Trẻ em ở thế giới văn minh
Một làn sóng người Việt sang Đức tị nạn đã từng biểu tình để đòi được cấp giấy phép định cư. Ảnh: DPA. |
Họ
đến Đức hầu hết vào những năm 80 theo diện lao động ở Đông Đức, còn bây
giờ, đó là chủ của những quầy rau quả, quần áo hay nhà hàng. Câu chuyện
hội nhập của họ như thế nào?
Tìm hiểu số
phận của những người nhập cư lâu đời này, phóng viên người Đức Tobias
Wilke từ tờ Sachsenspiegel đã hẹn gặp người bạn Duy Tran. Họ cùng nhau
đi thăm một số người Việt và hỏi về cuộc sống hiện nay của những cựu lao
động dưới thời cộng sản này.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 60 của thế kỉ
trước, khi Đông Đức thỏa thuận hợp tác với Việt Nam và quyết định đưa
hàng vạn người Việt sang đây. Trước năm 1975, họ sang Đức chủ yếu để học
tập và sau đó về nước, chỉ có một số sinh viên xin tị nạn để ở lại đây.
Sau năm 1975, đó lại là một làn sóng khác, những người vượt biển bỏ
chạy được quốc tế cứu trợ và Đức cũng cho họ quyền được ở lại miền đất
mới nay. Nhóm người sang vào những năm 80 là đông nhất. Họ đến làm những
công việc nặng và không được dân bản địa ưa chuộng như làm trong nhà
máy vải, công trình xây dựng và công nghiệp. Vào năm 1989, có khoảng 60
nghìn người Việt lao động ở Đông Đức bấy giờ.
Cùng với việc Bức tường Berlin sụp đổ,
Đông Đức phải hủy hợp đồng với hàng loạt công nhân và đền bù thiệt hại
3000 DM để đưa họ trở lại Việt Nam. Khoảng 34 nghìn công nhân đã chấp
nhận lời mời này, số còn lại quyết định ở lại Đức. Họ dần dần lo được
giấy phép cư trú và bắt đầu sống cuộc sống mới. Ví du như Quang Hoang,
đây là một sư phụ võ thuật, trước đây làm trong nhà máy vải còn giờ đây
là một tay chơi golf. Con trai ông giờ đang học quản trị kinh doanh và
cũng từng đá cho một đội ở Leipzig.
Người Việt đầu tư cho con cái mình học trường chuyên. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Hiện tại, thống kê chính thức của Đức từ
năm 1981 cho thấy có 50 000 nghìn người Việt đã nhập tịch Đức, 84 nghìn
người khác sống tại Đức và vẫn với quốc tịch Việt Nam, trong đó có 27
nghìn người sống tại Berlin và Đông Đức, 47 nghìn ở phía tây. Tuy nhiên,
họ vẫn ít hội nhập vào xã hội Đức và sẽ không tính đến chuyện ở đây mãi
mãi. Họ kiếm tiền nuôi các con ăn học trưởng thành, sau đó sẽ trở về
Việt Nam. Tại bang Sachsen, con em người Việt đến 75% đều học các trường
chuyên gymnasium, chiếm đến một nửa số học sinh trong các trường này.
Tương tự vậy, bác sĩ khoa tiết niệu Hoang Minh Do ở bệnh viện Leipzig
cũng có những đứa con sinh ra vào thời kì mới. Bản thân ông từng sang
Đức để học ngành y vào năm 80 và quyết định ở lại đây.
Bác sĩ Hoang Minh Do (trái) trong viện ở Leipzig. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Số phận của họ bị chi phối bởi nguồn gốc
Việt Nam ra sao? Họ nhìn thấy tương lai gì ở Đức? Đó sẽ là những câu
hỏi dành cho phóng viên Tobias Wilke và người bạn của mình trong hành
trình tìm hiểu nhóm dân tộc thiểu số này.
Số người Việt ở Đức tính theo từng bang (2011)
Berlin 15.992 Bayern 12.864 Niedersachsen 8 843 Sachsen 8 197 Nordrhein-Westfalen 6.598 Baden-Württemberg 6 431 Hessen 4 439 Sachsen-Anhalt 4 262 | Rheinland-Pfalz 3 935 Brandenburg 3 502 Thüringen 2 877 Mecklenburg-Vorpommern 2 121 Hamburg 1 706 Schleswig-Holstein 1 045 Bremen 544 Saarland 474 |
Tổng cộng 83 830
Số người nhập tịch Đức qua từng năm
1981 91 1982 90 1983 81 1984 129 1985 66 1986 126 1987 156 1988 596 1989 832 | 1990 1 454 1991 2 118 1992 1 928 1993 1 815 1994 2 572 1995 3 430 1996 3 553 1997 3 250 1998 3 626 1999 2 529 2000 4 489 | 2001 3 014 2002 1 482 2003 1 423 2004 1 371 2005 1 278 2006 1 382 2007 1 078 2008 1 048 2009 1 513 2010 1 738 2011 2 428 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình