Đi buôn

Những nguyên tắc để lấy được chồng tốt

1. NGUYÊN TẮC CHUNG: NGU THÌ CHẾT, BỆNH TẬT KHÔNG TỰ NHIÊN SINH RA.

Điều này có nghĩa là đàn ông không "tự dưng xấu". Nhiều bạn lấy làm ngạc nhiên rằng người chồng mình sao trước, và sau khi cưới lại khác đến vậy. Trước kia anh ta dịu dàng, galant, sạch sẽ, còn sau khi cưới anh ta cục cằn, vô học, bẩn thỉu, một sự biến đổi thần kỳ chăng?
Không, cái người đàn ông cục cằn, vô học, bẩn thỉu ấy không tự nhiên sinh ra. Anh ta vẫn ở đó, ở trong cái lớp vỏ dịu dàng sạch sẽ lãng mạn ấy, chỉ có điều bạn không nhận ra thôi.. Vì thế, lấy chồng tốt hay chồng xấu không phải là sự may rủi, điều đó phụ thuộc vào chính bạn, và chỉ bạn mà thôi. Bạn chọn đúng, bạn sẽ được hàng tốt, bạn chọn sai, bạn vớ phải hàng dởm. Nếu bạn không biết cách làm "người tiêu dùng thông thái", thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn bị ngộ độc, bị thương tích, bị ốm đau vì chính thứ hàng tự tay mình mang về.
Nếu bạn mua phải một con cá ươn, thì đó là do số phận, hay do bạn đoảng?
Vâng, xin hãy nhớ nguyên tắc đầu tiên: Bệnh tật không tự nhiên sinh ra, ngu thì (phải) chết.

2. NGUYÊN TẮC 2: YÊU LÀ CHỌN LỰA

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc: Không tin vào sự lãng mạn nhảm nhí.
Yêu là cái gì? Các bạn nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay đã tô vẽ, thần thánh hóa, huyền bí hóa, ngu xuẩn hóa tình yêu một cách triệt để, nào là yêu là hy sinh, yêu là hết mình, yêu là không biết tại sao yêu thì mới là yêu, yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc blah blah... Tín đồ trung thành nhất của những cái tuyên ngôn hũ nút này tất nhiên là các bạn gái.
Các bạn quên mất hai điều quan trọng.
Thứ nhất, nhà văn nhà thơ là những kẻ thần kinh không bình thường, và nói chung là có cuộc sống không bình thường. Họ nhìn, đánh giá, cảm nhận cuộc sống theo một cách khác chúng ta, và thông thường là cực đoan. Họ không có cuộc sống bình thường chính là vì những suy nghĩ, cảm xúc có phần thái quá, lệch lạc đó. Vì thế trừ phi bạn cũng muốn sống như họ, còn không thì đừng có nghe họ.
Thứ hai, những kẻ hay tuyên truyền cho mấy thứ yêu là hy sinh, yêu là hết mình, yêu là không biết tại sao yêu thì mới là yêu, yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc đó là ai? LÀ ĐÀN ÔNG. Tại sao? Bởi vì những điều đó có lợi cho đàn ông.
Với bản năng truyền giống của mình, đàn ông cần có những người đàn bà ngốc nghếch, dâng hiến, mù quáng... để có thể dễ dàng thực hiện chức năng giống nòi (cái này là do bản năng, ko phải cố tình đâu). Những người phụ nữ thông minh, biết cân bằng cảm xúc và lý trí tất nhiên không có lợi cho việc reo rắc gen khắp nơi, vì thế cần ngu hóa họ, đánh vào cảm xúc của họ, làm lạc lối họ. Cách tốt nhất là mang một thứ vô hình, khó xác định là tình yêu ra để làm công cụ.
Những cô gái bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền một cách hoang tưởng về tình yêu này sẽ lao vào tình yêu (và đàn ông) như một con thiêu thân mù quáng. Không nghĩ, và không dám nghĩ, (sợ bị coi là "không biết yêu") đến việc tìm hiểu, đánh giá, nhận xét, cân nhắc về cái người mà nhiều khả năng mình sẽ lấy làm chồng, cái người có ảnh hưởng quyết định đến hạnh phúc cả đời mình. Yêu là không thể lý giải được, yêu là không tính toán, yêu là đi theo tiếng gọi trái tim v.v. Ok tốt thôi, đến lúc bị một thằng chồng vũ phu đánh đập, bị bà mẹ chồng nanh ác chửi bới... thì mang trái tim ra mà đền nhé.
Tóm lại: Yêu là quá trình phát triển cảm xúc, và đặc biệt là sự tìm hiểu, chọn lựa cần thiết đối với người bạn yêu. Lý trí cần cho tình yêu cũng như trái tim vậy. Kẻ nào nói với bạn tình yêu không cần lý trí, ấy là bởi vì kẻ đó chẳng có tí trí óc nào. Còn nếu bạn cũng muốn mình không có trí óc như vậy, thì hãy xem lại nguyên tắc số 1.

3. NGUYÊN TẮC 3: TÌNH YÊU CHẲNG GIÚP ĐƯỢC GÌ.

Tại sao phụ nữ khổ hơn đàn ông? Bởi vì họ ít lý trí hơn. Phụ nữ suy nghĩ bằng trực giác, bằng cảm tính, cảm xúc, mà những cái này thì rất dễ tác động. Có nghĩa là lừa phụ nữ thì dễ hơn là lừa đàn ông. Mà chả cần phải lừa, tự họ lừa họ là đủ rồi.
Điều phụ nữ tin tưởng nhất là gì? Có tình yêu là sẽ vượt qua tất cả? Oh, thật là buồn cười, thật là ngớ ngẩn. Giống như bọn nghiện vậy, có thuốc là chúng tin rằng có thể tự mình xây dựng được cả thiên đường cho bản thân, nhưng ai cũng biết thiên đường của nghiện thì hết cơn say thuốc là hết sạch, thiên đường của những kẻ coi tình yêu là phép màu cũng sẽ chết sau ngày cưới Khi dân nghiện say thuốc, chúng có cảm giác chúng trở thành siêu nhân có thể bay như chim, khỏe như gấu, vui như tết. Khi phụ nữ yêu họ cũng có cảm giác y như vậy, chính vì thế họ nghĩ rằng chừng nào cái cảm giác say sưa này còn tồn tại, họ có thể vượt qua tất cả, nào là cải tạo đàn ông, nào là khuất phục được mẹ chồng khó tính, nào là gánh vác được họ hàng nhà chồng blah blah...
Kết cụ thì sao? Bọn nghiện thân tàn ma dại, kết thúc cuộc đời sau khi nhận ra những gì xảy ra trong cơn say của mình là không có thật. Còn phụ nữ mù quáng cũng thân tàn ma dại sau khi nhận ra rằng cơn mê tình chẳng giúp họ đương đầu tốt hơn với những khó khăn trong cuộcsống gia đình, ngược lại, những khó khăn đó làm họ tỉnh mộng, và rốt cục tình thì chẳng còn, lại đeo thêm mấy cục nợ đời.
Vì thế, hãy luôn nhớ rằng, tình yêu là con chim nhỏ, xinh xắn, yếu ớt. Nó không giúp bạn vượt qua chông gai thử thách gì đâu, ngược lại, bạn còn cần phải chăm sóc, bảo vệ, o bế nó các kiểu nếu không muốn nó chết. Muốn chăm sóc nó như thế, bạn phải có thời gian, phải có sức khỏe và tâm trạng tốt, mà những thứ đó không có được nếu cuộc sống của bạn quá khó khăn. Tất nhiên đôi khi nó giúp bạn, làm cho cuộc sống của bạn thêm dễ chịu, nhưng phần lớn thời gian thì bạn là người phải giúp nó, chăm nó. Khi bạn không có gánh nặng gia đình, khi người đàn ông của bạn vẫn còn nồng nàn (đang trong giai đoạn chinh phục thử thách mà) thì việc nuôi một con chim nhỏ xinh xắn rất là đơn giản, và nó hót cho bạn vui suốt cả ngày. Nhưng khi bạn đầu bù tóc rối mặc bộ đồ nhàu nát cọ sàn vệ sinh thay cho osin trong nhà chồng, thì cái con chim ấy chẳng những không hót nữa, mà còn sẵn sàng ốm chết lúc nào không biết. Còn chồng bạn, luôn sẵn sàng nuôi một con mới (bản năng thôi, không cố tình đâu).
Đối thoại:
- Tình yêu ơi, tao khổ quá, sao mày không giúp tao vượt qua khó khăn?
TY:- Tao có hứa giúp mày vượt qua khó khăn hồi nào đâu? Tự mày nghĩ ra cái công dụng đấy cho tao mà.
- Nhưng nhiều khi tao thấy có mày tao cũng có thêm sức mạnh đấy chứ?
TY:- À, đại khái tao là viên thuốc hạ sốt, mày bệnh quá thì tao có thể giúp mày hạ nhiệt một lúc, nhưng tao KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC CHỮA BỆNH. Còn mày thì cho rằng tao là thứ thuốc vạn năng bệnh nào cũng chữa. Mệt tao quá.

4. NGUYÊN TẮC BỐN: CHUYỆN NHỎ LÀ CHUYỆN LỚN.

Bạn cho rằng điều gì là quan trọng ở người đàn ông đang tán tỉnh bạn?
Đa phần các bạn gái sẽ trả lời: Anh ấy tốt với tôi, anh ấy yêu tôi, thế là đủ.
Câu trả lời phổ biến (và tâm đắc) này của các bạn, rất tiếc hoàn toàn chả có tí giá trị nào trong việc tìm kiếm một người đàn ông tốt để làm bạn đời. Khi đàn ông đi tán gái, tất nhiên anh ta phải tốt, tất nhiên anh ấy nói anh ấy yêu bạn. Đem tiêu chuẩn "tốt với tôi, yêu tôi" ra để chọn lựa, chẳng khác nào con cá trong đối thoại sau:
- Cá, thế nào là một thợ câu giỏi?
- À, theo tớ một thợ câu giỏi phải có cần câu, có mồi câu.
Đấy, có buồn cười không? Đã đi câu, ai chẳng có cần, ai chẳng có mồi (loại thợ câu đi người không đến hồ, xòe tay ra cho cá tự nhảy vào là siêu nhân, không tính), cần và mồi chẳng là gì để chứng tỏ một tay thợ câu tốt, tương tự "tốt với tôi, yêu tôi" chẳng nói lên được gì về người đàn ông đang muốn có bạn.
Thế cái gì mới là "chuyện lớn" quan trọng để bạn xác định được một ông chồng tốt?
Đấy chính là những chuyện nhỏ. Những hành động cử chỉ lặt vặt trong đời sống hàng ngày.
Những chuyện lớn ai cũng chú ý, nên ai cũng cố gắng làm tốt, hoặc giả vờ làm tốt. Những chuyện nhỏ ít được để ý đến mới hiển thị tốt nhất một con người, đặc biệt là khi người ta lơ đãng, hoặc người ta cho rằng không có ai để ý đến mình. Anh ta ngáp có che miệng không, ăn xong có ngậm tăm đi ngoài đường không, gặp tai nạn trên đường có xúm vào xem không, khi tức giận có chửi bậy không, về nhà có vứt quần áo bừa bãi không, bóng đèn cháy có gọi thợ không, vay tiền bạn bè có trả đúng hạn không, ngồi một chỗ có rung đùi như bị động kinh không? Đấy, bạn phải tìm hiểu người đàn ông của đời mình thông qua những thứ "lặt vặt" đó.
Có bạn hỏi: Chuyện nhỏ vớ vẩn ấy thì liên quan gì đến tình yêu vĩ đại? Chỉ là những thói quen, sửa là được, quan trọng là yêu, tình yêu đủ lớn thì sẽ vượt qua hết... la la la...
Trả lời: Hành vi bắt nguồn từ thói quen, thói quen bắt nguồn từ tính cách, văn hóa. Mà TÍNH CÁCH, VĂN HÓA chứ không phải TÌNH YÊU, mới là sự đảm bảo cho hạnh phúc.
Ở cùng với một anh chàng tốt tính, hòa hợp, bạn sẽ từ không yêu chuyển thành yêu, từ yêu ít thành yêu nhiều. Ở với một anh chàng chẳng ra gì, tình yêu sẽ chết nhanh thôi.
Còn dùng tình yêu để thay đổi tính cách? Chuyện hài nhất thế kỷ, giờ nào rồi mà còn nói đùa thế?

5. NGUYÊN TẮC 5: ĐỪNG NGHE ĐÀN ÔNG NÓI, HÃY NHÌN ĐÀN ÔNG LÀM.

Khoảng 90% những lời lẽ của đàn ông về tình yêu với bạn gái của mình là không thể tin được. Đặc biệt là các thanh niên chim chíp tán gái thì thôi rồi, toàn mang nhạc thị trường, nhạc sến, trà sữa tâm hồn, danh ngôn, trích dẫn truyện tình ba xu, phim Hàn Quốc... ra ba hoa, thật là đến bò nghe cũng phải phì cười (thế mà các cô gái lại rất thích, lạ ghê)
10% lời lẽ còn lại thì có thể tin (chẳng hạn như "em ơi anh muốn x em") nhưng lại không có giá trị lâu dài. Đây là điều phụ nữ dễ bị nhầm lẫn nhất, vì 10% này ngay cả những người đàn ông TỬ TẾ nhất cũng thường nói.
Chẳng hạn: Anh yêu em mãi mãi. Anh sẽ đi bên em suốt cuộc đời. Anh sẽ....
Họ có nói dối không? Không. Không nói dối, vì khi nói ra câu đấy họ thực sự nghĩ như thế. Chỉ có điều là còn một phần khác họ không nói ra, đôi khi vì họ cũng không hiểu được chính mình.
Anh sẽ yêu em mãi mãi ... nếu lúc nào em cũng ngoan ngoãn, thơm tho, nhàn rỗi ngồi nép vào bên anh thế này này, như thế, tất nhiên là yêu. Nhưng sau này em đầy mùi nước mắm với nước đái trẻ con, ăn mặc nhếch nhác, bụng béo đầy mỡ.... xin lỗi, anh không có ý lừa em, nhưng không hiểu sao anh... sorry.. tình cảm của chúng ta không như cũ nữa.
Cô gái khóc nức nở: Tôi đã hy sinh vì anh, tôi già, béo, xấu, bẩn cũng vì anh... thế mà anh lại...
Chồng (nghĩ thầm): Công nhận là em tốt, công nhận là em đúng. Nhưng mà điều kiện của tình yêu là phải thơm, sạch, mới, lạ. Bảo anh biết ơn em thì được, nhưng bảo anh run rẩy yêu em như ngày nào thì khó quá, cái này sao cố được.
Đàn ông khi yêu hay thích khẳng định mình, nói ra nhiều câu có chủ ngữ là ngôi thứ nhất: Anh thế này, anh thế khác... Các cô gái nghe say sưa, mắt chớp chớp miệng đớp đớp, tâm đắc ghê lắm. Mình yêu anh ấy quá, anh ấy bảo là... anh ấy hứa là...anh ấy là người.... Đến khi lấy về rồi, thỉnh thoảng lại nghẹn ngào, ôi mình bị lừa, ngày xưa nó nói dzậy mà bây giờ không phải dzậy.
Vậy kết luận ở đây là gì?
Nghe đàn ông tán cho vui thôi. Chủ yếu là phải nhìn xem anh ta làm được cái gì. Anh bảo anh lo được cuộc sống cho tôi, vậy phải xem anh có tháo vát, kiếm tiền được không. Anh bảo anh có trách nhiệm với tôi, vậy phải xem anh đối xử với bạn bè, người thân của mình thế nào. Anh bảo anh là người tốt, vậy phải xem anh có ghét chó và trẻ con hay không, vay tiền bạn có trả không...
Bạn nào yêu không mở to mắt ra mà nhìn, chỉ chết vì mấy câu văn hoa ba xu, đến lúc khổ lại đổ tại duyên số...xin mời xem lại nguyên tắc số 1.

6. NGUYÊN TẮC 6: ĐỨC TÍNH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CHỒNG? 

Tôi không nói là "đức tính quan trọng nhất của đàn ông", bởi vì mỗi người đàn bà cần đến đàn ông theo một nhu cầu riêng của mình. Có người mê đẹp trai, có người thích khỏe mạnh, có chị thích galant, có bà thích phong độ...tóm lại cái "nhất" đấy thiên biến vạn hóa, không sao tổng kết hết được.
Nhưng với vai trò làm chồng thì lại khác. Làm chồng tốt cũng cần nhiều tính chất khác nhau, lãng mạn, mạnh mẽ, giỏi giang, phong độ, tháo vát, thông cảm, bao dung, chăm chỉ... gi gỉ gì gi, cái gì cũng cần, cái gì cũng tốt. Nhưng tất nhiên là thật khó mà tìm được người hoàn hảo như vậy. Mà nếu có kiếm được, thì chắc bạn cũng chả đủ hoàn hảo để mà lấy được người ta. Thế thì, nếu như phải rút gọn, phải lựa chọn và quyết định trong những đức tính ấy, trong số những người bạn "có thể" lấy được, thì bạn sẽ lấy ai, lấy người như thế nào?
Hỏi đến đây, cả lớp đồng thanh: Lấy người yêu mình và mình cũng yêu, tóm lại lấy nhau vì tình ạ!!!
Cô giáo: Khổ quá, thế lúc chọn người yêu vậy, các em chọn ai, tìm người như thế nào?
Cả lớp: Yêu thì sao chọn được ạ, duyên số rồi, yêu mà biết tại sao yêu thì đã không phải là yêu ạ !!!
Cô giáo: %^&(&)#$@
Đùa vậy thôi, topic này mong được giúp đỡ những người nghĩ rằng lý trí cũng cần thiết trong tình cảm. Còn với các tín đồ của yêu mê muội, cưới mù quáng thì đến cô giáo cũng bó tay, nói gì đến tôi
Trở lại với câu chuyện đức tính quan trọng nhất của chồng, có lẽ cũng cần chú thích thêm để các bạn đỡ thắc mắc, ấy là quan trọng nhất không có nghĩa là duy nhất cần thiết, lại càng không có nghĩa đó là yếu tố đầu tiên cần được đưa ra xem xét (cái đầu tiên, theo tôi nghĩ, là tìm hiểu xem đối tượng có bị Gay, hoặc bất thường về sinh lý hay không). Quan trọng nhất có nghĩa là, sau khi chúng ta đã có được hai ứng cử viên trước mặt, cả hai đều nam tính, nội tiết ổn định, biết đọc biết viết, chỉ số IQ trên 60... nhưng một anh thì biết đánh đàn ca hát múa rối nước còn một anh thì có cái "quan trọng" ấy, vậy nên chọn anh nào?
Cái đức tính đó là khả năng tiếp thu, học hỏi, nhận thức những sai lầm, điểm yếu của mình và cố gắng sửa chữa chúng. Nói cách khác, đó là khả năng tự hoàn thiện bản thân. (Hồng thì gọi là self-awareness)
Nếu lấy một người chồng biết nhận ra khuyết điểm, dám nhận sai, sai dám sửa (không đảm bảo thành công 100%) thì các bạn có thể yên tâm là cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp. Giống như bạn cưới một chiếc Kia Morning về nhà, mấy năm sau nó tự lên đời thành một chiếc Camry, rồi ít lâu sau lại trở thành một con Mẹc hoành tráng... thế có sướng không? Ngược lại, nếu lúc đầu lấy về một con Mẹc trông hoành tráng, rồi dần dần nó xuống cấp thành cái xe công nông thì thật tai họa.
Vậy khi chọn lựa, ngoài việc nhìn vào những gì đối tượng đang có, hãy để ý đến những gì đối tượng THAY ĐỔI trong quá trình quen biết, yêu đương, để ý đến cách anh ta tốt lên hay xấu đi xem anh ta có được khả năng tự hoàn thiện bản thân hay không. Nếu có, thì đấy chính là đức tính quan trọng nhất bạn cần ở chồng bạn.


Chương Một: Đặc Tính Tuổi Thiếu Niên


1. Tri Thức.
2. Ngôn Ngữ và Giao Tiếp.
3. Vấn Đề về Cảm Quan.
4. Hành Vi.
5. Kỹ Năng Cử Động.
Tóm Tắt.

Trong chương này ta nói về những đặc tính của hội chứng Asperger (Asperger Syndrome AS) và tự kỷ mà sẽ cho ảnh hưởng lớn lao trong tuổi thiếu niên. Có năm đặc tính là tri thức, ngôn ngữ và giao tế, cảm quan, hành vi và kỹ năng cử động. Bởi chứng AS là một trong các dạng của bệnh tự kỷ, những điều dưới đây áp dụng đúng cho cả thiếu niên tự kỷ và thiếu niên AS ít hay nhiều.
1. Tri Thức.
● Trí thông minh.
Người AS thường có trí tuệ từ trung bình tới trên trung bình. Quan niệm chung hay nối kết trí thông minh với khả năng học tập và làm việc, tuy vậy ai có trí thông minh cao không nhất thiết có nghĩa là họ làm được chuyện. Người ta phải có khả năng thực hiện mà ai có AS thường bị yếu kém về mặt này, nên chuyện hay thấy là thiếu niên có AS rành rọt về đề tài khoa học lại không thể làm xong bài cho về nhà, lo lắng khi thời biểu có thay đổi và gặp với khó khăn với chỉ dẫn có nhiều bước.
● Trưởng thành về tình cảm.
Mức trưởng thành về tình cảm của thiếu niên AS thấp hơn nhiều so với tuổi năm tháng của em, trong giai đoạn này có vẻ như em chỉ có sự chín chắn của trẻ bằng 2/3 tuổi của em. Sự trưởng thành thường được đo bằng hành động trong khi giao tiếp. Muốn thành thạo về tình cảm ta cần có thể cảm biết và hiểu những dấu hiệu khi tiếp xúc với người khác như cái nhíu mày, nhăn trán, cười, vẻ chán nản, cảm xúc v.v.; và ta phải có thể suy nghĩ rõ ràng về hành vi của mình cũng như hành vi của người khác. Thêm vào đó, sự trưởng thành còn có nghĩa là thuận theo những luật bất thành văn về giao tiếp và hành vi trong xã hội. Tất cả những mặt này gây nhiều khó khăn cho thiếu niên AS và tự kỷ, các em thường 'khờ khạo' hoặc 'ngây thơ', không hiểu những tương tác tế nhị giữa bạn bè hoặc biết cách hòa hợp vào chúng bạn.
Ở tuổi thiếu niên một số em bắt đầu cảm nhận là mình khác chúng bạn, thấy khó khăn trong việc hòa với bạn cùng tuổi. Ý thức này có thể dẫn tới chứng trầm cảm hay sầu não, và sẽ khó được khám phá nơi thiếu niên tự kỷ nào không biết nói hoặc có ngôn ngữ yếu kém. Hành vi có thể gia tăng hoặc em hóa khép kín, khiến cha mẹ phải diễn giải hành vi và môi trường chung quanh để tìm xem con muốn chi.
● Hiểu trí người (Theory of Mind TOM).
Khả năng này rất quan trọng trong tuổi thiếu niên. Trong cách đối xử với nhau ở trường, trẻ bình thường hay tỏ ra thản nhiên hoặc dửng dưng trong khi thực tế là em rất thích thú, hăm hở muốn biết chuyện. Để tỏ ra mình 'sành' việc, em chỉ gật nhẹ để chào bạn thân thiết nhất, làm như thiếu niên có ngôn ngữ bằng lời và không lời của riêng các em. Vì vậy, thiếu niên AS nào không biết ngôn ngữ này thường khi không hòa đồng với bạn trong lúc giao tiếp. Cách chào hỏi không đúng kiểu, không nhận ra dấu hiệu tế nhị của bạn cùng lớp, sẽ làm em lập tức bị tẩy chay mà phải khó khăn em mới được chơi trở lại. Và không phải thiếu niên chỉ cần nhìn ra ý của bạn bè, vì sáu hay bẩy thầy cô dạy em cũng đòi hỏi là em nhận ra ý muốn không lời của thầy cô trong lớp.
Sở thích của em cũng có thể khiến người khác thấy là em chưa trưởng thành. Nhiều em trong tuổi thiếu niên vẫn còn ham thích chơi những vật mà học sinh tiểu học chơi, như Pokemon, những trò mà bạn cùng tuổi xem là không thích hợp.
● Khả năng thi hành.
Thiếu niên AS gặp khó khăn về mặt này, có nghĩa em thấy khó mà dàn xếp, sắp đặt, tổ chức, đổi sự chú tâm từ việc này sang việc kia, và làm nhiều chuyện một lúc. Lên trung học và ở những lớp cao, bài làm thường là dài hạn gồm việc tìm tài liệu, nghiên cứu, viết luận văn. Để so sánh thì đa số học sinh đặt ra thời biểu giúp em làm xong việc vào ngày giờ đã định, nhưng thiếu niên AS thường không biết cách sắp xếp một công việc phức tạp. Em không biết chia việc lớn thành nhiều phần nhỏ dễ giải quyết, và đặt ra ngày giờ tương ứng. Thường thường em dành quá nhiều thì giờ để nói hoặc lo lắng về bài làm cần nhiều thời gian, mà không chịu khởi sự ngay. Em xem bài làm như là khối dự án khổng lồ không thể nào hoàn tất.
Biết cách giải quyết công việc có hệ thống cũng là chuyện gây vấn đề cho nhiều học sinh AS. Billy có bài nộp lâu về sau với đề tài là các vệ tinh, viết bài có ít nhất năm dẫn chứng trong đó có một hình. Em quyết định viết bài trước rồi đi tìm hình sau. Rủi thay, cách này khiến Billy phải làm lại bài vì em tìm hình không ra cho một vệ tinh mà em chọn. Đa số thiếu niên biết là phải đọc lướt qua đề bài để đoan chắc là mình có gồm những thông tin cần thiết. Trong thí dụ này, trẻ bình thường biết phải đi tìm hình của mình trước khi viết bài, để biết chắc là mình đã có hết mọi thứ cần dùng mà nếu không có, em sẽ soạn lại kế hoạch của mình.
Những khó khăn như vậy khi bắt đầu một việc lại chồng chất thêm với vấn đề tìm sự trợ giúp. Billy gặp việc khác với đề tài vệ tinh của em mà không biết giải quyết cho đúng. Khi quyết định dùng internet làm nguồn tài liệu, Billy dành ba tiếng đồng hồ để tìm chi tiết về vệ tinh, mỗi lần tìm chữ 'vệ tinh satellite' máy điện toán lại trưng ra thông tin về tiệm bán đĩa bắt sóng vệ tinh; em tìm như vậy bằng nhiều phương pháp khác nhau (search engines) trong một lúc lâu. Mãi tới khi mẹ hỏi bài làm tới đâu rồi thì Billy mới cho mẹ, hoặc là ai khác, hay rằng em không thể tìm tài liệu gì về vệ tinh trên trời. Tới lúc này thì mức lo lắng của em lên cao vì cố gắng tìm mà không thành công. Nếu mẹ không can thiệp, hẳn em sẽ tiếp tục việc tìm bằng cách thiếu hữu hiệu ở trên.
Đa số học sinh AS cũng gặp trục trặc về việc tổ chức. Em làm bài cho về nhà nhưng không thể tìm nó trong túi đeo lưng khi nộp bài. Em giữ tập và sách vở không có hệ thống, hoặc không biết quyết định là giấy tờ, tài liệu nào quan trọng hay không để hoặc cất giữ hoặc bỏ. Hơn thế nữa, thường khi em không có học cụ cần dùng trong lớp vì không thể tìm giấy bút, tập, viết.
Thay đổi hướng chú ý là khó khăn khác cho học sinh AS. Thí dụ em không biết hướng việc chú ý của mình từ chuyện làm xong bài sang việc lắng nghe thầy cô đưa chỉ dẫn mới cho cả lớp. Trong lúc Shana chép bài cho về nhà trên bảng vào tập, em không thể chuyển hướng chú ý để nghe thầy cô nói thêm chi tiết về bài tập. Em chỉ sẵn sàng để nghe sau khi đã chép xong bài. Vì lý do này, làm nhiều chuyện cùng lúc là việc khó cho học sinh AS, em cần làm xong một việc mới có thể bắt đầu một việc khác, và em khó mà để qua bên việc chưa hoàn tất để bắt đầu việc thứ hai.
● Giải quyết vấn đề.
Nhiều người mô tả kỹ năng giải quyết vấn đề của thiếu niên AS là lộn xộn. Khi em tìm hiểu điều gì là sở thích đặc biệt của mình thì em có thể biểu lộ kỹ năng cao về giải quyết vấn đề, nhưng với chuyện hằng ngày, thường khi em cho thấy kỹ năng thiếu hữu hiệu, hoặc có vẻ như thiếu kỹ năng hoàn toàn. Mặt khác, có em học được một cách giải quyết vấn đề rồi chỉ dùng cách ấy bất kể tình cảnh hoặc kết quả ra sao. Thí dụ nếu khóa cửa tủ cho học sinh ở trường không mở thì dù vậy, em sẽ dùng chuỗi số của khóa để thử mở hoài hủy không thôi. Đôi khi cách này cho kết quả nhưng nếu thử năm lần mà vẫn không mở được thì nhiều phần là cửa tủ có vấn đề khác. Các em không biết cách giải quyết vấn đề là nhờ người lớn hoặc bạn bè giúp đỡ khi gặp khó khăn, và có khi cần phải tìm cách khác.
Điều khác là không biết lượng xét thông tin hay cách thức vào đúng lúc làm cho việc giải quyết vấn đề càng khó khăn hơn. Tuy học sinh có thể nói làu làu những cách giải quyết vấn đề, và liệt kê nhiều trường hợp mà các cách này áp dụng được tức biết tổng quát hóa, em lại có thể không nhớ được cách nào khi cần. Tới lúc em ý thức là có vấn đề thì chuyện hay thấy là em bị hoang mang rối trí, giận dữ hoặc bị lạc hướng và phản ứng của em là hoặc nổi xung hoặc thu người lại không muốn tiếp xúc với ai.
Khả năng giải quyết vấn đề đặc biệt quan trọng trong chuyện học khi có liên quan đến những khái niệm trừu tượng. Do đó, thiếu niên AS thường gặp khó khăn với những vấn đề bằng chữ, ước lượng, đại số, và hình học – tất cả những điều này thường có tính trừu tượng cao.
● Tổng quát hóa.
Như đã nói, người AS hay gặp trục trặc khi áp dụng thông tin và kỹ năng vào khung cảnh khác nhau, người khác, cũng như là phối hợp kinh nghiệm và điều đã học. Học sinh có thể nhớ nằm lòng các dữ kiện, những bảng liệt kê như vậy thường chỉ là các mẫu thông tin rời rạc không kết nối lại với nhau thành điều có ý nghĩa. Nói rộng ra là em thiếu óc sáng tạo, không biết phối hợp những điều sẵn có thành một điều khác sâu xa hơn, hoặc mới lạ hơn, có ý nghĩa khác. Thầy cô thường diễn giải lầm việc không tương xứng giữa khả năng nói thông thạo và thiếu hành động như là hành vi cố ý không làm của học sinh AS, và như thế không nhận ra một đặc tính quan trọng của chứng AS.
Tình trạng hóa tệ thêm khi học sinh bị căng thẳng và lo lắng. Điều gì em biết thường không nhớ được khi có căng thẳng, những lúc ấy học sinh AS dễ quay trở lại hành vi trước đây nay không còn thích hợp nữa (như nóng nẩy đi tới lui, không chịu nghe chỉ dẫn và trả lời bằng câu 'Không bắt em làm theo vậy đâu', đánh trẻ khác). Rồi khi căng thẳng và lo lắng qua đi, khả năng có trở lại làm như có phép mầu, và hành vi cũng biến mất, nhưng tai hại đã xẩy ra – học sinh không có được câu trả lời đúng cũng như đã bầy tỏ hành vi không hợp làm bạn bè chọc ghẹo em.
● Sở thích đặc biệt.
Điều được nhận ra và bàn tới nhiều về người AS là những khả năng và sở thích riêng của họ, tuy nhiên họ không làm gì mấy để biến chúng thành kỹ năng sử dụng được trong đời hoặc có ứng dụng nghề nghiệp, như việc mê say về thời tiết có thể dẫn tới nghề nghiệp về khí tượng. Một lý do chúng ta ngần ngại không muốn có nối kết sở thích với nghề nghiệp, có thể là do ta thấy khó mà xác định là sở thích đặc biệt sẽ thành điều mê say hàng đầu và em không màng những chuyện khác, hoặc nó chỉ là sở thích thứ yếu, là động cơ thúc đẩy nhưng không làm em mê say hơn hết.
Sở thích của Marta là máy chụp bản sao (photocopy). Em biết hết mọi kiểu, mọi hiệu máy đang có và có thể tháo rời máy rồi ráp lại mau chóng, đó là điều em mê say. Nếu có ai nói 'máy chụp bản sao' là em mau lẹ nói về đề tài này, cuối cùng dẫn tới việc em cuống quít tìm một cái máy nào đó để thảo luận, và không chừng sẽ mở banh máy rời hết các phần. Cha mẹ và thầy cô phải tìm cách khuyên người khác đừng nói về đề tài này, để ngăn chặn hành vi của em.
Mặt khác, Harry có sở thích phụ về máy chụp bản sao. Tuy em thích nói về máy, em biết cách điều hòa hành vi của mình. Khi được cho biết giới hạn để nói về máy thì em theo được, chẳng hạn khi Harry làm xong bài trong ngày, em được cho giờ để tìm tòi về máy hoặc thảo luận chúng với bạn hay với người lớn. Khi hết giờ thì Harry dễ dàng chuyển sang phần việc khác.
Một lý do nữa cho việc tại sao sở thích đặc biệt thường không được khai triển ở trường là bản chất riêng biệt của chúng, có nghĩa khi muốn phát triển sở thích thì thường khi thầy cô phải thay đổi học trình và điều hợp sinh hoạt giữa các môn với nhau. Đó là việc mất rất nhiều thì giờ ở trung học, khi thầy cô có thể dạy 100 học sinh mỗi ngày. Khi khác, sở thích có thể không kéo dài, chỉ hiện ra trong một thời gian rồi sau đó mất dạng, nên không được xem là lý do để soạn học trình xoay quanh nó.
Thí dụ để khuyến khích Jerri dự vào một môn học, cô giáo soạn một đề tài học cho riêng em, dài chín tuần, về Ai Cập là sở thích đặc biệt của Jerri. Đề tài có tất cả những mục mà các học sinh khác phải hoàn tất trong thời gian này; nhưng chỉ mới học một tuần, Jerri quyết định là em không còn ham thích về Ai Cập nữa và động cơ không còn để em hoàn tất đề tài. Tới lúc này, bài làm trở thành điều bực bội em muốn tránh xa.
2. Ngôn Ngữ và Giao Tiếp
Nhiều thiếu niên AS nói rành rẽ, như phát âm rõ ràng và đặt câu đúng qui tắc, nhưng khả năng thực dụng khi giao tiếp lại nghèo nàn, cho ảnh hưởng bất lợi khi em muốn hòa đồng với người khác. Nó đặc biệt là vấn đề trong tuổi thiếu niên, vì giao tiếp với bạn bè thường là động cơ thúc đẩy chính trong lứa tuổi ấy. Giao tiếp thường là việc phức tạp, ở giai đoạn này nó có tính thật tế nhị và có chủ đích chính là hòa đồng với bạn cùng tuổi, hơn là tỏ ra trội hơn về việc học.
Học sinh được ưa chuộng khi em biết cách xử sự hợp với khuynh hướng của nhóm bạn, cho dù em có suy nghĩ khác; thế thì tuy John học giỏi, biết nhiều về môn học, em cũng hiểu là trong lúc trò chuyện với bạn không giỏi bằng mình và chẳng thích việc học hành, em không nên tỏ ra thông minh kẻo bạn bè sẽ coi em là con mọt sách. Thành ra John làm thinh, và mạnh mẽ đồng ý với bạn 'sành đời' của mình rằng 'đi học chỉ mất giờ'. Cùng lúc đó, John cũng biết bầy tỏ ý ham học của mình với thầy cô một cách tế
nhị. Em ít khi tự động giơ tay trả lời câu hỏi – vì sợ là bạn bè biết em thành thạo về đề tài – nhưng khi thầy cô hỏi thẳng em thì John luôn luôn có câu trả lời đúng. Bạn trong lớp biết là John học khá, nhưng vẫn thích chơi với em vì em biết cách tránh lộ ra sự giỏi dang của mình.
Học sinh AS làm như không hiểu cách liên lạc đơn giản và tế nhị này, và có thể phạm lỗi lầm nghiêm trọng là tình nguyện trả lời hết những câu hỏi nào mà em biết lời giải. Sai lầm này có thể tăng bội thêm khi em tỏ ra hào hứng với điều gì mà em biết câu trả lời đặc biệt. Học sinh khôn ngoan sẽ không hề giơ tay, múa máy trước mặt thầy cô và nói 'Em nè, thầy, xin gọi em !' Những khiếm khuyết về giao tiếp đặc biệt gây vấn đề cho thiếu niên AS gồm như sau:
● Không hiểu những dấu hiệu không lời như nét mặt, cử chỉ, khoảng cách giữa hai người và ý nghĩa của tia nhìn cùng thái độ.
Học sinh AS bị lỡ rất nhiều cơ hội giao tiếp vì em không 'nắm' được những phần quan trọng của việc liên lạc tỏ ý. Nó có nghĩa em thường không thể 'đọc' tức hiểu ra nét mặt, cử chỉ v.v. Johnny có AS, để ý thấy là Katie bạn cùng lớp thường hay nhìn về phía em và mỉm cười; em không nhận ra là những dấu hiệu ấy có thể muốn nói Katie thích mình. Tương tự vậy, Juan hay gặp khó khăn trong giờ khoa học vì không đọc ra được những dấu hiệu không lời của thầy cô. Thí dụ khi muốn cảnh cáo thì thầy cô 'nhìn' một cách khác lạ mà Juan không thấy hoặc không hiểu, và em không ngưng nói hoặc chịu lắng nghe như các bạn trong lớp, khi thầy cô nhìn như vậy.
● Không biết cách nói để khơi mào hoặc duy trì cuộc chuyện trò.
Tuy nói thao thao, học sinh AS thường không biết cách gợi chuyện với người khác, hoặc tiếp tục câu chuyện. Tình trạng hóa tệ hơn khi em bị căng thẳng và lo lắng. Mark và Craig đang đứng nói chuyện trong sân trường, Sean có AS đi tới và bắt đầu lắc lư qua lại, chờ dịp để dự vào việc chuyện trò. Lắc lư là dấu hiệu cho biết Sean muốn nói mà không biết khi nào hay cách nào để xen vào. Hệ quả là hai bạn tiếp tục làm ngơ dấu hiệu không lời của Sean muốn tham dự.
Người lớn có thể cho là thiếu niên AS biết liên lạc thành thạo. Đó là do người lớn không nhận ra họ đã bù đắp ra sao cho trục trặc mà thiếu niên AS gặp phải. Có nghĩa người lớn sẽ khoan dung với câu chuyện về đề tài không thú vị như nói về mưa bão, và lại còn hỏi thêm nhiều câu về chuyện này. Ngoài ra người lớn cũng có thích ứng về khoảng cách như tế nhị dịch ra xa một chút khi thiếu niên đứng quá gần, cho em có nhiều giờ để suy nghĩ hơn, và rộng lượng chìu theo khi học sinh không chịu đổi đề tài.
Khi môi trường trở nên phức tạp hơn, gồm nhiều người hơn, có tiếng ồn và những kích thích khác, kỹ năng ngôn ngữ (nói và hiểu) và giao tiếp của thiếu niên AS có vẻ hóa tệ dần. Thí dụ cô Mary hoang mang với kỹ năng không đồng đều của Tara về ngôn ngữ và giao tiếp. Trước giờ học lúc chỉ có hai thầy trò, Tara và cô trò chuyện về những chi tiết phức tạp về chuyện thần thoại Hy Lạp. Cô nghĩ là Tara tỏ ra hiểu chuyện và có kỹ năng giao tiếp giỏi. Tuy nhiên tới cuối giờ học, Tara không đưa tập để cô ký là em đã làm xong. Em có đi lên bàn giáo sư đứng chờ tới phiên mình đưa tập cho cô ký, nhưng các học sinh khác hỏi nhiều nên chưa tới lượt em, và rồi chuông reo hết giờ. Tara coi đó như là dấu hiệu tan lớp nên em bỏ đi, tập không có chữ ký vì em không biết cách chen vào cuộc nói chuyện.
● Có khuynh hướng diễn giải chữ hay câu theo sát nghĩa đen.
Thiếu niên AS thường khi suy nghĩ hết sức là cụ thể. Thầy cô đôi khi nghĩ sao em 'ngố' quá, do cách em xử sự trong lớp. Có hôm, thầy hỏi Tim em có giờ (đồng hồ) không, Tim đáp giản dị là 'Có' rồi ngồi im. Em không hiểu là ý thầy muốn hỏi mấy giờ rồi.
● Khó nhận biết là phải kể đến quan điểm của người khác khi trò chuyện.
Có vấn đề này trong việc này thường khi dẫn tới cuộc độc thoại chỉ có một mình thao thao mà không để ý là người nghe có lưu tâm hay không. Một nhóm bạn đang trò chuyện với nhau thì Lori, học sinh có AS, từ xa đi tới. Các em bảo nhau, 'Đừng nhìn về phía Lori hay nói chậm lại, bởi Lori sẽ bắt đầu nói về Ai Cập và xác ướp. Lori không biết là ai mà thèm nghe chuyện đó'.
● Không hiểu luật bất thành văn về nhiều điều trong cuộc sống, hoặc những luật ai cũng biết mà không hề có ai dạy hoặc nói cho nghe.
Nó gồm có nói cái gì và với ai, cách ăn mặc, cách xử sự và cách phân biệt việc giữa việc nói đùa nhẹ nhàng và ăn hiếp. Người trẻ có AS hoặc một mình làm chủ câu chuyện chỉ có họ nói và không màng tới ai có góp chuyện hay không, hoặc nói thật ít với người khác. Thêm vào đó, các em còn có cách nhấn âm khác thường, lập lại câu nói theo cách không thích hợp và lạc đề.
● Không ý thức là điều gì bạn nói với ai trong lúc trò chuyện bây giờ có thể ảnh hưởng cách người ấy tương tác với bạn về sau.
Nancy học trung học, nghĩ là mình đã giúp cho Maureen là học sinh bình thường, khi bảo Maureen là mặc áo sọc ngang làm thân hình bạn có vẻ phì mập. Nancy không có ý gây tổn thương cho bạn, em chỉ nói lên sự kiện theo em thấy, vì vậy em hoàn toàn ngạc nhiên khi hôm sau gặp nhau, Maureen nhìn một cách lạnh lùng và không đáp ứng với bạn.
Khi quan sát về đặc tính ngôn ngữ của người AS thì hai điều sau có biểu lộ khác nhau mà ta cần xác định:
- Em dùng ngôn ngữ để trình bầy thông tin, hay
- Dùng thông tin để tạo mối tương giao với người lớn ?
Thường thì em giỏi phần một và kém phần hai. Khả năng về ngôn ngữ còn được đo lường bằng những mục sau:
– Biết thay đổi đề tài
– Nói với người nghe hơn là nói cho họ nghe
– Chữ dùng phức tạp
– Tạo nên sự chú ý chung
Quan sát trực tiếp sự tương tác giữa người AS và bạn bình thường cùng tuổi là điều thiết yếu, để xác định kỹ năng trò chuyện tự nhiên của em. Tương tác với bạn có tính chất khác với khi trò chuyện với người lớn. Nó có nghĩa người lớn thường đi theo dẫn dắt của đương sự trong lúc chuyện trò, chờ cho em trả lời, rộng lượng nghe chuyện độc thoại dài dòng và thấy thú vị với cách đặt câu chỉnh đâu ra đó của trẻ. Với bạn cùng tuổi thì khác, chúng không chấp nhận câu chuyện một chiều chỉ nói điều người AS ưa thích, và người AS gặp nhiều vấn đề nhất khi tương tác với bạn cùng tuổi. Nói chung vấn đề về ngôn ngữ cho ra kết quả tai hại và cần được giải quyết.
3. Vấn Đề về Cảm Quan.
Nghiên cứu về AS và sự hòa hợp cảm quan có tính giới hạn, nhưng tài liệu ghi nhận là trẻ nhỏ và thiếu niên AS có trục trặc về cảm quan tương tự như trẻ tự kỷ, và thấy ở nhiều mặt như sẽ trình bầy chi tiết trong chương bẩy. Ở đây ta chỉ nói tổng quát là các em có phản ứng mạnh mẽ về thể chất, thấy đau đớn hoặc chán ghét với một số cảm giác. Thí dụ em có thể đâm ra bực bội hoặc lo lắng khi học sinh đi trong hành lang chạm phớt người em, vì sự sờ chạm làm em thấy khó chịu hoặc đau đớn. Đa số người bình thường có thể thích nghi, điều hòa phản ứng của mình với cảm giác bằng cách làm ngơ chuyện này và để ý tới chuyện khác. Tuy nhiên người AS không thể điều hòa, làm cho phản ứng của họ đối với cảm nhận hóa ra không tiên liệu được, dao động từ tình trạng này sang tình trạng khác, từ việc không có đáp ứng sang việc nhậy cảm quá độ.
Cảm quan còn ảnh hưởng đến vệ sinh cá nhân. Thiếu niên có thể nhậy cảm với mùi hoặc tính chất của một loại xà phòng hay thuốc gội đầu, và điều này khiến em không phát triển thói quen tốt về vệ sinh, như không chịu rửa tay với xà phòng hoặc tắm gội hằng ngày. Nếu em nhậy cảm ở da đầu thì có thể không muốn gội đầu thường xuyên; em khác có thể gặp khó khăn với việc đánh răng, do miệng là vùng nhậy cảm khác.
Với em nào có vấn đề về việc kiểm soát các cơ, nếu quá nhậy cảm với môi trường chung quanh như quá sáng, quá ồn, và ở trong thế giới của riêng em, thì thiếu niên có thể không cảm thấy thúc giục phải vào nhà vệ sinh, và khi nhớ ra thì có khi quá trễ. Mặt khác, cử động không khéo léo khiến em có thể chùi rửa không sạch; nếu có khuyết tật nặng thiếu niên có thể vẫn còn thích chơi với phân, một phần để tìm kích thích mạnh về khứu giác hoặc xúc giác. Khi khác, có thí dụ cho thấy thiếu niên với trí thông minh cao vẫn có thể chưa phát triển thói quen tốt về vệ sinh cá nhân ở tuổi này.
4. Hành Vi.
Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của thiếu niên:
− Em bắt đầu có ý thức lờ mờ hoặc rõ ràng là mình khác chúng bạn.
− Lên trung học và lớn tuổi hơn, em bị đòi hỏi, chịu áp lực nhiều hơn về trách nhiệm do đó bị căng thẳng hơn.
− Cơ thể em thay đổi, kích thích tố tác động làm tâm tình cũng dao động mà em không biết tại sao, hóa ra lo lắng.
Khi xem xét những bài viết về sự căng thẳng và lo lắng nơi thiếu niên AS, ta không thấy ngạc nhiên với việc tính trầm uất lan tràn trong các em, cũng như con số thiếu niên AS có định bệnh trầm cảm cao đến mức báo động. Thường vào thời điểm này trong đời thì tính trầm cảm đầu tiên xuất hiện và có thể định bệnh được; để tìm xem tại sao bệnh này lại có nhiều nơi các em, có lý thuyết nói rằng chuyện xẩy ra vì thiếu niên ý thức rằng khác với bạn bè.
Thiếu niên AS có mức lo lắng và căng thẳng cao vì những lý do ta đã thảo luận ở trên, nhưng cách mà em biểu lộ sự căng thẳng có thể làm ta hiểu lầm. Thế nên chuyện quan trọng là những ai quanh em như cha mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè, biết cách nhận ra dấu hiệu khi em bị căng thẳng. Khác với trẻ bình thường, thiếu niên AS có thể không lộ căng thẳng qua giọng nói, điệu bộ thân hình v.v. Vì những dấu hiệu của em tinh tế, thường khi xáo trộn lên tới mức khủng hoảng trước khi người khác có ý thức là
em bị bất an.
Không phải học sinh AS nào cũng có lộ các điều này, nhưng con số em có tật nằm ở mức đáng nói. Có nhiều lý do cho hành vi ấy, đặc biệt ở tuổi thiếu niên chúng đi từ việc không có thời biểu hằng ngày tiên liệu được, tới lòng sợ hãi làm không được chuyện, hoặc xấu hổ là không học giỏi. Môi trường xã hội cũng thúc đẩy dẫn tới các tật này. Thiếu niên AS nào rất muốn hòa hợp với bạn bè mà không thể làm được vậy (vì không biết ăn nói, ăn mặc, xử sự đúng cách), thường khép kín người lại hoặc lộ ra đáp ứng tiêu cực. Nó có thể là không chịu làm việc chung với học sinh nào đó, dùng chữ không hay với ai bắt nạt em, hoặc cô lập chính mình. Maria có AS trong lúc ngồi ăn trưa ở phòng ăn bị vài học sinh cùng bàn chọc ghẹo; để tránh em đi sang bàn khác ngồi một mình. Michael rất quan tâm đến vóc dáng bên ngoài và muốn chắc chắn là mình trông giống như những ai khác. Khi có bạn cười chê đôi giầy của Michael, em đâm ra nổi xung.
Đôi khi căng thẳng ở trường sẽ được xả ra ở nhà. Vì vậy nhiều cha mẹ thuật rằng con bị căng thẳng quá mức nên không hoàn tất bài làm cho về nhà, em cần giờ sau buổi học để dịu xuống và nghỉ ngơi.
Hành vi của học sinh không tự nó có và không liên hệ đến chuyện gì khác, không ngẫu nhiên xẩy ra. Chúng đều có liên kết với một lý do hay nguyên nhân nào đó. Vì thế hành vi là một hình thức liên lạc tỏ ý, và thẩm định hành vi là bước đầu tiên để soạn ra can thiệp hữu ích, dựa trên điều hành vi muốn bầy tỏ. Việc thẩm định gồm những bước sau:
− Xác định và mô tả hành vi của học sinh
− Mô tả khung cảnh và chuyện trước khi có hành vi
− Phân tích và đưa ra giả thuyết
− Soạn và áp dụng can thiệp về hành vi
− Thâu thập dữ kiện và phân tích sự hữu hiệu của việc can tthiệp.
Phần căn bản nhất để thẩm định là xác định và mô tả hành vi mà can thiệp sẽ nhắm vào. Khi xem xét hành vi của học sinh, điều quan trọng là mô tả hành vi để ai tiếp xúc với học sinh nhận ra được ngay. Bằng không, khi mô tả chung chung không rõ rệt thì không phải ai cũng nhìn thấy hành vi, và có thể không áp dụng cách can thiệp vào thời điểm thích hợp. Kế đó mô tả khung cảnh mà học sinh gặp khó khăn, lẫn khung cảnh mà không có hay có ít khó khăn cho em. Việc so sánh hai trường hợp thường cho ra manh mối về hành vi khó chịu và nguyên do của nó.
Cha mẹ và thầy cô của Neil lo ngại về việc em thường không chịu làm bài, và sau đó không hợp tác bằng cách gục đầu xuống bàn cho tới hết giờ, mỗi khi có bài kiểm môn Anh văn. Mọi người biết chắc là Neil hiểu rõ bài em đọc và đọc xong trước khi có bài kiểm. Sau khi xem xét, họ khám phá là hành vi này chỉ thấy trong giờ Anh văn; tìm kỹ hơn thì phát giác thêm là trong tất cả những lớp khác, bài kiểm có hình thức là trắc nghiệm chọn một trong nhiều câu trả lời, hoặc vấn đáp; trong khi đó bài kiểm Anh văn thường là làm luận. Manh mối này giúp cho ra câu đáp cho hành vi từ chối của Neil.
Thí dụ cho thấy là trước khi soạn ra can thiệp cho một hành vi, điều quan trọng là hiểu thông suốt môi trường mà hành vi diễn ra hoặc khó mà gặp, ít có.
5. Kỹ Năng Cử Động
Nhiều thiếu niên AS có kỹ năng cử động tổng quát (đi, chạy, nhẩy) và tinh tế (cắt bằng
kéo, cột dây giầy, viết v.v.) bị khiếm khuyết. Trục trặc về cử động tinh tế khiến em không thể viết để bầy tỏ hiểu biết thường là cao độ của mình về một đề tài nào đó, hoặc hoàn tất bài thi làm luận. Khó khăn tương tự cũng thấy trong lớp họa viên kỹ nghệ, đòi hỏi phải có mức chính xác rất cao hoặc cử động tinh tế khéo léo. Thay y phục trong giờ tập thể thao là thách đố khác cho người AS vì có vấn đề về cử động tinh xảo; thí dụ Lesley ngày nào cũng trễ giờ tập thể thao, vì em cần gấp đôi thời gian so với bạn bè để thay y phục.
Kỹ năng cử động tổng quát ảnh hưởng đến hình dạng bên ngoài, và cũng có thể ngăn cản việc tham dự vào sinh hoạt thể thao như ở phòng tập. Nhiều học sinh AS thường bị xem là vụng về, lóng cóng; hệ quả là các em luôn luôn được chọn chót hết khi chia đội chơi thể thao. Kỹ năng điều hợp cử động và thị giác cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt ở trường. Victor có AS biết mình phải cẩn thận ngó ghế khi ngồi xuống, bởi em không giống như các bạn là chỉ cần cảm biết xem ghế ở đâu và không cần nhìn. Em học được điều này sau nhiều lần té khỏi ghế, bị học sinh khác cười nhạo hoặc bị thầy cô trách mắng. Chép bài trên bảng vào tập trong lớp cũng gây ra vấn đề. Học sinh AS thấy khó mà dòm từ bảng (thẳng đứng) rồi chuyển sang giấy (nằm ngang), chép lại chính xác trong thời gian giới hạn.
Tóm Tắt
Những đặc tính của chứng AS có vẻ như hóa tệ hơn trong khung cảnh phức tạp ở trung học. Nhiều cha mẹ nói rằng những chuyện của con xử trí được ở tiểu học trở thành đáng kể ở trung học. Tuổi dậy thì, cộng với thời biểu phức tạp hơn ở trường và thầy cô đòi hỏi học sinh có trách nhiệm nhiều hơn, bài vở trình độ cao hơn, làm học sinh AS không theo kịp cho dù em hiểu bài. Thêm vào đó, tật về hành vi hóa đậm nét hơn, cảm xúc tăng bội vì tâm tình thường đi từ thái cực này sang thái cực kia; rồi ta cũng phải kể đến ý thức không thoải mái cho lắm về người khác phái. Người AS đã có sẵn khó khăn là không hiểu được cảm xúc của chính mình, nay thấy sự việc càng rối trí thêm khi 'thích' một ai.
Đến tuổi dậy thì, những vấn đề về giao tiếp đâm ra nổi bật thêm lên. Giống như mọi thiếu niên khác, người AS muốn cha mẹ tránh xa, ít can dự hơn vào đời mình, nhưng đây là chuyện đôi khi bất khả. Bởi tuy thân hình trưởng thành thấy rõ nhưng nó không đi đôi với sự chín chắn về tình cảm. Trên thực tế, thiếu niên AS trong lứa tuổi này thường cần được giám thị nhiều hơn, vì diễn giải sai lầm những dấu hiệu lúc giao tiếp có thể làm tâm hồn tan nát, sụp đổ. Khi Jeff tin chắc là mình thích Ivy, em gửi cho bạn một chục bông hồng; trong trí của em làm vậy là đủ cho mối liên hệ bạn trai và bạn gái. Jeff gọi cho bạn hằng giờ mà không được trả lời, tuy thế em vẫn cho rằng Ivy là bạn gái thân thiết của em.
Những đòi hỏi phức tạp về chuyện học, hành vi, và giao tế trong tuổi thiếu niên sinh ra nhiều thử thách cho học sinh bình thường, đi từ việc sắp xếp những sinh hoạt sau giờ học tới việc hoàn tất bài cho về nhà, đổi lớp sau mỗi giờ học, và biết rành rẽ những ẩn ý khi giao tiếp. Khi thiếu niên tự kỷ gặp thử thách tương tự, nó được phóng đại nhiều lần hơn vì các đặc tính của chứng AS. Tới tuổi thì phải thêm vào đó yếu tố dậy thì, kết cục là thường khi các thiếu niên này bị lo lắng nhiều, trầm cảm, mà không có mấy kỹ năng cần thiết để đối phó với khung cảnh chung quanh em. Các em cần có quy củ và nhiều hỗ trợ để qua được những năm xáo trộn này, cũng như có sửa đổi như là cách để giúp
em thành người lớn hữu dụng và thích nghi với cuộc sống.
Trong những chương tiếp theo, ta sẽ trình bầy chi tiết những vấn đề hay gặp phải, và đề nghị cách đối phó.

Sau lưng người đàn ông

ka ka ka


‎01. Sau lưng người đàn ông đích thực là người đàn bà thích đực.
02. Sau lưng người đàn ông yếu đuối là người đàn bà chán chuối.
03. Sau lưng người đàn ông liệt dương là người đàn bà đáng thương.
04. Sau lưng người đàn ông đẹp zai là người đàn bà (dễ) mang thai.
05. Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà ngồi không.
06. Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ngồi rình.
07. Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.
08. Sau lưng người đàn ông nghèo khó là người đàn bà nhăn nhó.
09. Sau lưng người đàn ông hám của lạ là người đà bà lăng chạ.
10. Sau lưng người đàn ông thành đạt là người đàn bà đánh bạc.
11. Sau lưng người đàn ông mạnh khỏe là người đàn bà thích đẻ.
12. Sau lưng người đàn ông hết tiền là người đàn bà giữ tiền.
13. Sau lưng người đàn ông lắm lộc là người đàn bà thâm độc.
14. Sau lưng người đàn ông mún nghỉ là người đàn bà năn nỉ.
15. Sau lưng người đàn ông trăng sao là người đàn bà lao đao.
16. Sau lưng người đàn ông cường tráng là người đàn bà phóng khoáng.
17. Sau lưng người đàn ông lụn bại là người đàn bà ăn hại.
18. Sau lưng người đàn ông có chỗ đứng là một người đàn bà thích chỗ cứng.
19. Sau lưng người đàn ông có nụ cười duyên là đàn bà mê tới phát điên.
20. Sau lưng người đàn ông ga lăng là người đàn bà thích lăng nhăng.
21. Sau lưng người đàn ông nịnh vợ là người đàn bà lo sợ.
22. Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xui dại.
23. Sau lưng người đàn ông hung hãn là người bàn bà thỏa mãn.
24. Sau lưng người đàn ông lắm tài là người đàn bà chân dài.
25. Sau lưng người đàn ông buồn phiền là người đàn bà đòi tiền.
26. Sau lưng người đàn ông đang say là người đàn bà càm dao phay.
27. Sau lưng người đàn ông nổi tiếng là ngời đàn bà làm biếng.
28. Sau lưng người đàn ông hư đốn là người đàn bà thiếu thốn.
29. Sau lưng người đàn ông khôn ngoan là người đàn bà hân hoan.
30. Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà láo xược.
31. Sau lưng người đàn ông bất cẩn là người đàn bà vớ vẩn.
32. Sau lưng người đàn ông đi xa là người đàn bà trăng hoa.

· · · 36 phút trước ·

Nhiều cha mẹ vô ý 'đầu độc' con bằng thuốc cam

"Chưa bao giờ, Trung tâm phải điều trị cùng lúc nhiều trẻ bị ngộ độc chì đến vậy. Từ Tết đến nay đã có hơn 130 bé nhập viện, có đợt phải nằm ghép 2-3 trẻ một giường", tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Thấy cậu con trai 13 tháng tuổi tự dưng không sốt nhưng ho, trớ, co giật cứng người, chị Thủy (Hoài Đức, Hà Nội) vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được chẩn đoán viêm màng não. Sau 10 ngày điều trị bé hết co giật nhưng không tỉnh táo.
Không những thế, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu đạt mức 81,6%. Ngay lập tức và bé được chuyển sang Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để thải chì.
Ảnh:
Một trẻ bị ngộ độc chì do thuốc cam đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.P
Theo lời kể của chị Thủy, ở quê chị, gia đình nào có con nhỏ cũng mua thuốc cam cho uống để trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh... Cũng vì thế, ngay từ khi con mới được 4 tháng tuổi, chị đã mua thuốc này về bồi bổ cho con, lớn hơn thì trộn cả vào cháo cho ăn.
"Thấy hàng xóm người ta cũng cho con uống thuốc cam mà có thấy ốm đau gì đâu nên mình mới thử. Ai ngờ lại thành đầu độc con mà chả biết con có khỏi bệnh được không nữa", chị Thủy buồn bã nói.
Ngoài việc dùng thuốc cam để "bồi bổ", tại trung tâm cũng đang điều trị cho các bé bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi, uống chữa loét miệng như trường hợp một bé 9 tháng tuổi ở An Tường, Vĩnh Phúc. Hiện bé vẫn lơ mơ chưa tỉnh.
Theo lời kể của gia đình, thấy con bị loét miệng, họ đi mua thuốc cam về để bôi và uống. Được 2 lần thì thấy con vẫn bình thường thế nhưng đến lần thứ 3 thì bé bắt đầu nôn trớ, co giật, phải đưa đi cấp cứu.
Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do thuốc cam chủ yếu dưới 3 tuổi, thậm chí có cả trẻ 1 tháng tuổi. Trong đó, nhiều nhất là ở Bắc Giang, Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa...
"Đợt nào đông có đến 9 - 10 trẻ nhập viện cùng một lúc. Dù trung tâm đã dành riêng hẳn một phòng cho các bé, nhưng vẫn phải nằm ghép", tiến sĩ Duệ nói.
Cũng theo ông, chì là một chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ, nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ… khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói. Sau đó, trẻ có thể co giật từng cơn, vì thế dễ nhầm với bệnh động kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ hôn mê và tử vong.
Điều đáng nói là thời gian điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc chì rất lâu, có thể kéo dài hàng năm trời. Thế nhưng những di chứng về thể chất và trí não thì khó có thể hồi phục được, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tiến sĩ Duệ cho biết.
Trong khi đó, tình trạng sử dụng thuốc cam gây độc cho trẻ như thế này khá phổ biến. Vì thế, ông khuyến cáo cha mẹ cần thận trọng khi cho con dùng thuốc cam đặc biệt không bao giờ dùng thuốc ở những người bán rong, bán ở chợ... Những thuốc này không được kiểm nghiệm, không biết thành phần có gì, thậm chí không rõ nguồn gốc từ đâu.
Những cha mẹ nào từng cho con uống thì nên đưa con đi xét nghiệm máu để xem có bị ngộ độc chì không. 
 

Có đáng lo khi tính con hướng nội?


