Hiển thị các bài đăng có nhãn sudia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sudia. Hiển thị tất cả bài đăng

TỘI ÁC CỦA MẬT VỤ TIỆP KHẮC

Copy từ: http://www.buudoan.com/2013/11/toi-ac-cua-mat-vu-tiep-khac.html?spref=fb

Tabea Rossol
Phan Ba dịch
Một nhân viên của mật vụ StB, giả trang là một người Mỹ đang phỏng vấn công dân Tiệp Khắc Jaroslav Hakr. Theo một ghi chú ở mặt sau, hình này được dùng làm bằng chứng trước tòa. Hình: abscr.cz
Người được cho là điệp viên của Hoa Kỳ với bí danh “Johnny” nhất định không chịu thua. Ông cố thuyết phục Jan và Jirina Prosvic. Ông có thể bí mật đưa đôi vợ chồng người Tiệp qua biên giới sang Tây Đức an toàn, bảo đảm. Nhưng đó là một lời nói dối: “Johnny” không phải là điệp viên Mỹ. Ông ta tên thật là Josef Janousek. Và nhiệm vụ của ông không phải là mang vợ chồng Prosvic qua biên giới, mà là vào tù.
Xuân 1948: Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KPT) đã nắm lấy quyền kiểm soát chính trị qua lần lật đổ vào tháng Hai và đang thanh toán các đối thủ chính trị. Để làm việc đó thì với họ bất kể phương kế nào đều tốt. Lấy ý tưởng từ những biện pháp của Xô viết và Quốc Xã, cơ quan mật vụ Statni Bezpecnost (StB – An ninh Quốc gia) đã tiến hành một mưu kế: Chiến dịch “Cột mốc biên giới”.
Người của mật vụ StB cố tình gọi điện thoại tới những người bị tình nghi là đối lập. Lấy cớ  là được Counter Intelligence Corps (CIC), một cơ quan tình báo của Lục quân Mỹ gởi tới, họ hứa sẽ giúp những người kia vượt biên bỏ trốn. Điều phi lý ở đây: nhiều người bị tình nghi hoàn toàn không thuộc giới đối lập và họ vẫn được thuyết phục bỏ trốn. Hàng trăm người đã rơi vào cái bẫy xảo trá này từ 1948 cho tới 1951.
Thuyết phục bỏ trốn – vào trong cạm bẫy

Doanh nhân Jan Proscvic và vợ Jirina là các nạn nhân được ghi nhận đầu tiên của chiến dịch “Cột mốc biên giới”. Hình: abscr.cz
Pavel Bret gọi vụ việc này là “đốm trắng” trong lịch sử của Tiệp Khắc. Bret là người lãnh đạo Phòng Điều tra Tội phạm Cộng sản trong Bộ Nội vụ của Praha. Hơn một năm nay, phòng này hoạt động để xem xét lại các tội ác của cơ quan mật vụ thuộc Đảng Cộng sản, những cái đã được ghi nhận rất chi tiết trên 10.000 trang hồ sơ. Mới đây, những cuộc điều tra hình sự về các nghi phạm lần đầu tiên đã được tiến hành. Qua đó, lần đầu tiên ánh sáng đã soi rọi tới những cạm bẫy xảo trá này của StB.
Theo hồ sơ, gia đình Prosvic nằm trong số những nạn nhân đầu tiên của An ninh Quốc gia Tiệp. Vợ chồng này không hoạt động chống lại sự thống trị của Cộng sản, cũng không muốn rời bỏ đất nước ra đi. Jan và Jirina Prosvic đã có hai con gái nên việc sống tạm bợ trong trại tỵ nạn và phải bắt đầu cuộc sống ở nơi lưu vong là một việc không thể được. Thế nhưng Janousek không bỏ cuộc: “Vì tôi biết là sẽ nhận được nhiều tiền nên tôi đã cố thuyết phục họ”, ông ta khai báo sau này.
Ông cũng không dừng lại ở những cố gắng thuyết phục vợ chồng Prosvic nhận những cú điện thoại nặc danh, cảnh báo họ trước là họ có thể bị bắt giam. Do áp lực này, Jan Prosvic cuối cùng đã nhượng bộ. Cùng với vợ con, ông để cho Janousek chở tới Kdyne, một thành phố nhỏ gần biên giới. Từ đó, một người trung gian tháp tùng họ tới biên giới, sau khi Prosvic trả một khoản tiền.
Một trạm biên giới giả được ngụy trang toàn hảo
Họ phải dừng lại ở nhiều chốt chặn, những nơi họ đi qua mà không gặp vấn đề gì. Vợ chồng Prosvic có ấn tượng mạnh tính cách chủ động của người dẫn đường: “Ông ấy lúc nào cũng biết rõ là phải nói những gì”, Prosvic khai báo sau này. Lúc đó đêm đã khuya và người của StB dẫn họ đi xuyên qua rừng tới nơi được cho là biên giới. Biên giới thật cách đó 50 kilômét nữa về phía Tây.
Trong ngôi nhà nhỏ được cho là trạm biên giới, “người Mỹ” Tony lộ rõ vẻ hồi hộp, tên thật của anh ta là Amon Tomasoff, đón họ với thuốc lá phương Tây, Lucky Strike. Cũng có cả sôcôla Thụy Sĩ. Căn phòng được trang bị một lá cờ Mỹ và chân dung tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và Truman, tạo một phông cảnh giống như thật. Cơ quan mật vụ còn đưa ra một chai Whiskey nữa.
Mặc dù vậy, Proscvic vẫn nghi ngờ, khi Tomasoff hỏi quan điểm của ông về chủ nghĩa cộng sản và mối liên hệ với những người hoạt động bí mật, và cuối cùng ông phải ký tên vào một biên bản – “Guestionaire”. Và Prosvic đã kí tên mình trên tờ giấy đó. Khi ông ngửng lên, Tomasoff rút khẩu súng ngắn của hắn ra và nói: “Chúng tôi không quan tâm tới người Tiệp cộng sản”. Trạm biên giới, “Johnny” hảo tâm giúp đỡ, các cuộc gọi nặc danh – tất cả đều là lừa dối. Với chữ ký của mình, Prosvic đã tự định đoạt số phận của ông: với biên bản có chữ ký đó, sau này quan tòa đã có cơ sở kết tội về một lần bỏ trốn.
Vô tình phản bội bạn bè và gia đình

Oldrich Malac bị tuyên án 15 năm lao động cưỡng bức sau lần bị dụ dỗ bỏ trốn. Hình: abscr.cz
Ân mưu lập ra biên giới giả tạo là việc gian dối hiểm độc nhất mà ông đã từng gặp trong công việc xét định các tội phạm cộng sản, trưởng phòng Bret nói. Công cuộc điều tra được sử gia người Séc Igor Lukas khởi xướng, sau khi ông tình cờ quen biết với một trong những nạn nhân thời đó. Ông bắt đầu điều tra và phát hiện ra rằng hai nghi phạm vẫn còn sống, “Đó là một tương phản lớn với sự khốn cùng của những nạn nhân trước đây của họ – vì vậy mà tôi đã nộp đơn tố cáo”.
Thế nhưng nhiều nạn nhân cho tới nay vẫn không dám nói về các tội phạm này. Thời đó, nhiều người chạy trốn đã trả lời tỉ mỉ tất cả các câu hỏi của nhân viên biên phòng và qua đó đã vô tình phản bội bạn bè, gia đình. Ví dụ như họ được hỏi rằng, trong trường hợp xấu nhất thì ai trong số những người họ quen biết sẽ giúp người Mỹ lật đổ chế độ cộng sản. Những người chạy trốn tưởng rằng với thông tin của họ, họ đã giúp cho những người được nêu danh. Thế nhưng tất cả những người được nêu tên sau đó đều đã bị theo dõi, bị bắt và bị kết án, Bret xác nhận.
Những nạn nhân khác không bao giờ biết được sự thật về những gì đã xảy ra với họ. Sau khi ký tên vào bản câu hỏi, nhân viên StB ngụy trang yêu cầu những người chạy trốn tiếp tục đi về hướng Tây: “Anh bây giờ đang ở trong một đất nước tự do, chúng tôi không tháp tùng theo anh nữa. Anh hãy đi 200 mét về hướng này, ở đó anh sẽ thấy một ngôi nhà và cảnh sát Đức, họ sẽ tiếp tục giúp đỡ anh.” Họ đi được một vài mét thì bị cảnh sát Tiệp bắt giữ lại. Phần lớn đều tin rằng họ bị bắt cóc từ đất Đức.
Phản đối yếu ớt từ nước ngoài
Việc các nạn nhân hoàn toàn không hề hay biết còn bị lạm dụng ở một hình thức khác. Những người được cho là nhân viên biên phòng Mỹ từ chối đơn xin tỵ nạn của những người chạy trốn và trực tiếp bàn giao họ cho cảnh sát Tiệp Khắc. Tin tức này từ nhà tù lọt ra ngoài, và tạo nên hiệu ứng như chính quyền mong muốn: cam chịu. Việc Hoa Kỳ dường như khước từ những người bỏ trốn đã bóp ngẹt tia hy vọng cuối cùng về tự do và trốn thoát.
Do chiến dịch “Cột mốc biên giới” hoạt động tốt nên StB tiếp tục dựng biên giới giả, trang bị thanh chắn và bảng báo. Chúng có ở gần Cheb (Eger), Marianske Lazne (Marienbad), Svaty Kriz (từ 1960 Chodsky Ujezd, Heiligenkreuz) và Domazlice (Taus). Khi Hoa Kỳ biết được, họ đã chính thức phản đối việc lạm dụng quân phục và quốc huy Mỹ. Chính phủ Tiệp Khắc phản bác lời lên án đó. Họ khẳng định một cách bất chấp rằng, một cuộc điều tra hết sức kỹ lưỡng đã không tìm thấy “bất cứ một dấu vết hay sự nghi ngờ nào cho thấy có sự lạm dụng quốc huy hay hình ảnh chính khách Mỹ”.
Chiến dịch “Cột mốc biên giới” hoạt động ba năm, từ 1948 cho tới 1951. Bẫy này theo ước lượng của các sử gia đã dẫn tới 300 án tù. 16 người chạy trốn bị xử tử hình. Nhiều người đã tự tử.
Jan Prosvic bị tòa án xử phải đi lao động cưỡng bức. Ngày nay, sử gia Igor Lukas phỏng đoán là ĐCS Tiệp Khắc đã nhắm vào ngôi biệt thự của gia đình Prosvic khi tiến hành hoạt động này. Prosvic là một doanh nhân thành đạt trước đó và tài sản của ông bị chính quyền cộng sản quốc hữu hóa. Nhưng gia đình ông vẫn còn căn hộ ở Praha và một biệt thự lớn ở ngoại ô. Sau khi StB đẩy gia đình Prosvic vào tù, Antonin Zapotocky đã dọn tới đó ở. Người hưởng lợi từ tội phạm này là một nhân vật cao cấp của ĐCS Tiệp, trở thành chủ tịch CSSR năm 1953.
Tabea Rossol
Phan Ba dịch từ Spiegel Online
http://einestages.spiegel.de/s/tb/29645/falsche-grenze-zur-tschechoslowakei.html

Yangon, tay lái ngược

Nguồn tại đây Tháng 1 10, 2013
Phạm Thị Hoài
Không có gì kể chính xác về một quốc gia hơn nền giao thông của nó.
Chuyện giao thông ở Miến Điện nghe như giai thoại, nhưng cũng như chuyện những tờ bạc kì lạ của nó, đó không phải là hư cấu mà là hiện thực. Một hiện thực bốc đồng.
Tướng Ne Win, lãnh tụ của chủ nghĩa xã hội đậm đà bản sắc Miến Điện – một hỗn hợp của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Marx và Phật giáo – cầm quyền suốt một phần tư thế kỉ, đột ngột cho phát hành năm 1987 những tờ bạc mệnh giá 45 và 90 chạt (kyat), cả hai đều chia hết cho 9, con số may mắn của ông ta. Ngày hôm sau số giấy bạc đang lưu hành với những mệnh giá cũng không thể gọi là bình thường – 25, 35 và 75 chạt, hẳn là di sản của một ông tướng khác mê số 5 – trở thành giấy lộn. Thì đã sao? Ráng chịu thôi. Cậu bé chừng 12 tuổi bán bộ sưu tập những chứng chỉ điên rồ này với giá 5 Dollar trên vỉa hè trước chợ Bogyoke Aung San hóm hỉnh chào hàng bằng tấm biển đề: Mua nhanh, cơ hội cuối cùng! Từ ngày mai Burma chuyển sang giấy bạc 21, 49 và 63 chạt. Cậu ta mặc một chiếc áo phông in số 7 và dùng Burma thay vì Myanmar. Cũng sống chết mặc bay như thế, một giấc chiêm bao hôm trước khiến nhà độc tài quân phiệt này hôm sau chuyển phắt nền giao thông bên trái của Miến Điện, thừa hưởng của thời thuộc Anh, sang bên phải. Song tay lái trong xe thì không thể nhổ lên mà cắm sang phía khác. Hệ thống đường sắt lại càng không thể đảo ngược qua đêm. Thì ráng chịu.
Yangon không loạn niên đại như các đô thị Trung Quốc. Yangon loạn tay lái. Liêu điêu giữa trái và phải, tả và hữu. Chúng tôi thót tim mỗi lần người lái taxi vượt hay rẽ trái. Nhưng anh cho biết, tai nạn giao thông ở đây không nhiều. Người ta tự động thận trọng hơn khi tay lái nghịch. Ngoài ra anh đã buộc mấy dải băng mầu bay phấp phới ở tất cả những chỗ có thể buộc phía thành xe bên trái để làm hiệu, giúp anh căn đường và giúp xe khác nhận ra chướng ngại từ một khoảng cách còn tương đối an toàn. Mặt đường Yangon vương lả tả những dải băng như thế. Xe mới, thuận tay lái, không vào được Miến Điện do cấm vận của phương Tây. Xe nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan tất nhiên cũng lại có tay lái cho giao thông bên trái.
Người Đức gặp hoàn cảnh ấy thà đi bộ. Người Việt sẽ bất chấp luật, thuận tay nào đi tay ấy, nếu cần thì giúi tiền hay choảng nhau với công an. Còn người Miến chịu đựng những giấc chiêm bao và những con số vận hên của các ông tướng của họ. Không bấm còi, không chen lấn, họ hiền lành ngồi sau những tay lái nghịch, trật tự dừng trước đèn đỏ, trật tự nhích lên từng chút trong cảnh tắc đường thường xuyên ở thành phố dường như có quá nhiều xe hơi này, dù giá một lít xăng 95 ở Yangon là 1080 chạt, khoảng 1,30 Dollar Mỹ, và bán phân phối mỗi ngày tối đa 9 lít, trong khi Miến Điện là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt. Người Miến thu nhập bình quân trên dưới 1000 Dollar một năm, gần thấp nhất thế giới. Để dễ hình dung, hoàn cảnh Miến Điện sẽ xảy ra nếu giá một lít xăng ở Đức thay vì 2,0 Dollar như hiện tại bỗng lên 50 Dollar, hay xăng ở Việt Nam thay vì 24.000 đồng như hiện tại bỗng lên tới 90.000 đồng. Nhưng xe máy bị cấm, không có tàu điện ngầm, với 4 triệu dân Yangon ô tô là phương tiện giao thông chính. Rất nhiều vật thể bốn bánh kì lạ với sức chứa phi thường lăn trên đường. Trái với lo ngại của chúng tôi, không sinh vật nào, cả người và động vật, đu đeo trên những chuyến xe mạo hiểm ấy bị rơi xuống giữa đường.
Nếu không thì đi tàu chợ. Yangon Circular Railway là hệ thống tàu công cộng bao quanh nội thành, với một tuyến đường duy nhất. Giá vé dành cho người ngoại quốc là 1 Dollar cả chặng, chỉ thu bằng ngoại tệ.
Phòng tiếp khách của nhà ga, nơi chúng tôi bắt đầu chuyến xê dịch 3 tiếng đồng hồ để vượt qua 46 km ấy, là một buồng nhỏ không đến 10 mét vuông lợp tôn, trong đó tất cả đều xộc xệch và ngẫu hứng, chỉ trừ quy trình thủ tục. Chúng tôi phải xuất trình hộ chiếu. Trưởng ga phải chép tên tuổi, ngày sinh, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp vào một quyển sổ cũ nát, rồi từ đó lại sang một quyển sổ còn cũ nát hơn, để tiếp theo điền tất cả vào một tấm vé, xé biên lai, giữ cuống, ký, đóng dấu, và chuyển qua một nhân viên khác, hẳn là thủ quỹ, để thu tiền. Tất cả cho 1 Dollar và một vòng tàu chợ. Đó là lời chào của hệ thống quan liêu từ thời thuộc địa Anh? Là di sản còn nguyên niêm phong của những thập kỉ tự cô lập và bị cô lập của chính quyền quân phiệt? Hay là cả hai. Mười năm trời dưới thời Ne Win, người ngoại quốc chỉ được lưu trú tại Miến Điện 24 tiếng đồng hồ, ba ngày là đặc cách lâu nhất. Các nhà độc tài ở đâu cũng ham kiểm soát. Càng cô lập càng ham.
Người trưởng ga có lẽ cũng trộm thở phào sau khi trao cho chúng tôi tấm vé to như một tờ giấy khen. Anh cất thái độ công chức mẫn cán ra sau tấm ri-đô bằng vải ni-lông hoa chắc chắn đã qua mấy đời trưởng ga tiền nhiệm, rồi trở ra với một cơi trầu, vật bất li thân của đàn ông Miến: một chiếc hộp nhựa hai ngăn dường như chưa bao giờ được lau chùi, đựng lá trầu và những phụ tùng trông không lấy gì làm ngon lành hay đẹp mắt. Cho tới lúc tàu đến, anh nhổ ba lượt nước trầu, hai lần vào một cái ống nhựa trong phòng tiếp khách và một lần nhổ thẳng vào đường ray. Anh đích thân dẫn chúng tôi tới toa cuối, tận tay bàn giao hai vị khách ngoại quốc cho trưởng toa, để người này hộ tống chúng tôi tới khu ghế hạng nhất. Đó cũng là những chiếc ghế nhựa tái sinh màu xanh lơ như tất cả các ghế khác, nhưng một chiếc dây thừng căng ở tầm ngang hông ngăn chúng với ghế hạng khác. Chuyến tầu trở về Hà Nội đầu những năm 80 của tôi bắt đầu: Những toa tầu xác xơ, đã tróc và long tất cả những gì có thể long và tróc; những đường ray gập ghềnh sẵn sàng bỏ cuộc, theo những thanh tà-vẹt đã rời hàng ngũ từ lâu; những sân ga ngập rác, đuổi khách ra ngồi xổm trên đường ray nghỉ tạm; những cột đèn vô dụng từ bao giờ không ai biết; những dãy nhà ọp ẹp nương vào nhau hai bên đường…
Chỉ khác là tầu Yangon bò bên trái. Bò ra từ quá khứ Miến Điện, cũng một thứ không thể nhổ phắt từ chỗ này cắm sang chỗ kia. Nhìn ông trưởng toa bỏm bẻm nhai trầu, răng đã bền mầu huyết dụ, cứ dăm bảy phút lại với tay chỉnh ống đèn nê-ông duy nhất còn sống sót trong toa và tất cả hành khách, ghế hạng nhất, hạng nhì và hạng ba, đều nín thở xem nguồn sáng ấy còn đủ sức chập chờn đến bao giờ, tôi chỉ có một niềm an ủi  là mọi tương lai của đất nước này đều tốt hơn hiện tại.
(Còn tiếp)
Chú thích ảnh:
Ảnh 1: Xe đò ở Yangon
Ảnh 2: Những chiếc xe hơi với tay lái nghịch
Ảnh 3: Tầu công cộng
Ảnh 4: Phòng bán vé ở một nhà ga
Ảnh 5: Một sân ga
Ảnh 6: Một chiếc dây thừng ngăn khu ghế hạng nhất trên tầu
Ảnh 7: Những đường ray gập ghềnh
© 2013 pro&contra

Phạm thị Hoài trước kia là chủ trang Talawas thu hút được rất nhiều nhân sĩ viết bài. Nay tuy đóng cửa nhưng những bài viết cũ vẫn có thể vào đọc được tại đây

Hàng trăm người Séc từng tham chiến ở Việt Nam



Binh sĩ Séc đến Hà Nội năm 1950. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.















Chiến tranh Đông Dương trong những năm 50 của thế kỉ trước đã khiến hàng trăm binh lính Tiệp Khắc thiệt mạng. Tổng cộng có 1600 người Séc-Slovakia đã khi tham chiến dưới màu cờ Pháp.

Các thông tin này được phát hiện bởi một nhà sử học Séc Ladislav Kudrna với sự hỗ trợ của một cựu sĩ quan Pháp. Ông đã được cho xem một số tài liệu về những binh chủng người nước ngoài đã từng gia nhập quân đội Pháp. Trong 1600 nghìn người Tiệp Khắc tham chiến, 303 chiến sĩ đã thiệt mạng.
“Số quân sĩ lớn như vậy tham chiến là do hàng nghìn người Tiệp lúc đó bỏ chạy khỏi chế độ cộng sản. Việc được tham gia quân đội Pháp lúc đó có thể là sự giải thoát đối với họ, song cũng có thể họ tham chiến vì muốn đấu tranh chống lại cộng sản,“ nhà sử học Kudrna cho biết.
Cuộc chiến tại Việt Nam vào những năm 1945-1954 cũng được coi là nơi mà có số quân sĩ Séc tham chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sắp tới, một quyển sách ghi lại những khoảnh khắc về nó từ chính những người trong cuộc sẽ được xuất bản. Nó mang tên “Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất dựa trên số phận của Ladislav Charvát“.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Ladislav Charvát sinh ra tại Praha, là người đã từng tham chiến tại Đông Dương. Nhà sử học Kudrna đã lấy được những bức thư ông gửi cho người thân, trong đó có thể chứa những thông tin nhiều hơn của sự kiện lịch sử. Từ những dòng viết này, người ta đọc được cách ông nhìn nhận chiến tranh Việt Nam.
“Điều duy nhất mà tôi cầu mong đó là thoát khỏi thềm địa ngục này và sau đó có đủ thời gian để làm lại cuộc sống mà không có tiếng hét và tiếng súng,“ Charvát viết trong một bức thư. Tất cả những gì ông gửi đi đều không phải những lời tốt đẹp nhất.
“Bao lần tôi phải tự tàn ác với chính bản thân và kìm nén tất cả những cảm xúc trong mình,“ Charvát từng viết. Đó là bức thư ông gửi về quê hương Séc, nơi mà ông đã rời bỏ vào năm 1948 vì chế độ cộng sản.
Khi bỏ trốn về phía Tây, Charvát đã sống trong trại tị nạn. Ở đây, ông kí hợp đồng tham gia quân đội trong vòng 5 năm khi còn chưa đủ 20 tuổi. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại quân đội và sau đó được gửi tới Việt Nam. Tại đây, ông đã hi sinh.
Những bức thư của Ladislav Charvát hiện đang giữ bởi em gái ông, bà Jana Zyková. Để đến được Séc, chúng đã qua cả sự kiểm tra của chế độ cộng sản. Không phải bức thư nào sau đó cũng đến được tay người thân của họ.
“Chúng tôi ở Đông Dương, không ai nhận được thư từ Tiệp Khắc. Không ai có thể lấy làm lại rằng tôi viết ít, vì tôi không muốn ai đọc được suy nghĩ của tôi,“ Charvát chia sẻ trong một bức thư.
Theo nhà sử học Kudrna, Charvát là một trong những thanh niên đã rời khỏi Séc để sang Tây Âu, sau đó tiếc nuối nhưng rồi lại thay đổi quan điểm, kiếm được nhiều bạn mới và lọt vào đội quân tinh nhuệ. Tuy nhiên, ông đã không may mắn trong đợt chiến đấu ở Dong Khe, nơi đội quân này bị đánh bại.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
“Thật kinh khủng. Có 705 lính nhảy dù tham gia trận chiến này và chỉ có 20 người sống sót,“ nhà sử học nói về trận đánh vào đầu tháng 10/1950. Tại đây, ông đã hi sinh và đến giờ vẫn không ai biết Charrvát đang nằm ở đâu.
Bạn của ông, chiến binh Karel Mynář bị bắt sau này đã miêu tả lại rằng ông được chôn vào một chỗ đất bùn ở gần sông. Tuy nhiên, không một giấy báo tử nào được gửi về Tiệp Khắc dù vào năm 1952, Tiệp Khắc đã bắt đầu có những thông tin về cuộc chiến này từ phía Việt Nam. Chính Karel Mynář đã báo tin này cho gia đình của Charvát sau khi về Tiệp sau đợt thả tù binh của phía Việt Nam.
Về Ladislav Charvát, Pháp không quên ơn ông. Vào đầu năm nay, em gái ông, bà Jana Zyková đã đến đại sứ quán Pháp tại Séc để nhận huân chương danh dự cho ông.
Nhóm người Tiệp Khắc chụp ảnh kỉ niệm trong lúc rảnh rỗi. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Charvát ngồi đầu, thứ hai từ phải sang. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Nghiêm Trang vietinfo.eu

Sau Bức Màn Đỏ

hậu trường chính trị Việt Nam sau 1975 (1)
Sunday, December 09, 2007
Hoàng Dung
 
LTS.- “Sau Bức Màn Ðỏ: hậu trường chính trị Việt Nam sau năm 1975” là một trong 3 tác phẩm của nhà văn Hoàng Dung vừa được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành. Ông dự định ra mắt tác phẩm tại Nam California. Sách của ông có nhiều điều khá mới mẻ được hệ thống hóa mạch lạc. Những dữ kiện và những biến chuyển trong đảng Cộng Sản Việt Nam từ sau 30-4-1975 là những điều đã từng được nói tới rất nhiều. Nhưng thực tế sau những điều mà mọi người từng biết là gì? Ðây là cốt lõi của “Sau Bức Màn Ðỏ”. Bằng óc phân tích, tổng hợp và những nguồn tin riêng chính xác, tác giả Hoàng Dung qua tác phẩm của mình sẽ cung cấp cho độc giả những yếu tốc chính xác để phán đoán tình hình Việt Nam. Ngoài ra những dữ kiện được đề cập tới trong tác phẩm củng cố một cách thực tế cho niềm tin rằng vận mạng dân tộc Việt Nam sẽ không mãi mãi tệ hại như hiện tại. Trên mục Diễn Ðàn này, với sự thỏa thuận của tác giả, chúng tôi sẽ trích đăng một số phần quan trọng nói về hậu trường chính trị Việt Nam từ sau Ðại Hội Ðảng CSVN lần thứ tư. Ðể hiểu được những phần tiếp theo, trước hết chúng tôi trích thuật phần tổ chức chính quyền CSVN.

Nguồn: Tại đây
Chỉ có 23 trang có liên kết truyện còn dở nhưng cứ chia sẻ  bổ xung sau
    Sau Bức Màn Đỏ
  1     2    3     4     5     6     7    8    9    10  
11   12   13   14   15   16   17   18   19    20
21   22   23   24   25   26   27   28   29   30

Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời

Nguồn:tại đây
Tôi xin nhắc lại: Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm những người theo đạo Thiên Chúa nhất nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào họ. Thứ nhất là các đấng bậc trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. (Tôi đã gặp hai bà sơ bị bắt vào xà lim), rồi đến các chánh trương, trùm trưởng, cả đến hội trống hội kèn cũng bị bắt đi tù hàng loạt.

Tôi trông họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng rõ họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê Su. Thế thôi.

Còn tôi, chả hiểu làm sao, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người công giáo đi tù đều chết hết đâu. Còn chứ. Còn anh Thi, anh Thọ, chị Diệp những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyên Công "Cửa" tức Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn người thôn Vạn Lộc Nam Lộc Nam Đàn...

Tôi có nghe nói lại là khi đọc lệnh tha anh Thi, anh không chịu ra khỏi tù, họ phải lôi anh ra, anh mới chịu ra.

Ngay cả giáo dân họ cũng kiên cường như vậy, thảo nào mà những người Cộng Sản đặt họ lại hàng đầu để tàn sát họ, tiêu diệt họ.

Cho đến hôm nay năm 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Cổng Trời mà vẫn chưa gặp lại ai, ngoài 1 người Cộng Sản là anh Nguyễn Hữu Đang.

Khi ở khu A còn thưa thớt người thì tù ở các trại dưới được dồn lên để lấp vào các chỗ trống, nên có sự sắp xếp lại.

Tôi được chuyển sang khu B dưới quyền quản giáo mới tên là Duật người Nam Hà.

Khu B nhẹ hơn khu A, chế độ ăn uống có hơn đôi chút, được đi lao động nhẹ ở sân trại. Ba tháng được viết thư một lần và được phép nhận thư .

Tôi vừa chuyển sang khu B, chưa được viết thư về nhà thì đã nhận được thư của mẹ tôi gửi lên với địa chỉ:

Công trường 75A Hà Nội C65 HE.

Mọi người đều ngạc nhiên, cả tôi nữa.

Lúc đó nhà tôi ở số nhà 7 phố Thi Sách gần ngay đằng sau Chợ Hôm-Hà Nội.

Tính từ khi lên Cổng Trời, đã được hơn 3 năm có lẽ tôi chưa được viết thư về nhà lần nào, thế mà tại sao mẹ tôi lại biết được địa chỉ này mà viết thơ cho tôi và mẹ tôi có biết là tôi đang ở Cổng Trời Hà Giang không?

Mãi đến khi được tha tù lần thứ nhất (1970) tôi về gặp lại mẹ tôi, tôi mới rõ. Thì ra sau khi tôi được chuyển lên Cổng Trời -1960- thế là mất hết tin tức về tôi. Tất nhiên là mẹ tôi không chịu để mất. Mẹ tôi lên trại cũ ở Bất Bạt Sơn Tây để hỏi. Chánh giám thị trại là thiếu tá Thanh trả lời là ông ta không rõ!

Quay về Hà Nội mẹ tôi đến bộ Công An ở Phố Trần Bình Trọng hỏi. Họ không cho vào gặp. Nhưng từ nhà tôi ở chợ hôm ra đến hồ Thiền Quang chưa đến 1Km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi dắt cháu đi chơi là mẹ tôi lại tạt vào quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.

Mẹ tôi cứ đi. Kiên trì dắt cháu đi hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ đành phải trả lời. Nhưng cũng mất 1 quãng thời gian là hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ đó: Công Trường 75A Hà Nội.

Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái Công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này. Họ bảo họ cũng không biết.

Mẹ tôi đời nào chịu.
Và cuối cùng họ đành phải trả lời là tôi đang ở Cổng Trời Hà Giang.
Thế là mẹ tôi đi Hà Giang.
Đi với 2 bàn tay trắng: Không có mảnh giấy đi tiếp tế cho tù.

Quy định đi thăm tù phải có giấy giới thiệu của địa phương cấp, mà địa phương được lệnh không cấp giấy cho mẹ tôi vì thành phần gia đình tôi là địa chủ cường hào đại gian đại ác. Bố thì bị bắn chết trong cải cách ruộng đất, còn tôi thì đi tù nên gia đình tôi là đối tượng của cách mạng cần phải chuyên chính. Mặc, không có giấy giới thiệu mẹ tôi vẫn cứ đi.

Nhưng lên được đến Hà Giang, chưa qua được đèo Quyết Tiến thì bị Công An theo dõi và bắt quay về Hà Nội.

Mẹ tôi đành viết thơ chọ tôi theo địa chỉ trên. Thế là tôi nhận được thư.

Thế ra mẹ tôi vẫn còn sống và tôi, tôi vẫn còn sống.

Cũng có một phần do mẹ tôi không chịu mất dấu vết của tôi, làm phiền họ, quấy rầy họ, mà trên bộ Công An chưa bật đèn xanh cho Ban giám thị trại xóa tên tôi trong danh sách tù nhân ở Cổng Trời này.

Đã có lần họ cho người giả làm tù ở cùng trại với tôi về báo tin là tôi đã chết. Nhưng mẹ tôi khăng khăng không tin. Mẹ tôi cứ làm tới, sấn tới, và điều đó phần nào đã cứu sống tôi.

Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh, cha Quế, tu sĩ Đỗ Bá Lung, tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét so với các đấng bậc ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban giám thị trại đem so tôi với các bậc thánh đó thấy rằng tôi là một phần tử tiến bộ trong số này.

Này nhé: Tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay trước lễ phục sinh. Không cần nghi lễ Giáng Sinh, thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Ban Giám thị rồi còn gì nữa.

Còn với các đấng bậc kia

Cấm cầu kinh, cứ cầu.

Cấm làm dấu thánh trước khi ăn. Cứ làm. Ngày lễ Giáng Sinh cứ nghỉ không chịu đi làm.

Và nhất là chuyện tôi cứ ăn không chịu tuyệt thực cùng các vị đó khi có lệnh cấm làm dấu thánh trước khi ăn.

Câu chuyện tuyệt thực xảy ra như sau: "...Đây là nhà tù, chứ không phải là nhà thờ của các anh, nên cấm mọi hành vi tôn giáo và tịch thu mọi thứ: thánh giá, kinh bổn, tràng hạt". Tịch thu thì được. Còn cấm thì hơi khó hơn, nếu không nói là không cấm được.

Cấm cầu kinh các vị ấy cứ cầu, vì làm thế nào mà biết các vị đang cầu kinh?

Ăn xong, rồi ngồi chơi nhìn nhau. Im lặng không nói chuyện, không đi lại, thế là cầu kinh đấy.

Chỉ có đêm đến, lệnh cấm ngồi là có hiệu lực, chứ ban ngày chả nhẽ lại cấm ngồi bắt nằm mãi sao.

Ban Giam Thị uất lắm!

Sau chuyện tu sĩ Đỗ Bá Lung, Chánh giám thị Nguyễn Quang Sáng tỏ ra quyết liệt hơn, cứng rắn hơn, dấn tới một bước nữa.

Cấm triệt để làm dấu thánh trước khi ăn cơm. Nhưng lần này thì Nguyễn Quang Sáng phải chịu thua.

"Ai cho các anh ăn?" chúng tôi. Chúng tôi cho các anh ăn chứ không có Chúa nào cho các anh ăn cả."

"Cấm cầu kinh, các anh vẫn lén lút cầu kinh vậy bây giờ trước khi ăn, tôi cấm các anh làm dấu. Các anh phải cảm ơn người cho các anh ăn. Đúng lắm, nhưng đó là chúng tôi đây chứ không có chúa nào hết.

Không có con mẹ Maria, thằng Jê su nào cả. Biết chưa?"

(Nguyên văn như vậy, tôi xin lỗi các vị phải viết đúng, không dám xuyên tạc, bịa đặt, báng bổ gì).

Và đến bữa ăn. Quản giáo đứng đó. Mọi lần thì cửa mở, chúng tôi bê cơm vào trong phòng. Đóng cửa lại. Chúng tôi chia nhỏ từng xuất một và ăn. Không có sự hiện diện của ai cả.

Nhưng hôm ấy, bê cơm vào, cửa vẫn mở, Quản Giáo đứng đó kiểm soát và nhắc lại lệnh cấm của Ban Giám Thị.

Tất cả, cả tôi, không ai phải bảo ai, không chia cơm ra ăn. Đứng mãi chán, Quản Giáo đóng cửa lại đi về.

Đến chiều, tù nhà bếp đến lấy thùng. Cơm canh vẫn nguyên. Cơm canh đều chia vào hai cái thùng gỗ to, chứ không chia thành một phần như ở xà lim.

Buổi chiều, đích thân Chánh Giám Thị xuống, mọi việc lại diễn ra đúng như buổi sáng. Mặt tái vì giận dữ. Nhưng làm thế nào mà bắt họ ăn cho được?

Không có khí thế hừng hực đấu tranh như những người Cộng Sản ở Sơn La, Côn Đảo tuyệt thực, không có hô khẩu hiệu, tất cả đều lặng lẽ ngồi im.

Không thể dùng lưỡi lê và sức mạnh để nhét cơm vào mồm họ được.

Họ không ăn, thế thôi. Không hò reo, không gõ bát, gõ đĩa, không ai diễn thuyết, kích động, yêu sách điều gì.

Im lặng, ai ngồi chỗ ấy. Giám thị Sáng đứng đó, không một ai thèm nhìn vào mặt ông ta cả. Tất cả đều quay mặt đi chỗ khác.

Giám thị Sáng đành phải ra về.

Đêm đến: Tôi đói không thể nào ngủ được. Đã một ngày trôi qua, và hai bữa không ăn. Suốt mười năm tù đầu tiên, tôi không bỏ một bữa cơm nào, ngoài hai bữa hôm ấy.

Chỉ có khi nào đến ngày giỗ người sinh ra tôi bị bắn chết, là tôi lặng lẽ khai ốm và báo cháo, vì tôi nghĩ: Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết.

Dạ dầy tôi là dạ dày thép, nó ngốn và nghiền nát tất cả mọi thứ mà đối với người khác bình thường, cùng tù với tôi cũng không kham nổi.

Sắn sống, khoai sống, ngô sống, om on sống, cả cây ngô non tôi cũng ăn được, khoai hà chỉ có ngỗng mới ăn, tôi cũng ăn được, khoai sọ tôi ăn cả vỏ, rong diềng ăn cả vỏ, có lần đi làm tôi lẩn vào ruộng trồng đỗ Mèo ních một bụng quả đỗ sống, chiều về say gần chết.

Ra suối tắm, quả vả mọc hoang tôi bứt ăn, cũng say gần chết.

Chỉ gần chết thôi chứ chưa chết hẳn. Ngất ngư lảo đảo thôi.

Sắn ăn say, ngày nào mà tôi chả say sắn, mà theo cái đầu óc ngu dốt của tôi chính có lẽ do say sắn triền miên mà tôi vẫn còn sống đến hôm nay.

Chả là rét quá, tôi bị sưng phổi. Cứ thấy ho, sốt, rồi tôi không dám nói láo cứ cúi xuống ngẩng lên là nghe trong phổi có tiếng óc ách...

Ở Cổng Trời không phải khai ốm, vì có còn khai với ai được. Ốm mặc, không có thuốc men gì hết.

Quản Giáo trực thấy tôi nằm ốm, hỏi làm sao. Hỏi để mà hỏi. Rồi thôi. Để đấy. Tôi cứ ăn sắn, say sắn. Và rồi khỏi. Mọi người: đều coi chuyện đó là chuyện thường tình.

Mãi đến khi về, năm 1970 tôi đi khám ở Bệnh viện A để kiểm tra phổi. Sau khi chụp X quang, kết luận: dầy dính màng phổi. Bác sĩ Kim hỏi tôi là tôi bị sưng phổi bao giờ và ở đâu hút cho.

Tôi trả lời là quên mất thời gian và chưa ai hút ra bao giờ. Bác sĩ Kim rất ngạc nhiên.

Qua chuyện trên, tôi đi đến kết luận là Acide Cyavidrique nghĩ thế, theo đầu óc ngu dốt của tôi thôi.

Ở Cổng Trời, khu nọ cách biệt với khu kia bằng một hàng rào bao quanh khu. Cấm liên lạc nhưng khi trả thùng cơm canh, thì đem đến một cái sân chung để nhà bếp tiện lên lấy. Có lần khu C: họ được mua sắn cải thiện để ăn thêm. Chả hiểu sao cả khu say, và chết đâu mất năm người.

Sáng ra, quản giáo trực vào thấy chết vì say sắn bèn ra lệnh tịch thu số sắn còn lại, cấm không cho ăn, và đem ra tập trung ở chỗ trả thùng cơm.

Hôm ấy đến lượt tôi bưng thùng ra trả. Tôi thủ ngay gối một thùng sắn luộc rồi dấu vào bụng đem về buồng ăn.

Cái vị tu sĩ bảo tôi: Họ ăn chết hàng loạt kia kìa, lấy về làm gì?

Tôi bảo: Họ có nhiều họ ăn mới chết! Chứ mình cứ củ một ăn, chết thế nào được. Và tôi ăn. Ăn củ một, thấy đắng quá thì thôi. Hơi say một chút chẳng sao cả. Và những chất say ở sắn đã làm tôi khỏi bệnh phổi, làm tôi no, và có thêm một hiện tượng là hai bên quai hàm tôi to bạnh ra. Say sắn có khổ nhưng không khổ bằng đói: tôi chọn cái ít khổ hơn.

Điều này là sự thật 100%, cứ ăn sắn nhiều là hai bên quai hàm to bạnh ra. Xin các nhà khoa học giải thích hộ cho. Kể lại với quý vị như thế, để quý vị biết tôi đói đến thế nào. Tôi đói lắm ấy!

12kg cả gạo cả sắn một tháng, với sức tôi cao 1m76 nặng 78kg và ba mươi tuổi thì các vị chắc cũng hiểu cho được.

Lại quay trở về với câu chuyện tuyệt thực. Thế là qua một ngày và hai bữa không ăn.

Tôi xin phép được nhắc lại, mười năm tù đầu tôi không nhịn bữa nào ngoài hai bữa cơm tuyệt thực đó, và tất nhiên là tôi đói lắm.
Ở trong Mein Kamp (Cuộc Chiến Đấu Của Tôi) Hitler viết: "Cái đói nó theo tôi như một cái bóng..." tôi xin thêm: Nó hành hạ tôi khổ sở nữa.

Tối hôm đó, đã hơn chín giờ mà tôi không thể nào ngủ được, cứ dở mình trằn trọc.

Tu sĩ Chính tức Nhẫn ở xứ Trung đồng Thái Bình, nằm cạnh tôi khỏi khẽ:

"Đói không ngủ được à."

"Vâng, đói lắm không ngủ được."

"Vậy, có lẽ mai Vĩnh cứ ăn đi. Tôi sẽ đứng ra chia cơm để Vĩnh ăn nhé."

"Tôi, xin thưa rằng, phần xác tôi nặng, nặng lắm nhưng cơ thể tôi lúc đó thì rất nhẹ. Tôi cân nặng 49kg.

Tôi gầy đến "lõ đít" ra. Tôi xin phép được dùng từ này, vì đúng là tôi gầy đến như vậy. Những lúc ngồi chơi, hoặc luyện yoga tôi nhìn xuống đùi, đầu gối ống chân đều trơ xương ra khẳng khiu khô khắc.

Trước đó ít hôm ra khênh cơm vào, có một anh bạn ở nhà bếp nhìn thấy tôi ra hiệu bằng cách lấy hai bàn tay vuốt vào hai má, chúm cái miệng lại ra cái điều là gầy quá má hóp, vêu miệng.

Tôi cũng biết vậy, tôi yếu lắm rồi, tay nắm không chặt, hai bàn tay xoa vào nhau như sự cọ sát của hai thanh củi khô, không có cái mềm mại của da thịt. Ở Cổng Trời này không có gương để soi, xem mặt mũi hình hài của mình nó ra sao. Mỗi lần cắt tóc, quản giáo đưa cho một cái tông đơ, cắt cả tóc lẫn râu thế thôi không có gương lược, dao kéo gì. Có lần muốn nhìn cái bản mặt mình, tôi đã bắt chước Nguyễn Tuân đái một bãi xuống đất rồi soi mặt mình vào đó. Nào có thấy rõ chó gì đâu mà cái nhà ông Nguyễn chỉ nói ngoa ngôn, phóng đại xui dại anh em thôi.

Vì gầy thế, nên hai cái mông teo lại, cái xương cùng nó thò dài ra, khi đi ngoài, chùi nó chạm đâm vào tay mình.

Chính lúc ấy tôi mới cảm nhận thấy hết cái từ gầy lõ đít.

Mười năm tù, lúc nào tôi cũng ước ao có một bữa no, thèm muốn làm sao mà được ngồi trước nồi cơm nóng bốc hơi nghi ngút, muốn ăn bao nhiêu thì đơm bấy nhiêu, và có đầy một bát muối để ăn cho mặn. Cả muối tôi cũng thèm nhạt. Chỉ có một ước muốn đơn sơ ấy, thế mà suốt trong 10 năm tù lần thứ nhất ngay cả ở các trại dưới tôi cũng không đạt được nói chi nữa là ở trại Cổng Trời này.

Tất cả các nhà tù của Cộng Sản miền Bắc mà tôi đã đi qua và sống ở đó đều đói và có thể chết đói được.

Khi còn ở trại Bất Bạt Sơn Tây, tôi ở toán kiên giam, biệt lập: phải xay lúa giã gạo ở khu biệt lập kiên giam này, tôi nhớ tới phim "Samson và Đalila" anh chàng Samson mù quay cối xay. Chúng tôi cũng vậy. Rào kín và hẹp chả nhìn thấy gì ở ngoài cả. Chế độ ở kiên giam Bất Bạt cũng học đòi cách quản lý và đối xử với tù của Cổng Trời, nhưng mà là học trò hạng bét.

"Cũng tù hình sự đem cơm đến để đấy rồi chạy."

"Cũng không được ra khỏi khu cấm!"

Nhưng vẫn còn được viết thư về nhà và còn được gặp và nhận đồ tiếp tế của người nhà đi thăm nuôi.

Chứ ở trại Cổng Trời Cắn Tỷ không một ai được thăm nuôi. Không một ai trong suốt thời gian bảy năm tôi ở đó.

Khi đói, tôi kêu. Tôi kêu đến nỗi Quản Giáo phụ trách Giáo dục tên là Kích người liên khu năm Bình Định đi tua nghe thấy, gọi tôi ra ngoài lục vấn, lên lớp và đe dọa tôi:

"Anh Vĩnh, anh định kích động mọi người, phải không. Cẩn thận. Không có lại đi suốt đấy."

"Thưa ông, tôi đói thật, ông ạ. Phàm cái gì uất ức, đau khổ quá cũng phát ra thành tiếng. Có thế thôi.

"Thứ tôi mà đi kích động hở ông. Vả lại tôi là một sĩ quan chiến đấu, võ biền. Ông xét xem, tôi sẽ kích động được ai trong số những tu sĩ ở cùng với tôi trong buồng. Tôi nói rất thật, để chứng minh điều đó ông làm ơn súc cho tôi một bát cám lợn kia tôi sẽ ăn hết ngay trước mặt ông cho ông xem (Chả là chỗ nói chuyện gần chỗ nuôi lợn của nhà bếp mà)."

Chừng quản giáo Kích cũng hiểu ra, nên không trấn áp tôi thêm nữa cho tôi trở về buồng.

Trên đường về đi qua dàn su su, quả mới bé bằng ngón tay cái, tôi vốn cao, nên với tay vặt ngay lấy dăm bẩy quả đút túi về ăn sống.

Trần Liệu bảo tôi: "Được ra khỏi buồng, bất cứ cái gì động đậy đều vồ lấy ăn hết, chỉ trừ khi vồ nó mà nó kêu "Ối giời ôi" thì chịu không ăn mà thôi".

Hắn ăn dun, ăn dế, ăn gián, ăn cả trứng con bọ hung nữa...

Chúng tôi cười với nhau.

Trần Liệu cũng đói lắm? Hắn to con gần bằng tôi và vốn là đồ tể Quỳnh Lưu Cầu Giát, rất thích ăn tiết canh "me" (bê non)

Nhưng tôi cũng phải phục hắn; thế mà hắn cũng chịu được hai ngày liền theo các đấng bậc tu sĩ đấy.

Hắn là con chiên cực kỳ ngoan đạo. Ông Chính bảo tôi: "Mai tôi sẽ chia cơm để Vĩnh ăn. Vĩnh cứ ăn đi. Không sao cả. Có gì tôi sẽ nói với anh em trong phòng để họ cảm thông trường hợp của Vĩnh."

Tu sĩ Chính là người có uy tín nhất ở trong số tu sĩ còn lại đó.

Tôi im lặng. Đối với ông, tôi có một món nợ lớn lắm! Lớn lắm mà không bao giờ có thể trả được.

Tôi vốn có duyên nợ nhiều với đất Thái Bình và ông, ông là người sinh ra ở đó và tu ở đó. Tôi và ông có rất nhiều điểm tương đồng. Ông hay nói chuyện với tôi lắm.

Tôi ở với ông từ ngày đầu đi tù, từ trại Bất Bạt Sơn Tây lên ở khu A Cổng Trời, ở cho đến lúc ông bị gọi đi chết.

Những năm 50, ở Thái Bình tôi có may mắn gặp Đức Giám mục người Tây Ban Nha coi sóc địa phận, cha Chính, cha Trụ ở thị xã, rồi các cha ở Sa Cát, Phương Xá, Bái Bồ Trung, Phù Lưu (ngã ba Đọ), Cao Mái. Tôi hành quân giải vây cho các nhà thờ bị vây hãm.

Tóm lại tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về các xứ đạo ở đó lắm.

Tôi nói chuyện vói tu sĩ Chính về các kỷ niệm xưa đó, hai ngươi rất tâm đầu ý hợp.

Thấy tôi kêu la nhiều. Có một hôm, tu sĩ Chính ốm, ốm ở đây ít ai bỏ ăn. Ở Cổng Trời, ốm phải không? Tốt. Tốt lắm! Nếu ốm chết thì hay quá: Khỏi phải giết! Đỡ mệt hơn.

Hôm ấy tu sĩ Chính bỏ ăn. Ông rất ít khi ốm, từ Bất Bạt tôi thấy ông không ốm bao giờ tuy rằng ông rất gầy và xanh. Nhưng sự chịu đựng gian khổ, đầy đọa của ông thì tôi phải ngã mũ kính cẩn vái chào.

Lúc nào cũng ôn tồn, nhỏ nhẹ, điềm tĩnh cười nói như không cho dù có điều gì xảy ra.

Tôi còn mấy viên thuốc cảm, đưa ông dùng ông bảo không sao đâu. Chỉ có miệng ông đắng và bụng ông nó không ổn, thế thôi. Buổi chiều qua đi ông cũng bỏ cơm. Chúng tôi thường ăn vào độ ba, bốn giờ chiều. Cấm mọi hình thức nấu nước đun lại. Với chúng tôi chín giờ đêm là khuya rồi. Tu sĩ Chính lay tôi dậy và bảo:

"Vĩnh ăn hộ tôi đi, chứ để mai thiu, bỏ đi. Phí của lắm."

Tại sao tôi lại có thể ăn xuất cơm của tu sĩ Chính như thế được chứ. Tôi từ chối: Tu sĩ cố ăn đi chứ?

"Thật tình tôi đắng miệng lắm, và bụng tôi nó nóng như lửa, quặn đau lắm, không thể ăn được. Vĩnh ăn hộ tôi đi."

Không để đến mai thì phải đổ đi mất! Họ có cho đun đâu mà bảo nấu lại được.

"Ăn đi. Ăn hộ tôi, khỏi phí. Vĩnh ạ."

"Nếu Vĩnh không ăn, sáng mai nhà bếp nó lên nó lấy đồ cho lợn thì uổng lắm Vĩnh ạ. "

Tôi nghĩ thấy đúng như ông nói. Ở các trại dưới, cơm có thể phơi khô để dành. Chứ còn ở đây, thì chỉ còn có đổ xuống nhà bếp cho lợn ăn mà thôi.

Thế thì tại sao lại cho lợn ăn nhỉ? Trong khi ấy tôi đói, tôi đói lắm, tôi thèm lắm. Tôi thấy thế và nghĩ đúng như thế.

Lúc đó đã là 10 giờ đêm rồi:

Thế là tôi ăn hai xuất cơm đó, các vị đọc tới đây, tất có vị sẽ chửi rủa tôi. Xin các vị cố hiểu mà đánh chữ đại xá cho.

Tôi ăn, ăn cả hai xuất cơm canh trong nháy mắt và nằm ngủ.

Ngủ yên và say cho đến sáng. Lâu lắm tôi mới được "sínđề" và được một bữa tương đối.

Cám ơn tu sĩ Chính tức Nhẫn. Cám ơn nhiều.

Sáng hôm sau, như thường lệ, mọi người và cả tu sĩ Chính dậy sớm cầu kinh và ông bảo tôi ông thấy đỡ nhiều. Chỉ đến chiều hôm ấy, tôi đã hiểu ra là tu sĩ đã nhịn cho tôi ăn.

Cám ơn ông. Cho đến tận hôm nay ba mươi năm trôi qua tôi vẫn còn món nợ đối với ông mà không thể nào trả được.

Chỉ còn biết cầu Chúa, để Chúa biết đến sự hy sinh cao cả của ông, đến sự vất vả nhọc nhằn của ông khi ông vác cây thánh giá của Chúa theo Chúa đến chết.

Cầu sao cho linh hồn ông được tới thiên đàng.

Sáng hôm thứ hai của sự tuyệt thực, tù lại khênh cơm lên.

Quản giáo lại đứng đấy để giám sát. Không ai nhúc nhích gì. Không ai ăn cả, kể cả tôi. Lúc ấy tu sĩ Chính đứng dậy cầm bát chia cơm canh của tôi ra cái thùng gỗ của nhóm năm người, tôi vẫn ăn cùng với tu sĩ. Tu sĩ Chính xúc vào bát của tôi, cơm canh đầy đặn và lặng lẽ bê đến trước mặt tôi.

“Đây phần của anh, anh ăn đi” và về ngồi lại ở chỗ mình.

Một lần nữa tôi lại xin các vị cố hiểu cho tôi và bỏ qua cho tôi.

Tôi không theo đạo Thiên Chúa và không làm dấu thánh bao giờ.

Tôi ăn. Hà tất gì tôi lại nhịn không ăn. Không có điều gì thúc đẩy buộc tôi bắt tôi không ăn cả.

Tôi nghĩ đúng như vậy.

Nhân cơ hội ấy. Quản Giáo bèn lên tiếng:

“Đấy các anh thấy không? Anh Vĩnh, anh ấy ăn cơm không cần làm dấu thánh. Có sao đâu nào. Anh ấy vẫn ăn được một cách ngon lành, thế thì tại sao các anh lại không ăn?

Các anh là đồ ngu dốt, cuồng trí, dại dột dám chống lại Đảng và Chính phủ.

Rồi các anh sẽ biết.”

Không một tu sĩ nào trả lời đáp lại.

Có tôi lên tiếng:

"Xin lỗi ông, chắc ông đọc lý lịch của tôi thì ông đã rõ, tôi không theo đạo nào cả? Phật không, chúa cũng không, mà lệnh của các ông thì chỉ có cấm làm dấu thánh trước khi ăn mà thôi. Tôi, tôi từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa làm dấu thánh bao giờ. Vì vậy tôi ăn có thế thôi."

Đứng cho đến lúc tôi ăn xong. Quản giáo thấy trơ trẽn quá, quay gót khóa cửa ra về.

Đến buổi chiều không thấy mặt ai cả. Cả Giám thị, cả Quản giáo cả lính coi tù.

Tu sĩ Chính đứng dậy chia cơm cho một mình tôi. Tôi ăn.

Các đấng bậc và kể cả T.H Liệu cũng không ăn.

Hai ngày trôi qua.

Sáng hôm thứ ba tù khênh các thùng cơm canh nguội lạnh còn nguyên xuống nhà bếp và rồi lại khênh lên với cơm canh mới hãy còn nóng.

Không có ai đi kèm.

Ban Giám thị không.

Quản giáo không.

Khênh cơm canh vào buồng. Khóa cửa lại.

Chia đều.

Và các đấng bậc tu sĩ lại làm dấu thánh trước khi ăn.

Chẳng ai cười cợt, nói năng, hát hò, reo vui gì trước cuộc đấu tranh đã dành được thắng lợi lẫy lừng và vang dội đó (như các bài báo của Cộng Sản mà tôi đã đọc riết về các cuộc tuyệt thực của họ cả)

Và cuộc sống của chúng tôi lại lặng lẽ trôi như thế cho đến khi tôi được về và các vị còn lại chết hết.

1/8 Âm lịch năm 1994
Kiều Duy Vĩnh

Việt Nam Thương tín (tàu)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn, Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 2000 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Lịch sử con tàu

Việt Nam Thương tín được đóng năm 1956 do xưởng đóng tàu của Ý hạ thủy với tên Pietro Canale trọng tải 6.505 tấn. Năm 1962 hãng Nouvelle Compagnie Havraise Peninsulaire của Pháp mua lại và đổi tên tàu thành Ville de Diego-Suarez 2. Được ba năm thì tàu sang tên cho Panamá, đặt là Sonia. Năm 1968 hãng Việt Nam Hàng hải Thương thuyền của Việt Nam Cộng hoà mua lại dùng làm tàu vận tải và lấy tên Việt Nam Thương tín I.[1]

Năm 1975

Mật vụ chở vàng

Khi Sài Gòn thất thủ con tàu nằm ở bến Bạch Đằng với mật vụ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh giao cho để dùng chở số vàng dự trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam rời Việt Nam.[2] Thống đốc Ngân hàng là Lê Quang Uyển không chấp thuận nên con tàu rời bến chỉ chở người chạy loạn khoảng hơn 2000 người tìm đường ra biển.

Trúng pháo

Khi tàu qua khu rừng Sát trên sông Lòng Tảo gần 12 giờ trưa thì bị trúng 3 trái pháo. Nhà văn Chu Tử và một cháu bé không may bị tử thương phải thủy táng ở cửa sông. Ba ngày sau con tàu lết vào vịnh Subic, Philippines, được sửa chữa và chỉ lối đến Guam.[3]

Tới Guam

Tháng Chín, 1975 tàu cặp bến Apra, đảo Guam lãnh thổ của Mỹ. Trong khi đó ở đảo có khoảng 1600 người tuy đã rời Việt Nam nhưng nay nhất quyết trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng 100 người khác sang đến Bắc Mỹ cũng xin hồi hương. Chính phủ Mỹ cho họ tự quyết định và chuyển họ về Guam. Nhiều người tin rằng chính quyền mới ở Miền Nam Việt Nam của phe cộng sản sẽ đón nhận họ trở lại.[4] Ngày 16 tháng 10, tàu Việt Nam Thương tín rời Guam, trực chỉ Việt Nam với 1546 người tự nguyện hồi hương[5] trong số đó có nhạc sĩ Trường Sa.[6] Chỉ huy con tàu là trung tá hải quân Trần Văn Trụ.

Về lại Việt Nam

Ngày 27 tháng 10 con tàu cặp bến Vũng Tàu[4] nhưng bị điều ra Nha Trang; tất cả bị bắt giam ở trại Đồng Tre, tỉnh Phú Khánh.[7] Đàn bà con nít cũng bị giam ít nhất 9 tháng. Nhạc sĩ Trường Sa chịu 9 năm tù. Trung tá Trụ thì bị giam 12 năm tù cải tạo.[8]
Về con tàu thì tên Việt Nam Thương tín bị bỏ; tàu đổi tên thành Vũng Tàu đến năm 1986 thì tàu bị phế thải.[9]
Năm 2007 chính phủ Mỹ cho phép ai thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũ theo tàu Việt Nam Thương tín về Việt Nam và bị hơn 3 năm tù cải tạo có thể nộp đơn xin tỵ nạn diện HO.[10]

Saparmurat Atayevich Niyazov - nhà độc tài Trung Á mang dấu ấn kỳ lạ


bởi Bùi Quang Minh vào 23 tháng 11 2012 lúc 13:34 ·

Saparmurat Niyazov, "Tổng thống suốt đời", "Người cha đáng kính của mọi người dân" của Turkmenistan từ năm 1990 - 2007, là một trong những nhà độc tài ít nổi tiếng nhất mọi thời đại nhưng lại là kẻ có đầu óc điên dại hoàn toàn...

Saparmurat Niyazov (1940–2006) cựu lãnh tụ của Turkmenistan từ 1985 đến khi từ trần năm 2006, một quốc gia Trung Á bên cạnh biển Caspi, phần lớn là dân Hồi Giáo.


Niyazov gia nhập hàng ngũ Đảng Cộng sản Liên xô từ năm 22 tuổi thời sinh viên học tại Leningrad và trở về Turkmenistan thăng tiến nhanh chóng. Ông đã đảm đương chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenistan (trong thành phần Liên Xô) từ 1985 đến 1991.

Chủ tịch Xô viết Tối cao Turkmenistan năm 1990, và Bí thư thứ nhất Trung ương đảng Cộng sản Turkmenistan trong thời gian 1985–1991. Ông trở thành Tổng thống Turkmenistan đầu tiên vào tháng 10/1990. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27/10/1991, một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai khỏi Liên bang Xô viết.

Tại Turkmenistan, ông lập nên tệ sùng bái cá nhân, ngợi ca mình là Người cha đáng kính của mọi người dân Turkmenistan "Turkmenbashi". Ông nổi tiếng thế giới do bắt tất cả nhân dân bắt chước những tính lập dị của mình.

Niyazov cho tập hợp các tư tưởng, suy nghĩ và những lời răn đạo đức của mình trong một cuốn sách đặt tên là Ruhnama. Mọi trường học ở Turkmenistan đều phải đưa cuốn này vào chương trình giảng dạy và bắt học sinh phải đọc hàng ngày. Niyazov tuyên bố, bất cứ ai đọc Ruhnama ba lần mỗi ngày thì đều có thể được lên…thiên đàng. Theo lời ông, ai đọc nó sẽ "trở nên thông minh, nắm bắt được thế giới tự nhiên và quy luật của vạn vật...". Ông cho rằng cuốn sách này có giá trị ngang với kinh Coran của Hồi giáo và kinh Phúc Âm của Thiên Chúa giáo. Mỗi khi có sự kiện quan trọng, người dân còn làm hình bìa cuốn sách với kích thước khổng lồ để đem đi rước.


Rước sách Ruhnama trong lễ hội

Ông ta cho đổi tên gọi tháng giêng thành tên của mình và tháng tư thành tên của mẹ mình. Ông ta cho đổi tên thành phố Krasnovodov nằm trên bờ Caspienne theo danh xưng của mình thành thành phố Turkmenbashi. Tên ông còn được đặt cho thánh đường Hồi giáo lớn nhất Trung Á, ngọn núi cao nhất Turmenistan, sân bay quốc tế, một công viên giải trí lớn dành cho trẻ em và cả một mảnh thiên thạch rơi xuống đất nước này.

Niyazov cho dựng tượng mình với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau bằng vàng hoặc đồng để đặt khắp nơi. Đặc biệt, trong số này có một bức tượng bằng vàng đặt tại thủ đô Ashkhabat, trên đó được gắn hệ thống xoay để có thể tự động hướng theo ánh nắng mặt trời. Chân dung ông còn xuất hiện trên tiền giấy, nhãn những chai rượu vodka, vỏ kẹo chocolate, hộp trà cùng vô số áp phích.



Tổng thống Niyazov còn theo sở thích riêng đã ban hành lệnh cấm nghe đài trên ô tô, hút thuốc lá nơi công cộng, cấm hát opera, múa ba lê, trồng răng vàng, để râu rậm và cho mở một chiến dịch đặc biệt để chống nạn hát nhép trong mọi sự kiện văn hóa. Ông từng nói: "Đừng giết chết các tài năng bằng việc hát nhép. Hãy tạo ra nền văn hóa mới của chúng ta". Lời nói của ông được coi là sắc lệnh. Trong buổi nói chuyện năm 2004 tại một trường đại học địa phương, Tổng thống Saparmurat Niyazov cho rằng người dân nên bỏ mốt trồng răng vàng mà thay vào đó nên giữ nguyên răng trắng tự nhiên. Vị tổng thống 66 tuổi đã "gợi ý" như vậy khi thấy bộ răng vàng của một nữ sinh viên.

Từ năm 1990 đến nay, đã bày tỏ sự không hài lòng khi nam sinh viên để tóc và râu xồm xoàm. Sau lời nói của ông, chẳng ai còn nhìn thấy hình ảnh của các nam sinh râu tóc dài trong các trường đại học nữa. Có lần ông cũng nói rằng ông thích các cô gái để kiểu tóc truyền thống và đội mũ lông. Thế là sau đó, sự yêu thích này trở thành nội quy của tất cả các trường nữ sinh. Ngoài ra, vị Tổng thống còn ra một sắc lệnh kỳ quặc khi yêu cầu những người nước ngoài muốn cưới một công dân Turkmenistan phải nộp số tiền đặt cọc 50.000 USD.

Nhà lãnh đạo Niyazov nổi tiếng là chú ý đến từng chi tiết và cư xử lạ lùng. Ông từng tuyên bố cả nước lấy ngày 10/7 hằng năm làm ngày nghỉ lễ để tôn vinh quả dưa, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước này, còn ngày 27/4 là ngày của con ngựa.



Ông cũng nổi tiếng là nhà độc tài đàn áp mạnh nhất. Đảng Cộng sản Turkmenistan được đổi tên thành Đảng Dân chủ Turkmenistan, và là đảng duy nhất được hoạt động. Ông cho bắt bỏ tù những người có tư tưởng đối lập. Các hệ thống báo chí và Internet đều kiểm soát chặt chẽ.

Ông ta đã ban hành các cải cách y tế và xã hội mang tính đột phá, đóng cửa tất cả các bệnh viện ở bên ngoài thủ đô và sa thải 15.000 nhân viên y tế công. Niyazov cũng cho đóng cửa tất cả các quán cà phê Internet cũng như các thư viện ở vùng nông thôn. Năm 2006, 1/3 người cao tuổi ở Turkmenistan bị ngừng trả lương hưu và được lệnh phải trả lại cho chính phủ của Niyazov tổng số tiền lương đã nhận hai năm trước đó.

Số người chết sau đó vì nghèo khó, bệnh tật và đói khát có thể lên tới hàng chục ngàn người, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Tuy nhiên, Niyazov từ chối thừa nhận rằng các chính sách của ông có bất kỳ tác động tiêu cực nào tới người dân.


Hình ảnh của ngài Tổng thống vĩ đại có trong khắp các tờ tiền

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 1992, Niyazov là ứng cử viên độc nhất trúng cử, là cuộc bầu cử đầu tiên khi nước này được độc lập. Tháng 12/1999, Quốc hội Turkmenistan thông qua luật cho phép Niyazov giữ chức Tổng thống suốt đời (President for Life), quả thật tiện lợi cho đất nước không phải tổ chức bầu cử Tổng thống nhiều nữa kể từ khi có Hiến pháp và luật bầu cử Tổng thống!

Nhưng rất tiếc, ông đã đột ngột dừng sứ mệnh "tổng thống suốt đời" của mình khi từ trần tại Aşgabat ngày 21/12/2006, thọ 66 tuổi.

Mặc dù là nước có nhiều khí đốt hàng thứ năm thế giới nhưng "Người cha đáng kính của mọi người dân Turkmenistan " vẫn để cho kinh tế đất nước kém phát triển và hơn 60% người dân thất nghiệp. Ông chủ yếu không tiếc tiền dân đầu tư xây dựng những công trình hoành tráng. Ông ra lệnh tạo dựng một hồ nước ngay giữa sa mạc khô cằn, đồng thời cho xây một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại khu vực đồi núi giáp biên giới Iran, nơi không bao giờ có tuyết rơi. Niyazov đã cho xây cất một dinh Tổng Thống làm toàn bằng đá hoa cương tại thủ đô Ashgabat. Ở vùng ngoại ô ông cho xây cất 30 khách sạn đồ sộ nhưng ít khi nào sử dụng để đón tiếp ai. Cũng vì lý do đó, đến nay chính phủ Turkmenistan vẫn còn nợ gần 2.3 tỉ đô la.

Sau khi ông mất, người ta đã cho dỡ bỏ bức tượng xoay tròn bằng vàng tạc hình ông khỏi đỉnh tượng đài Arch of Neutrality ở thủ đô Ashgabat.


Bỏ thích · · Chia sẻ

  • Bạn và 4 người khác người khác thích điều này.
  • Bùi Quang Minh Vì chúng ta ở châu Á nên chứng kiến nhiều nhân vật rất kỳ lạ. Sớm gia nhập các Đảng phái, sớm được tôn sùng là lãnh tụ tối cao, sớm có sách bắt người khác phải đọc, phải học, sớm được in tiền, tượng đài. Tất nhiên sớm vơ vét và tiên hoang... Sự hoang dã của Nhà Nước ở châu Á là như vậy!!!
  • Cuong Dinh Nguyen Giông' như phim Dictator :" Aladin or Aladin " " A Boy or an abortion"
  • Cuong Dinh Nguyen Khi nào mới có Vietnamese dream khi mà lãnh đạo tự bỏ tiền túi ra vận động tranh cử với những lập trường rõ ràng, đề cao lợi ích của quốc gia, của nhân dân .

Đến lượt các nước láng giềng Nga cấm các biểu tượng cộng sản

Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/cac-nuoc-lang-gieng-nga-cam-bieu-tuong-cong-san/1489206.html

Cờ Liên bang Xô viết cũ

Những quốc gia và vùng chung quanh Liên bang Xô viết cũ bắt đầu cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh.

Tại Lviv, miền tây Ukraina, những người theo chủ nghĩa dân tộc năm ngoái tranh đấu ngăn chặn những người mang cờ đỏ vào Ngọn đồi Chiến thắng Thế chiến Thứ hai. Năm nay Lviv cấm tất cả những việc trưng bày tại nơi công cộng biểu tượng Cộng Sản và Đức Quốc Xã.

Việc cấm búa liềm và chữ vạn tiếp sau những vụ cấm tương tự tại các quốc gia vùng Baltic, Gruzia, và nhiều nơi thuộc Đông Âu. Mondovia thi hành lệnh cấm vào ngày 1 tháng 10.

Trước mặt nhà hát Opera tại Lviv, nơi trước đây có một bức tượng Lênin, hiện là một bồn nước. Gần nhà ga xe lửa, trước đây là một bồn nước nay là tượng của ông Stepan Bandera đã qua đời. Ông là một lãnh tụ của Tổ chức những người Ukraina quốc gia chống Xô viết.

Ông Sergiy Kudelia, một nhà khoa học chính trị tại Lviv nói những đài tưởng niệm mới được xây dựng là để tưởng niệm những anh hùng dân tộc, những người được xem như anh hùng tranh đấu chống lại Liên Xô.

Tuy nhiên tại Moscow, có 93 bức tượng và tượng bán thân của Lênin. Nhiều người Nga vẫn xem Liên Xô là một lực lượng tiến bộ.

Ông Alexander, sống nhờ đóng vai Lênin cho du khách đến thăm Quảng trường Đỏ, nói Ukraina phát triển kinh tế và văn hóa trong khuôn khổ Liên Xô. Ông nói chỉ những người Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc mới chống lại biểu tượng cộng sản.

Tại Lviv, nhà báo Taras Voznyak bắt bẻ là người Nga không thể phát triển quan điểm đế quốc, ông nói những người Nga thời nay tự xem như là thừa kế của Đế quốc Nga và Đế quốc Xô Viết.

Ông nói Ukraina luôn luôn đóng một vai trò phụ thuộc và không thể tự xem như là thừa kế của Liên Xô.

Trong một vụ xung đột mới đây về quan điểm lịch sử, Điện Kremlin tài trợ cho “The Match”, một phim mới nói tiếng Nga về cuộc kháng chiến của Xô Viết tại Ukraina chống lại Đức Quốc Xã. Các người Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc cố gắng cấm phim này vào tháng 5 vì tất cả những người nói tiếng Ukraina được phim mô tả là những người hợp tác với Đức Quốc Xã.

Cựu thị trưởng Lviv, ông Vasil Kuibida, cáo buộc là nạn đói thời kỳ Xô Viết giết nhiều người giống như những vụ tàn sát dưới thời Đức Quốc Xã tại Ukraina, ông nói hơn 10 triệu người Ukraina chết đói và hàng triệu người khác bị xử tử hay bị đày đến các trại lao động khổ sai tại Siberia.

Ngược lại một số người Nga cáo buộc là nhiều người Ukraina ở miền Tây nhu nhược đối với chủ nghĩa phát xít.

Bộ Ngoại giao Ba Lan lưu ý “búa liềm” trong Euro 2012



Đại sứ quán Ba Lan tại Moscow mới đây đã đưa ra cảnh báo trên trang web của mình về việc những biểu tượng cộng sản bị cấm ở Ba Lan theo hiến pháp nước này. Lời nhắc nhở nhắm vào những cổ động viên người Nga khi họ sang cổ vũ bóng đá tại Ba Lan. Đại sứ cũng lưu ý thêm, những biểu tượng cộng sản luôn gây phản cảm trong xã hội Ba Lan.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó đã đề nghị sứ quán Ba Lan giải thích rõ thêm điều khoản này cho giới cổ động viên Nga. Phía Nga lo ngại rằng, cổ động viên Nga có thể gặp khó khăn, thậm chí bị hành hung nếu như họ đem theo những biểu tượng gọi nhớ tới thời Liên bang Xô Viết. Họ cũng đặt ra câu hỏi, liệu các cổ động viên Nga có bị xử lý hình sự không, nếu đem “búa liềm” đi cổ vũ bóng đá?
Phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Ba Lan, Marcin Bosacki, sau đó trấn an phía Nga rằng, sẽ không có xử lý hình sự với các cổ động viên mang biểu tượng liên quan tới quá khứ cộng sản, nhưng một lần nữa, lưu ý thêm rằng, những sự việc như vậy luôn bị đánh giá tiêu cực trong xã hội Ba Lan.
Giới luật học cho rằng, nếu chỉ mặc một chiếc áo “búa liềm” thì chưa bị xử lý hình sự nhưng nếu tuyên truyền hay kêu gọi cho chủ nghĩa cộng sản thì đấy là vấn đề khác.
Trong lúc đó, bộ trưởng Thể dục thể thao Nga, Vitaly Mutk cho rằng, phía Ba Lan “quan trọng hóa vấn đề”, có thể dẫn tới xung đột giữa cổ động viên Nga với dân bản xứ, gây hậu quả khó lường.
Ba Lan là nước cấm mọi biểu tượng hay hành động cổ vũ hoặc những hoạt động liên quan tới chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. Điều cấm này được ghi rõ trong bản hiến pháp.
Tuy vậy, nước chủ nhà có thể sẽ có những cư xử mềm mỏng hơn với “búa liềm” trong thời gian Euro 2012.
© Đàn Chim Việt
Xem các bài khác trong mục Euro 2012