Hiển thị các bài đăng có nhãn yhoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn yhoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Giải mã hiện tượng não người bị cấy ký ức giả

Nhiều người đôi khi nhớ về cùng một sự kiện rất khác nhau do ký ức có thể thay đổi. Con người có thể bị cấy ký ức giả, hoặc do não tự tạo ra những ký ức không thật. Tuy nhiên, việc não bộ đôi khi tự tạo ra ký ức giả không hẳn là tiêu cực, theo Science Alert.
Elizabeth F. Loftus, giáo sư tâm lý học nhận thức và ký ức con người, thực hiện các nghiên cứu cho thấy ký ức có thể bị bóp méo.
Trong một nghiên cứu, người tham gia được xem những video mô phỏng các vụ tai nạn hoặc phạm tội. Các nhà khoa học sau đó khiến họ tin rằng chiếc xe trong vụ tai nạn chạy qua một biển báo dừng lại thay vì biển báo nhường đường, hoặc tên trộm có tóc xoăn thay vì tóc thẳng.
"Việc bóp méo ký ức về những chi tiết mà người xem thực sự nhìn thấy được thực hiện khá dễ dàng bằng cách cung cấp cho họ những thông tin gợi nhắc", Loftus cho biết.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục đặt ra câu hỏi, liệu có thể cấy ký ức hoàn toàn giả vào não người về những chuyện chưa từng xảy ra hay không. Kết quả là điều này hoàn toàn khả thi.
Người bình thường có thể được cấy ký ức về những sự kiện chưa từng diễn ra. Ảnh: Business Insider.
Người bình thường có thể được cấy ký ức về những sự kiện chưa từng diễn ra. Ảnh:Business Insider.
Loftus và một số nhà nghiên cứu khác, trong đó có Julia Shaw, cấy thành công ký ức mới vào não người bình thường. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học khiến 70% người tham gia tin rằng mình đã phạm tội như ăn trộm hay hành hung chỉ bằng các kỹ thuật lấy ký ức trong những cuộc thẩm vấn.
Họa sĩ  nổi tiếng Salvador Dali từng nói: "Khác biệt giữa ký ức giả và ký ức thật cũng giống như với đá quý, những viên giả lúc nào trông cũng thật nhất, rực rỡ nhất". Điều này có thể giúp giải thích tại sao con người nhanh chóng tin vào những ký ức giả.
Khái niệm về bóp méo ký ức xuất hiện hơn 100 năm trước, khi nhà tâm lý Hugo Münsterberg viết trên tạp chí Times về trường hợp một phụ nữ tử vong ở Chicago. Con trai của một người nông dân bị buộc tội giết người. Sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, anh ta thừa nhận mình đã sát hại người phụ nữ dù bản thân có chứng cớ ngoại phạm.
Anh ta sẵn sàng thú tội và kể đi kể lại sự việc, mỗi lần lại chi tiết hơn. Câu chuyện ngày càng trở nên mâu thuẫn và vô lý. Tuy nhiên, chàng trai cuối cùng vẫn bị kết tội và xử tử. Münsterberg cho rằng anh ta đã vô thức tự dựng lên câu chuyện sau khi cảnh sát thẩm vấn.
Những lời nhận tội sai có thể xảy ra khi bị tra hỏi quyết liệt. Có thể nạn nhân thực sự tin rằng họ đã phạm tội, hoặc họ chỉ muốn kết thúc tình trạng bị thẩm vấn. Loftus cho biết, trừ khi có lý do để nghi ngờ ký ức của ai đó bị bóp méo, không có cách nào biết chắc người này đang kể lại một ký ức giả nếu chỉ lắng nghe.
Một số người có thể nhận tội sai do ký ức giả. Ảnh: Undark. 
Một số người có thể nhận tội sai do ký ức giả. Ảnh: Undark. 
Các nhà khoa học thần kinh từng tiến hành quét não những người có ký ức giả và thật để tìm ra điểm khác biệt. Trong một nghiên cứu của Đại học Daegu, Hàn Quốc, 11 người tham gia đọc một danh sách gồm nhiều từ xếp theo từng nhóm khác nhau, ví dụ như "động vật chăn nuôi".
Sau đó, nhóm nghiên cứu hỏi họ xem một số từ nhất định có nằm trong danh sách ban đầu không, đồng thời sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng để phát hiện thay đổi trong lưu thông máu đến các vùng não.
Khi những người tham gia tự tin vào câu trả lời của mình và nói đúng, lưu thông máu đến hồi hải mã tăng. Hồi hải mã là vùng não quan trọng trong việc lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. Nếu họ tỏ ra chắc chắn nhưng lại trả lời sai, số trường hợp này chiếm khoảng 20%, lưu thông máu đến vùng não trán và đỉnh lại tăng. Đây là khu vực gắn với cảm giác quen thuộc.
Có một giả thuyết giải thích tại sao não lại xuất hiện những ký ức giả gọi là "giả thuyết theo dấu mơ hồ" do các nhà nghiên cứu Charles Brainerd và Valerie F. Reyna đưa ra. Đây cũng là giả thuyết đầu tiên giải thích mô hình Deese-Roediger-McDermott (DRM).
Theo mô hình DRM, người tham gia được cung cấp một danh sách các từ liên quan đến nhau như giường, ngủ, mệt mỏi, mơ, ngáp, sau đó phải nhắc lại nhiều từ nhất có thể. Họ bắt đầu liệt kê những từ liên quan như ngủ trưa hay chợp mắt, trong khi chúng không thuộc danh sách ban đầu.
"Mọi người nhắc lại những từ không nằm trong danh sách và tỏ ra rất chắc chắn. Đó là ký ức giả", Reyna cho biết.
Ký ức giả khiến mọi người nhớ về những sự kiện chưa từng xảy ra. Ảnh: ABC News.
Ký ức giả khiến mọi người nhớ về những sự kiện chưa từng xảy ra. Ảnh: ABC News.
Theo giả thuyết theo dấu mơ hồ, có hai loại ký ức là ký ức nguyên văn và ký ức ý chính. Ký ức nguyên văn là khi con người nhớ chính xác những chuyện xảy ra một cách chi tiết, trong khi ký ức ý chính là những hình dung mơ hồ về sự việc trong quá khứ.
"Khi trưởng thành và già đi, chúng ta phụ thuộc nhiều vào ký ức ý chính hơn là nhớ nguyên văn", Reyna nói. Ký ức ý chính ảnh hưởng nhiều hơn khi nhớ lại một sự kiện đã xảy ra trước đó một khoảng thời gian dài.
Giả thuyết theo dấu mơ hồ dự đoán chính xác ảnh hưởng của tuổi tác đến ký ức, gọi là "hiệu ứng phát triển ngược". Khi trưởng thành, ký ức nguyên văn sẽ phát triển, người ta có thể kể lại các sự kiện chi tiết hơn, nhưng đồng thời ký ức ý chính cũng phát triển. "Điều này nghĩa là nếu bù trừ tất cả những ký ức đúng và ký ức sai thì tỷ lệ nhớ chính xác của trẻ em sẽ cao hơn người lớn", Reyna giải thích.
Trên thực tế, dù ai cũng tạo ra ký ức giả ở mức độ nào đó nhưng mọi người vẫn xoay sở tốt, Reyna nhận định. Xét theo quan điểm tiến hóa, thậm chí việc dựa vào ký ức ý chính còn mang lại một số lợi ích.
Ký ức ý chính có thể giúp con người đưa ra những lựa chọn an toàn hơn. Ảnh: 123Gamble.
Ký ức ý chính có thể giúp con người đưa ra những lựa chọn an toàn hơn. Ảnh:123Gamble.
Nghiên cứu của Reyna cho thấy, ký ức ý chính giúp con người đưa ra những quyết định có lợi hơn khi đứng trước rủi ro.
Nghịch lý Allais đặt ra tình huống, người tham gia được quyền lựa chọn giữa ván cược A với tỷ lệ 100% trúng một triệu USD và ván cược B với tỷ lệ 89% trúng một triệu USD, 10% trúng 5 triệu USD và 1% không được gì.
Trên quan điểm kinh tế, nếu tính toán theo công thức, bạn nên chọn B để có khả năng nhận được nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, thực tế phần lớn mọi người lại chọn A để chắc chắn mang về một triệu USD.
"Phần lớn mọi người cho rằng nhận một khoản tiền lớn thì tốt hơn là gặp rủi ro chẳng được gì cả, đó là do ký ức ý chính. Ký ức ý chính và xu hướng lựa chọn theo cách này tăng lên khi trưởng thành. Vấn đề không phải là tối đa hóa số tiền mà là nhìn vào những khả năng chắc chắn", Reyna giải thích.
Thay vì cho rằng ký ức không hoàn hảo là ảnh hưởng tiêu cực của tuổi tác, mọi người hãy nghĩ nó có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định an toàn, đầy đủ thông tin hơn, Reyna nhận xét. Ký ức ý chính cũng là một cách thể hiện não người có khả năng thích ứng tốt với xung quanh.
Thu Thả

11 dấu hiệu của người thiếu trí tuệ cảm xúc

Nguồn Dân trí.com.vn, copy cho dễ tìm
Khi chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) lần đầu tiên đặt ra, nó được ví như mắt xích còn thiếu trong một phát hiện đặc biệt: những người có chỉ số IQ trung bình lại thực hiện công việc tốt hơn 70% so với những người có chỉ số IQ cao nhất. Sự bất thường này đã phá tan niềm tin rằng IQ là thứ duy nhất quyết định sự thành công.

Giờ đây, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ xúc cảm là yếu tố phân biệt giữa những người xuất sắc và số đông còn lại. Sự liên kết này mạnh mẽ đến nỗi 90% số người thành công hàng đầu đều có EQ cao
Trí tuệ cảm xúc là một thứ tương đối trừu tượng với mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý hành vi, định hướng trong sự phức tạp của xã hội và đưa ra những quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.
Mặc dù EQ rất quan trọng, song bản chất vô hình của nó khiến bạn khó biết được chỉ số của mình và cần làm gì để cải thiện. Mặc dù có những bài test EQ đã được kiểm chứng khoa học, nhưng đa phần bạn sẽ phải trả tiền cho chúng. Do đó, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu để xác định những hành vi là dấu hiệu của chỉ số EQ thấp. Và dưới đây là những hành vi mà bạn sẽ muốn tránh.

1. Dễ bị stress

Khi bạn dồn nén cảm xúc của mình, chúng sẽ nhanh chóng biến thành căng thẳng, stress và lo âu. Những cảm xúc không được giải toả sẽ khiến tâm trí và cơ thể trở nên căng cứng.
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý stress dễ dàng hơn vì nó cho phép bạn phát hiện và giải quyết những tình huống khó khăn trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Những người không sử dụng các kỹ năng trí tuệ cảm xúc của mình sẽ dễ tìm đến những phương pháp khác kém hiệu quả hơn để quản lý tâm trạng. Họ sẽ dễ bị lo ấu, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, thậm chí cả ý tưởng tự tử gấp đôi so với những người khác.

2. Khó bảo vệ quyền lợi của mình

Những người có chỉ số EQ cao là những người rất biết cách cân bằng giữa lòng tốt, sự thông cảm và tử tế với khả năng bảo vệ quyền lợi của mình và thiết lập ranh giới. Sự kết hợp khéo léo này là điều lý tưởng trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Với phần lớn mọi người khi gặp trở ngại, họ thường có hành vi tiêu cực hoặc gây hấn. Còn những người có trí thông minh cảm xúc vẫn giữ được sự cân bằng và bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tránh xa những phản ứng cảm xúc hồ đồ. Điều này cho phép họ vô hiệu hóa những khó khăn và những người “khó chịu” mà không tạo ra kẻ thù.

3. Hạn chế vốn từ để diễn tả cảm xúc bản thân

Ai cũng có cảm xúc, nhưng chỉ một số ít người có thể xác định chính xác những cảm xúc đó như chúng xảy ra. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 36% dân số làm được điều này, và đây là một vấn đề vì những cảm xúc không được gọi tên thường sẽ bị hiểu sai, dẫn đến những lựa chọn bất hợp lý và những hành động phản tác dụng.
Những người có chỉ số EQ cao là bậc thầy về cảm xúc của mình vì họ hiểu chúng và họ có thể sử dụng kho từ vựng lớn về cảm xúc để làm điều đó. Trong khi nhiều người chỉ có thể diễn tả cảm giác của mình là "tồi tệ", thì những người có trí tuệ cảm xúc có thể chỉ ra rằng họ đang cảm thấy "cáu kỉnh", "thất vọng", "chán nản" hay "lo lắng". Càng lựa chọn từ ngữ cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng biết chính xác mình đang cảm thấy như thế nào, điều gì gây ra nó, và nên làm gì đối với nó.

4. Định kiến và cố chấp

Những người có chỉ số EQ thấp rất nhanh có định kiến và sau đó họ thu thập những bằng chứng ủng hộ ý kiến ​​của mình và phớt lờ mọi bằng chứng chứng minh điều ngược lại.
Thông thường họ sẽ tranh cãi tới cùng để bảo vệ lý lẽ của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, vì các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ có thể trở thành chiến lược của cả nhóm.
Người có trí tuệ xúc cảm dành thời gian xem xét kỹ những lập luận của mình vì họ biết những phản ứng ban đầu thường bị cảm xúc chi phối. Họ để những ý tưởng của mình có thời gian phát triển, cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra và suy xét các lập luận phản bác có thể có. Sau đó họ truyền đạt ý tưởng của mình theo cách hiệu quả nhất, có tính đến nhu cầu và ý kiến ​​của người nghe.

5. Thù dai ghét lâu

Những cảm xúc tiêu cực đi kèm với sự hằn thù thực ra là một phản ứng stress. Chỉ nghĩ về một sự kiện nào đó cũng đưa cơ thể của bạn vào chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy” - một cơ chế sinh tồn buộc bạn phải đứng lên và chiến đấu hoặc chạy thật nhanh khi đối mặt với mối đe dọa.
Khi một mối đe dọa sắp xảy ra, phản ứng này là thiết yếu cho sự sống còn của bạn, nhưng khi mối đe dọa đã lùi xa trong quá khứ, thì việc giữ lại kiểu stress này sẽ tàn phá trên cơ thể bạn và để lại những hậu quả xấu về sức khỏe qua thời gian.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory đã chỉ ra rằng stress lâu ngày góp phần làm tăng huyết áp và bệnh tim. Giữ sự hằn thù trong lòng có nghĩa là bạn đang tự ôm lấy stress, và những người thông minh về mặt cảm xúc luôn tránh điều này bằng mọi giá. Rũ bỏ sự hận thù không chỉ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn ngay lúc đó mà còn cải thiện sức khỏe của bạn.

6. Không học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ

Người có trí tuệ xúc cảm luôn giữ khoảng cách với những sai lầm của họ, nhưng không có nghĩa là họ sẽ quên chúng. Bằng cách giữ một khoảng cách an toàn với những sai lầm của mình, nhưng vẫn đủ để rút kinh nghiệm từ chúng, họ có thể thích nghi và điều chỉnh để thành công trong tương lai.
Dằn vặt quá nhiều về những sai lầm trong quá khứ khiến bạn lo lắng và xấu hổ, còn quên hẳn chúng đi lại dễ khiến bạn lặp lại chính những lỗi lầm của mình. Chìa khóa để cân bằng nằm ở khả năng của bạn biến thất bại thành những viên gạch lót đường cho thành công. Điều này tạo cho bạn thói quen tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.

7. Thường cảm thấy bị hiểu nhầm

Khi thiếu trí tuệ cảm xúc, bạn sẽ rất khó giao tiếp với những người khác. Bạn cảm thấy bị hiểu lầm vì bạn không đưa ra những thông điệp theo cách mà mọi người có thể hiểu được.
Kể cả khi đã tập luyện, người có trí tuệ cảm xúc biết rằng họ không luôn truyền đạt mọi ý tưởng một cách hoàn hảo. Họ nắm bắt được khi nào người khác không hiểu họ đang nói gì, điều chỉnh cách tiếp cận của họ và diễn đạt lại ý tưởng của họ theo một cách dễ hiểu hơn.

8. Không biết điều gì khiến mình bị “chạm nọc”

Mỗi người đều có những điều khiến họ dễ nổi giận - những tình huống hoặc những con người khiến họ bị “chạm nọc” và dễ dàng bùng nổ. Những người có EQ cao tìm hiểu rõ những yếu tố này và dùng nó để tránh những tình huống hoặc những con người trước khi điều tệ hại xảy ra.

9. Không biết cách tức giận

Trí tuệ cảm xúc không có nghĩa phải luôn tỏ ra dễ thương, mà là quản lý cảm xúc của bạn để đạt được kết quả tốt nhất. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc cho mọi người thấy bạn đang khó chịu, đang buồn chán hoặc thất vọng.
Luôn luôn che giấu cảm xúc dưới cái vỏ hạnh phúc và tích cực không phải là một cách tốt. Người thông minh về cảm xúc là người biết sử dụng những cảm xúc tiêu cực và tích cực một cách có chủ đích trong những tình huống thích hợp.

10. Đổ lỗi cho người khác về cảm xúc của mình

Cảm xúc đến từ bên trong mỗi người. Thật dễ dàng khi đổ lỗi những cảm xúc của bạn cho hành động của người khác, nhưng bạn mới là người phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của mình. Không ai có thể khiến bạn cảm thấy bất cứ điều gì mà bạn không muốn. Mọi suy nghĩ theo cách khác sẽ chỉ cản trở bạn.

11. Dễ “xù lông nhím”

Nếu hiểu rõ mình là ai, người khác sẽ khó có cơ hội nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn ấm ức. Người có EQ cao sẽ rất tự tin và cởi mở, khiến họ mạnh mẽ hơn. Họ thậm chí có thể tự trào phúng về mình hoặc để cho người khác trêu chọc vì họ có thể phân biệt giữa sự hài hước và sự coi thường.
Không như IQ, EQ có thể dễ dàng thay đổi. Khi bạn đào tạo bộ não bằng cách thực hành những hành vi EQ mới, nó sẽ tạo thành những chu trình cần thiết để biến chúng thành thói quen. Khi bộ não củng cố việc sử dụng các hành vi mới này, những kết nối hỗ trợ các hành vi xấu cũ sẽ mất dần. Không bao lâu, bạn sẽ bắt đầu tự động đáp ứng với môi trường xung quanh bằng trí thông minh cảm xúc.
Cẩm Tú
Theo Huffingtonpost

Bí ẩn của những người ngủ ít


 Bạn sẽ làm gì nếu bạn có thêm 60 ngày rảnh rỗi trong một năm?
Hãy hỏi Abby Ross, một nhà tâm lý học về hưu ở Miami, Florida, một 'người ngủ ít'. Bà chỉ cần ngủ có bốn tiếng mỗi đêm, do đó bà có rất nhiều thời gian rảnh rỗi trong khi phần còn lại của thế giới vẫn còn chìm trong giấc ngủ.

'Có hai cuộc sống'

"Có thêm nhiều thời gian trong ngày là một điều tuyệt vời - tôi cảm thấy tôi có thể sống hai cuộc sống," bà nói.
Những người ngủ ít như bà Ross không bao giờ cảm thấy uể oải cũng như họ không bao giờ ngủ nướng.
Họ dậy sớm - thường là khoảng bốn hay năm giờ sáng - và đầy hứng khởi để bắt đầu một ngày mới.
Margaret Thatcher có lẽ là một trong những người như vậy - bà từng có câu nói nổi tiếng rằng bà chỉ cần ngủ có bốn tiếng mỗi đêm trong khi Mariah Carey thì nói cô cần ngủ đến 15 tiếng mỗi đêm.
Điều gì khiến cho một số người có giấc ngủ hiệu quả đến tuyệt vời như vậy trong khi những người khác thì dành cả nửa ngày để chợp mắt? Và liệu chúng ta có thể thay đổi thói quen ngủ để cho giấc ngủ của chúng ta hiệu quả hơn?
Hồi năm 2009, một người phụ nữ đến phòng thí nghiệm của Ying-Hui Fu tại Đại học California ở San Francisco than thở rằng bà luôn thức dậy quá sớm.
Lúc đầu, Fu nghĩ rằng người phụ nữ này là một người thức dậy quá sớm - tức là bà đi ngủ sớm và dậy sớm. Tuy nhiên, theo lời bà thì bà đi ngủ vào khoảng nửa đêm và thức dậy vào lúc 4h sáng và cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo. Và một số thành viên trong gia đình bà cũng gặp tình trạng như vậy, bà cho biết.
Fu và các đồng nghiệp của bà đã so sánh bản đồ gene của các thành viên khác nhau trong gia đình người phụ nữ này. Họ phát hiện ra một đột biến nhỏ ở một gene có tên DEC2, vốn hiện diện trong những người ngủ ít nhưng lại không thấy ở những thành viên có giấc ngủ bình thường cũng như ở 250 tình nguyện viên.
Khi các nhà khoa học này cho sản sinh loài chuột có đột biến tương tự thì những con chuột này cũng ngủ ít hơn nhưng vẫn hoạt động như những con chuột bình thường ở những chức năng cơ thể và chức năng nhận thức.

Tại sao ngủ đủ giấc quan trọng?

Ngủ quá ít thường có ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Nó có thể gây ra chứng trầm cảm, tăng cân và khiến bệnh nhân gặp nguy cơ đột quỵ và tiểu đường cao hơn.
"Giấc ngủ thật sự rất quan trọng, nếu bạn ngủ đủ giấc bạn có thể tránh được nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh mất trí nhớ," Fu nói. "Nếu ai đó bị mất chừng hai giờ ngủ mỗi ngày, chức năng nhận thức của họ sẽ bị suy yếu nghiêm trọng gần như ngay lập tức."
Tuy nhiên tại sao giấc ngủ quan trọng như vậy vẫn là một điều bí ẩn. Nhận thức chung của các nhà khoa học là bộ não con người cần giấc ngủ để dọn dẹp sắp xếp lại và bảo trì mọi thứ do não bộ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Trong khi chúng ta ngủ, não bộ chúng ta sẽ hồi phục lại những hư tổn trong tế bào, đào thải chất độc tích lũy trong ngày, củng cố nguồn cung cấp năng lượng và giúp bộ nhớ nghỉ ngơi.

Rõ ràng những người có đột biến gien DEC2 cũng có thể thực hiện những chức năng dọn dẹp như vậy trong khoảng thời gian ngắn hơn. "Đơn giản là giấc ngủ của họ hiệu quả hơn những người còn lại trong số chúng ta," Fu cho biết. "Nhưng làm sao mà họ lại có khả năng đó? Đó là vấn đề mấu chốt."
Kể từ khi phát hiện ra đột biến gien DEC2, nhiều người đã nói rằng họ chỉ ngủ có vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, Fu cho biết. Phần lớn những người này bị chứng mất ngủ, bà nói. "Chúng tôi không tập trung vào những người bị khó ngủ vốn khiến họ ngủ không đủ giấc mà chúng tôi muốn tập trung vào những người chỉ ngủ chỉ có vài tiếng nhưng tinh thần vẫn minh mẫn."

'Lạc quan và hăng say'

Trong số tất cả những người có giấc ngủ ngắn mà Fu đã nghiên cứu đều có triển vọng tích cực. "Theo những gì mà họ kể lại," bà nói, "thì họ cảm thấy tràn đầy năng lượng, rất lạc quan. Điều rất bình thường là tất cả họ đều cảm thấy họ muốn làm việc hăng say nhất có thể nhưng chúng tôi vẫn không nắm chắc bằng cách nào hay liệu điều này có liên quan gì đến đột biến gene hay không."
Ross có lẽ nằm trong tuýp người này. "Tôi luôn cảm thấy rất sảng khoái mỗi khi tôi thức dậy," bà nói. Bà đã ngủ chỉ từ bốn đến năm tiếng mỗi ngày từ lúc nào bà cũng không thể nhớ nổi.
"Những lúc vào buổi sáng - khoảng năm giờ sáng - là khoảng thời gian tuyệt vời. Không khí thật yên bình và tĩnh lặng và bạn có thể làm được nhiều việc. Tôi ước chi có nhiều cửa hàng mở cửa vào lúc đó. Tuy nhiên tôi có thể mua sắm trên mạng, hoặc tôi có thể đọc - có rất nhiều thứ để đọc trong cuộc sống này. Hoặc tôi có thể đi ra ngoài và tập thể dục trước khi mọi người thức dậy hay nói chuyện với những người ở các múi giờ khác nhau."
Thời gian ngủ ngắn giúp cho bà hoàn tất chương trình đại học chỉ trong vòng hai năm rưỡi cũng như cho bà thời gian để học thêm nhiều kỹ năng mới.
Chẳng hạn như, chỉ ba tuần sau khi sinh đứa con trai đầu lòng, Ross quyết định dành một buổi sáng sớm của bà để chạy quanh khu nhà. Bà mất hết 10 phút. Vào ngày kế tiếp bà tiếp tục chạy và chạy thêm được một quãng nữa.
Bà tăng dần thời gian chạy và cuối cùng bà có thể hoàn thành không chỉ một mà 37 cuộc chạy marathon trong vòng ba năm. "Tôi có thể thức dậy và tập thể dục và đến khi những người khác thức dậy thì mọi việc đã xong," bà cho biết.

Hồi còn nhỏ, Ross nhớ bà dậy rất sớm cùng với bố, một người cũng dậy rất sớm. "Những buổi sáng sớm của chúng tôi đã cho cha con tôi khoảng thời gian rất đặc biệt," bà kể. Giờ đây, ngay cả khi bà ngủ nướng - mà bà nói chỉ xảy ra một vài lần - chồng bà nghĩ rằng bà đã chết.

Điều chỉnh thời gian thức giấc

Sau đó, Fu đã sắp xếp lại bộ gene của một số gia đình khác cũng ngủ ít. Đó chỉ mới là khởi đầu để hiểu về đột biến gene dẫn đến tình trạng này nhưng về mặt nguyên tắc một ngày nào đó nó có thể giúp cho những người khác cũng có thể ngủ ít được.
Cho đến khi đó, liệu có điểm yếu nào đối với giấc ngủ trong số phần còn lại của chúng ta?
Neil Stanley, một chuyên viên tư vấn giấc ngủ độc lập, nói rằng có. "Cách hiệu quả nhất để cải thiện giấc ngủ là điều chỉnh lại thời gian thức giấc vào buổi sáng."
Stanley cho rằng khi cơ thể chúng ta đã quen với thời gian mà nó cần thức dậy thì chúng ta có thể sử dụng thời gian có được để ngủ một cách hiệu quả nhất có thể.
"Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể chúng ta đã chuẩn bị thức dậy một tiếng rưỡi trước khi chúng ta thật sự thức dậy. Cơ thể chúng ta muốn có sự thường xuyên do đó nếu chúng ta thay đổi thói quen ngủ thì cơ thể không có dấu hiệu gì để biết khi nào nó cần chuẩn bị để thức dậy."
Bạn có thể giúp cho cơ thể của mình bằng cách bỏ qua những định kiến của xã hội về giấc ngủ, ông nói.
"Có quan niệm cho rằng ngủ ít là điều tốt và nên được khuyến khích - chúng ta thường ca ngợi những tấm gương như Margaret Thatcher và những giám đốc điều hành hàng đầu vốn không cần ngủ nhiều. Thật ra, thời lượng giấc ngủ cần thiết đối với bạn được quyết định ở yếu tố di truyền cũng như chiều cao của bạn vậy. Một số người chỉ cần ngủ rất ít trong khi những người khác cần ngủ đến 11 hay 12 tiếng mới khỏe được."
Stanley nói rằng rất nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ thật ra không có bệnh gì hết. Họ nghĩ rằng họ cần phải ngủ trong bao nhiêu đó thời gian.
"Nếu tất cả chúng ta đều biết được thời gian ngủ của mình và sống tương thích thì chúng ta có thể tạo nên khác biệt lớn đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta," ông nói.

Vì sao ta dễ chịu khi gãi đúng chỗ ngứa?



J R Traver bắt đầu bị ngứa vào khoảng sinh nhật 40 tuổi, và đã liên tục gãi đến trầy da cho đến khi bà qua đời 40 năm sau đó.



Nhà động vật học này tin rằng bà và hai người phụ nữ họ hàng với mình đã bị một loại ký sinh trùng tên là Dermatophagoides scheremetewskyi đeo bám trên da.


Sau 17 năm cố gắng loại trừ giống ký sinh trùng sống bám trên cơ thể mình, bà thậm chí đã công bố một nghiên cứu về tình trạng cơ thể bà bị huỷ hoạt trong một tạp chí khoa học, Proceedings of the Entomological Society of Washington, có lẽ với mong muốn sẽ có ai đó biết được cách chữa bệnh ngứa tồi tệ này.


Để chữa trị, bà đến gặp các bác sĩ, bác sĩ da liễu, bác sĩ thần kinh và nhiều người ở các ngành khác.


Bà dùng các loại thuốc diệt ký sinh độc hại cho sức khoẻ, dùng đi dùng lại, chỉ với mong muốn diệt được những con ký sinh đang bám trên cơ thể mình.


Dùng móng tay, bà tìm cách cào bật chúng khỏi da mình, khiến cơ thể bị tổn thương.


Vài mẫu da bà lấy từ chính cơ thể và da đầu được gửi cho các nhà côn trùng học.


Một bác sĩ chỉ định điều trị tâm lý, nhưng bà đã thuyết phục được bác sĩ tâm lý rằng bà không cần điều trị.


“Cho đến nay, chưa có phương pháp chữa trị nào loại bỏ được bọn ký sinh trùng hoàn toàn,” bà viết.
Bí ẩn cơn ngứa


Giờ đây, chúng ta đã biết không có bầy ký sinh trùng bí ẩn nào sống dưới da, trên da hay bên trong cơ thể của Traver và những người họ hàng của bà trong 40 năm đó.


Bà bị mắc chứng bệnh rối loạn thần kinh gọi là delusory parasitosis (bệnh ký sinh trùng ảo tưởng), một tình trạng khiến bệnh nhân cố gắng truy tìm các nguyên nhân gây ra cảm giác trên cơ thể họ, thường là cảm giác cơ thể họ đang bị tổn hại.


Câu chuyện của Traver giống với những người bị bệnh ký sinh trùng ảo tưởng này, nhưng vẫn có vẻ là một ca hiếm gặp.


Những phàn nàn tương tự chiếm ít hơn 2,5% trong số thời gian điều trị của bác sĩ da liễu. Nhưng ngứa là một tình trạng phổ biến hàng ngày của bất cứ ai trên trái đất này.


Không ai thực sự biết ngứa là gì.

Image copyrightiStock




Định nghĩa về ngứa vẫn được hầu hết bác sĩ và nhà nghiên cứu chấp nhận đã có từ 350 năm trước, do một bác sĩ người Đức tên Samuel Hafenreffer đưa ra.


Ông viết một cách hơi vòng vo rằng ngứa là “cảm giác khó chịu kích thích phản xạ hoặc mong muốn gãi”.


Nếu bạn gãi, thì cảm giác đã kích thích phản xạ gãi đó được gọi là ngứa. Đó là một định nghĩa đáng tin cậy, nhưng không hữu ích.


Nhìn sơ qua, có vẻ như ngứa và cơn đau có liên hệ với nhau.


Trên da có hàng loạt các đầu dây thần kinh gọi là các thụ thể đau. Chức năng của các thụ thể đau này là truyền thông tin về sự hiện diện của các kích thích tiềm ẩn gây nguy hiểm trên da đến tuỷ sống và não.


Khi bị tấn công nhẹ, các tế bào thần kinh này gây ra cảm giác ngứa, và nếu bị tấn công mạnh hơn, cảm giác tạo ra sẽ gây đau.


Đó là giải thích theo “thuyết cường độ”.


Nhưng cũng có một cách giải thích khác, gọi là “thuyết đặc tính”.


Thuyết này cho rằng một số tế bào thần kinh sẽ thể hiện cơn đau, trong khi một số tế bào thần kinh khác tạo ra cơn ngứa, với tên thường gọi là “bệnh ngứa”. Hoặc cũng có thể có một nhóm tế bào thần kinh cho các thụ thể đau, nhưng bằng cách nào đó các tế bào này có thể phân biệt được các kích thích là ngứa hay cơn đau.
Ám ảnh gãi ngứa


Cơn ngứa có thể xuất hiện thình lình vì bất cứ lý do gì.


Trước tiên là cơn ngứa dữ dội. Đây là cảm giác chúng ta thường gặp phải, thường xuất hiện vì vài lý do đơn giản như bị côn trùng cắn.


Rồi có loại ngứa mãn tính, ngứa bệnh lý, thường có liên quan đến việc da bị khô, bị eczema, vẩy nến hoặc các bệnh da liễu khác.


Bệnh u não, đa xơ cứng, bệnh gan mãn tính, ung thư bạch huyết, bệnh AIDS, và chứng cường giáp đều gây ra các cơn ngứa mãn tính, bên cạnh một số bệnh thần kinh.


Tiếp đến là các yếu tố tâm lý và nhận thức gây ra cơn ngứa, nhưng không phải tất cả đều kỳ dị như bệnh ký sinh trùng ảo tưởng mà Traver mắc phải.


Ánh ảnh cần phải gãi ngứa có thể là biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong các ca bệnh này, hành động gãi liên tục có thể gây tổn thương da và làm trầm trọng thêm căn bệnh.


Cảm giác ngứa có thể được giảm bớt bằng cách kích thích gây ra cơn đau. Cách này khiến ngứa trở thành một triệu chứng kỳ lạ hơn.

Image copyrightiStock




Gãi ngứa là cách tạo ra một cơn đau nhỏ, và cảm giác hơi đau khi ta dùng móng tay cào trên da, hay đắp cái gì đó lạnh hoặc nóng, hoặc cay lên, hoặc một chút giật điện nhỏ có vẻ thực sự có tác dụng giúp giảm cơn ngứa.


Nghịch lý thay, điều này có nghĩa là các loại thuốc giảm đau có thể làm tăng độ ngứa trên người bạn.


Giữa cơn đau và cảm giác ngứa có sự khác biệt khá rõ tuy chúng dễ bị nhầm lẫn với nhau.


Khi thứ gì đó gây đau, cơ thể chúng ta phản ứng bằng phản xạ rút lui. Ví dụ như thử đặt tay gần ngọn lửa nến, bạn bị đau vì nóng nên muốn rụt tay ngay lại.


Nhưng gãi ngứa lại có xu hướng khiến bạn muốn gãi nhiều hơn, thay vì giảm dần ở khu vực bị ngứa.


Gãi ngứa thực sự tạo ra cảm giác dễ chịu, và cho thấy phản xạ gãi ngứa có thể có nguồn gốc tiến hoá: việc xem xét kỹ hơn và gãi nhanh sẽ giúp ta loại bỏ côn trùng trên da hiệu quả hơn so với phản xạ rụt lại.


Gãi ngứa là cách khá tốt không chỉ để loại bỏ côn trùng hay ký sinh trùng, mà còn loại bỏ các mẩu thực vật hay các chất không mong muốn dính trên da hay tóc con người.
Ngứa “lây lan”


Sau đây là cơ chế của cơn ngứa: Khi có gì đó can thiệp vào da bạn, như muỗi cắn, tế bào da tiết ra một chất gọi là histamin.


Chất này kích thích các thụ thể đau trên da để gửi thông điệp đến tuỷ sống. Tuỷ sống sau đó sẽ gửi thông điệp đến một bó dây thần kinh gọi là bó tủy đồi thị (spinothalamic), rồi truyền tới não.


Năm 2009, các nhà nghiên cứu tiêm chất histamine để gây ngứa trên chân của con vật linh trưởng làm thí nghiệm. Histamine là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng trên cơ thể người.


Trong khi đó, họ sử dụng điện cực để quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong bó tuỷ đồi thị của con linh trưởng.


Ngay khi chất histamine được tiêm vào, các tế bào thần kinh của nó bắt đầu nóng lên và hoạt động gấp gáp hơn.


Khi các nhà khoa học gãi cho con vật, các tế bào thần kinh bớt nóng dần.


Điện cực cho họ thấy hành động gãi tác động lên tuỷ sống chứ không phải lên não. (Thật vậy, không có “vùng ngứa” trong não).

Image copyrightiStock




Nhưng khi gãi trước lúc tiêm chất histamine, con vật chẳng cảm thấy dễ chịu gì. Như vậy, bằng cách nào đó, tuỷ sống biết khi nào gãi có tác dụng, khi nào không.


Bạn có thấy ngứa chưa? Nếu bạn cảm thấy ngứa, đó là vì ngứa cũng giống như ngáp, đều có tác dụng lây lan.


Các bác sĩ cho biết họ thường cảm thấy ngứa sau khi trị cho các bệnh nhân bị ghẻ.


Và các nhà nghiên cứu có lần từng đưa ra một bài giảng về ngứa để quan sát thử họ có thể khiến khán giả ngồi nghe cảm thấy ngứa không. Và quả thật khán giả đã bị ngứa theo.


Các camera bí mật cho thấy khán giả ngồi gãi trong suốt thời gian nghe bài diễn thuyết này nhiều hơn rất nhiều so với một bài diễn thuyết thông thường khác.


Cơn ngứa lây lan có thể thấy ở loài khỉ, cho thấy về khả năng hấp dẫn cho rằng có thể đó là ưu điểm của quá trình tiến hoá, khiến chúng ta bắt đầu tự gãi ngay khi thấy người khác ngồi gãi.
Ngứa là thú vui?


Và hãy xem xét việc này: gãi ngứa thường không bị coi là cơn đau và có thể hoàn toàn dễ chịu.


Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành da liễu, Journal of Investigative Dermatology, vào năm 1948, bác sĩ bệnh học thần kinh George Bishop từ Đại học Y Washington viết, “gãi ngứa một cách thô bạo có thể gây ra cơn đau ở vị trí khác có thể được coi như một trong những thú vui tinh tế nhất”.


Và tuy điều này khiến việc được người yêu gãi lưng là cảm giác khá dễ chịu, nhưng nó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng với những người mắc các bệnh liên quan tới chứng ngứa mãn tính.


Bệnh nhân eczema cho biết họ gãi cho đến lúc không còn cảm thấy thích thú khi gãi nữa, chứ không phải gãi cho tới khi cơn ngứa giảm đi.


Nhà thơ người Mỹ Ogden Nash nói rằng “Niềm vui là được gãi mọi chỗ ngứa”. Có lẽ ông đã đúng.

Asperger 18-1-2016


Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao (Asperger Syndrome/HFA) là gì?

đăng 11:10, 28 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 23:53, 6 thg 2, 2015 ]












Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS), một phân nhánh của Viện y tế quốc gia (National Institute of Health), định nghĩa hội chứng Asperger như sau:
Những lề thói hoặc nghi thức lặp đi lặp lại
Ngôn ngữ và lời nói kì lạ, ví dụ như nói năng trịnh trọng thái quá bằng một giọng đều đều, hoặc hiểu lời nói theo nghĩa đen,
hành vi không thích hợp về mặt xã hội và cảm xúc và thiếu khả năng tương tác với bạn bè cùng lứa,
gặp khó khăn trong giao tiếp không lời, bao gồm hạn chế trong việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ, khả năng biểu cảm nét mặt bị hạn chế hoặc không thích hợp, hoặc hay nhìn chằm chằm một cách kì lạ, mất tự nhiên,
cử động vụng về và thiếu nhịp nhàng.


Dưới đây là lịch sử hội về hội chứng Asperger do Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia viết ra, mà chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng rối loạn này và ý nghĩa của nó đối với bạn và gia đình bạn:


Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger trong khi hành nghề đã quan sát 4 đứa trẻ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Dù trí tuệ của chúng không có gì bất thường, nhưng chúng lại thiếu những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, không thể hiện sự đồng cảm với bạn bè cùng trang lứa, và cơ thể rất lóng ngóng. Cách nói năng của chúng hoặc không mạch lạc hoặc quá trịnh trọng, và chúng trò chuyện toàn chỉ về một một chủ đề mà chúng đã bị cuốn hút vào đó.


Những quan sát của Asperger được xuất bản bằng tiếng Đức vẫn chưa được biết đến rộng rãi, cho mãi đến năm 1981, khi một bác sĩ người Anh tên là Lorna Wing đem xuất bản một loạt những nghiên cứu về những đứa trẻ mắc những triệu chứng tương tự nhau, mà bà gọi là hội chứng “Asperger”. Những bài viết của bà được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Hội chứng Asperger trở thành một tình trạng và định bệnh riêng biệt và được đặc tả từ năm 1992, thời điểm nó được bổ sung vào Cẩm nang chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) phiên bản 10, Phân loại dịch bệnh toàn cầu (International Classification of Diseases (ICD-10), và vào năm 1994, nó được thêm vào phiên bản thứ 4 của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV)), một tài liệu chẩn đoán tham khảo của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association).


Những cá nhân được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn ngữ không bị chậm đáng kể, là những trường hợp rất giống với những trường hợp tự kỷ chức năng cao (High Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)) và có những triệu chứng giống nhau và được điều trị bằng những cách can thiệp giống nhau.
Những triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao là gì?


Thông thường, chỉ khi trẻ đến tuổi đi học, người ta mới có chẩn đoán hội chứng Asperger. Không như chứng tự kỷ, hội chứng Asperger nói chung chỉ được nhận ra trên cơ sở những tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, bạn có thể để ý khi chúng tương tác với những người khác, chúng sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về hành vi khác như tăng động giảm tập trung chú ý (attention deficit hyperactivity disorder ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể con bạn được chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý, cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.


Sau đây là danh sách những triệu chứng có thể có ở trẻ mắc hội chứng Asperger:
khả năng giao lưu với mọi người kém và không phù hợp
lời nói “máy móc” hoặc lặp đi lặp lại
giao tiếp phi ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, còn giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc trên trung bình
có khuynh hướng bàn luận về bản thân hơn là nói về người khác
không có khả năng hiểu những vấn đề và câu nói vốn được coi là “suy nghĩ thông thường”
không biết giao tiếp mắt hoặc đối-thoại-hai-chiều
ám ảnh bởi những chủ đề đặc dị
nói-chuyện-một-chiều
cử động và tác phong vụng về


Dấu hiệu rất rõ ràng và đặc trưng của hội chứng Asperger là bị bận tâm bởi một vấn đề cụ thể, từ những điều đơn giản như tủ lạnh hoặc thời tiết, đến những chủ đề phức tạp như tổng thống Franklin D. Roosevelt trong thời kì Đại suy thoái. Chúng trở nên chăm chú vào những đề tài này đến độ cố gắng tìm hiểu hết mức có thể từng dữ kiện và chi tiết, để rồi sau đó trở thành những chuyên gia đáng kinh ngạc. Trẻ mắc hội chứng Asperger có thể khởi đầu một cuộc nói-chuyện-một-chiều với người khác bằng cách chỉ nói về những vấn đề liên quan đến chủ đề đặc biệt ưa thích của chúng. Chúng có thể không thích thảo luận về những vấn đề khác, hoặc không thể lắng nghe và thấu hiểu những phản hồi của người khác. Con bạn có thể không nhận thấy rằng những người đối thoại với chúng đã không còn lắng nghe nữa, hoặc đã không còn thảo luận về chủ đề đó nữa.


Một triệu chứng khác của hội chứng Asperger là không có khả năng hiểu những hành động, lời nói hoặc hành vi của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger thường không hiểu những lời nói đùa, những lời ám chỉ hoặc những hành động của người khác. Những cử chỉ hoặc biểu hiện tinh tế như mỉm cười, cau mày hoặc ra hiệu “lại đây” có thể vô nghĩa với trẻ mắc hội chứng Asperger vì chúng không nhìn thấy mối liên hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ. Vì không hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nên thế giới con người dường như rất rối rắm và quá tải đối với chúng. Nói chung, người mắc hội chứng Asperger cảm thấy rất khó để nhìn ra những quan điểm của người khác. Tình trạng này khiến họ không thể dự đoán hoặc hiểu được những hành vi của người khác. Dù không phải đúng với mọi trường hợp, nhưng thường thì những người mắc hội chứng Asperger đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.


Những người mắc hội chứng Asperger thường nói năng lúng túng hoặc bất thường. Họ có thể nói rất to, giọng đều đều, hoặc nhấn giọng một cách kì lạ. Hầu như họ không thể hiểu được những tương tác xã hội, và hậu quả là họ không thể nhận ra rằng những chủ đề đang bàn luận hoặc cách nói chuyện của họ dường như không thích hợp hoặc gây phiền hà, nhất là trong những tình huống đặc biệt. Ví dụ như trẻ bình thường quen nói to khi bước vào nhà thờ mà không biết rằng mình không được nói to như vậy nữa.


Một dấu hiệu khác của hội chứng Asperger là những cử động bất thường, hoặc kĩ năng vận động bị chậm. Họ có thể đi đứng không bình thường hoặc phối hợp các thao tác rất kém. Những người này có thể rất thông minh và bộc lộ những kĩ năng ngôn ngữ thành thạo, nhưng họ lại không bắt được bóng hoặc không biết nhún nhảy trên tấm căng lò xo, bất chấp mọi cố gắng chỉ dẫn của người khác.


Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc hội chứng Asperger đều bộc lộ những triệu chứng trên, biểu hiện và mức độ từng triệu chứng của mỗi người là rất khác biệt tuy họ có cùng kết quả chẩn đoán. Tuy bộc lộ một số hoặc toàn bộ những triệu chứng trên nhưng trẻ tự kỷ cũng đồng thời sở hữu nhiều biệt tài.
Nguyên nhân của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao?


Điều quan trọng luôn nhớ là rối loạn phổ tự kỷ không phải chỉ là một rối loạn với một nguyên nhân duy nhất. Đúng hơn là thuật ngữ đó đại diện cho một nhóm rối loạn có liên quan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đa phần, hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có nguyên nhân là tập hợp các nhân tố nguy cơ về gen, có tương tác với những nguy cơ từ môi trường. Có rất nhiều gen góp phần vào hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Người ta cho rằng những gen này có tương tác với những yếu tố môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định cách thức mà cả hai yếu tố về di truyền và môi trường góp phần gây ra chứng tự kỷ.


Có một số quan niệm sai lầm về những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao không phải là do cách nuôi dạy, do cha mẹ không quan tâm, hoặc những vấn đề cảm xúc mà trẻ đã trải qua trước đó. Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao là một loại rối loạn sinh học thần kinh, không phải là hậu quả của những vấn đề bắt nguồn từ trải nghiệm sống trong cuộc đời của trẻ.




Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao khác nhau ra sao?

đăng 23:57, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:57, 31 thg 7, 2013 ]





Khi con bạn được chẩn đoán, bạn sẽ nảy sinh nhiều thắc mắc và muốn tìm kiếm câu trả lời. Một trong những thắc mắc đó là hội chứng Asperger giống và khác với những dạng rối loạn phổ tự kỷ khác ra sao? Hội chứng Asperger là một phần trong phổ tự kỷnhưng khác với tự kỷ điển hình và những rối loạn phát triển diện rộng khác ở chỗ họ phát triển ngôn ngữ sớm hơn. Sau khi con được chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ, bạn cũng cần hiểu rõ những tương đồng và khác biệt giữa các dạng rối loạn trong phổ tự kỷ.


Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao thường có cùng chẩn đoán. Mặc dù hiện giờ chúng được định bệnh là hai tình trạng tách biệt nhau, nhưng người ta vẫn đang tranh luận xem có cần thiết phải phân ra như vậy không. Có thể trong tương lai chúng sẽ được nhập lại thành một. Những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao và hội chứng Asperger thông minh ở mức trung bình hoặc trên trung bình nhưng họ có thể có khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Chẩn đoán là Asperger hay tự kỷ chức năng cao đôi khi có thể làm cha mẹ và trẻ phiền lòng vì có vẻ là thuật ngữ này chưa được định nghĩa rõ ràng. Điều cần nhớ là cả hai tình trạng này đều có biểu hiện gần giống nhau và đều được điều trị bằng các liệu pháp giống nhau. Điểm khác biệt chính ở đây là, đối với tự kỷ chức năng cao, trẻ bị chậm ngôn ngữ từ nhỏ, còn với hội chứng Asperger, trẻ không bộc lộ bất kì sự chậm phát triển ngôn ngữ nào đáng kể.
Hội chứng Asperger giống tự kỷ điển hình như thế nào?


Theo Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke (NINDS)), trẻ mắc hội chứng Asperger cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra và biểu lộ cảm xúc của mình, giống trẻ tự kỷ chức năng cao. Chúng gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác, và thường không duy trì giao tiếp mắt và khó khăn trong việc hiểu nét mặt và cử chỉ của người khác. Nhiều trẻ Asperger thích vẩy tay, một hành vi thường thấy ở tự kỷ điển hình; hoặc nói không có biểu hiện cảm xúc (hoặc cách dùng ngôn ngữ bất thường), đòi phải làm theo lịch trình cứng nhắc, tỏ ra quan tâm đến một chủ đề mãnh liệt thậm chí ám ảnh đến độ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Chúng cũng nhạy cảm với những kích thích khác, từ âm thanh cho đến quần áo hoặc các loại thức ăn.
Asperger/tự kỷ chức năng cao khác với tự kỷ điển hình như thế nào?


Điểm khác với tự kỷ điển hình là Asperger/tự kỷ chức năng cao là chúng có chỉ số IQ ở khoảng bình thường hoặc thậm chí đặc biệt cao. Với nhiều người, chúng trông có vẻ giống những đứa trẻ khác, nhưng không hẳn vậy: trẻ Asperger thường vụng về trong giao tiếp xã hội theo cách rất khó hiểu.


Điều này giải thích vì sao những người trong ngành y thường dễ bỏ qua các triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao ở trẻ nhỏ, hoặc có thể chẩn đoán sai. Trẻ bắt đầu có những kĩ năng xã hội phức tạp, như tương tác với trẻ cùng lứa trễ muộn thì bố mẹ thường chú ý tìm kiếm trợ giúp chậm trễ hơn những phụ huynh có con bộc lộ những triệu chứng rõ rệt và sâu sắc khi trẻ còn nhỏ.




Tổng quan về chẩn đoán

đăng 23:56, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:56, 31 thg 7, 2013 ]





Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao là những thuật ngữ dùng để chỉ đầu chức năng cao của phổ rối loạn phát triển diện rộng, hoặc phổ tự kỷ. Hội chứng Asperger là một nhánh tương đối mới, được chính thức công nhận trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM)) lần đầu tiên vào năm 1994. Trong tương lai, có khả năng Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh sẽ kết hợp Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao thành một loại, vì những tương đồng và cách điều trị giống nhau của chúng. Vì hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao bao gồm những triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, nên rất nhiều người có những tiều chí phù hợp với chẩn đoán này chỉ bị coi là “bất thường” hoặc “vụng về”, hoặc bị chẩn đoán nhầm với những chứng rối loạn khác như Rối loạn giảm tập trung chú ý (Attention Deficit Disorder)


Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh, phiên bản 4 (DSM-IV) Các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Asperger


A. Tương tác xã hội kém, thể hiện ra ở ít nhất hai trong số các mục sau:
Khiếm khuyết đáng kể khả năng sử dụng các giao tiếp phi ngôn ngữ như dõi theo hướng nhìn của người khác, biểu cảm nét mặt, tư thế, cử chỉ thích nghi với những tương tác xã hội
Không phát triển những mối quan hệ với những đứa trẻ cùng lứa đúng với với độ tuổi
Không tự tìm cách chia sẻ niềm vui, sự thích thú hoặc những thành quả với người khác (ví dụ như không biết khoe, đem ra hoặc cho người khác xem những gì mình thích)
Thiếu khả năng giao tiếp xã hội hoặc trao đổi cảm xúc


B. Có hành vi, sở thích, và hoạt động lặp đi lặp lại, hạn hẹp và điển hình, thể hiện ra ở ít nhất một trong số các mục sau:
Chỉ bận tâm tới một hoặc vài sở thích bất thường và hạn chế, rập khuôn và lặp đi lặp lại, bất thường về cường độ hoặc độ tập trung
Cố hữu thiếu linh hoạt với những thói quen hoặc lề thói nhất định, không có ý nghĩa.
Có những động tác điển hình, lặp đi lặp lại (ví dụ như vẩy hoặc vặn bàn tay hoặc ngón tay, hoặc có những động tác toàn thân phức tạp)
Bận tâm dai dẳng với những bộ phận nào đó của đồ vật


C. Khiếm khuyết đáng kể về chức năng giao tiếp, sinh hoạt hoặc những lĩnh vực quan trọng khác


D. Không chậm phát triển đáng kể về ngôn ngữ (ví dụ, nói được những từ đơn khi lên 2, sử dụng những cụm từ giao tiếp khi lên 3)


E. Không có chậm phát triển đáng kể về mặt nhận thức hoặc những kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với độ tuổi, hành vi thích ứng (chứ không phải tương tác xã hội), và tò mò về môi trường xung quanh lúc nhỏ.


F. Không rơi vào đúng các tiêu chí về Rối loạn phát triển diện rộng (Pervasive Developmental Disorder) cụ thể nào khác hoặc chứng tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao


Hiện nay, chưa có xét nghiệm y khoa nào cho hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Việc chẩn đoán vẫn dựa trên quan sát hành vi, thông qua trắc nghiệm giáo dục và tâm lí. Vì hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có triệu chứng rất đa dạng, nên lộ trình chẩn đoán cũng đa dạng. Bạn có thể tự có những thắc mắc với bác sĩ nhi khoa. Có trẻ bị coi là chậm phát triển trước khi được chẩn đoántự kỷ hoặc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao và có thể đã được can thiệp theo chương trình Can thiệp sớm (Early Intervention) hoặc Chương trình giáo dục đặc biệt (Special Education services). Thật không may, có những băn khoăn của các bậc phụ huynh đôi khi lại không được bác sĩ xem xét nghiêm túc và vì thế việc phát hiện định bệnh bị trễ muộn. Autism Speaks và những tổ chức liên quan đến tự kỷ vẫn đang làm việc cật lực để hướng dẫn các bậc phụ huynh và các y sĩ, giúp họ có thể phát hiện ra trẻ tự kỷ càng sớm càng tốt.


Có một số vấn đề thường gặp khi chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Sẽ rất khó định bệnh khi trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao thường vẫn có thể hoạt động tốt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, và chỉ bộc lộ một vài hành vi kì lạ hoặc khác biệt. Bạn có thể nhận thấy con mình vẫn có những kĩ năng khá thành thạo trong một số lĩnh vực và rất thông minh. Những quan sát này có thể càng khó chẩn đoán sớm và hậu quả là quá trình hỗ trợ con cũng bị trễ muộn. Khi bạn tiến hành các bước chẩn đoán ra đúng vấn đề của con, cần tìm hiểu những khả năng khác nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ.


Phụ huynh như bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao của con, vì bạn là người chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của chúng hàng ngày. Nếu con bạn bắt đầu hình thành một vài hành vi như có những mối bận tâm, những thói quen và những hoạt động ưa thích bất thường, đó có thể là thời gian thích hợp để bạn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Nếu bác sỹ thấy cần lưu tâm, bạn sẽ được giới thiệu đến chuyên gia đánh giá cho con. Chuyên gia sẽ tìm hiểu rất chi tiết về lịch sử của con bạn, bao gồm sự phát triển, những kĩ năng ngôn ngữ và nhiều khía cạnh khác về hành vi xã hội của chúng.


Khi bác sĩ đánh giá con và xem xét khả năng con bạn có bị tự kỷ hay không, bác sỹ sẽ bỏ nhiều thời gian để hỏi về những vấn đề xã hội và phát triển của chúng. Bác sỹ rất cần biết con bạn có vấn đề gì ở trường, về kết bạn hay có khó khăn trong tương tác xã hội không. Đánh giá này sẽ cho biết con bạn đang khó khăn ở những mặt nào, cũng những mặt con bạn sẽ bộc lộ nhiều thế mạnh.


“Trải nghiệm có nhiều thách thức mà chúng tôi phải vượt qua để hỗ trợ con mình và dung hòa sự nhạy cảm sâu sắc của chúng với thế giới, cái thế giới mà đôi lúc quá đa tạp tới mức không thể chịu đựng nổi. Nhưng điều đó đem đến vô số món quà nếu bạn biết mở lòng đón nhận. Con bạn cần bạn trong cuộc đời; và thật sự là biết bao phụ huynh đã nói với tôi rằng họ đã trở thành con người tốt đẹp hơn khi họ chưa được ban tặng đứa trẻ này. Hãy yên tâm rằng, nếu bạn dành đủ sự tôn trọng, đánh giá và cơ hội, con bạn sẽ thay đổi thế giới theo chiều hướng đúng đắn, chân thật, tốt đẹp và tử tế.”

– William Stillman, Empowered Autism Parenting (Tiếp sức mạnh cho cha mẹ nuôi con tự kỷ)




Chức năng điều hành của não và Thuyết tâm ý

đăng 23:54, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:55, 31 thg 7, 2013 ]





Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hiểu những kỹ năng xã hội và ẩn ý từ người khác. Họ có thể gặp khó khăn trong việc xử lí một lượng lớn thông tin và kết nối với người khác. Hai thuật ngữ chính liên quan đến những khó khăn này là Chức năng điều hành của não (Executive Functioning) và Thuyết tâm ý (Theory of Mind). Chức năng điều hành của não bao gồm những kĩ năng như tổ chức, lập kế hoạch, duy trì sự chú ý và tiết chế các phản ứng không phù hợp. Thuyết tâm ý đề cập đến khả năng hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của người khác, và những điều đó có liên hệ gì đến bản thân. Cả hai vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến hành vi của người mắc hội chứng Asperger.


Những khó khăn về Chức năng điều hành của não có thể thể hiện ra theo nhiều cách khác nhau. Có người quá chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng không nhận ra chúng nằm ở đâu trong bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Số khác gặp khó khăn trong việc tư duy phức tạp, đòi hỏi phải duy trì vài luồng suy nghĩ đồng thời. Số khác có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, hoặc trong việc sắp xếp suy nghĩ và hành động. Chức năng điều hành của não cũng đồng thời đi kèm với sự kém kiểm soát những hành động bột phát. Temple Grandin từng nói: “Tôi không thể duy trì được thông tin về phần trước khi tôi thực hiện bước tiếp theo”. Những người mắc hội chứng Asperger thường thiếu khả năng sử dụng các kĩ năng liên quan tới chức năng điều hành của não như lập kế hoạch, lên trình tự và tự điều chỉnh.


Có thể tóm tắt Thuyết tâm ý là thiếu khả năng hiểu và nhận ra những ý nghĩ, cảm xúc và ý định của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có thể gặp phải những khó khăn trong việc nhận ra và xử lí cảm nghĩ của người khác, điều này đôi khi còn gọi là “sự vô tâm”. Hậu quả của tình trạng vô tâm là người bị tự kỷ không thể nhận ra những hành vi của người khác là có chủ tâm hay không. Vì khó khăn này mà người khác thường cho rằng người mắc hội chứng Asperger không biểu lộ sự đồng cảm và hiểu họ, khiến họ có thể vấp váp trong những tình huống xã hội.


Khiếm khuyết về Thuyết tâm ý có thể có tác động lớn đến những người mắc hội chứng Asperger. Trong cuốn sách mang tên Asperger Syndrome and Difficult Moments (Hội chứng Asperger và những thời khắc khó khăn), Brenda Smith Myles và Jack Southwick đã minh họa những thiếu hụt trong tương tác xã hội do khiếm khuyết về Thuyết tâm ý gây ra như sau:
Khó khăn trong việc lý giải hành vi của người khác
Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc
Khó khăn trong việc dự đoán hành vi hoặc trạng thái cảm xúc của người khác
Gặp vấn đề trong việc hiểu quan điểm của người khác
Gặp vấn đề trong việc suy luận ra ý định của người khác
Không thấy được hành vi có tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác ra sao
Không biết cùng hướng đến những điều người khác đang quan tâm và những thỏa ước xã hội
Gặp vấn đề trong việc phân biệt giữa hư cấu và thực tại


Ozonoff, Dawson, và McPartland đã nêu trong cuốn sách họ viết “A Parent’s Guide to Asperger Syndrome and High Fuctioning Autism” (Cẩm nang về hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao dành cho phụ huynh), vài gợi ý để giúp trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có thể đi học thành công. Họ đưa ra những gợi ý sau để giải quyết những khó khăn về Chức năng điều hành của não:

Có bản danh sách các bài tập trong tuần của trường gửi về nhà và ngược lại, thông báo cho những người liên quan biết bài tập nào đang làm tiến hành và bài nào đã đến hạn hoàn thành.

Danh sách những việc được giao chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và vừa sức bao quát của học sinh.

Lịch làm việc hàng ngày, có thể sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân (PDA) để giúp con bạn sắp xếp, tổ chức mọi việc.

Thời khóa biểu của lớp dán ở chỗ dễ nhìn.

Dành đủ thời gian để chỉ dẫn, lặp lại chỉ dẫn và trợ giúp cá nhân cho các học sinh.

Xếp cho học sinh ngồi ở bàn ưu tiên gần giáo viên và tránh xa những gì làm học sinh phân tâm.




Danh sách những thế mạnh và khó khăn

đăng 23:53, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 11:44, 23 thg 9, 2015 ]






Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây là một danh sách chung chung. Ở mỗi thế mạnh và khó khăn, bạn có thể tìm được những ví dụ chứng minh điều ngược lại. Ví dụ sự vụng về là một trong những khó khăn thường gặp. Tuy nhiên, một số người mắc hội chứng Asperger lại có những thế mạnh về vận động và giữ thăng bằng như của một nghệ sĩ múa.


(Stephen Shore)


Thế mạnh: Chú tâm vào chi tiết

Khó khăn: Nắm bắt toàn cảnh


Thế mạnh: Vô cùng thành thạo về một lĩnh vực đặc biệt nào đó

Khó khăn: Các kĩ năng không đồng đều


Thế mạnh: Nghiên cứu rất sâu đến độ thành tri thức bách khoa về các lĩnh vực quan tâm

Khó khăn: khó có động lực để tìm hiểu những lĩnh vực không hứng thú


Thế mạnh: Có khuynh hướng làm theo lí trí (tốt khi cần quyết định các vấn đề dễ bị cảm xúc xen ngang)

Khó khăn: Khó nhận biết về những trạng thái cảm xúc của người khác


Thế mạnh: Không để tâm nhiều tới những gì người khác nghĩ về mình (có thể đây là một thế mạnh hơn là một thách thức).

Khó khăn: Trong việc hiểu những quy tắc giao tiếp bất thành văn. Nhưng có thể tìm hiểu những qui tắc này thông qua chỉ dẫn trực diện và những câu chuyện xã hội kiểu Thẻ Quyền lực Power Cards (Gagnon, 2004)


Thế mạnh: Còn gọi là suy nghĩ độc lập. Nhờ thế họ thường có bức tranh toàn cảnh mới lạ vì có cách nhìn sự vật, ý tưởng và khái niệm khác biệt.

Khó khăn: Trong việc xử lý những gì họ không thích như thính giác, cảm thụ vận động, v.v.


Thế mạnh: Mạnh về tư duy trực quan (tư duy bằng hình ảnh hoặc phim ảnh)

Khó khăn: Khó khăn trong việc phân tích và tổng hợp những thông tin quan trọng trong cuộc trò chuyện.


Thế mạnh: Thường nói rất nhiều (khuynh hướng miêu tả tỉ mỉ rất hữu ích khi chỉ dẫn cho những người bị lạc đường)

Khó khăn: Vấn đề điều hòa cảm giác khiến họ lưu giữ các thông tin đầu vào không đều, sai lệch, và khó khăn trong việc lọc bỏ những tiếng ồn từ xung quanh


Thế mạnh: Thẳng thắn trong giao tiếp

Khó khăn: Quá thật thà


Thế mạnh: Trung thành

Khó khăn: Khái quát hóa các kĩ năng và khái niệm


Thế mạnh: Trung thực

Khó khăn: Khó bày tỏ sự đồng cảm theo đúng cách mọi người trông đợi hoặc hiểu được.


Thế mạnh: Lắng nghe không suy xét

Khó khăn: Khó khăn trong việc biểu lộ sự đồng cảm theo ý muốn hoặc cách hiểu của người khác


Thế mạnh: Trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình

Sự thật khủng khiếp về lò vi sóng

Lò vi sóng là 1 thiết bị tiện lợi hay là sát thủ của sinh học và hủy hoại nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm? Ngày càng có nhiều người đang đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe và loại bỏ lò vi sóng ra khỏi bếp của mình vì những nguy hiểm mà nó mang lại với thực phẩm. 1 điều kỳ quặc đó là loài người là loài động vật duy nhất trên hành tinh này hủy hoại chất dinh dưỡng trong thực phẩm của họ trước khi ăn, và việc sử dụng lò vi sóng là 1 trong những hành vi này.

Lò vi sóng là nguồn gốc của năng lượng điện từ (1 dạng không ion hóa của phóng xạ) được tạo ra từ điện. Khi nó đi xuyên qua thực phẩm, nó kích thích sự di chuyển của các phân tử nước bên trong thực phẩm. Sự kích thích này khiến các phân tử ma sát vào nhàu và kết quả là làm tăng nhiệt độ lên.

Lò vi sóng sử dụng các hạt siêu nhanh để phát xạ (đúng theo nghĩa đen) vào nước có trong thức ăn và khiến nó sôi lên. Lò vi sóng không chỉ gây vô sinh với nam giới, mà nó còn làm biến đổi các protein quan trọng trong thức ăn khiến cho nó khó tiêu hóa.

Rất nhiều loài động vật tiêu thụ thức ăn ở dạng tự nhiên của nó, chưa bị chế biến, nhưng con người lại làm khác chúng bằng cách hủy hoại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước khi ăn. Hãy nghĩ về các loại thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đã được chế biến mà bạn đã mua và sử dùng hàng ngày. Dễ hiểu tại sao sức khỏe của bạn luôn trong tình trạng không ổn.


Click image for larger version

Name: 1.jpg
Views: 1
Size: 70.0 KB
ID: 56

1 lò phóng xạ đang ở ngay trong nhà bạn


Lò vi sóng sản sinh ra ion và rất nhiều gốc tự do về mặt vật lý, sinh hóa và cả sinh lý, chúng giết các vi khuẩn, nhưng không diệt được các độc tố và các độc tố siêu nhỏ. Các chuyên gia đã kết luận rằng thức ăn được nấu bằng lò vi sóng sẽ mất từ 60% - 90% dinh dưỡng cần thiết, và đồng thời làm tăng tốc quá trình làm tan rã các cấu trúc. Và các tính chất của chất dinh dưỡng bị thay đổi, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Những chiếc lò vi sóng này có thể làm gia tăng số lượng tế bào ung thư trong máu cũng như trong bao tử và ruột.

Lò vi sóng bị rò rỉ phóng xạ là 1 vấn đề nghiêm trọng
Việc này nguy hiểm đến mức FDA phải đặt tiêu chuẩn giới hạn về mức độ rò rỉ cho phép trên mỗi chiếc lò vi sóng của từng nhà sản xuất. Tuy vậy, cách duy nhất để hoàn toàn loại bỏ mối nguy hiểm liên quan đến lò vi sóng đó là ngưng việc sử dụng nó lại. Phóng xạ của lò vi sóng được biết có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể, các bệnh về sinh sản, ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác.

Vì những nguyên nhân này nên lò vi sóng đã bị cấm ở Nga từ năm 1976. Các nhà khoa học Nga nhận thấy rằng lò vi sóng làm giảm khả năng hấp thu vitamin của cơ thể khi ăn đồ ăn nấu trong đó, làm tăng sự phân hủy các kết cấu của tất cả thức ăn và giảm sự trao đổi chất của Alkaloid, Glycoside và Galactose.

Năm 1991, 1 bác sĩ người Thụy Sĩ Hans Ulrich Hertel đã làm 1 nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn nấu bằng lò vi sóng có nhiều nguy cơ đến sức khỏe hơn là được nấu theo kiểu truyền thống. Ông nhận thấy là những người ăn thức ăn nấu bằng lò vi sóng bị giảm sút Hermoglobine Lymphocyte (1 loại bạch cầu).
Năm 2003, chính phủ Tây Ban Nha nghiên cứu tại Murcia chứng minh rằng rau quả và trái cây được nấu trong lò vi sóng mất đi đến......97% các chất giúp giảm các bệnh về tim.

Trong cuốn sách của tiến sĩ Lita Lee “Health Effects of Microwave Radiation – Microwave” và trong tạp thí Earthletter tháng 3 với 10/1991, bà cho biết tất cả các lò vi sóng đều bị rò rỉ phóng xạ điện từ, gây hại cho thức ăn và chuyển đổi các hợp chất trong thức ăn thành các chất độc cho cơ thể và gây ung thư.

Trong cuộc nghiên cứu so sánh thức ăn được nấu truyền thống và nấu bằng lò vi sóng được xuất bản bởi Raum & Zelt năm 1992 công bố:
“Các sóng vi ba nhân tạo, bao gồm các sóng được dùng trong lò vi sóng, được sản sinh từ dòng điện xoay chiều và ép hàng tỉ hoặc hơn sự đảo ngược phân cực mỗi giây trong các phân tử thức ăn mà nó tiếp xúc. Sự sản sinh các phân tử không tự nhiên là không thể tránh khỏi. Các amino axít tự nhiên bị thay đổi đồng phần (chuyển hình dạng) cũng như là bị biến đổi thành các dạng chất độc, dưới tác động của sóng vi ba được sản sinh ra trong lò vi sóng”.

Không có nguyên tử, phân tử hay tế bào của cơ quan nào có khả năng chịu được sức mạnh mang tính hủy diệt, phá hoại như thế trong 1 thời gian nhất định, ngay cả với năng lượng thấp cỡ miliwatt. Lò vi sóng nhanh chóng hủy diệt các phân tử vitamin mỏng manh và các Phytonutrient (chất có tác dụng chữa bệnh) có trong thức ăn. 1 nghiên cứu cho thấy rằng các rau quả được nấu trong lò vi sóng bị mất hết 97% hàm lượng dinh dưỡng (vitamin và các chất dinh dưỡng khác giúp ngăn chặn bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch và củng cố sức khỏe).


Click image for larger version

Name: 2.jpg
Views: 1
Size: 50.0 KB
ID: 57

Những gì còn lại sau khi bạn nấu chỉ là...rác vì đã mất hết chất dinh dưỡng


Tiến sĩ Hertel là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và cho ra 1 số tài liệu y học về các tác hại của các chất dinh dưỡng đã bị biến đổi trong lò vi sóng có trong máu và sinh lý học với cơ thể người. Tài liệu này tuy ngắn nhưng được nghiên cứu chi tiết cho thấy sự giảm sút trầm trọng chất dinh dưỡng khi các thức ăn được nấu trong lò vi sóng. Các kết luận khoa học cho thấy rằng lò vi sóng thay đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, và những chất này nếu đi vào máu sẽ đe dọa đến toàn bộ hệ thống cơ thể. Nghiên cứu khoa học của Hertel được thực hiện cùng với tiến sĩ Bernard H.Blanc của Hiệp hội công nghệ liên bang Thụy Sĩ và Hiệp hội đại học hóa-sinh.

12 tác hại của lò vi sóng

  1. Phá vỡ trường năng lượng sống nếu tiếp xúc với lò trong khi nó đang hoạt động, và hậu quả phụ đó là làm ảnh hưởng trường năng lượng này lâu hơn.
  2. Gây sụt giảm điện áp song song của tế bào trong suốt quá trình sử dụng thiết bị, đặc biệt là máu và bạch cầu.
  3. Làm giảm hoặc mất ổn định năng lượng có trong thực phẩm được sử dụng trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  4. Làm suy giảm hoặc phá hủy các khả năng của lớp màng tế bào nội sinh và làm biến dị các quá trình vào trong huyết thanh từ quá trình tiêu hóa.
  5. Làm suy giảm hoặc phá vỡ các xung điện thần kinh trong các vị trí liên kết của não (vị trí não trước nơi các suy nghĩ và chức năng cao hơn hoạt động)
  6. Suy giảm và phá vỡ các mạch điện thần kinh và làm mất cân bằng trường năng lượng trong Neuroplexuses (thần kinh trung ương) cả ở phía trước và 2 bên của trung ương và hệ thống thần kinh tự trị.
  7. Làm mất cân bằng sự tuần hoàn của sức mạnh điện sinh học trong hệ thống kích hoạt lưới tăng lên (hệ thống điều khiển các chức năng của nhận thức)
  8. Làm mất năng lượng sống tích lũy trong cơ thể người, động vật và thực vật trong bán kính 500 mét khi thiết bị hoạt động.
  9. Gây ra hiệu ứng lâu dài của từ trường bị dồn nén trong hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết.
  10. Gây suy giảm hoặc ngưng quá trình sản xuất hormones và duy trì sự cân bằng hormones của nam và nữ giới.
  11. Gây nhiễu các sóng não ở cấp độ cao trong các dải sóng alpha, theta và delta nếu tiếp xúc trực tiếp với khu vực rò rỉ của thiết bị.
  12. Vì sự nhiễu loạn sóng não này, các hiệu ứng tâm lý tiêu cực sẽ xuất hiện, bao gồm mất trí nhớ, mất khả năng tập trung, dồn nén cảm xúc, giảm tốc độ nhận biết, và ảnh hưởng đến giấc ngủ khi liên tục tiếp xúc với khu vực rò rỉ của lò vi sóng, cho dù đó là thiết bị dùng để nấu nướng hay mục đích khác.
Hãy nhìn xem xung quanh bạn xem có ai còn dùng lò vi sóng hay không. Đa số họ đều không thật sự khỏe mạnh hoặc bị thừa cân. Bạn càng sử dụng lò vi sóng thường xuyên, hàm lượng dinh dưỡng bạn nhận được từ thức ăn càng thấp và bạn sẽ bị nhiều căn bệnh phải dùng đến dược phẩm, tất nhiên là nó sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác ngày càng trầm trọng hơn.

Click image for larger version

Name: 3.jpg
Views: 1
Size: 22.4 KB
ID: 58

Lò vi sóng là thứ bạn cần phải ném đi càng nhanh càng tốt


Trong tất cả các hợp chất tự nhiên – các loại có cực – thì oxy trong phân tử nước là nhạy cảm nhất với các phản ứng. Đó là cách lò vi sóng hoạt động – ma sát các phân tử nước này với nhau để sinh nhiệt. Cấu trúc của các phân tử bị xé ra, các phân tử bị biến dạng, gọi là các đồng phân, và vì thế gây thay đổi về chất lượng. Điều này là trái ngược với các cách nấu nướng thông thường, nhiệt được đi từ ngoài vào trong dần dần.

Nấu bằng lò vi sóng bắt đầu từ bên trong các tế bào và phân tử nơi có nước, và năng lượng được chuyển đổi thành nhiệt ma sát.
Đây là bản tóm tắt về cuộc điều tra của Nga, công bố bởi Trung tâm phát triển giáo dục Atlantis tại Portland, Oregon:

  • Thịt được nấu bằng lò vi sóng khi tiêu hóa sẽ sinh ra d-Nitrosodienthanolamines, đó là 1 chất gây ung thư.
  • Sữa và ngũ cốc nấu bằng lò vi sóng thì các amino axit sẽ bị chuyển đổi thành chất gây ung thư.
  • Trái cây được xả đông bằng lò vi sóng thì các Glucoside và Galactoside sẽ bị chuyển đổi thành các hợp chất gây ung thư.
  • Rau quả nấu bằng lò vi sóng thì các Ancaloit sẽ bị chuyển thành chất gây ung thư.
  • Các gốc tự do gây ung thư được hình thành trong rau củ quả, đặc biệt là các loại củ.
Các nhà nghiên cứu người Nga cũng báo cáo lại sự gia tăng của việc phá hủy các cấu trúc dẫn đến việc suy giá trị dinh dưỡng của thức ăn từ 60% - 90%.
  • Làm giảm hỗn hợp Vitamin B, C, E các khoáng chất thiết yếu và các nhân tố kích thích tiêu mỡ trong tất cả thức ăn.
  • Gây hại cho nhiều hợp chất có trong rau quả như là Ancaloit, Glucoside, Galactoside và Nitriloside.
Theo như tiến sĩ Lee, các thay đổi được theo dõi trong máu và tốc độ nhiễm bệnh của những người dùng lò vi sóng. Bao gồm các thay đổi sau:
  • Sự rối loạn bạch cầu dẫn đến khả năng mắc 1 số loại ung thư.
  • Làm gia tăng hệ tế bào ung thư ở trong máu.
  • Tăng khả năng bị ung thư bao tử và ruột.
  • Tăng khả năng mắc các triệu chứng tiêu hóa và dần dần phá hủy hệ thống bài tiết.
Giảm giá trị dinh dưỡng thực phẩm
Sử dụng lò vi sóng sẽ làm giá trị dinh dưỡng của tất cả thực phẩm bị giảm sút nghiêm trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • Giảm tính sinh khả dụng (khả năng cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng) của Vitamin B, C, E các khoáng chất thiết yếu và chất kích thích tiêu mỡ trong mọi loại thức ăn.
  • Mất 60% - 90% năng lượng quan trọng trong thức ăn.
  • Suy giảm sự trao đổi chất và khả năng tổng hợp của Alkaloid (1 nguyên tố dựa trên Nitơ hữu cơ), glucoside, galactoside và nitriloside.
  • Phá hủy giá trị dinh dưỡng của Nucleoprotein trong các loại thịt.
  • Đẩy nhanh sự phá hủy cấu trúc trong tất cả thực phẩm.
Cách làm nóng thực phẩm 1 cách lành mạnh
Thật ra, có lẽ ngoại trừ cách loại trừ nước, không còn cách nào để làm nóng thức ăn mà vẫn giữ được cấu trúc và giá trị dinh dưỡng như ban đầu. Tuy nhiên, hâm nóng thức ăn 1 cách vừa phải trong 1 cái nồi sắt trên bếp lửa có lẽ là cách tốt nhất. Đây là cách cổ điển mà tổ tiên chúng ta đã làm rất hiệu quả.


Click image for larger version

Name: 4.jpg
Views: 1
Size: 31.5 KB
ID: 59

Cách cổ điển dường như là tối ưu nhất



Hãy vứt lò vi sóng đi và cố gắng tìm cách ăn ít nhất ½ khẩu phẩm là thực phẩm sống, vệ sinh, đó là 1 bước tiến lớn để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Mẹ của tôi luôn dạy rằng các loại thực phẩm đóng gói, cần phải được nấu hoặc làm nóng trước khi ăn thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất thấp. Bà ấy đã đúng, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi bạn đi mua sắm thực phẩm lần tiếp theo.

Chuyển dịch bởi Huỳnh Thanh Long
Bản gốc tiếng Anh: http://cellularinnergy.com/12-facts-...terminate-use/