Bí quyết giữ cân bằng của diễn viên múa ballet


Quá trình tập luyện nhiều năm đã tạo ra những thay đổi về mặt cấu trúc trong não bộ của các diễn viên múa ballet, giúp họ giữ cân bằng trong khi múa mà không bị chóng mặt.

Ballerina-2579-1380254541.jpg
Các diễn viên múa ballet có thể giữ cân bằng trong khi múa mà không bị chóng mặt. Ảnh:AFP
Ảnh chụp não bộ của các diễn viên múa ballet chuyên nghiệp cho thấy sự khác biệt trong hai phần não bộ của họ so với những người khác. Một bên thực hiện đưa tín hiệu từ các cơ quan cân bằng trong tai, bên còn lại chịu trách nhiệm nhận thức cảm giác chóng mặt. Nhờ đó, các diễn viên múa ballet có thể biểu diễn những màn quay tròn nhiều lần mà có thể rất ít hoặc không hề cảm thấy chóng mặt. 
"Họ dường như có thể tự tập luyện cho mình khả năng không bị chóng mặt, vì vậy, chúng tôi rất băn khoăn liệu là chúng tôi có thể sử dụng các nguyên tắc tập luyện tương tự để giúp các bệnh nhân hay không", Barry Seemungal đến từ khoa Y trường Đại học Hoàng gia London (ICL), nói trong một bài nghiên cứu trên tạp chí Cerebral Cortex.

Seemungal và nhóm nghiên cứu đã cho 29 diễn viên múa ballet quay xung quanh một chiếc ghế xoay trong một căn phòng tối, rồi thực hiện việc tương tự với 20 tay chèo thuyền nữ cùng độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
Họ được yêu cầu xoay một chiếc đòn bẩy đặt trên một bánh xe nhỏ được gắn với chiếc ghế theo nhịp. Những người này phải thực hiện yêu cầu khi đang có cảm giác quay vòng mà họ vừa trải qua sau khi chiếc ghế dừng lại. Đối với các diễn viên múa, khả năng cảm giác được trạng thái quay vòng kéo dài trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với những người còn lại. 
Khi nhìn vào não của các diễn viên múa bằng hình chụp cộng hưởng từ MRI, các nhà nghiên cứu phát hiện ra phần tiểu não chuyên tiếp nhận các dấu hiệu từ các cơ quan cân bằng, có kích thước nhỏ hơn. 
Điều này rất hữu ích đối với các diễn viên múa ballet vì nó có thể giúp họ giữ cân bằng và không cảm thấy chóng mặt. Sau nhiều năm tập luyện, não bộ sẽ thích nghi để ngăn chặn trạng thái mất cân bằng và chóng mặt, cho phép họ tiếp tục hoàn thành các màn biểu diễn dù phải quay rất nhiều vòng.
Đối với các bệnh nhân mắc chứng chóng mặt kinh niên, việc lựa chọn một khu vực não bộ tương tự hay điều khiển khu vực đó có thể tiến tới khả năng tìm ra được các phương pháp điều trị.
Trong vòng đời của con người, trung bình cứ 4 người thì có một người mắc chứng chóng mặt kinh niên.
Thùy Linh

Tòa án CH Séc phán quyết: việc giúp dì là làm chui


Kiểm tra ở cửa hàng của người Việt Nam (ảnh minh họa)




















Công ty gia đình là một mô hình hoạt động quen thuộc của người Việt Nam và châu Á. Nhưng tại Séc, mô hình kinh tế đó có thể gặp trở ngại về mặt pháp luật. Mới đây tòa án tỉnh Brno đã quyết định phạt một cửa hàng Việt Nam 15000 CZK vì việc cháu giúp dì bán hàng. Họ coi đó là việc thuê người làm chui. Làm sao cho các cửa hàng Việt Nam tránh được những vi phạm này? Có cần phải làm hợp đồng lao động với người nhà không? Nếu các bạn có kinh nghiệm hay có lời khuyên cho những người có hoàn cảnh tương tự, xin các bạn hãy tham gia vào bình luận ở dưới bài.

Ở một số hoàn cảnh nhất định thì việc giúp đỡ những người họ hàng trong viêc kinh doanh có thể rất  tốn kém, vì bị coi là làm việc bất hợp pháp. Phán quyết của Tòa án tỉnh ở Brno đã xác nhận điều này. Đây là phán quyết đầu tiên ở Cộng hòa Séc, có thể minh chứng cho việc làm chui giữa những người có quan hệ họ hàng.
Một phụ nữ trẻ phải trả khoản tiền phạt 15 nghìn vì đã phục vụ khách hàng trong một cửa hàng của người Việt Nam khi người chủ cửa hàng là dì của cô vắng mặt. Theo các nhân viên thanh tra giữa họ không có bất kỳ hợp đồng nào. Lập luận rằng không có khoản thù lao nào trong việc giúp đỡ tạm thời đó cũng không giúp được gì cho 2 người phụ nữ này.
Các thanh tra viên cho rằng đó là làm việc bất hợp pháp ẩn nấp đằng sau những lý do dịch vụ ngắn hạn và miễn phí và Tòa án tỉnh ở Brno đã xác nhận khẳng định này.
Đây là một quyết định quan trọng trong các vụ kiện về trợ giúp lao động giữa họ hàng. Trong những trường hợp trước đây, nhà nước không thể chứng minh tại tòa án, rằng đó thực sự là một công việc bất hợp pháp. Tòa án Hành chính Tối cao trong hai vụ tranh chấp đã bảo vệ những người kinh doanh cá thể ở Praha và Brno và quyết định họ không phải trả tiền phạt. Tòa phán rằng nếu muốn trừng phạt những người kinh doanh cá thể về việc tạo việc làm bất hợp pháp nhà nước phải chứng minh điều đó.
Tôi chỉ trông coi giúp
Tòa án Brno đã xử vụ ở Znojmo. Các nhân viên thanh tra đã đến cửa hàng vào giờ ăn trưa, khi người cháu gái đang ở trong cửa hàng một mình.
Hai người phụ nữ sau đó đã thanh minh rằng đó chỉ là việc giúp đỡ trong khuôn khổ gia đình. "Việc giúp đỡ đó đã được thực hiện phù hợp với các mối quan hệ trong khuôn khổ gia đình, khi mà hoạt động này có thể được thực hiện bởi bất cứ một ai đó khác", người phụ nữ trẻ đã nói vậy và rằng thực tế là cô ấy chỉ giúp trông coi cửa hàng miễn phí.
Sau cuộc kiểm tra đó trên cơ sở bị đe dọa phạt, chủ cửa hàng đã ký hợp đồng với cháu gái về thực hiện công việc với khoản thù lao là 50 cua-ron.
Nhưng những nhân viên của Sở thanh tra lao động nhà nước đã quyết định rằng người phụ nữ phải trả tiền phạt 15.000 cua-ron. Theo họ sự giúp đỡ của người cháu gái rõ ràng là một công việc bất hợp pháp và thỏa mãn tất cả các điều kiện đặc trưng cho việc làm chui.
Theo họ tại đây đã tồn tại mối quan hệ giữa chủ lao động và người làm công. Người cháu phải làm theo hướng dẫn của chủ của hàng và không thể hành động một cách độc lập. "Ít nhất là vào ngày xảy ra vụ kiểm tra cô ấy đã phục vụ khách hàng, tính tiền và đưa hàng cho khách. Thực tế là mối quan hệ dì – cháu giữa họ không thể thay đổi được bất cứ điều gì. Luật về lao động cũng như bất kỳ quy định pháp lý nào khác đều không quy định ngoại lệ với việc cấm làm việc bất hợp pháp cho mối quan hệ họ hàng này," các nhân viên thanh tra đã quyết định như vậy.
Người phụ nữ trẻ sau đó cũng không thành công với vụ kiện tại Tòa án tỉnh ở Brno. Tòa này đã xác nhận, rằng cô phải trả khoản tiền phạt 15.000 cua-ron do làm việc bán hàng bất hợp pháp. Các thẩm phán đã phán quyết, rằng đó là một mối quan hệ lao động bình thường đáp ứng tất cả các điều kiện của một công việc phụ thuộc theo Bộ luật Lao động.
Một nhân viên bán hàng bình thường
Cái gọi là công việc phụ thuộc được thực hiện trong một mối quan hệ thứ bậc giữa người sử dụng lao động và người lao động lệ thuộc, thay mặt cho người sử dụng lao động, và người lao động thực hiện trực tiếp theo các hướng dẫn của người sử dụng lao động. Một công việc như vậy phải được thực hiện với thỏa thuận về tiền công hay thù lao, do người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả, trong giờ làm việc tại nơi làm việc của người sử dụng lao động hoặc tại một địa điểm được thỏa thuận khác.
Theo các thẩm phán tất cả những điều kiện trên đều được đáp ứng và họ quyết định rằng "người phụ nữ đã bán hàng trong cửa hàng vào giờ làm việc, với giới hạn là cô ấy sẽ thực hiện công việc này ngay trong cửa hàng khi mà người chủ cửa hàng vắng mặt, và tòa án cũng không nghi ngờ gì về việc công việc đó đã được thực hiện với một khoản thù lao đã thỏa thuận."
Quyết định của tòa đã viết: "Trong trường hợp này đó là một công việc bất hợp pháp, vì rằng người phụ nữ với người sử dụng lao động của cô ấy đã không có bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận nào theo các quy định pháp lý về lao động, tuy nhiên cô ấy đã thực hiện công việc này (đã làm một nhân viên bán hàng bình thường)".
Tác giả: Tomáš Fránek
Nguồn: aktualne.cz
Người dịch: Phạm Hiển, vietinfo.eu

Động vật kích thước nhỏ cảm nhận thời gian trôi chậm hơn

Động vật kích thước cơ thể nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất mạnh hơn, cảm nhận thời gian chậm hơn so với con người, khiến chúng tiếp nhận được thêm thông tin trong mỗi giây.

2-3700-1379991873.jpg
Chim ruồi cảm nhận thời gian trôi chậm hơn so với con người. Ảnh: Flickr
Chúng ta thường cho rằng thời gian là giống nhau đối với tất cả mọi loài, nhưng theo nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Animal Behaviour, vấn đề cảm nhận thời gian nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào từng loài sinh vật.
Các loài động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất nhanh (ví dụ họ hàng nhà ruồi hay chim ruồi) cảm nhận được thêm thông tin trong một đơn vị thời gian, điều này có nghĩa là chúng trải nghiệm hành động chậm hơn so với những loài có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất chậm hơn, bao gồm con người. Nghiên cứu trên được tiến hành bởi các nhà khoa học từ trường Trinity College Dublin của Ireland, trang MNN cho hay.
Thậm chí sự thay đổi này còn diễn ra trong cùng một loài. Tác giả của công trình nghiên cứu cho thấy, đối với con người, một số vận động viên có thể nâng cao khả năng đôi mắt của họ để theo dõi sự chuyển động của một quả bóng trong suốt trận thi đấu ở tốc độ cao. Nhận thức về thời gian cũng thay đổi một cách tinh tế theo tuổi tác, điều này giúp giải thích lý do tại sao trẻ em cảm nhận thời gian dường như chậm hơn so với người lớn.
"Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề nhận thức thời gian là một khía cạnh chưa từng được biết đến, chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng, có một mức độ chi tiết về thế giới chỉ một số loài động vật có thể cảm nhận được, điều này thật hấp dẫn vì cách các loài động vật cảm nhận thế giới khác chúng ta”, Andrew Jackson, đồng tác giả nghiên cứu, nói.
Jackson và đồng sự đã chứng minh điều này với một hiện tượng gọi là “tần số nhấp nháy kết hợp” dựa trên tốc tốc độ tối đa của đèn nhấp nháy mà một con vật có thể nhìn thấy trước khi ánh đèn trông có vẻ ổn định, tức là ánh sáng liên tục giống như nguyên lý của chiếc TV. Đây là lý do tại sao con chó gặp khó khăn khi nhìn hình ảnh trên truyền hình, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đôi mắt của chó có tốc độ ghi nhận hình ảnh cao hơn so với màn hình TV, chúng cảm nhận màu sắc ít hơn con người.
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 loài khác nhau từ động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim bồ câu cho đến chó, mèo và rùa biển. Tác giả nhận thấy đối với nhóm động vật có kích thước cơ thể lớn, chúng cảm nhận thời gian trôi qua nhanh hơn, trong khi nhóm động vật nhỏ có xu hướng cảm nhận chuyển động chậm lại, chúng ta không nên đánh giá thấp não của côn trùng và động vật có xương sống bé nhỏ.
“Động vật có thể sử dụng sự khác nhau trong quá trình nhận thức thời gian để gửi tín hiệu bí mật, nhiều loài như đom đóm và một số động vật biển sâu giao tiếp thông qua đèn nhấp nháy, các loài động vật ăn thịt không thể giải mã các tín hiệu nếu hệ thống thị giác của chúng không đủ nhanh, đây là một kênh bí mật của thông tin liên lạc”, Luke McNally, nhà sinh vật học tham gia nghiên cứu, cho biết.
 Lê Hùng