Từ vụ 'nuốt đất' Vĩnh Phúc đến Viethaus Berlin: Đọan kết đã có hậu?

Lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân.


"Vua lừa đảo" đã bị bắt! Với sự "giúp đỡ" của ngài đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình, ông Nguyễn Anh Quân có visa và bay sang Mỹ. Tại cửa khẩu sân bay Dulles ông ta đã bị bắt.

Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế với Nguyễn Anh Quân về tội “lợi dụng quyền hạn chức vụ” để lừa gạt qua các dự án đầu tư địa ốc dính đến rất nhiều xếp ở tỉnh Vĩnh Phúc và cả ở Hà Nội, đã bị cảnh sát Mỹ bắt giữ tại sân bay Dulles, thủ đô Washington, D.C.
Vụ bắt giữ này xảy ra ngày 23/2/2012, khi ông Nguyễn Anh Quân, 41 tuổi, từ Berlin bay đến sân bay quốc tế Dulles, nay mới được tờ báo Washington Examiner đang tải, trong khi đó báo chí ở Việt Nam cho đến nay không hề đề cập đến vụ bắt giữ này.
Trong tháng 2/2012, khi Nguyễn Anh Quân còn ở bên Ðức, Vietinfo.eu và một số tờ báo Việt Nam có nói đến nhân vật này và trong một “bữa nhậu hoành tráng” do ông chủ trì tại Viethaus (cơ sở do Nguyễn Anh Quân làm chủ) có sự hiện diện của "ân nhân" là ông đại sứ Ðỗ Hòa Bình cùng nhiều viên chức ngoại giao Việt Nam khác.
Qua một số dự án xây dựng nhà cửa ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, ông Quân có dấu hiệu dính líu đến nhiều quan chức cao cấp không những ở tỉnh Vĩnh Phúc mà còn cả với nhân vật cấp tướng của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Nguyễn Anh Quân bị truy nã quốc tế từ ngày 3/2/2012. Trước đó, ông bị truy tố (20/12/2011) theo lệnh của công an Vĩnh Phúc sau khi ông đáp máy bay đi Ðức ngày 5/12/2011. Điều thú vị là mãi 19 ngày sau khi ra khỏi Việt Nam, ngày 24/12/2011 mới có “lệnh truy nã” để điều tra về các hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại dự án trang trại phường Ðồng Tâm”.
Nguyễn Anh Quân và dự án Thanh Hà ở Vĩnh Phúc. (Hình: Pháp Luật Việt Nam)
Ít nhất, có tám cán bộ đảng viên cao cấp của tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến các “phi vụ” của Nguyễn Anh Quân bị truy tố từ cuối năm ngoái đến nay, trong đó, nguyên chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên đã bị bắt ngày 4/5/2012 về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan việc thu hồi hơn 25ha quy hoạch trang trại”.  Trước đó, ông Lại Hữu Lân, 63 tuổi, nguyên bí thư thành ủy kiêm chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên, cũng đã bị tống giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nguyễn Anh Quân bị bắt giữ khi nhân viên an ninh sân bay Dulles kiểm tra lý lịch hành khách thì thấy đương sự đang bị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã. Khi bị thẩm vấn, ông Quân công nhận từng bị kết án từ năm 1999 về tội lừa gạt liên quan đến địa ốc. Trong nhiều đơn xin nhập cảnh Mỹ, từ  tháng 8/2008 đến tháng 1/2012, ông này đều khai “chưa hề bị bắt hay bị truy tố về bất cứ tội gì.”
Tuần trước, cơ quan điều tra của Mỹ đã thụ lý và nộp hồ sơ tại tòa án liên bang ở Alexandria cáo buộc ông Nguyễn Anh Quân tội khai gian trong đơn xin nhập cảnh. Trong khi đó, cơ quan quan thuế của Mỹ (CBP) cáo buộc ông này là “lừa gạt và cố ý gian dối”.
Việc ông Nguyễn Anh Quân bị điều tra sau nhiều lời tố cáo dữ dội trên báo thuộc “diện cấm xuất cảnh” từ tháng 10/2011 mà vẫn dễ dàng leo lên máy bay đi Ðức rồi đến Mỹ là một bí ẩn. Các chuyện làm ăn lường gạt “chạy dự án” của ông Quân nằm dưới những cái vỏ rất “ấn tượng”.  Theo hồ sơ tại sở KH&ÐT Vĩnh Phúc, Tam Ðảo Mới là công ty cổ phần (của Nguyễn Anh Quân) có trụ sở tại TP. Vĩnh Yên thành lập ngày 11/3/2005 (trước khi xuất hiện 'dự án trang trại' ở phường Ðồng Tâm một thời gian ngắn). Dù ngành nghề kinh doanh của ông ty này là ngành bất động sản, xây dựng, khách sạn, du lịch... không có nghề nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ông ta lại lập 'Dự án trang trại lập ra để trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, thủy sản... '”
Sau khi được cấp giấy phép, với sự "nhắm mắt" của quan chức từ tỉnh ủy đến cấp dưới, “Dự án Trang trại” đã được phù phép để 25.5 ha đất nông nghiệp “chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất xây dựng khu đô thị để bán lại cho các doanh nghiệp đầu tư địa ốc,” kiếm lời.
Tổng cục 2 - Vietinfo.eu
Ảnh minh họa.
Dựa vào đâu mà giỏi pháp thuật như thế?
Nguyễn Anh Quân thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục mang quân hàm sỹ quan cao cấp, đi xe biển đỏ của quân đội” ; “có thể vỗ vai các cán bộ chủ chốt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây cũng như hiện nay”; “vườn cây cảnh của Quân thuê gần nhà thi đấu Vĩnh Yên trưng bày mấy chục cây tùng nhập ngoại, lúc nào cũng có một trung đội cảnh sát bảo vệ”...
Nhiều dấu hiệu chứng tỏ ông là một sĩ quan quân đội dưới vỏ bọc của “Tổng Cục 2,” tức cơ quan tình báo quân đội.
Nguyễn Anh Quân với tư cách tổng giám đốc - đại diện theo pháp luật công ty cổ phần BETA BQP (địa chỉ 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã làm giả hồ sơ, tự nhận là nhà đầu tư thứ cấp (một hình thức thầu phụ) của công ty CIENCO 5 trong dự án Thanh Hà, Hà Nội. Việc giả mạo này đã được thực hiện trót lọt một cách dễ dàng vì Quân có trong tay một công văn giới thiệu do một vị quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng ký tên, đóng dấu.
Theo một nguồn tin, số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người trong dự án này lên tới hơn 500 tỷ đồng (khoảng $25 triệu) và Quân "không phải" sĩ quân quân đội, còn vì sao ông ta là giám đốc công ty BETA Bộ Quốc phòng vẫn còn là một dấu hỏi.”
Với cộng đồng người Việt tại CHLB Đức và đông Âu, còn nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tương tự như vụ Văn Giang, ai thật sự đứng đằng sau những vụ cướp đất này? Bằng cách nào Nguyễn Anh Quân đang bị truy tố lại có thể dễ dàng bay sang Đức và là "chủ đầu tư mới" của Viethaus tại Berlin? Phải chăng có bàn tay của Tổng cục 2, tình báo quân đội Việt  Nam giúp đỡ và Ai đã lo lót vụ này? Vai trò của công ty SASCO trong vụ Nguyễn Anh Quân như thế nào? Ông đại sứ Đỗ Hòa Bình đã "giúp" kẻ tội phạm đang bị truy tố và Interpol truy nã đã làm sai nguyên tắc, luật pháp của nước CHXHCN VN?
Những câu hỏi ngỏ đó đang chờ các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết!
Nguồn:http://www.vietinfo.eu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình