Học hoài không vô

Trắc nghiệm trí tuệ thì hoàn toàn bình thường, cũng không có rối loạn cảm xúc, song có những học sinh không thể tiếp thu được một môn học nào đó khiến phụ huynh và cả thầy cô lo lắng.


Bé H.M., 7 tuổi, học sinh lớp 2 tại một trường tiểu học tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), được nhà trường gửi đến trung tâm tham vấn tâm lý với nghi ngờ bị chậm phát triển trí tuệ.
Khuyết tật học tập

Khuyết tật học tập gây mất cân bằng trong năng lực học tập (trí thông minh học tập - liên quan đến kết quả học tập tại nhà trường) và năng lực nhận thức (trí thông minh thực tế); mất cân bằng (không cân đối) trong các lĩnh vực của năng lực nhận thức (ví dụ giữa lý giải ngôn ngữ và tri giác tổng hợp, giữa năng lực chú ý và tốc độ xử lý...).
Các biểu hiện của em M. tập trung ở việc không thể tiếp thu bài giảng môn toán của cô giáo, việc thực hành làm bài tập lại cực kỳ chậm và rất yếu. Thậm chí em không thể làm phép tính hai con số, mặc dù bài toán đưa ra rất đơn giản. Tư duy và kỹ năng tính toán của em kém hơn rất nhiều so với bạn cùng lớp, điều này làm em chán nản, không muốn đi học, giáo viên dạy em cũng rất khó khăn, còn cha mẹ thì lo lắng. Em được các nhà tâm lý đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ nhưng kết quả cho thấy hoàn toàn bình thường. Kiểm tra các khiếm khuyết cơ thể cũng không thấy. Khám lâm sàng cũng không thấy em có dấu hiệu của một rối loạn cảm xúc hay hành vi nào. Điều này cho thấy H.M. mắc chứng khuyết tật học tập, cụ thể là vụng làm tính toán.
Khuyết tật học tập, hay khó khăn về học, hay rối loạn học tập, tùy theo cách tiếp cận diễn đạt khác nhau của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, như tâm lý, giáo dục và sức khỏe tâm thần. Đây là một dạng rối loạn phát triển gây ra do sự khiếm khuyết của cơ chế hoạt động thần kinh. Nghiên cứu dịch tễ tại các trường học ở Việt Nam cho thấy có gần 9% học sinh tiểu học mắc chứng này, còn tỉ lệ ở học sinh trung học cơ sở là trên dưới 1%. Khuyết tật này có những điểm nổi bật:
- Đây là dạng khuyết tật liên quan đến những khó khăn đặc thù trong việc lĩnh hội và vận dụng các chức năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận.
- Khuyết tật học tập về cơ bản phân biệt với khuyết tật trí tuệ. Các khuyết tật về trí tuệ, thính giác, thị giác, những ảnh hưởng của yếu tố môi trường, các vấn đề về hành vi, cảm xúc... có thể xảy ra cùng với khuyết tật trí tuệ nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra khuyết tật học tập.
Căn cứ vào những khó khăn đặc thù của học sinh, người ta chia khuyết tật học tập thành sáu nhóm nhỏ: khó khăn về nghe, khó khăn về nói, khó khăn về đọc, khó khăn về viết, khó khăn về tính toán, khó khăn về suy luận.
Giúp trẻ học thế nào?
Việc phát hiện khuyết tật học tập ở trẻ tại môi trường học đường còn khó khăn bởi ít có cán bộ trường học chuyên trách, sự không chấp nhận ở cha mẹ về tình trạng con cái họ, vì thành tích của nhà trường, lớp học... Tuy nhiên, nếu trẻ khuyết tật học tập không được đánh giá và can thiệp sớm sẽ có rất nhiều nguy cơ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Chẩn đoán khuyết tật học tập không phải dễ mà phải là một quá trình. Trước tiên, trẻ phải được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi để loại trừ nguyên nhân thực thể, sau đó các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học phát triển... mới có thể đánh giá và kết luận tình trạng.
Việc để trẻ có khuyết tật học tập học trong các trường lớp bình thường mà không có hỗ trợ đặc biệt sẽ rất khó khăn cho trẻ và cả các bạn cùng lớp, thầy cô. Chính vì vậy, ngoài việc hòa nhập tại trường, trẻ còn cần được can thiệp đặc biệt bởi các chuyên viên can thiệp đặc biệt, các nhà tâm lý lâm sàng. Đồng thời cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian giúp trẻ phục hồi các chức năng khiếm khuyết học tập trên cơ sở các bài tập mà chuyên viên giáo dục đặc biệt xây dựng. Một chương trình tổng thể sẽ giúp trẻ tiến bộ và hòa nhập nhanh hơn.
Do đó cha mẹ cần giúp con qua những việc cụ thể như:
- Dành thời gian lắng nghe trẻ nhiều hơn.
- Hãy yêu thương trẻ bằng cách giao tiếp trực tiếp với trẻ như ôm hôn, chạm vào trẻ...
- Tin và khuyến khích các thế mạnh khác của trẻ.
- Khen ngợi và khen thưởng thường xuyên khi trẻ hoàn thành tốt các bài tập.
- Chấp nhận những khả năng, tiềm năng sẵn có của trẻ.
- Thiết lập các quy tắc, quy định và lịch trình sinh hoạt.
- Cùng thảo luận với trẻ những hành vi chưa đạt trong học tập.
- Phân công cho trẻ những công việc hợp lý trong gia đình.
- Cung cấp trò chơi, đồ chơi, hoạt động động cơ và cơ hội sẽ kích thích trẻ phát triển.
- Đọc và thảo luận những câu chuyện thú vị với trẻ.
- Giúp trẻ có một môi trường học thật tập trung và yên tĩnh.
- Giúp trẻ phát triển lòng tự tin của bản thân ở nhà trường.
- Nhấn mạnh sự hợp tác xã hội bằng cách chơi và giúp đỡ, phục vụ người khác.
- Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn để có các bài tập phù hợp dành cho con bạn.
ThS LÊ MINH CÔNG


Năm 1861, nhà giải phẫu người Pháp Paul Broca đã mô tả hai bệnh nhân bị câm. Một người, tên là Lelong, chỉ có thể nói được năm từ, người kia, tên Lebogne, chỉ có thể phát âm được một âm duy nhất - “tan”.
Sau khi họ chết, Broca đã kiểm tra bộ não của họ và nhận thấy vùng thùy trán phía trái của cả hai bệnh nhân này đều bị tổn hại. Vùng này (được gọi là vùng Broca) cho đến nay vẫn được cho là trung tâm xử lý tiếng nói của não.
150 năm trước người ta đã biết và đặt tên cho các vùng chức năng trong não. 
khó khăn về nghe,vùng 20,21,23
 khó khăn về nói, vùng broca hay là vùng 40
 khó khăn về đọc, vùng 17,18,19
  khó khăn về viết,
khó khăn về tính toán, 
khó khăn về suy luận.
Trong khi xét IQ và EQ là tính tổng quan của toàn bộ bộ não, không đi vào chi tiết cụ thể. Đánh giá thiếu chính xác, dân dã thì gọi đơn giản thông minh và ngu. Tất nhiên hiểu cũng rất đơn giản
Sự yếu kém của cá thể nào đó về một lĩnh vực nhất định tương ứng với một vùng nào đó kém phát triển. Để khắc phục phải tốn thời gian công sức đầu tư hơn người bình thường về lĩnh vực đó.
Một nghịch lý là họ toàn đầu tư ngược, chỉ chú trọng phát huy ưu thế, thế mạnh của mình. Ham lắm nhiều khi chỉ vì khoe mẽ cái tôi của mình mà quên đi bao kiểm khuyết cần phải khắc phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình