Dấu hiệu khó ngờ trẻ tự kỷ

Bài này viết về những trẻ tự kỷ nặng, dễ nhận dạng 


Nếu nhóc nhà bạn có một trong số các biểu hiện dưới đây, bạn cần đặc biệt lưu tâm.


Tự kỷ là chứng bao gồm sự kết hợp của nhiều rối loạn chức năng trong não bộ, một bệnh cực kỳ khó chữa mà những bác sĩ hiểu tường tận về nó trên toàn thế giới có thể đếm trên đầu ngón tay.
Tự kỷ hiện đang là một căn bệnh của xã hội thời đại mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em. Với một vài thông tin trong cuốn sách “Đưa con trở lại thiên đường” của Chuyên gia nghiên cứu trẻ em Lê Thị Phương Nga – một người mẹ có con bị tự kỷ, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh – những người đang cùng con trải qua “cuộc chiến” với căn bệnh tự kỷ.
Lời kể của các bà mẹ
Bé Bi Ve: “… Bé hiếu động quá, chạy lăng xăng không mục đích, gọi tên không hồi đáp, không biết tự đi cầu, táo bón khủng khiếp dù bé ăn nhiều rau và trái cây. Đái liên tục chừng 3 phút một lần, một giờ có thể từ 20 – 25 lần.

Không phân biệt được người quen hay lạ, thường xuyên thức trắng, không sai bảo được, chơi vô thức. Bé bị động kinh dưới lâm sàng nên được chỉ định uống thuốc chống động kinh tegretol. Bệnh ngày càng trầm trọng.

Trẻ tự kỷ một phần là do bố mẹ thiếu quan tâm (Ảnh minh họa).
Mất ngủ nhiều hơn và đái tháo triền miên. Giai đoạn này bé hầu như không nhận biết được thế giới xung quanh mình…”.

Bé Gấu Bông: “… Ngày tháng trôi qua, sự tiếp thu và giao tiếp của bé ngày càng tệ, không biết ai lạ ai quen, kể cả ba mẹ và anh trai.

Thui thủi chơi một mình với món đồ chơi suốt cả ngày. Tiêu tiểu bé không hề biết tự chủ, cả nhà thật khổ sở. Tới giờ ăn thì ăn, giờ ngủ thì ngủ, thức dậy chơi một mình, bi bô độc thoại, chẳng khác gì cục đất, cười khóc rất vu vơ…
”.

Bé Kiến Càng (cả nhà là những bác sĩ làm việc tại các bệnh viện lớn): “… Đã ba tuổi rưỡi mà vẫn chưa biết nói, không hiểu người khác.
Chạy lăng xăng không chịu ngồi yên. Chúng tôi không dạy được cháu vì cháu không nhìn lâu vào mặt người dạy và ít khi bắt chước. Cháu thường xuyên táo bón nên phải bơm…”.

Trên đây chỉ là một số ít những tâm sự của các bậc phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ. Tuy mỗi bé một vẻ nhưng nhìn chung đều có những triệu chứng của tự kỷ.
Dấu hiệu cảnh báo dưới 1 tuổi






- Dạng bé "hiền“: Cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc, mẹ thường rất tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra đã biết điều! Không cần người lớn quan tâm giao tiếp.
- Dạng bé “quậy”:
+ Khóc bất kể cả ngày, đêm mà không tìm được lý do, không ai đỡ nổi, không phải khóc dạ đề. Khi khóc hay ưỡn người ra xa mẹ.

+ Ít ngủ, khó ngủ hoặc không ngủ.

+ Phản xạ nhai kém hoặc không có.

+ Hiếm hoặc không có nụ cười, dù còn nhỏ nhưng có vẻ xa vắng, ưu tư như “ông cụ non”. Ít biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

+ Đến một tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô bập bẹ.
Dấu hiệu bệnh lý từ 1 tuổi trở đi

- Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé khó ưa.
- Không muốn kết bạn, vô cảm với xung quanh.
- Không hồi đáp, giao lưu bằng mắt rất kém.
- Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa quen, nghiện một số món đồ cũ, ăn hoài vài món không đổi…).
- Khả năng tập trung kém hoặc không có.
- Rất kén ăn, khó ăn. Có bé còn rất bé lại ăn những thứ rất “người lớn” như hành, tỏi sống, muối, ớt hiểm…

- Đi ít ngã hoặc không hề ngã dù mới biết đi (mẹ cũng rất tự hào về điều này). Chạy nhiều đi ít, đi nhón chân, đi không đánh tay.
- Hành vi khác lạ: Hay xoay đồ vật hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân, nói nhảm, khó gội đầu cắt tóc, hay chui vào góc nhà, thích ở một mình, khó tập đi vệ sinh.
- Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do. 60% trẻ tự kỷ táo bón kinh niên, cá biệt có bé tiêu chảy không lý do liên tục. Thường xuyên bị viêm hô hấp trên: viêm – tai – mũi – họng (1 – 2 tuần, 1 tháng/ lần); hay sốt, thậm chí sốt định kỳ mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Thở khó khi ngủ, có bé hay thở dốc.
- Ngôn ngữ: mất hoặc không hoàn chỉnh, thể hiện dưới các triệu chứng như không nói được từ đơn khi đã 16 tháng, không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi, nói khó, ghét nói, nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan đến môi trường – hoàn cảnh xung quanh…
Trên 3 tuổi, một số bé có đỡ hơn nhưng tiến bộ rất chậm, không thể bắt kịp các bạn cùng lứa tuổi. Điều trớ trêu là căn bệnh tuy rất quái ác nhưng lại không thực sự giết chết ngay thể xác đứa bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình