(Dân trí) - Việc lồng ghép kĩ năng sống vào các
môn học là cần thiết nhưng nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục e ngại
sẽ khó đạt hiệu quả khi mà chính giáo viên - những người sẽ dạy kĩ năng
sống cho học sinh - cũng thiếu kỹ năng sống.
Sáng 30/3, UBND và Phòng GD-ĐT Q.
Phú Nhuận (TPHCM) tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh - Thực trạng và giải pháp” với sự góp mặt của nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học ở TPHCM . Học chữ “át” học… làm người
Ông Trịnh Xuân Thiều, Phó Bí thư thường trực quận ủy Q. Phú Nhuận cho hay trước tình trạng trẻ không kính già, trò không kính thầy, nạn bạo lực học đường gia tăng… thì việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống (KNS) vào các môn học, ngoài lý thuyết cần cho HS những trải nghiệm thực tế. Vì KNS chỉ hình thành khi các em được làm chứ không phải được nghe nói.
HS Trường THPT Hùng Vương (TPHCM) trong buổi tư vấn về sức khỏe giới tính.
Ông Thiều nêu cản trở: “Chương trình học hiện nay quá nặng. Muốn thực hiện được điều này cần giảm tải chương trình, giảm những bài học không cần thiết để GV và HS có thời gian dành cho việc học, rèn luyện KNS”.
Đồng tình với ý kiến này, GS. TS Thái Duy Tuyên, cho hay việc đưa
GD KNS là việc cần phải làm ngay. Nhưng do chương trình học đã rất nặng
nề, không thể đưa KNS như một môn học mới nên cần lồng ghép, tích hợp
vào các môn học khác. Theo ông, đây là vấn đề khó, đòi hỏi sự gia công
của các chuyên gia có trình độ và cụ thể đòi hỏi người thầy giáo phải
giỏi.
Muốn
con tốt, trò tốt thì phụ huynh, GV phải tốt. Người lớn phải có KNS thì
mới hình thành được KNS ở trẻ. Để GDKNS cho HS, trước hết thầy cô phải
mẫu mực, nghiêm túc, có những cách ứng xử phù hợp. - Ông Trịnh Xuân
Thiều, Phó Bí thư thường trực quận ủy Q. Phú Nhuận, TPHCM
|
“Chương trình học hiện nay đã giảm tải nhưng vẫn nặng nề về chữ
nghĩa, thi cử. Thế nên dù biết tầm quan trọng và sự cần thiết của GD KNS
nhưng tiên hàng đầu của các trường vẫn là học văn hóa, là kết quả thi
cuối cấp chứ chưa phải là HS được trang bị nhiều KNS hay không. Lẽ ra
học gì thi nấy thì lâu nay cũng ta vẫn thi gì thì dạy nấy”, ThS Phan Tấn
Chí bày tỏ.
GV cũng thiếu KNS
Với chủ trương lồng ghép GD KNS vào từng môn học thì GV chính là những người trực tiếp truyền đạt KNS cho HS. Điều này làm không ít người băn khoăn khi cho rằng chính GV cũng đang thiếu KNS thì lấy đâu cơ sở để giáo dục HS hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống.
ThS Phan Tấn Chí phân tích, GV muốn dạy và rèn luyện cho HS kĩ năng thì họ phải là người rất thuần thục các kĩ năng mà họ sẽ dạy nhưng chính bản thân họ cũng thiếu hụt các kĩ năng này thì việc giảng dạy cho HS là điều không thể. Chương trình đào tạo GV nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học sư phạm. Kĩ năng sinh viên được rèn luyện chủ yếu là ki năng học tập, còn KNS không được rèn đủ để có thể truyền đạt lại cho người khác.
Ông Chí đưa ra ví dụ, trong chương trình giáo dục đổi mới có nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, phản biện… nhưng rào cản là chính GV không thành thạo các kĩ năng đó nên không thể truyền đạt lại cho HS. Còn chương trình bồi dưỡng lại quá sơ sài, không hiệu quả khi mà bản thân GV cũng chưa chắc đã muốn làm vì công việc của họ đã “ngập đầu”.
“Nhiều nơi dạy KNS mà chẳng khác nào bài học đạo đức. Người không biết mà dạy KNS còn nguy hiểm hơn là không dạy”, ông này nhấn mạnh.
Với chủ trương lồng ghép GD KNS vào từng môn học thì GV chính là những người trực tiếp truyền đạt KNS cho HS. Điều này làm không ít người băn khoăn khi cho rằng chính GV cũng đang thiếu KNS thì lấy đâu cơ sở để giáo dục HS hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống.
ThS Phan Tấn Chí phân tích, GV muốn dạy và rèn luyện cho HS kĩ năng thì họ phải là người rất thuần thục các kĩ năng mà họ sẽ dạy nhưng chính bản thân họ cũng thiếu hụt các kĩ năng này thì việc giảng dạy cho HS là điều không thể. Chương trình đào tạo GV nặng về khoa học cơ bản hơn là khoa học sư phạm. Kĩ năng sinh viên được rèn luyện chủ yếu là ki năng học tập, còn KNS không được rèn đủ để có thể truyền đạt lại cho người khác.
Ông Chí đưa ra ví dụ, trong chương trình giáo dục đổi mới có nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, phản biện… nhưng rào cản là chính GV không thành thạo các kĩ năng đó nên không thể truyền đạt lại cho HS. Còn chương trình bồi dưỡng lại quá sơ sài, không hiệu quả khi mà bản thân GV cũng chưa chắc đã muốn làm vì công việc của họ đã “ngập đầu”.
“Nhiều nơi dạy KNS mà chẳng khác nào bài học đạo đức. Người không biết mà dạy KNS còn nguy hiểm hơn là không dạy”, ông này nhấn mạnh.
Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, GĐ Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại
TPHCM bày tỏ thực tế hiện nay chính GV cũng thiếu kỹ năng sư phạm. Đâu
đó vẫn có những GV dùng những lời lẽ mạt sát làm ảnh hưởng đến tâm lý
HS. Một trong những áp lực đó chính là do đời sống GV quá khó khăn,
trong khi trường học phải “gánh” rất nhiều việc như tệ tạn ma túy, an
toàn giao thông…
Theo tôi học sinh Việt nam thiếu kỹ năng sống trầm trọng nhất là chào hỏi và bơi lội.Người Việt nam nói chung vốn không biết chào mà chỉ biết hỏi, thực ra có biết chào tạm biệt, chứ chào gặp mặt tệ lắm. Ở nhà gia đình dạy được bao nhiêu biết chào bấy nhiêu, nhà trường bỏ qua không dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình