Đức Quốc Xã


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Großdeutsches Reich
Đế quốc Đại Đức
1933 – 1945
Cờ Quốc huy
Cờ National Insignia
Khẩu hiệu
Ein Volk, ein Reich, ein Führer "Một dân tộc, một đế quốc, một lãnh tụ"
Quốc ca
Das Lied der Deutschen (chính thức)

First stanza of
Das Lied der Deutschen
followed by Horst-Wessel-Lied
Vị trí của Germany
Lãnh thổ của Đệ Tam đế quốc vào năm 1942
Thủ đô Berlin
Ngôn ngữ Tiếng Đức
Chính thể Hệ thống đơn đảng
Người đứng đầu quốc gia
 - 1933–1934 Paul von Hindenburg (Tổng thống)
 - 1934–1945 Adolf Hitler (Lãnh tụ)
 - 1945 Karl Dönitz (Tổng thống)
Người đứng đầu chính phủ
 - 1933–1945 Adolf Hitler (Thủ tướng)
 - 1945 Joseph Goebbels (Thủ tướng)
 - 1945 Lutz Graf Schwerin von Krosigk (Leading Minister)
Lập pháp Reichstag
 - State council Reichsrat
Thời đại lịch sử Interwar period/WWII
 - Machtergreifung [1] 30 tháng 1, 1933
 - Gleichschaltung 27 February 1933
 - Anschluss 13 tháng 3 1938
 - Thế chiến II 1 tháng 11 1939
 - Cái chết của Adolf Hitler 30 tháng 4 năm 1945
 - German Instrument of Surrender 8 tháng 5, 1945
Diện tích
 - 1941 (Đại Đức) [2] 696.265 km²; (268.829 mi²)
Dân số
 - 1941 (Đại Đức) ước tính 90.030.775 
     Mật độ 129,3 /km²  (334,9 /mi²)
Tiền tệ Reichsmark (RM)
Tiền nhiệm Kế tục
Flag of Germany (3-2 aspect ratio).svg Cộng hòa Weimar
Flag of Saar 1920-1935.svg Saar (League of Nations)
Flag of Austria.svg Đệ nhất Cộng hòa Áo
Flag of Czechoslovakia.svg Czechoslovak Republic
Flag of Lithuania 1918-1940.svg Klaipėda Region
Gdansk flag.svg Free City of Danzig
Flag of Poland.svg Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan
Flag of Italy (1861-1946).svg Kingdom of Italy
Flag of Belgium.svg Eupen-Malmedy
Flag of Luxembourg.svg Luxembourg
Flag of France.svg Alsace-Lorraine
Flag of the Kingdom of Yugoslavia.svg Drava Banovina
Flensburg government Flag of the NSDAP (1920–1945).svg
Allied-occupied Germany Flag of Germany (1946-1949).svg
Allied-administered Austria Flag of Austria.svg
Third Republic of Czechoslovakia Flag of Czechoslovakia.svg
Republic of Poland Flag of Poland.svg
Alsace-Lorraine Flag of France.svg
Eupen-Malmedy Flag of Belgium.svg
Luxembourg Flag of Luxembourg.svg
Kingdom of Italy Flag of Italy (1861-1946).svg
Kaliningrad Oblast Flag of the Soviet Union (1923-1955).svg
Saar protectorate Flag of Saar (1947–1956).svg
Democratic Federal Yugoslavia Flag of SFR Yugoslavia.svg
Hiện nay là một phần của  Áo
 Belarus
 Bỉ
 Cộng hòa Séc
 Pháp
 Đức
 Ý
 Lithuania
 Luxembourg
 Hà Lan
 Ba Lan
 Nga
 Slovenia
Đức Quốc Xã, còn được gọi là Đệ tam Đế quốc hay Đế quốc thứ ba, là nước Đức trong giai đoạn 1933-1945 dưới chế độ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, gọi tắt Nazi), tiếng Việt gọi tắt theo cách tương tự là Đảng Quốc xã, với Lãnh tụ (Führer) là Adolf Hitler.
"Đế quốc thứ ba" là từ tiếng Đức Drittes Reich và thường được dùng để chỉ chính quyền và chính sách điều hành chứ không phải đất nước và con người. Cụm từ này được dùng đầu tiên vào năm 1922 trong tên một quyển sách của tác giả Arthur Moeller van den Bruck. Các nhà tuyên truyền Đức Quốc xã sau này dùng thuật ngữ này vì họ tính đế quốc La Mã Thần thánh là đế quốc thứ nhất, Đế quốc Đức (1871-1918) thứ hai, và chế độ của Quốc xã là đế quốc thứ ba. Ý niệm này được dùng để gợi ý sự trở lại của một thời huy hoàng sau sự thất bại của Cộng hòa Weimar. Sự hỗn loạn và nghèo nàn gây ra do sự sụp đổ của thị trường Wall Street đã cho phép Đảng Quốc xã chiếm quyền một cách dễ dàng và lợi dụng tâm lý của những kẻ thù cũ không còn muốn đổ máu nữa.
Đế quốc thứ ba có khi còn được gọi là "Đế quốc nghìn năm" vì những nhà thành lập có nguyện vọng là nó được đứng vững trong một nghìn năm như đế quốc La Mã Thần thánh. Đảng Quốc xã đã cố gắng kết hợp những biểu tượng Đức truyền thống với những biểu tượng của đảng này để làm người ta tin rằng cả hai là một. Như thế, Đức Quốc xã đã dùng cụm từ "Đế quốc thứ ba" và "Đế quốc nghìn năm" để nối quá khứ huy hoàng của Đức với một tương lai mà họ hứa hẹn cũng sẽ huy hoàng. Lúc đầu kế hoạch của Hitler đang đà trở thành sự thật. Trong lúc tột đỉnh, Đức quốc xã kiểm soát phần lớn lãnh thổ châu Âu. Tuy nhiên, sau khi thua lực lượng Đồng Minh trong Đệ nhị thế chiến, "Đế quốc nghìn năm" đã sụp đổ chỉ sau 12 năm tồn tại (từ 1933 đến 1945).
Trong 12 năm cầm quyền, Đức Quốc xã đã đưa quân đội chiếm đóng khắp lục địa châu Âu (trừ Thụy Sĩ, Liechtenstein, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và vùng đất gần dãy núi Ural). Trong việc này, Đức Quốc xã tính sẽ tạo ra một Nhà nước Đại Đức với Berlin (đổi tên thành Germania) làm thủ đô, và hợp nhất tất cả những người có gốc Đức chính cống. Chính sách này đã dẫn đến cái chết của 11 triệu người trong các dân tộc thiểu số và các nhóm bị xã hội ruồng bỏ, cũng như làm chết hàng chục triệu người trực tiếp hay gián tiếp vì các trận đánh.

Bước khởi đầu: 1919-1933

Bước khởi đầu của Đức Quốc Xã gắn liền với bước đi lên của Hitler, và qua đó là sự hình thành của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa tức Đảng Quốc xã.

Bước khởi đầu của Đảng Quốc xã


Hitler-thủ tướng Đức Quốc Xã (phải) và Mussolini-thủ tướng Phát xít Ý
Sau khi trở về từ Thế chiến I, do tình cờ một ngày tháng 9 năm 1919, Hitler được mời gia nhập Đảng Lao động Đức. Lúc ấy, đảng này có không đến 100 đảng viên. Hitler trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.
Đầu năm 1920, Hitler nắm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng. Trong đại hội đảng ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên Hitler công bố Cương lĩnh Đảng Quốc xã gồm 25 điểm. Những điểm quan trọng nhất sẽ được Đức Quốc xã mang ra thi hành khi đang nắm chính quyền 13 năm sau. Bốn điểm quan trọng là: xóa bỏ các Hòa ước VersaillesHòa ước Saint-Germain, thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước, hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng, và chủ trương bài Do Thái.
Đây đúng là những việc mà Hitler thực hiện một cách nghiêm túc khi lên nắm chính quyền sau này cho đến cuối đời ông. Một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen.
Vào mùa hè 1920, Hitler thêm cụm từ "Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa" vào cái tên "Đảng Công nhân Đức" để trở thành đảng có tên viết tắt là NSDAP.
Đến mùa hè 1921, Hitler nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo" được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế quốc thứ ba.

Kim chỉ nam của Đức Quốc xã: Mein Kampf

Bài chi tiết: Mein Kampf
Sau vụ Đảo chính Nhà hàng Bia ngày 8 tháng 11 năm 1923, Hitler phải vào tù. Trong thời gian này, ông viết quyển Mein Kampf trình bày về tư tưởng và cương lĩnh hoạt động của ông. Tóm tắt, Đức Quốc xã sẽ là một quốc gia thuộc loại mới, dựa trên sự thuần khiết chủng tộc và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trong quốc gia đó sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một Lãnh tụ – chính là Hitler – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống bên dưới. Dần dà, Đức sẽ trở nên "chủ nhân ông của thế giới". Đức sẽ bành trướng về miền Đông, nếu cần phải chiếm lấy đất của Nga.

Câu ghi trên bia là:
Meine Ehre heißt Treue
Tiếng Việt: Danh dự của tôi có tên là lòng trung kiên
Từ đó, dẫn đến tư tưởng chủ chốt thứ hai: chủng tộc. Người Đức, thuộc chủng tộc Aryan, là chủng người ưu việt. Nếu muốn vượt lên trên thì người Đức phải đàn áp những chủng tộc khác, đó là Do Thái và các dân tộc Slav. Phải ngăn cấm hôn nhân giữ người Đức với người của các chủng tộc đó. Sự ám ảnh về chủng tộc khiến cho Hitler cổ vũ một quốc gia thuần chủng nhằm bảo tồn những thành phần chủng tộc nguyên thủy. Chỉ người khỏe mạnh mới được có con. Yêu cầu tạo nên quốc gia thuần chủng không cho phép dân chủ, mà phải có chế độ độc tài.
Trong tác phẩm này, Hitler hết sức thán phục Vương quốc Phổ anh dũng năm xưa.[3] Kế hoạch của ông ta ghi trong quyển sách đã quá rõ ràng và chính xác. Pháp sẽ bị tiêu diệt, nhưng tiến về Đông mới là mục tiêu chính yếu. Trước nhất, phải chiếm lấy những miền đất ở phía Đông có nhiều người Đức sinh sống: nước Áo, miền SudetenlandTiệp Khắc và miền tây Ba Lan kể cả Danzig. Sau đấy là chính nước Nga. Khi lên nắm quyền, Hitler đã thực hiện đúng như thế.
Khi Hitler thi hành những chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh, mọi người phải công nhận rằng việc làm của ông ta đi đôi với lời nói: mọi hành động đều đã được ghi trong quyển sách.
William L. Shirer, tác giả lịch sử Đức Quốc xã nhận xét rằng
Nếu có nhiều người Đức không theo Quốc xã đọc quyển "Mein Kampf" trước năm 1933 và nếu các chính khách trên thế giới đọc cẩn thận quyển sách, thì cả nước Đức và thế giới hẳn đã có thể tránh khỏi thảm họa. Bởi vì, tuy người ta có thể kết tội Adolf Hitler về việc gì khác, không ai có thể lên án ông ta đã không viết ra trên giấy trắng mực đen chính xác mô hình của Đức Quốc xã mà ông ta định tạo dựng.
—William L. Shirer

Hitler xây dựng Đảng Quốc xã


Bích chương bầu cử của NSDAP (Đảng Quốc Xã Đức) vào năm 1932.
(Dân lao động chúng tôi đã thức tỉnh! Chúng tôi bầu cho Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa!).
Sau khi ra khỏi tù, nhờ tài tổ chức, Hitler lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Vào cuối năm 1925, Quốc xã chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Binh sĩ SA được tổ chức lại thành một lực lượng vũ trang gồm vài trăm nghìn người để bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Quốc xã.
Để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn, Hitler thành lập lực lượng SS – Schutzstaffel còn gọi là "Quân Áo đen" – và buộc họ phải cất lời thề trung thành với chính cá nhân ông. Lúc đầu, lực lượng SS chỉ là những cận vệ cho Hitler. Đến năm 1929, Hitler tìm ra được người lãnh đạo lý tưởng của SS: Heinrich Himmler. Dần dà, Himmler nắm quyền sinh sát trên toàn nước Đức và phần lớn Châu Âu.

Đức chuyển qua chế độ Quốc xã: 1933-1934

Sau khi tướng Kurt von Schleicher thất bại trong việc lập chính phủ cộng với áp lực của cựu thủ tướng Franz von Papen, ngày 30 tháng 1 năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng. Tuy đảng Đức quốc xã được số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử Reichstag (Nghị viện) năm 1932, họ vẫn không đủ phiếu để thành phe đa số trong nghị viện. Nội các Hitler chỉ có hai đảng Quốc xã và Quốc gia, cả hai chỉ chiếm 247 ghế trong tổng số 583 ghế Nghị viện. Để đạt đa số, họ cần sự hậu thuẫn của Đảng Trung dung Đức với 70 ghế. Vì thế, Hitler đề xuất Tổng thống giải tán Nghị viện và quy định kỳ tổng tuyển cử mới, được ấn định vào ngày 5 tháng 3 năm 1933.

Chế độ độc tài

Kết quả cuộc tổng tuyển cử thứ 9
của Cộng hòa Weimar, ngày 5 tháng 3 năm 1933
Đảng  % số phiếu Số ghế  % số ghế
Nazi (Phát xít) (NSDAP) 43,9% 288 44,5%
Dân chủ Xã hội (SPD) 18,3% 120 18,5%
Cộng sản (KPD) 12,3% 81 12,5%
Trung tâm (Công giáo) 11,2% 74 11,4%
DNVP (Bảo thủ) 8,0% 52 8,0%
Nhân dân Bavaria (BVP) 2,7% 18 2,8%
Dân chủ (DDP) 0,9% 5 0,8%
Các đảng khác 2,7% 9 1,5%
Tổng cộng 100,0% 647 100,0%

.
Chính quyền mới trở thành một chế độ độc tài sau khi Nghị viện liên tục đưa ra một số luật mới. Ngày 27 tháng 2 năm 1933, Hermann Göring dàn cảnh trận hoả hoạn tại Toà nhà Nghị viện (Reichstag).
Một ngày sau vụ cháy, 28 tháng 2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" đình chỉ bảy đoạn trong Hiến pháp đảm bảo quyền tự do cá nhân. Được mô tả là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực của Cộng sản phương hại đến đất nước". Nghị định này mang nội dung:
Hạn chế tự do cá nhân, quyền tự do phát biểu ý kiến, kể cả quyền tự do báo chí; quyền tụ tập và lập hiệp hội; và những sự vi phạm tính riêng tư của thư tín, điện tín và điện thoại; và giấy phép lục soát nhà, lệnh tịch thu cũng như hạn chế về tài sản, cũng được cho phép vượt quá những quy định khác.
Thêm nữa, Nghị định còn cho phép chính phủ Đế quốc hành xử mọi quyền hạn của các bang khi cần thiết, và áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội "làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng" do người có vũ trang.
Thế là Quốc xã đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang hiểm họa của cộng sản ra hù dọa, để gây sợ hãi cho hàng triệu người giới trung lưu và nông dân là nếu họ không bầu cho Quốc xã vào tuần sau, người Bolshevik sẽ chiếm quyền lực.
Trong cuộc bầu cử Reichstag kế tiếp vào ngày 5 tháng 3 năm 1933, đảng Đức quốc xã giành được 43,9% số phiếu. Tuy thế, 52 ghế của Đảng Nhân dân Quốc gia Đức cộng với 288 ghế của Quốc xã đủ để vượt đa số 16 ghế cho chính phủ.
Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Reichstag kết thúc Cộng hoà Weimar khi nghị viện này thông qua Luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz), có tên chính thức là "Luật Phòng chống tai họa của nhân dân và đế quốc." Luật tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả quyền kiểm soát ngân sách Đế quốc, phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo và ban hành luật mới "có thể dị biệt với hiến pháp." Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Hiến pháp Weimar không còn nghĩa lý gì nữa, vì Hitler có quyền ban hành luật "dị biệt".

Chế độ độc đảng

Đảng Cộng sản bị dẹp bỏ ngay sau vụ cháy Tòa nhà Nghị viện mà họ bị quy kết. Các đảng thuộc giới trung dung: Trung dung Đức, Nhân dân Quốc gia Đức, Dân chủ đều giải tán trong tuần lễ đầu tháng 7 năm 1933. Riêng Đảng Nhân dân Quốc gia Đức, dù đã hỗ trợ Hitler lên nắm quyền một cách hợp lệ và dù có quan hệ mật thiết với Paul von Hindenburg, giới địa chủ quý tộc và các doanh nghiệp lớn, vẫn tiếp nối các đảng khác mà "tự nguyện" giải tán.

Bích chương tuyển mộ của lực lượng Waffen-SS.
(Tòng quân sau 17 tuổi).
Chỉ còn lại Đảng Quốc xã. Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định:
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa là đảng chính trị duy nhất ở Đức.
Bất kỳ người nào duy trì cơ cấu tổ chức của một đảng chính trị khác hoặc thành lập một đảng chính trị mới sẽ bị phạt với mức án đến ba năm khổ sai hoặc với án tù giam từ sáu tháng đến ba năm, nếu hành động không chịu hình phạt cao hơn chiếu theo quy định khác.
Nhà nước chuyên chế độc đảng đã được hoàn thiện mà không có mấy hành động chống đối hoặc phản kháng, và chỉ trong vòng 4 tháng sau khi Nghị viện từ bỏ mọi trách nhiệm dân chủ.

Chế độ trung ương tập quyền

Ngày 7 tháng 4 năm 1933, Hitler cử Thống đốc Quốc xã ở mọi bang, giao quyền cho họ chỉ định và dẹp bỏ cơ cấu chính quyền bang, giải tán nghị viện cấp bang, bổ nhiệm và cách chức công nhân viên và thẩm phán của bang. Trong vòng nửa tháng từ khi nhận quyền hành từ Nghị viện, Hitler đã hoàn tất những việc mà nước Đức chưa bao giờ làm được: xóa bỏ mọi quyền hạn của bang vốn đã tồn tại lâu đời, đưa vào chế độ trung ương tập quyền. Cũng không còn cảnh sát bang, quân đội bang – tất cả các lực lượng vũ trang đều thuộc trung ương.
Ngày 30 tháng 1 năm 1934, chính quyền củng cố quyền bằng đạo luật xây dựng lại đế quốc (Gesetz über den Neuaufbau des Reichs). Đạo luật này biến chính phủ liên bang phân quyền của Đức thời Weimar thành một nhà nước trung ương tập quyền. Nó giải tán nghị viện quốc gia, chuyển đổi quyền lực tối cao thành chính phủ đế quốc trung ương tập quyền và đặt bộ máy hành chính quốc gia dưới sự kiểm soát của bộ máy hành chính Đế quốc Đức.

Quốc xã nắm lấy Quân đội

Tham mưu trưởng Ernst Röhm của lực lượng SA, hiện đã lên đến nửa triệu người, đề xuất với nội các là lực lượng SA phải là nền tảng cho Quân đội Nhân dân mới, và toàn bộ Quân đội, SA và SS được đặt dưới Bộ Quốc phòng mà ông ngụ ý sẽ do mình đứng đầu. Giới lãnh đạo Quân đội đồng lòng phản đối và kêu gọi Hitler ủng hộ họ.

Duyệt binh nhân dịp Reichsparteitag (Đại hội Đảng Quốc gia) năm 1935.
Vào lúc này, Hitler rất cần quân đội, thế nên ông không chấp nhận đề xuất của Röhm. Đến mùa hè 1934, quan hệ giữa Röhm và quân đội càng tồi tệ hơn. Hitler nhận thức rõ ràng ông chỉ nắm được quyền lực nếu có sự ủng hộ của tướng lĩnh. Ngày 11 tháng 4 năm 1934. Hitler thông báo cho hai chỉ huy Lục quân và Hải quân về tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ của Tổng thống, và thẳng thừng đề nghị là mình sẽ lên thay thế. Để đáp lại sự ủng hộ của quân đội, Hitler hứa sẽ trấn áp đội quân SA và đảm bảo rằng quân đội vẫn là lực lượng vũ trang duy nhất.
Trong nội bộ Đảng Quốc xã nổi lên một cuộc tranh giành quyền lực mới không khoan nhượng. Hermann GöringHeinrich Himmler cùng liên kết với nhau để chống lại Röhm. Hai người có ý định thanh trừng đám SA, quét sạch các đối thủ ở cánh tả lẫn cánh hữu, kể cả những người lúc trước chống đối Hitler nhưng bây giờ không còn hoạt động.
Hitler kết tội Röhm bắt đầu "các bước chuẩn bị để đích thân triệt hạ tôi". Điều này hầu như không có thực. Mặc dù có lẽ ta không bao giờ biết được toàn bộ vụ việc, các chứng cứ có sẵn đều cho thấy Röhm không bao giờ âm mưu lật đổ Hitler.
Muốn giữ những mối quan hệ tốt với quân đội, đêm ngày 30 tháng 6 năm 1934, Hitler đã bật đèn xanh cho cái mà về sau được gọi là "Đêm của những con dao dài", nghĩa là một cuộc thanh trừng đẫm máu trong hàng ngũ lãnh đạo SA cũng như cũng như các cá nhân đối lập khác, thay thế nó bằng một tổ chức trung kiên hơn là cơ quan SS của Đức quốc xã. Ngay sau đó, các lãnh đạo quân đội đã tuyên thệ trung thành với Hitler.
Xem chi tiết: Đêm của những con dao dài
Sau khi cuộc thanh trừng kết thúc, Hitler tuyên bố rằng ông chính là pháp luật, như phát biểu trước Nghị viện ngày 13 tháng 7 năm 1934:
Nếu có ai trách tôi và hỏi tại sao tôi không vận dụng tòa án tư pháp, thì tôi chỉ có thể trả lời: "Trong thời khắc này tôi có trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc Đức, và qua đó tôi trở thành chánh án tối cao của dân tộc Đức."
Và Hitler thêm, với đầy ẩn ý:
Trong tương lai mọi người nên biết rằng nếu họ ra tay chống lại Nhà nước, chắc chắn họ sẽ bị xử tử.
Đấy là lời cảnh cáo sẽ được áp dụng xuyên suốt chế độ Đức Quốc xã cho tất cả những ai dám chống đối Lãnh tụ Hitler.

Hitler làm Lãnh tụ Đức Quốc xã

Ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống Hindenburg qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Vào giữa trưa, có thông báo là theo một luật mới do nội các ban hành ngày hôm trước, hai chức vụ Thủ tướng (Reichskanzler) và Tổng thống (Reichspräsident) được nhập lại làm một, và Adolf Hitler đã nhậm chức lãnh đạo đất nước kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Chức vụ Tổng thống bị bãi bỏ; Hitler chính thức là Lãnh tụ và Thủ tướng Đế quốc (Führer und Reichskanzler).
Hitler tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc Hitler đảm nhận chức Tổng thống ngày 19 tháng 8 năm 1934. khoảng 95% cử tri Đức đi bỏ phiếu; 90% tức hơn 38 triệu người chấp thuận cho Hitler chiếm mọi quyền lực. Chỉ có 4 triệu rưỡi người Đức có can đảm – hoặc có ước nguyện – nói "Không".
Trong Đại hội Đảng Quốc xã nhóm họp ở Nürnberg ngày 5 tháng 9, Thị trưởng Bayern đọc lời tuyên cáo của Lãnh tụ:
Vận mệnh mới của dân tộc Đức được xác định chắc chắn trong 1.000 năm tới... Sẽ không cần có cuộc cách mạng nào khác ở Đức trong 1.000 năm nữa!

Đời sống của nước Đức dưới chế độ Quốc xã

Nói chung, đại đa số người Đức dường như không cảm thấy phiền hà khi bị tước mất quyền tự do, khi nhiều nét văn hóa bị hủy hoại và được chế độ tàn bạo thay thế, hoặc khi cuộc đời và công việc của họ bị uốn nắn vào nề nếp đến mức chặt chẽ chưa từng có. Sự khủng bố Quốc xã trong những năm đầu chỉ ảnh hưởng đến một số tương đối ít người. Người nước ngoài mới đến có phần ngạc nhiên thấy là người dân Đức dường như không cảm thấy rằng họ đang bị thị uy và đàn áp. Ngược lại, họ còn ủng hộ chế độ Đức Quốc xã này với lòng sốt sắng chân thực. Trong nhận thức của họ, chế độ đã đem lại cho họ niềm hy vọng mới, sự tự tin mới, lòng tin vào tương lai của đất nước họ.
Dưới sự khuyến khích của Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Goebbels, Đức Quốc Xã cũng làm phim nói về nước Phổ năm xưa, các phim này thương có nội dung nói đến vua Friedrich Wilhelm I và con trai của ông là vị vua kiệt xuất Friedrich II Đại Đế,[4] hoặc về cuộc tranh đấu kiên cường của danh tướng August Neidhardt von Gneisenau chống quân xâm lược Pháp của Napoléon.[5] Chẳng hạn như các bộ phim "Der alte und der junge König" (1935), "Der Grosse König" (1942) và Kolberg (1945). [6]
Thời đó, có truyền đơn nổi tiếng của nước Đức cho thấy Hitler là chính khách mới nhất trong một loạt các chính khách xuất sắc của nước Đức, sau vua Friedrich II Đại Đế, Thủ tướng Otto von Bismarck và Tổng thống Paul von Hindenburg. Thực chất, chế độ độc tài Đức Quốc Xã của ông ta không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ xưa. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Sử học của Đảng Quốc Xã về lịch sử vinh quang của nước Phổ cũng thường chọn lựa tình tiết mà viết, và viết không đến nơi đến chốn, móp méo. [7]

Đệ nhị thế chiến

Vào năm 1939, các hành động của Đức Quốc Xã dẫn tới sự bùng phát cuộc Thế chiến thứ hai ở châu Âu. Ba Lan, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, BỉHà Lan bị chiếm đóng. Ban đầu, Anh chỉ dùng một ít tiềm lực nhằm giúp đỡ các đồng minh của họ ở châu Âu, nhưng Đức lại định chinh phục Anh bằng cách ném bom dữ dội vào Anh trong Trận chiến nước Anh. Sau khi xâm chiếm Hy LạpBắc Phi, Quân đội Đức tấn công Liên Xô tháng 6 năm 1941 và tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 sau khi Nhật Bản ném bom vào Trân Châu Cảng.

Tiếp tục chế độ khủng bố

Sự khủng bố các nhóm cư dân thiểu số vẫn tiếp tục cả bên trong nước Đức và những vùng lãnh thổ bị họ chiếm đóng. Từ năm 1941 người Do Thái bị buộc phải đeo một ngôi sao vàng khi ra ngoài đường và đa số họ bị tống tới các khu dành cho người Do Thái (ghetto), nơi họ bị cách ly khỏi xã hội. Tháng 1 năm 1942, tại Hội nghị Wannsee dưới sự giám sát của Reinhard Heydrich, một kế hoạch để tìm ra "giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái" (tiếng Đức: Endlösung der Judenfrage) ở châu Âu được đề ra. Trong giai đoạn này, khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm người khác, gồm cả những người đồng tính, người Slav và tù chính trị đã bị giết hại một cách có hệ thống và hơn 10 triệu người bị buộc phải lao động nô lệ, cuộc diệt chủng này được gọi là Holocaust trong tiếng Anh, Shoah trong tiếng Hebrew (Đức quốc xã sử dụng cách nói trại trong tiếng Đức với từ Endlösung - "Giải pháp cuối cùng."). Hàng ngày có hàng nghìn người bị đưa tới các nhà máy giết chóc, các trại tập trung (tiếng Đức: Konzentrationslager - KZ), ban đầu là các trung tâm được lập ra để giam giữ tù nhân, sau đó trở thành các nhà máy giết người hàng loạt, được thiết kế để giết hại tù nhân.
Xem hoạt động khủng bố của các tổ chức và chỉ huy: Sicherheitsdienst - Sở An ninh, viết tắt SD; Gestapo - Geheime Staatspolizei - Mật vụ; Schutzstaffel - viết tắt SS; Heinrich Himmler; Einsatzgruppen - Đội Đặc nhiệm - là các đội biệt kích thành lập bởi Heinrich Himmler do SS chỉ huy bao gồm các thành viên của Ordnungspolizei, Waffen-SS, Gestapo, Kripo, và SD gồm bốn đội bán quân sự A, B, C và D được tuyển chọn đặc biệt phục vụ cho việc sát hại người Do Thái, các chính ủy Liên Xô, các dân tộc Slav ở Đông Âu...
Song song với những trại tập trung, Đức Quốc Xã tiến hành một chương trình tàn bạo nhằm chinh phục, thực dân hóa và khai thác những vùng đất Liên bang Xô viết, Ba Lan và sắc dân Slav được gọi là Kế hoạch tổng thể Ost. Ước tính 20 triệu thường dân Liên bang Xô viết, 3 triệu người Ba Lan không thuộc chủng tộc Do Thái, 7 triệu binh sĩ Hồng quân Liên Xô đã chết trong cuộc chiến tranh Xô-Đức mà người Nga gọi là Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Mục tiêu của Đức quốc xã là nhằm mở rộng Lebensraum ("không gian sinh sống") của chủng tộc Đức về phía Đông nhưng lý do để họ khai chiến ở Đông Âu là để "tự vệ trước chủ nghĩa Bolshevik".
Quân đội Đức bị đánh tan tác tại Bắc Phi.[8] Sau khi thất bại tại các trận Stalingrad năm 1943 và trận Normandy năm 1944, chế độ này bắt đầu tan rã nhanh chóng, mất đất vào tay Quân đội Đồng Minh ở phía tây và phía nam và vào tay Hồng quân Liên Xô và quân Ba Lan ở phía đông. Vào tháng 7 năm 1944, một nhóm Sĩ quan âm mưu ám sát Quốc trưởng Hitler.[9] Tới mùa xuân năm 1945, Quân đội Đồng Minh đã tiến vào lãnh thổ Đức.
Adolf Hitler luôn đề cao vị vua - chiến binh năm xưa Friedrich II Đại Đế, dù rằng chế độ của ông ta không giống với nhà nước của vị vua này. Nhân dân Phổ có được một lịch sử vinh quang gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của ông. Thậm chí, khi trú ở boong-ke sâu 16 mét dưới đường phố thủ đô Berlin, Hitler chỉ trang hoàng nơi này với bức chân dung vua Friedrich II Đại Đế do họa sĩ Anton Graff thực hiện. Cuối tháng 2 năm 1945, Hitler nói với tướng Guderian: [7]
Bức tranh này luôn luôn đem lại cho tôi sức mạnh khi những hung tin đe dọa tới tinh thần của tôi.
—Adolf Hitler

Cuộc tự hủy hoại không thành

Khi Quân đội Đồng Minh đang áp sát đến thủ đô Berlin, Quốc trưởng Hitler đã đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, ông ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cùng toàn bộ các cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay quân địch.
Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer đã tiên liệu về một chỉ thị tàn bạo như thế từ những cuộc họp trước đây với Hitler nên ông đã soạn một bản ghi nhớ hùng hồn để chống lại hành động này và lặp lại biện luận của ông là nước Đức đã thua trận. Chính ông đã trình bản ghi nhớ này cho Hitler vào ngày 18 tháng 3. Trong đó, Speer viết:
Có thể chắc chắn là chỉ trong vòng 4 đến 8 tuần, kết cuộc nền kinh tế sẽ sụp đổ... Sau sự sụp đổ này, không thể tiếp tục cuộc chiến dù bằng cách thức quân sự... Chúng ta phải làm mọi cách để duy trì sự tồn tại của đất nước cho đến người cuối cùng, dù bằng biện pháp sơ khai nhất... Vào giai đoạn này của cuộc chiến, chúng ta không có quyền tiến hành sự phá hủy vốn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Nếu kẻ thù của chúng ta muốn hủy diệt đất nước này, đất nước đã chiến đấu một cách anh dũng, một mình họ sẽ phải chịu ô nhục với lịch sử. Chúng ta có bổn phận phải để lại cho đất nước tất cả khả năng có thể để tái thiết trong tương lai xa...
—Albert Speer
Nhưng với số phận cá nhân đã bị khép lại, Hitler không quan tâm đến sự tồn tại của dân tộc Đức mà ông đã luôn bày tỏ tình yêu thương bất tận. Ông nói với Speer:
Nếu ta thất trận, đất nước cũng sẽ tàn lụi. Số phận như thế là không thể tránh khỏi. Không cần xem xét điều kiện cơ bản mà người dân sẽ cần đến để tiếp tục cuộc sống sơ khai. Ngược lại, tốt hơn là tự ta nên tiêu hủy những thứ ấy bởi vì đất nước này đã biểu hiện là phía yếu hơn và tương lại sẽ tùy thuộc vào đất nước miền đông mạnh hơn (Liên Xô). Hơn nữa, những người sống sót sau trận chiến chỉ là những người hạ đẳng, vì những người tốt đã chết.
—Adolf Hitler
Ngày hôm sau, Hitler ra chỉ thị nổi tiếng về "vườn không nhà trống". Tiếp theo là mệnh lệnh được ban hành vào ngày 23 tháng 3 bởi Martin Bormann, bí thư của Hitler. Speer mô tả sự kiện này trước Tòa án Nürnberg:
Lệnh của Bormann nhắm đến việc mang người dân cùng công nhân và tù binh người nước ngoài từ hai miền Đông và Tây vào vùng trung tâm của Đế quốc. Hàng triệu người này sẽ phải đi bộ. Xét qua tình hình hiện tại, không thể cung cấp thứ gì cho họ sinh tồn... Việc này có thể dẫn đến thảm họa đói kém không tể tưởng tượng nổi.
Nếu tất cả mệnh lệnh khác của Hitler và Bormann được mang ra thi hành, hàng triệu người Đức có thể chết. Speer cố tóm tắt trước Tòa án Nürnberg các mệnh lệnh "vườn không nhà trống" khác nhau. Ông nói, phải phá hủy tất cả nhà máy công nghiệp, tất cả cơ sở điện quan trọng, nhà máy nước, nhà máy cung cấp khí đốt, các cửa hàng thực phẩm và cửa hàng quần áo; tất cả các cây cầu, tất cả cơ sở đường sắt và thông tin, tất cả kênh đào, tất cả tàu thuyền, tất cả toa tàu chở hàng hóa và tất cả đầu máy xe lửa.
Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng này được là do những nỗ lực phi thường của Speer và một số sĩ quan Quân đội (cuối cùng) đã chống lệnh Hitler. Họ đã tỏa ra khắp nước Đức để đảm bảo các sĩ quan quân đội và đảng viên phục tòng một cách cuồng tín không thực thi phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần tốc của lực lượng Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi.

Những ngày cuối cùng của Đức Quốc xã

Hitler đã định rời Berlin vào ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến từ nơi này. Phần lớn nhân viên các bộ đã di tản về phía nam trên những xe tải chất đầy tài liệu, nhiều quan chức khác cũng hối hả tìm cách rời Berlin.
Tuy nhiên, hồi kết đến nhanh hơn là Hitler dự tính. Hồng quân Liên Xô và quân Mỹ đang tiến nhanh đến một giao lộ bên bờ sông Elbe. Liên quân Anh - Canada đang đến sát HamburgBremen, chuẩn bị tách rời nước Đức khỏi Đan Mạch. Ở Ý, quân Đồng Minh đã chiếm Bologna và đang tiến đến thung lũng Po. Sau khi chiếm được Viên ngày 13 tháng 4, Hồng quân Liên Xô tiến lên sông Donau, còn Đại đoàn thứ Ba của Mỹ đang tiến xuống dọc con sông này để bắt tay với họ tại sinh quán Linz của Hitler.
Trong "Tuyên cáo Chính trị" trước khi tự sát, Hitler tuyên bố:
Trước khi tôi chết, tôi trục xuất cựu Thống chế Đế quốc Hermann Göring ra khỏi đảng và rút lại mọi quyền hành đã trao cho ông ấy qua nghị định ngày 20 tháng 6 năm 1941... Thay cho chức vụ của ông ta, tôi bổ nhiệm Thủy sư Đô đốc Dönitz làm Tổng thống Đế quốc và Tư lệnh Tối cao của Quân lực.
Trước khi tôi chết, tôi trục xuất cựu Lãnh tụ SS và Bộ trưởng Nội vụ Heinrich Himmler ra khỏi đảng và ra khỏi tất cả chức vụ nhà nước.
—Adolf Hitler
Hitler cũng chỉ thị cho Karl Dönitz bổ nhiệm Joseph Göbbels làm Thủ tướng, Martin Bormann là "Bộ trưởng Đảng" (chức vụ mới), Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bá tước Schwerin von Krosigk, Bộ trưởng Tài chính liên tục từ khi được Franz von Papen bổ nhiệm năm 1932, tiếp tục giữ chức vụ này.
Chiều ngày 30 tháng 4, sau khi nói xong những lời vĩnh biệt, Hitler và vợ là Eva Braun mới làm lễ cưới trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng nổ. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều yên lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, bà vợ đã không dùng súng, bà tự sát bằng thuốc độc.
Lúc bấy giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày thứ hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của Đức Quốc xã và thiết lập Đế quốc thứ ba. Đế quốc này chỉ sống thọ hơn ông có một tuần.

Kết cuộc

Ngày 4 tháng 5 đến ngày 8 tháng 5 năm 1945, các lực lượng quân đội Đức đầu hàng vô điều kiện chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu và với sự thành lập của Hội đồng quản lý Đồng Minh vào ngày 5 tháng 6 năm 1945, bốn cường quốc đã "nắm quyền tối cao đối với nước Đức".
Phe Đồng Minh thắng trận ban đầu chia nước Đức thành những vùng chiếm đóng, tại Hội nghị Potsdam các biên giới của Đức bên trong vùng chiếm đóng của Liên Xô bị dời về phía tây, đa số được trao cho Ba Lan trong khi một nửa vùng Đông Phổ bị sáp nhập vào Liên Xô. Cuộc di cư của người Đức từ Đông Âu, được khởi động do hậu quả của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, đã được hoàn thành vào cuối cuộc chiến khi hầu như toàn bộ người Đức ở Trung Âu đã sơ tán sang phía tây đường biên giới Oder-Neisse, có ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Đức. Các vùng chiếm đóng của Pháp, Mỹ và Anh trở thành nước Cộng Hòa Liên Bang Đức - Tây Đức theo chính thể tư bản, trong khi vùng chiếm đóng của Liên Xô trở thành nước Cộng hòa Dân chủ Đức - Đông Đức theo chính thể cộng sản. Tây Đức hồi phục trong thập niên 1960, còn chế độ cộng sản Đông Đức thì bị sụp đổ sau một cuộc cách mạng vào năm 1990, thống nhất với Tây Đức trở thành nước Đức thống nhất theo chính thể tư bản.
Sau chiến tranh, các lãnh đạo Đức Quốc Xã còn sống sót bị đem ra xử tại Tòa án Nürnberg về các tội ác chống hòa bình, tội ác chiến tranhtội ác chống nhân loại. Chỉ một số nhỏ bị xử tử hình, đa số họ được thả vào giữa thập niên 1950 vì lý do sức khỏe và tuổi tác. Nhiều người vẫn tiếp tục sống tới tận thập niên 1970thập niên 1980. Tại tất cả các nước châu Âu không phát xít đều có các cuộc thanh trừng hợp pháp nhằm trừng phạt các thành viên Đức quốc xã cũ và các đảng phát xít. Một sự trừng phạt không được kiểm soát đã gây ra nhiều tổn thương cho con em các gia đình thành viên Đảng Quốc xã (trẻ em Nazi) và những trẻ em có bố là lính Đức tại các vùng bị chiếm đóng và những trẻ em sinh ra theo chương trình nguồn sống - lebensborn.
Xem Tòa án Nürnberg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình