TS Lương Hoài Nam - Giám đốc Điều hành Hãng hàng không Air Mekong |
Thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào?
Quả thực, tôi có phần thất vọng với
khả năng tiếp thu của các cơ quan có thẩm quyền trong chuyện này. Chủ đề
này liên tục đã được bàn luận trong nhiều năm qua. Rất nhiều ý kiến, đề
xuất tâm huyết, chuyên nghiệp đã được nêu ra, nhưng chuyển biến thì rất
chậm và nếu có chăng sự chuyển biến thì hình như nó đang đi theo chiều
hướng xấu đi chứ chẳng phải tốt lên.
Tôi nói như vậy không phải dưới góc
nhìn của một nhà giáo dục mà với tư cách một khách hàng của ngành giáo
dục, người đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc cho việc học hành của
con cái (mà ngành giáo dục phải có trách nhiệm về kết quả). Tôi cũng nói
như vậy với tư cách người sử dụng “đầu ra” của ngành giáo dục qua việc
tuyển dụng, sử dụng lao động trong các công việc lâu nay.
Chưa nói đến chất lượng giáo viên và công tác giảng dạy, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay (giáo dục đại học cũng không khá hơn) đang là một gánh nặng phi lý cho tất cả các bên liên quan và cho toàn xã hội. Nhiều cái học sinh rất cần học thì không được học, nhiều cái không cần học thì bắt phải học. Học sinh bị nhồi nhét vào đầu nhiều thứ không có giá trị cho hành trang vào cuộc sống và công việc sau khi ra trường. Chi phí thời gian, tiền bạc dành cho những thứ đó tính bằng tháng, bằng năm, bằng nhiều tiền chứ không phải ít.
Chưa nói đến chất lượng giáo viên và công tác giảng dạy, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay (giáo dục đại học cũng không khá hơn) đang là một gánh nặng phi lý cho tất cả các bên liên quan và cho toàn xã hội. Nhiều cái học sinh rất cần học thì không được học, nhiều cái không cần học thì bắt phải học. Học sinh bị nhồi nhét vào đầu nhiều thứ không có giá trị cho hành trang vào cuộc sống và công việc sau khi ra trường. Chi phí thời gian, tiền bạc dành cho những thứ đó tính bằng tháng, bằng năm, bằng nhiều tiền chứ không phải ít.
Đổi mới giáo dục sẽ tạo nguồn nhân lực mới cho toàn xã hội. Ảnh minh họa: Đỗ Quyên |
Vốn là học sinh chuyên toán, đã bỏ rất
nhiều thời gian cho môn toán và dự thi toán toàn quốc trong những năm
70, đến khi vào đại học tôi không theo đuổi ngành toán mà chọn ngành
kinh tế. Tôi thấy nhiều nội dung toán mà chúng tôi học ở các cấp phổ
thông không có giá trị gì đối với ngành nghề, công việc sau này cả.
Nhiều kiến thức vật lý, hóa học… cũng vậy. Giá như thay vào đó, chúng
tôi được học thêm văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam và thế giới thì bổ
ích hơn nhiều. Ít ra là tốt cho việc viết lách, thuyết trình, giao tiếp…
trong công việc và trong đời thường. Hai “ngôi sao toán”, niềm ngưỡng
mộ của trường tôi hồi đó thì sau này một người “hâm hâm”, một người
“điên” hẳn, xót xa và thương lắm!
Ngày 26-8-2004, bài viết thứ hai của
cháu với tựa đề: Làm “dân chuyên Toán” lại được đăng trên báo Thanh
Niên. Tôi xin trích một đoạn trong bài viết này: Tôi từng nghe một bạn
tâm sự: Ở chỗ tớ, các thầy cô bảo cứ giỏi toán là giỏi hết, chẳng phải
lo các môn khác! Rồi những bạn nào vào đội tuyển thi Quốc gia lại được
phép nghỉ học chính khóa hẳn mấy tháng nên trong một thời gian dài họ
chỉ “cày” mỗi toán mà không đoái hoài tới những kiến thức khác, những
cái sẽ có ích nhiều mặt trong cả cuộc đời nhưng xem ra vô dụng trong bài
thi toán. Đến kỳ thi, dù chiến thắng rực rỡ hay thất bại giữa chừng thì
những bạn này luôn phải trả giá đắt khi những thiếu hụt kia dồn tích
lại. Với vốn hiểu biết và kỹ năng xã hội nghèo nàn, trong nhiều trường
hợp còn thêm tính ích kỷ hình thành từ lâu, các bạn đó sẽ trở thành nhân
tài như thế nào?”.
Việc một học sinh lớp 11 với bài viết
phê phán cách dạy, cách học trong nhà trường Việt Nam, được đăng trên
một tờ báo lớn như Thanh Niên, đã trở thành chuyện đình đám. Hàng trăm ý
kiến bạn đọc được gửi về tòa soạn (trong đó có cả phản hồi của GS Võ
Tòng Xuân). Phần đông bạn đọc thể hiện sự đồng tình, cổ vũ. Con trai
chúng tôi bỗng chốc trở thành “hotboy”.
Vợ chồng tôi không lấy gì làm phấn
khởi với việc con mình trở thành “hotboy” như vậy mà bắt đầu cảm thấy lo
lắng. Chúng tôi bàn bạc và thống nhất là cháu còn đang ở tuổi học hành,
việc của cháu lúc này là học thêm nhiều kiến thức nữa, chưa phải là
tuổi làm “chuyên gia”, “nhà phê bình”. Nhưng đáng tiếc là qua những bài
viết này, cháu đã thể hiện không còn tin vào hệ thống giáo dục Việt Nam,
nhìn vào nó thấy nhiều mặt xấu hơn là mặt tốt. Khi mà đứa trẻ đã không
còn niềm tin vào hệ thống giáo dục nữa thì việc tiếp thu những kiến thức
mới là rất khó, kể cả khi đó là những kiến thức tốt. Vợ chồng tôi quyết
định cho cháu sang học ở Anh ngay giữa lớp 11, với tính toán là trong
một môi trường giáo dục mới, cháu sẽ thấy có vô vàn kiến thức bổ ích mà
mình chưa được học và thoải mái trở lại làm một cậu học trò đam mê, chăm
chỉ.
Chúng tôi đã đúng: Cháu đã trở lại là
cậu học trò giỏi. Thỉnh thoảng cháu vẫn viết báo, nhưng cháu không còn
viết về giáo dục nữa, mà viết về văn hóa, môi trường và nhiều vấn đề bổ
ích khác. Sau một năm rưỡi học dự bị đại học (A-Level) ở Anh, cháu đã
thi đậu vào Trường Đại học Cambridge danh tiếng, một nơi khó vào cho
chính các học sinh người Anh. Tốt nghiệp trường Cambridge, cháu được
tuyển dụng vào làm việc ngay ở CapitaLand, tập đoàn bất động sản lớn
nhất Singapore. Hiện nay, bằng những trải nghiệm của chính bản thân,
cháu tham gia nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp cho các em học
sinh Việt Nam ở Singapore.
Có thể ai đó nghĩ rằng tôi muốn khoe
sự thành đạt của con cái. Điều đó cũng không sai. Nhưng điều quan trọng
mà tôi muốn nói ở đây là: Nếu không nhờ nền giáo dục Anh, con trai chúng
tôi đã không thể thành đạt được như ngày hôm nay. Nếu chỉ là sản phẩm
của nền giáo dục Việt Nam, có lẽ GS Ngô Bảo Châu khó trở thành nhà toán
học lừng danh thế giới, Philipp Rosler cũng khó có cơ hội làm Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức…
Con trai chúng tôi đã làm một cuộc
khảo sát, thấy rằng trong số các nhà toán học nổi tiếng thế giới, không
có ai đã từng là quán quân các kỳ thi Olympic toán quốc tế. Ngoài ra,
việc thắng hay thua tại các cuộc thi Robotcon cũng không liên quan gì
đến trình độ thực sự ngành tự động học của một quốc gia. Đơn giản chúng
chỉ là các sân chơi, cuộc chơi. Thi thì cứ thi, nhưng đừng quan trọng
hóa chúng, đừng coi chúng là tiêu chí, mục tiêu, thành tích giáo dục đào
tạo.
“Đầu ra” của nền Giáo dục Việt Nam thì sao?
Tôi đã phỏng vấn tuyển dụng hàng nghìn
ứng viên trong 20 năm qua, phải thú thực buồn và thất vọng rất nhiều.
Trong một đợt tuyển dụng tiếp viên hàng không gần đây, nhu cầu tuyển chỉ
50 người, nhưng số đơn nộp khoảng… 700. Phần lớn trong đó là những em
đã tốt nghiệp đại học, một số em có đến hai bằng đại học. Với một câu
hỏi đơn giản: “Tại sao em muốn trở thành tiếp viên hàng không?”. Quá nửa
trong số các em trả lời rất lúng túng: “Đó là ước mơ từ nhỏ của em”;
“Ngay từ nhỏ em đã muốn được làm tiếp viên hàng không”; “Em muốn làm
tiếp viên hàng không để được… đi du lịch thật nhiều!”.
Tôi nhẹ nhàng khuyên các em: “Khi mới sinh ra thì các em bú mẹ, sau đó các em đi học, còn chưa biết gì về tiếp viên hàng không, không nên trả lời như vậy. Có thể trả lời rất đơn giản, nhân bản là các em mới ra trường và muốn có một việc làm để nuôi sống mình, đỡ đần cho bố mẹ”; “Làm tiếp viên hàng không là công việc phục vụ khách hàng, kể cả những khách hàng rất khó tính, không phải là đi du lịch, em ạ!”.
Một mặt, tôi rất thương các em và gia đình các em. Các em mất 4 - 5 năm học đại học, gia đình các em phải chi hàng trăm triệu đồng trong ngần ấy năm, tôi muốn các em có những cơ hội việc làm phù hợp hơn với ngành học của mình và có thu nhập cao hơn. Mặt khác, với một (thậm chí hai) tấm bằng đại học mà các em trả lời các câu hỏi đơn giản như vậy thì chất lượng giáo dục rất có vấn đề.
Tôi nhẹ nhàng khuyên các em: “Khi mới sinh ra thì các em bú mẹ, sau đó các em đi học, còn chưa biết gì về tiếp viên hàng không, không nên trả lời như vậy. Có thể trả lời rất đơn giản, nhân bản là các em mới ra trường và muốn có một việc làm để nuôi sống mình, đỡ đần cho bố mẹ”; “Làm tiếp viên hàng không là công việc phục vụ khách hàng, kể cả những khách hàng rất khó tính, không phải là đi du lịch, em ạ!”.
Một mặt, tôi rất thương các em và gia đình các em. Các em mất 4 - 5 năm học đại học, gia đình các em phải chi hàng trăm triệu đồng trong ngần ấy năm, tôi muốn các em có những cơ hội việc làm phù hợp hơn với ngành học của mình và có thu nhập cao hơn. Mặt khác, với một (thậm chí hai) tấm bằng đại học mà các em trả lời các câu hỏi đơn giản như vậy thì chất lượng giáo dục rất có vấn đề.
Hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp sau
khi tuyển dụng các em mới tốt nghiệp đại học vào làm việc phải đào tạo
lại cho các em những kiến thức cơ bản về chuyên môn, làm việc theo nhóm,
Excel, Powerpoint và kỹ năng thuyết trình, thậm chí cả về chính tả, ngữ
pháp tiếng Việt, cách soạn thảo, trình bày văn bản… những thứ lẽ ra các
em phải được trang bị tốt từ nhà trường.
Hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp sau khi
tuyển dụng các em mới tốt nghiệp đại học vào làm việc phải đào tạo lại
cho các em những kiến thức cơ bản về chuyên môn. |
Ông hiệu trưởng nơi vợ tôi giảng dạy
là người cầu thị. Có lần ông ấy hỏi tôi: “Là người ngoại đạo, anh thấy
ngành giáo dục của anh em chúng tôi thế nào? Tại sao nó lại yếu kém như
nhiều người nhận xét? Nên làm cái gì? Nghĩ sao nói vậy nhé, không cần
giữ ý đâu!”.
Tôi nói: “Nó yếu kém thì mọi người đã nói nhiều rồi, anh cũng biết rồi. Còn lý do tại sao thì tôi nghĩ nôm na là, do nhiều nguyên nhân lịch sử, đến nay nó là một thứ chắp vá của nhiều trường phái giáo dục. Khổng có, Pháp có, Liên-xô có, “Tây” (ngoài Pháp) có. Tôi nói “Tây” chung chung là vì cũng không rõ nét của ai: Anh hay Mỹ?... Có rất nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm nước ngoài. Có rất nhiều hội thảo khoa học. Từ các chuyến khảo sát nước ngoài, các cuộc hội thảo đó, thu được nhiều sáng kiến cải tiến, một số đã được đưa vào ứng dụng thông qua các chương trình cải cách giáo dục. Nhưng thường khi đi khảo sát ngắn ngày, hội thảo trao đổi một vài ngày, khi nói về cái hay, cái dở của một nền giáo dục khác, người ta chỉ nhìn thấy cái chân voi, cái tai voi, cái vòi voi, không thấy cả con voi, không thấy “cái này” liên quan đến “cái kia”, muốn có “cái này” thì phải có “cái kia”, cho nên áp dụng vào Việt Nam nó khập khà khập khiễng, điểm hay chẳng được phát huy, điểm dở thì có khi phát sinh một núi. Làm kiểu chắp vá là nó như vậy”.
Ông hiệu trưởng ấy nói: “Tôi chưa hoàn toàn nhất trí với anh. Nhưng cứ cho là như vậy thì phải làm gì?”.
Tôi nói: “Nó yếu kém thì mọi người đã nói nhiều rồi, anh cũng biết rồi. Còn lý do tại sao thì tôi nghĩ nôm na là, do nhiều nguyên nhân lịch sử, đến nay nó là một thứ chắp vá của nhiều trường phái giáo dục. Khổng có, Pháp có, Liên-xô có, “Tây” (ngoài Pháp) có. Tôi nói “Tây” chung chung là vì cũng không rõ nét của ai: Anh hay Mỹ?... Có rất nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm nước ngoài. Có rất nhiều hội thảo khoa học. Từ các chuyến khảo sát nước ngoài, các cuộc hội thảo đó, thu được nhiều sáng kiến cải tiến, một số đã được đưa vào ứng dụng thông qua các chương trình cải cách giáo dục. Nhưng thường khi đi khảo sát ngắn ngày, hội thảo trao đổi một vài ngày, khi nói về cái hay, cái dở của một nền giáo dục khác, người ta chỉ nhìn thấy cái chân voi, cái tai voi, cái vòi voi, không thấy cả con voi, không thấy “cái này” liên quan đến “cái kia”, muốn có “cái này” thì phải có “cái kia”, cho nên áp dụng vào Việt Nam nó khập khà khập khiễng, điểm hay chẳng được phát huy, điểm dở thì có khi phát sinh một núi. Làm kiểu chắp vá là nó như vậy”.
Ông hiệu trưởng ấy nói: “Tôi chưa hoàn toàn nhất trí với anh. Nhưng cứ cho là như vậy thì phải làm gì?”.
Tôi nêu quan điểm: Xuân Diệu có viết:
“Anh bóp vụn ngày, anh xé nát đêm/ Anh vá víu những người trên trái
đất”, mục đích là để tạo ra một người con gái hoàn hảo như “Em”. Nhưng
cái trò vá víu nó phải có nghề, mình không có nghề thì nó không ra “Em”
mà lại ra một thứ quái thai nào đấy. Nếu mình chưa có đủ chuyên gia đủ
giỏi, có khả năng tổng hợp mọi cái hay, cái dở của các trường phái giáo
dục và từ đó thiết kế ra một trường phái giáo dục Việt Nam tốt hơn hẳn
mọi trường phái giáo dục khác thì hãy phân tích, đánh giá, thảo luận rồi
chọn lấy một trường phái nào về cơ bản thấy phù hợp nhất với Việt Nam
mà làm cho đồng bộ. Có sáng tạo gì thì sáng tạo sau, ban đầu cứ làm cho
giống đã. Như Singapore chọn trường phái giáo dục Anh ấy”.
Tôi không có đủ hiểu biết về giáo dục
để đề xuất những giải pháp thuyết phục như GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Văn
Như Cương, PGS Trần Xuân Nhĩ và rất nhiều các nhà giáo dục khác đã làm
trong rất nhiều năm qua. Nhưng với tư cách “khách hàng” của ngành giáo
dục, tôi hy vọng rằng một số nhận xét, ý kiến của tôi trong bài viết này
có thể đóng góp được ít nhiều cho câu chuyện đổi mới giáo dục. Vấn đề
tôi coi là quan trọng số một trong công cuộc phát triển đất nước, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tương quan quốc tế.
Tôi chỉ có một đề xuất duy nhất: Đừng chắp vá, hãy đổi mới toàn diện!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình