XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ

Trang để tải về:XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ
cuốn sách này viết về chứng tự kỷ và asperger khá hay nhưng vì dài nên không đưa vào blog tải về dễ dàng. Dưới đây là trích đoạn

Gia đình một em học sinh lớp 1 đến gặp tôi vì lo lắng cho con trai mình. Cháu đã rất khó
khăn trong suốt năm học mẫu giáo. Nhà trường miêu tả cháu là một đứa trẻ thông minh nhưng
lúc nào cũng săn sàng có những cơn bùng nổ tâm lý không thể đoán định. Tôi đã gặp một mình
mẹ cháu để thu thập các thông tin về cháu. Chị giải thích cháu rất ngoan ngoãn, tốt bụng nhưng
thường xuyên bị hiểu lầm ở trường. Tuần sau đó, chị mang cháu tới để gặp tôi.
Cậu bé đi vào phòng với một món đồ chơi trên tay. Tôi nói với cháu bằng giọng rất hồ hởi:
“Chào Chris, rất vui được gặp cháu.” Nhưng cậu bé chẳng ngẩng đầu lên nhìn tôi, cũng chẳng
đáp lại, chỉ tiếp tục chúi mũi vào món đồ chơi cháu cầm theo. Tôi biết cháu có nghe thấy tôi nên
tôi lại hỏi: “Chris, cháu có cái gì đấy, cho chú xem được không?”. Vẫn không có câu trả lời. Tôi
lại nói: “Chúng ta có thể nói chuyện một chút được không, cháu có thể mang cả đồ chơi của cháu
vào.” Vẫn không có câu trả lời.
Tôi quay sang mẹ cháu và hỏi chị thường làm gì trong những trường hợp thế này. Chị ấy
nói rất to rằng chị ấy sẽ lấy món đồ chơi của cháu. Tôi nói, cố tỏ ra bình tĩnh – “Gượm đã, chị
đừng làm thế. Chris, sao cháu không mang cả đồ chơi của cháu vào đây nhỉ?” Cậu bé lấy 2 tay
bịt tai lại khi tôi nói và gào lên “Không không không” và lờ tịt tôi đi.
Tôi cảm thấy thật bất lực, y như đêm hôm trước bọn trẻ con nhà tôi cũng cố tình lờ tôi đi
khi tôi bắt chúng đi ngủ. Điều này thật khó chịu. Tôi bắt đầu nghĩ hay là để các nhân viên của tôi
thử làm việc với bọn trẻ xem sao. Mặc dù vậỵ, tôi đã cố thử thêm lần nữa. tôi cởi một chiếc giầy,
để một chiếc bút chì lên mũi và nói với chiếc giầy: “Chris, chào Chris, cháu có ở đấy không?”
Tôi thấy cháu cười. Và chả nói gì thêm, cháu theo tôi đi vào văn phòng.
Tôi biết rằng làm việc với cậu bé này sẽ còn khó khăn đây khi có một khởi đầu như vậy.
Tôi quyết định nhanh chóng rằng phải thiết lập một cơ chế khen thưởng cho cháu để cháu có tâm
trạng tốt. Mẹ cháu bảo cháu thích sô cô la và vì thế, tôi nói với cháu: “Mỗi lần cháu nói chuyện
với chú, chú sẽ cho cháu một tờ tiền giả vờ như thế này, và khi cháu có 5 tờ, cháu có thể lấy bất
cứ món sô cô la nào trong cái túi của chú ở kia.” Tôi bắt đầu bằng cách hỏi cháu những câu hỏi
không mang tính doạ dẫm như tên bố cháu là gì, tên anh cháu là gì... Chỉ trong một phút cháu đã
kiếm được 5 đô la. Tôi nói: “Nhìn xem cháu có gì này: 1, 2, 3, 4, 5 đô la. Tiếp tục nào, cháu có
thể có tất cả chỗ sô cô la cháu thích.” Ngay lập tức, cháu trợn mắt lên đầy giận dữ, bò xuống
dưới gầm bàn của tôi, đá chiếc ghế của tôi và bắt đầu đâp khuỷu tay và bức vách thạch cao mạnh
tới nỗi làm nó thủng một lỗ tướng. Cháu không nghe gì tôi nữa và bắt đầu đập phá văn phòng
của tôi.
Đây là kiểu bùng nổ hoàn toàn và đến khi cháu vào lớp một vẫn còn tiếp diễn. Liệu cậu bé
con này có cần những hình phạt nặng hơn? Liệu đây có phải là kết quả của việc thiếu những hình
thức kỉ luật ở nhà hay ở trường? Theo những gì tôi được biết thì cả ở nhà và ở trường đã áp dụng
cả hình thức khen thưởng lẫn kỉ luật cháu. Và việc mẹ cháu đe doạ sẽ trừng phạt nhiều hơn nữa
sau phiên trị liệu này chắc chắn sẽ không làm cháu bình tĩnh lại. Tôi đã diễn trò, nhảy múa và đã
làm cho cháu cười và bình tĩnh trở lại, nhưng câu hỏi vẫn tồn tại: tại sao điều này lại diễn ra và
liệu nó có tiếp tục diễn ra nữa không?
Mẹ cháu cho tôi biết thêm nhiều chi tiết mà qua đó tôi đã phần nào hiểu được nguồn cơn
câu chuyện. Cháu gặp rất nhiều khó khăn khi học phép tính cộng ở trường, và khi tôi nghĩ rằng
tôi thưởng cho cháu khi hỏi “này, xem cháu kiêm được mấy đô la này” thì cháu đã nghĩ “ông này
lại bắt mình làm toán đây”, và thế là cháu cảm thấy căng thẳng. Những giây phút khó khăn này
thật sự gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Nó có thể khiến những hành vi giận dữ khó lòng kiếm
soát được như đấm đá, hét, không chịu lắng nghe, chửi bới... Từ quan điểm của tôi:
“Sự bùng nổ tâm lý là những phản ứng bi quan về mặt cảm xúc lên đến đỉnh điểm”
Lời khuyên thông thường cho cha mẹ: Bắt đầu bằng việc áp dụng một cách kiên định
những qui định và thưởng phạt rõ ràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình