Đó là những phát minh vô cùng quan trọng đối với
nhân loại được nghiên cứu để phục vụ cho sự sống và phát triển của con
người. Thế nhưng, “vô tình” hoặc “cố ý” những phát minh ấy đã gây ra
những thảm họa khủng khiếp đến với môi trường sống, và thậm chí cướp đi
biết bao sinh mạng quý giá.
Zyklon B
Fritz Haber là một nhà khoa học người Do Thái, đã
được giải Nobel khoa học với việc phát minh ra phân bón nitơ rẻ tiền,
nhằm giúp phát triển ngành nông nghiệp. Thế nhưng Zyklon B đã trở thành
một nguyên liệu quan trọng để người Đức chế tạo vũ khí hóa học trong Thế
chiến thứ I. Vì thế, Zyklon B phải chịu trách nhiệm gián tiếp trước cái
chết ước tính khoảng 1,2 triệu người.
Chất độc màu da cam
Nhà khoa học Arthur Galston đã nghiên cứu phát
triển chất hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng của đậu tương
và cho phép chúng có thể trông theo vụ mùa ngắn hạn. Thật không may,
nếu chất hóa học này sử dụng với nồng độ cao sẽ trở thành một thoại
thuốc diệt cỏ mạnh, và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người nhất là rơi vào tay những kẻ hiếu chiến khát máu.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp 77 triệu lít chất
độc da cam và rải chúng vào đất nước Việt Nam, gây ra 400 nghìn ca tử
vong và tật nguyền, kèm theo đó là di chứng khiến hơn 500 nghìn đứa trẻ
bị dị tật bẩm sinh. Chúng ta nên căm giận Hoa Kỳ hay Arthur Galston?
Súng đa nòng Gatling
Richard Jordan Gatling đã phát minh ra súng
Gatling sau khi ông nhận thấy số người chết trong cuộc nội chiến tại Hoa
Kỳ là vì bệnh tật chứ không phải vì tiếng súng. Năm 1877, ông từng viết
“Một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi
rằng nếu tôi có thể tạo ra một bộ máy – tức là một khẩu súng – có tốc độ
của lửa, cho phép một người lính có thể thực hiện trăm nhiệm vụ như
một, thì sẽ chẳng cần đến một lực lượng quân đội hùng hậu, và do đó sẽ
giảm được rất nhiều số người phải nhập quân ngũ rồi chết vì bệnh tật.”
Liệu đó có phải là một ý tưởng “ngây thơ” không? Bởi sau khi súng
Gatling ra đời, thực dân châu Âu đã sử dụng thứ vũ khí siêu đẳng này một
cách tàn bạo đối với các dân tộc bản địa.
Thuốc nổ TNT
Joseph Wilbrand là một nhà hóa học người Đức, là
tác giả của Trinitrôtôluen – TNT – nổi tiếng vào năm 1863. Ban đầu,
Trinitrôtôluen được phát minh với mục đích tạo ra một loại thuốc nhuộm
vàng. Trớ trêu thay đến năm 1902, trước sức mạnh tàn phá khủng khiếp
trong chiến tranh thế giới thứ I và II, đã khẳng định tên tuổi của TNT
với vai trò là một loại vũ khí – thuốc nổ - tuyệt vời! Cho đến nay,
người ta vẫn biết đến TNT là thuốc nổ nhiều hơn là thuốc nhuộm.
Xăng pha chì
Thomas Midgley đã khám phá ra CFC Freon là một
chất làm lạnh an toàn, thay thế cho các chất làm lạnh có độc tính cao
phổ biến khác như ammonia. Thế nhưng, phát minh này lại gây tổn hại
nghiêm trọng đến tầng Ozon. Một “thành tựu” nổi tiếng khác của ông là
việc thêm chì vào xăng để chống kích nổ, thậm chí gây tử vong do ngộ độc
chì. Chính vì vậy, chẳng ai ngạc nhiên khi Midgley được ví như một con
người đã có tác động xấu nhiều đến bầu khí quyển hơn bất kỳ một nhân
vật nào khác trong lịch sử của Trái đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình