩu súng Ceska 83 được xác định là vũ khí gây ra hàng loạt vụ giết người ở khắp nước Đức. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện thêm một DVD rùng rợn, trong đó là hình ảnh thi thể đầy máu của những nạn nhân của NSU. 4 ngày sau đó, Zschape bị cảnh sát bắt giữ tại Jena.
Cảnh sát lục soát tìm bằng chứng trong căn nhà đổ nát do Beate Zschape cho nổ bom.
Sau khi vụ nhóm khủng bố tân Quốc xã cực hữu NSU bị đổ bể, cộng đồng tình báo Đức bị chỉ trích kịch liệt vì đã làm ngơ trước tội ác của nhóm này mà chỉ lo tập trung vào các nhóm cánh tả và Hồi giáo. Người ta cho rằng các nhà điều tra chỉ tập trung vào mối liên quan tiềm tàng giữa các nạn nhân với hiện trường tội ác ở địa phương với các tổ chức tội phạm nước ngoài mà không chú ý đến khả năng bọn cực hữu quá khích dính líu đến các án mạng xảy ra từ năm 2000 đến 2007.
Thủ tướng Angela Merkel đã chính thức xin lỗi gia đình các nạn nhân của NSU; đồng thời giới chức Đức hiện nay cũng cảnh báo bọn cánh hữu đang cố giấu giếm danh tính thật của chúng nhằm có được chỗ đứng trong xã hội Đức. Trong báo cáo thường niên, Cơ quan Bảo vệ hiến pháp Bavaria - cơ quan tình báo ở bang Bavaria miền Nam nước Đức - nhấn mạnh: Các nhóm tân Quốc xã vẫn cố gắng tuyển mộ những thành viên mới và quảng bá mạnh tư tưởng cánh hữu.
DVD rùng rợn của NSU với hình ảnh của nhân vật hoạt hình Pink Panther (điệp vụ Báo Hồng nổi tiếng) dẫn dắt câu chuyện giết người.
Theo Markus Schaefert, người phát ngôn của Cơ quan Tình báo Bavaria, giải thích: "Hiện thời chúng ta chưa nhìn thấy sự xâm nhập sâu rộng vào xã hội, nhưng các nhóm cánh hữu và đảng NPD cực đoan đang đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để lập một mặt tiền che đậy bộ mặt thật của tư tưởng của chúng".
Ví dụ, hiện nay bọn tân Quốc xã đã tiến hành một chiến dịch ở thành phố Fuerth gọi là "Sáng kiến công dân" hay là "Soziales Fuerth". Bọn chúng tuyên truyền "Soziales Fuerth" và cố tạo ra hình ảnh một tổ chức quan tâm chăm sóc đến các nhu cầu thiết yếu của người dân thành phố. Trang web của tổ chức gây sự chú ý với hình ảnh gương mặt một đứa bé tóc vàng mắt xanh và logo có khẩu hiệu "vì tình yêu con người và quê hương".
Theo báo cáo tình báo mới nhất, theo sau "Sáng kiến công dân" là "Chiến lược thu hút sự chú ý vào các vấn đề chính trị địa phương và bọn chúng tự coi là đại diện ứng cử tiềm tàng". “Các nhóm cực hữu cũng đang quay sang sử dụng các trang mạng xã hội như là Facebook để truyền bá tư tưởng quá khích.
Theo các chuyên gia, bọn tân Quốc xã lợi dụng các trung tâm cộng đồng để dễ dàng tiếp cận với thanh niên cũng như trẻ nhỏ, tìm cách gây ảnh hưởng hay thậm chí tuyển mộ họ. Những kẻ mang nặng tư tưởng cực hữu lại đang làm việc trong các nhà trẻ, bệnh xá hay các câu lạc bộ thể thao".
Tư tưởng cực hữu là vấn đề đang ăn sâu vào xã hội Đức đến mức khó thể xóa bỏ nó. Nghiên cứu mới đây của chính quyền Đức cho thấy những phần tử tân Quốc xã "ngày càng trẻ hơn, bạo lực hơn và hiếu chiến hơn"

Tiếng ồn giao thông khiến trẻ tăng động

Mình thì sợ nhất mấy loa thùng

Những đứa trẻ sống gần những con đường ầm ĩ luôn đối mặt với nguy cơ tăng động và giảm khả năng chú ý, một nghiên cứu cho thấy.

Mức độ ồn càng lớn thì khả năng tăng động của trẻ càng tăng. Ảnh: Telegraph.
Mức độ ồn càng lớn thì khả năng tăng động của trẻ càng tăng. Ảnh: Telegraph.
Một nhóm chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Môi trường Helmholtz Zentrum tại Đức khảo sát 900 trẻ em trong những gia đình gần đường lớn tại thành phố Munich để tìm hiểu mối quan hệ giữa tiếng ồn giao thông và nguy cơ tăng động ở trẻ. Họ đo mức độ ồn bên ngoài mỗi ngôi nhà, đồng thời yêu cầu các phụ huynh trả lời các câu hỏi về hành vi của những đứa trẻ trong nhà.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ phơi nhiễm tiếng ồn giao thông ở mức lớn nhất tăng động tới 28% so với những trẻ phơi nhiễm tiếng ồn ở mức thấp nhất. Mức độ ồn càng lớn thì khả năng ngủ của trẻ càng giảm.
"Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố môi trường - như chất gây ô nhiễm và tiếng ồn - có thể tác động tới hành vi và sức khỏe tinh thần của trẻ", Michelle Bosquet, một nhà tâm lý của Bệnh viên Nhi Boston tại Mỹ, phát biểu. Bà không tham gia nghiên cứu.
Theo Bosquet, tiếng ồn giao thông có thể tác động tới não của trẻ trong những giai đoạn phát triển quan trọng, làm tăng nồng độ các hoóc môn gây căng thẳng hoặc giảm khả năng ngủ và tập trung.
Số lượng trẻ tăng động, giảm chú ý có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Theo một thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, khoảng 8% trẻ trong độ tuổi 3-17 ở nước này mắc hội chứng tăng động.
Trẻ tăng động thường tỏ ra hiếu động quá mức, dễ bị phân tâm bởi tác động bên ngoài, ương bướng, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tạm thời, hấp tấp, vụng về khi phối hợp các động tác.