 Khi cố gắng xác định tính cách của con để có hướng nuôi dạy cho đúng, bạn rất dễ gán con vào dạng công chúa ngủ trong rừng, mọt sách thích ngồi lì một chỗ hay đứa trẻ siêu quậy, tăng động không thể ngồi yên. Và một khi đã dán xong nhãn cho con, chúng ta sẽ lập tức có những băn khoăn lo lắng (Tí Hướng Nội nhà mình có ở trong phòng nhiều quá không? Ti Hướng Ngoại liệu có bao giờ hiểu được vẻ đẹp của sự yên lặng hay không?)

webtretho_tính cách hướng nội không phải là phản xã hộiwebtretho_tính cách hướng nội không phải là phản xã hội
Hướng nội không có nghĩa là phản xã hội (Ảnh: Real Simple)

Trước tiên bạn hãy bình tĩnh và hiểu rằng “hướng nội” và “hướng ngoại” không phải là thứ dứt khoát và không thể thay đổi như nhóm máu – đó là khẳng định của Jerome Kagan, Giáo sư Danh dự Ngành Tâm lý học, Đại học Harvard. Các thuật ngữ “hướng nội” hay “hướng ngoại” cũng không cho thấy một người thuộc dạng chống đối xã hội hay dạng tồng tộc mồm không lên được da non.
Trong hầu hết mọi người đều có cả hai loại “hướng” này, và chúng ta thể hiện ra các khía cạnh khác nhau của mình trong những tình huống khác nhau – đó là lý do vì sao đứa trẻ khư khư bám váy mẹ tại bữa tiệc sinh nhật lại có thể tồng ngồng phấn khích chơi trò lộn mèo trong buổi họp gia đình. Và không phải đứa trẻ 4 tuổi hướng nội hay hướng ngoại nào cũng sẽ y nguyên như thế 20 năm sau.
Bất kể con bạn thuộc kiểu nào thì dưới đây là những cách giúp bé tồn tại và phát triển (và bạn cũng bớt phải lo lắng.)

Nếu con bạn hướng nội…

Con bạn có thể trầm tĩnh, thận trọng, thuộc dạng chăm chú đọc Harry Potter hơn là chơi trượt ván ngoài đường; bé thích nuôi dưỡng vài mối quan hệ gần gũi hơn là kết bạn với tất cả mọi người. (Nhân tiện, tác giả J. K. Rowling từng trả lời phỏng vấn rằng bà khi còn nhỏ là một đứa trẻ hướng nội.) Đứa con hướng nội của bạn có thể không thích những môi trường mới mẻ, đông đúc và ồn ào, và có bằng chứng cho thấy không phải bé cố tình như thế. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ thể một số người hướng nội tiết ra cortisol – một hormone sản sinh khi căng thẳng, khi họ tương tác với những người mà họ không biết.
Hướng nội không phải là điều tội lỗi hay đáng xấu hổ, dù xét theo bất kỳ khía cạnh nào; kể cả ở Mỹ – nơi tính xã hội được đề cao – thì việc có tính cách hướng nội cũng hoàn toàn không vấn đề gì.
Những đứa trẻ sống nội tâm thường thích loanh quanh ở bên rìa lâu hơn một chút và quan sát cẩn thận trước mỗi bước đi của mình, do đó nhiều khả năng tránh được các rắc rối và ít tham gia vào các vụ cãi vã tại trường. Những người hướng nội còn thường có khả năng lắng nghe tốt, suy nghĩ sâu sắc và là những người bạn trung thành. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số mối tương quan giữa tính hướng nội với năng khiếu đặc biệt trong những việc đòi hỏi suy nghĩ thấu đáo và độc lập trong tư tưởng.

Bạn nên giúp gì cho đứa con hướng nội?

webtretho_không cần thiết phải cố gắng thúc ép con kết giao với nhiều ngườiwebtretho_không cần thiết phải cố gắng thúc ép con kết giao với nhiều người
Đừng cố gắng ép buộc con tham gia vào tất cả các hoạt động mà bạn cho là tốt (Ảnh: Real Simple)

Trước tiên, hãy tôn trọng nhu cầu có thời gian và không gian riêng của con, cố kiềm chế thôi thúc đẩy con đi kết giao với thật nhiều người hoặc đăng ký cho con tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà bạn nghĩ sẽ trau dồi các kỹ năng tương tác của bé. Thay vào đó, bạn hãy giúp con bằng cách khéo léo tạo ra trong môi trường xung quanh con những nhóm bạn bè, họ hàng… Như thế, con bạn có thể làm quen dần với các âm thanh và việc ở gần một nhóm đông.
Bạn cũng cần thông báo cho con trước khi đưa bé tham dự một sự kiện xã hội nào đó. Chẳng hạn, hãy lạc quan và vui vẻ nói với con rằng, “Mình sẽ đến một buổi tiệc tổ chức ở hồ bơi đó con. ở đó có một số người con quen và một số người thì không. Con có thể ở cạnh mẹ rồi ra chơi khi nào con sẵn sàng.” Nếu con bạn chịu tham gia vào buổi tiệc thì trên đường về hãy khuyến khích bé bằng cách nói, “Con cần nhiều thời gian khởi động hơn các bạn một chút nhưng có vẻ như con khá thích thú. Con đã chơi vui lắm đúng không?” Đừng nói rằng “Mẹ rất tự hào về con!”, bởi đây là việc vì con chứ không phải vì sự tự hào của bạn.
Ngoài việc giúp con hòa nhập, bạn cũng cần biết lúc nào nên giúp con rút lui nữa nhé, vì càng cố gắng trong mệt mỏi và chán ngán, bé sẽ càng mất động lực để cố gắng về sau. Nếu bạn thấy con đã đuối sức thì thay vì động viên con tiếp tục tham gia, hãy gọi con ra nghỉ một chút hoặc tạm dừng cuộc chơi sớm nếu cần thiết.

Trẻ Việt ở Séc: Hội nhập có dễ dàng?

Trẻ em Việt và trẻ em Tây, ảnh: 4zscheb.cz.

Sau những vấn đề về mưu sinh của thế hệ đầu tiên thì cuộc sống của người Việt tại đây đang xuất hiện nhiều câu hỏi mới khi con cái họ dần trưởng thành và đang tìm kiếm một chỗ đứng trong xã hội Séc.

Tương lai có lẽ không tệ
Đi họp phụ huynh cho con trai, chị Thu được cô giáo chủ nhiệm đặc biệt giữ lại sau buổi họp để bày tỏ sự hài lòng với con trai chị, cháu đã đạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác truyện, kịch và diễn thuyết của toàn khối. Chị Thu cảm thấy tự hào vì dẫu không phải người Séc nhưng cháu đã không hề thua kém các bạn trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ.
Sang Séc cũng đã lâu và rất quan tâm tới tương lai của con cái, chị Thu phải thừa nhận một điều là việc hội nhập vào xã hội Séc vốn không hề dễ dàng chút nào, kể cả đối với các cháu sinh ra và lớn lên nơi đây. Rất nhiều cháu tốt nghiệp đại học ra trường nhưng không thể tìm được một công việc phù hợp trong các công ty Séc hoặc đôi khi được nhận vào làm việc nhưng lại đành dứt áo ra đi vì cảm thấy bị cô lập trong môi trường toàn ... Tây.
Có một thực tế là bất kỳ ông bố bà mẹ Việt nào cũng mong muốn con mình vừa thông thạo tiếng Séc lại phải vừa giỏi tiếng Việt, vừa biết cư xử tốt với các bạn Tây ở trường lại phải giữ được những truyền thống của người Việt trong gia đình. Kết quả là các cháu đều trở thành những diễn viên tài năng để có thể sắm nhiều vai kịch ... Chị Thu nhận ra điều khiên cưỡng này khi quan sát các cháu đang nói chuyện với bạn Tây mà đột nhiên xuất hiện mẹ là dường như cháu lại biến thành người khác. Mặc dù con chị có thể nói tiếng Việt khá tốt nhưng chị vẫn cảm thấy cháu thực sự thoải mái khi giao tiếp bằng tiếng Séc. Có nhiều người nói với chị: “Kệ, phải bắt nó nói tiếng Việt cho quen đi“, nhưng chị biết ngôn ngữ chỉ đóng vai trò truyền tải suy nghĩ chứ trong thâm tâm con trai chị đã lựa chọn Séc là quê hương của mình rồi. Vậy làm sao để giúp nó hội nhập tốt vào xã hội nơi đây?
Trẻ em Việt Nam hay tụ tập cùng nhau, ảnh: iDnes.
Trẻ em Việt Nam hay tụ tập cùng nhau, ảnh: iDnes.
Sự việc không đơn giản
Các cháu học sinh người Việt tuy đi học trường Tây nhưng khi lớn lên lại thích co cụm giao tiếp trong cộng đồng Việt. Đây được xem như một yếu điểm trong việc khuyến khích các cháu hội nhập. Người Việt vốn rất thích gìn giữ truyền thống nhưng một sự thật hiển nhiên là khi đã mặc áo the, khăn xếp thì chỉ có thể hát quan họ chứ không thể nhảy đầm. Một đứa trẻ muốn hòa nhập vào xã hội Tây thì phải có cách tư duy của tây, ít nhất phải hiểu và cảm thụ được nền văn hóa của Tây, có vậy mới không bị lạc lõng trong xã hội Tây.
Ông anh họ chị Thu có quầy ngay nhà ga chính Brno nên luôn nắm rõ tình hình bọn trẻ con Việt nơi đây. Anh kể có nhiều cháu sáng ra xách ba lô ra khỏi nhà nhưng không đến trường mà tụ tập với một số trẻ Việt khác cùng rong chơi tới chiều mới về nhà. Bố mẹ bận bán hàng nên không biết, cứ tưởng con mình vẫn tới trường đều đều, ai ngờ ... Anh còn kể có một cháu bỏ học sớm quá nên ủy ban gửi giấy mời bố mẹ ra làm việc (theo đúng luật của Séc, trẻ em phải đi học tới năm 15 tuổi và hoàn thành ít nhất chương trình tiểu học – základní). Bà mẹ luôn mang cô con gái theo làm phiên dịch liền hỏi:
- Họ nói gì vậy con?
- Dạ, bà ấy hỏi là tại sao không đi học? Con nói là tại khó quá.
- Như vậy là xong hả?
-Vâng ạ.
Cha mẹ người Việt có nên quan tâm đến con cái hơn, ảnh: radio.cz.
Cha mẹ người Việt có nên quan tâm hơn đến con cái, ảnh: radio.cz.
Hai mẹ con ra về được một thời gian thì bà mẹ nhận được giấy phạt vì đã không chăm sóc con đàng hoàng. Tá hỏa đi hỏi phiên dịch “xịn“ thì mới biết là đã vi phạm luật mà không biết.
Người Việt vốn rất thương con nên không muốn con cái chịu cực khổ. Nhưng nếu không học hành đàng hoàng thì liệu tương lai của chúng sẽ ra sao khi mà phần lớn các cháu thế hệ F2 này không có một chút khái niệm gì về buôn bán, kinh doanh?
Câu chuyện trên thật tức cười nhưng cũng nói lên một thực trạng là khá nhiều bậc phụ huynh Việt ở Séc đang giao phó hoàn toàn trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường. Có nhiều người lý giải vì họ quá bận bịu với việc buôn bán hàng ngày và cũng không biết nhiều tiếng để mà dạy dỗ, kèm cặp. Đó đúng là lý do nhưng dùng nó để bào chữa cho việc không quan tâm đến con cái thì rõ là cách thỏa hiệp dễ dãi với bản thân.
Mong mỏi cho con cái có cuộc sống tốt hơn, nhiều người đã cày ngày cày đêm nhưng nếu họ không ý thức một cách rõ ràng trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần đào tạo những công dân tốt cho xã hội thì sự hi sinh của họ rất dễ trở thành công cốc khi con cái họ không được chăm sóc đến nơi đến chốn.
Người Việt sang đây ngoài việc mưu cầu một cuộc sống khấm khá hơn còn mang một ước vọng vươn lên trong xã hội. Tuy có rất nhiều cháu đạt thành tích tốt trong học tập nhưng điều đó không nói lên sức học trung bình của toàn thể các cháu trong các trường học của Séc. Thực chất làm việc trong các công ty lớn của Séc vẫn có rất ít sự có mặt của người Việt. Có lẽ đã đến lúc các “tập đoàn bán lẻ potraviny“ phải nhìn lại bản thân và đầu tư dài hơi hơn trong công cuộc hòa nhập vào xã hội Séc.
Các cháu luôn được khích lệ bằng văn hóa bằng khen, ảnh: ČTK.
Các cháu luôn được khích lệ bằng văn hóa bằng khen, ảnh: ČTK.
Việc các gia đình để con cái tự lo chuyện học hành theo chị Thu không chỉ có nguyên nhân bận rộn hay “tiếng ít“ mà thực ra người Việt luôn “tự kỷ ám thị“ rằng mình chẳng kém ai, con đẻ ra ở Tây là có thể bằng Tây... , thành tích con cái họ lúc nào chả được tuyên dương trước cộng đồng trong những dịp lễ tết. Chính cái tư tưởng “mặc nhiên“ này mà nhiều khi các vị không chịu hiểu cho con cái đã phải gánh những áp lực như thế nào khi phải đương nhiên giỏi, đương nhiên xuất sắc. Và khi không thể đạt được những thành tích đó, việc các cháu co cụm để rong chơi hay chán học cũng không khó hiểu và nhiều khi cũng phải xem lại trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Nếu đã lo cho tương lai của các cháu thì cũng nên lo tới đầu tới đũa. Ngạn ngữ có câu: “Cho cần câu hơn cho con cá“, thay vì việc lao động quần quật để tích lũy cho con, nên chăng hãy quan tâm tới việc dạy dỗ các cháu đàng hoàng để chúng có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.
–Nguồn: vietinfo.eu

Đau đầu với các “quan” giao thông

- Gần nửa năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng lên nhậm chức Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày nào ra đường tôi cũng nhớ đến ông và canh cánh lo cho chiếc xe máy cà tàng và đồng lương văn phòng khiêm tốn.

Tôi biết, không chỉ mình tôi lo, hàng ngàn người đang nườm nợp đổ ra đường kiếm cái ăn ngoài kia cũng đang hỏi nhau: Chiếc cầu câu cơm (xe máy) của mình rồi sẽ oằn với mức nào với các loại phí?
 
Ngày 1-6 tới, các loại ô tô, xe máy sẽ đóng phí mới, phí sử dụng đường bộ. Vậy là 1 nỗi lo đã thành hiện thực, coi như xong, không còn phải lo chuyện Chính phủ có “nghĩ lại” không.
 
Giờ tôi chỉ còn phập phồng nỗi lo khác (chưa chắc là nỗi lo cuối): Liệu ngành GTVT có “nghĩ lại” không, có thấy là phí đang chồng phí và mức 500.000-1 triệu đồng/xe máy là quá cao không?
 
Có lẽ tôi lo thì lo cho có lệ vậy thôi, chứ đọc báo, thấy phát ngôn của các "quan" là tôi biết đâu sẽ vào đấy. Vì có vẻ như họ không hiểu gì về đời sống thực tế của đại đa số người dân Việt Nam hoặc có thể hiểu nhưng “lơ” và đặt quyền lợi của Nhà nước lên trên quyền lợi của nhân dân.
 
Ông Đinh La Thăng cho rằng 500.000 là số tiền nhỏ và sẵn sàng nộp phí lưu hành xe cá nhân
Ảnh: VNE
500.000 đồng/xe/năm đâu có lớn!
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng, trên Báo Người Lao Động cách đây 3 tháng về mức thu phí xe cá nhân.

Ông còn nói: “Tôi sẵn sàng nộp các khoản phí này. Không có lý do gì mà mọi người không nộp cả. Người dân nghèo không có tiền sử dụng xe cá nhân thì có thể lựa chọn cách đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng”.
 
Tôi đã đau đầu mất mấy ngày khi đọc phát biểu này của ông trên báo.
 
Tôi tự hỏi, không lẽ ông Thăng không biết dân mình còn nghèo thế nào hay đã biết nhưng đã quên khi có được cương vị quan chức cao cấp, có nhà cao cửa rộng, làm việc thì có xe công vụ đưa đón.
 
Không biết ông có đọc được tin, vào giữa tháng 12-2011, một phụ nữ ở tại làng T’Bưng, xã Đak Pling, huyện Kông Chro - Gia Lai treo cổ tự tử chỉ vì lỡ đánh mất 800.000 đồng. Đó là số tiền bán con heo rừng mà chồng chị và 3 người khác săn được. Mất tiền, không có trả cho 3 gia đình còn lại, chị bế tắc nên tìm đến cái chết để giải thoát.

Thế mới biết, vài trăm ngàn đồng có thể là không lớn với ông Thăng nhưng có ý nghĩa rất lớn với đại đa số người dân, nhất là ở vùng nông thôn. Để có số tiền đó, công nhân phải tăng ca quần quật, giáo viên phải bớt chút thịt trong bữa ăn gia đình, nông dân đội thêm nắng thêm sương…
 
Vậy mà, cái cách mà ông Thăng nói về nó nhẹ tợ lông hồng…
 
Cũng phải thôi, vì ông là quan chức cấp bộ, nỗi lo của ông mang tầm vĩ mô, ông lo chuyện kẹt xe, tai nạn rồi đề ra các loại phí nên làm sao hiểu được những nỗi lo tủn mủn, lặt vặt của dân nghèo.
 
Một con đường sình lầy dài 35km ở xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn -  Nghệ An.
Người dân ở đây đi lại bằng phương tiện duy nhất là xe trâu. Ảnh: Dân Trí
 
“Dân nghèo không có tiền sử dụng xe cá nhân thì có thể lựa chọn cách đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng”, đó là câu nói “trớt” nhất của ông Bộ trưởng Thăng.
 
Có lẽ quen sống ở đô thị, đi công tác thì có ô tô đưa đón nên ông Thăng không biết ở quê, có nơi đi hàng chục km mới gặp đường nhựa, đi gần cả trăm cây số mới có bến xe đò, xe buýt.
 
Không hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của dân mà chỉ lo “học hỏi” nước ngoài, Bộ GTVT cứ đề xuất thu đủ các loại phí, bất chấp nó có hợp lý và công bằng không. 
 
Không công bằng nhưng vẫn cứ thu vì nó “tối ưu”
 
Sáng nay, 16-3, trên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, nói việc thu phí sử dụng đường bộ có “nhược điểm là không phản ánh đúng việc người sử dụng phương tiện nhiều hay ít” nhưng vẫn thực hiện vì “nghiên cứu kỹ vẫn chưa tìm được phương án nào tối ưu hơn”.
 
Tại sao lại như vậy? Biết là thu phí trên đầu xe máy sẽ không bảo đảm công bằng giữa người đi ít, người đi nhiều tại sao vẫn cứ thu? Đó là chưa kể, có rất nhiều người ở nông thôn, quanh năm không biết đến đường nhựa, mua chiếc xe máy cà tàng để đi làm ruộng, làm rẫy, thu nhập bấp bênh tại sao vẫn phải đóng phí bằng người ở thành thị?
 
Luật lệ được đặt ra nhằm bảo đảm công bằng xã hội, đằng này biết rằng phương án đó chưa công bằng mà vẫn cố áp dụng vì “chưa nghĩ ra cách nào hay hơn” thì làm sao gọi là Nhà nước của dân, vì dân.
 
Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương mới xây xong đã hư hỏng nặng
 
Nhà nước muốn thu phí để người dân chia sẻ gánh nặng làm đường nhưng Nhà nước có chia sẻ nỗi lo, nỗi khó của người dân chưa? Hay Nhà nước chỉ đẩy cái khó, cái khổ về phía dân với lập luận “hy sinh lợi ích riêng để bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội”.

Liệu đây là phương án tối ưu có lợi cho xã hội hay có lợi cho riêng Nhà nước? Liệu số tiền này có bảo đảm rằng đường làm xong vài ba năm không bị xuống cấp trầm trọng, sẽ giảm tai nạn giao thông, kẹt xe, sự xuất hiện của hố tử thần…?
 
Đường Cồn Tàu - Khe Mương (xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng - Quảng Trị), dài 6,2 km, kinh phí đầu tư 10 tỉ,
sử dụng được 3 tháng đã xuống cấp nghiêm trọng

Tôi chỉ là một người dân bình thường, không có tầm nhìn vĩ mô về tình hình giao thông nước mình nhưng tôi tin rằng khó mà làm được. Bởi vì, nguyên nhân chính của các vấn đề trên không phải vì thiếu tiền mà xuất phát từ năng lực quản lý, tình trạng tham nhũng tràn lan.
 
Đã vậy, với cách nghĩ, cách phát ngôn có phần thiếu đồng cảm với người dân như vậy thì dù Bộ Giao thông Vận tải có thu hàng chục loại phí thì "mèo vẫn hoàn mèo".

Vì vậy, giờ tôi không mong Nhà nước “nghĩ lại” các khoản phí nữa, đó chỉ là mong ước vụn vặt. Điều tôi mong lớn lao hơn là "quan" trên bộ hãy phóng tầm mắt nhìn xa hơn ra khỏi các đô thị lớn, nhìn sâu hơn vào bữa cơm của những gia đình nghèo… Nhìn và hãy đồng cảm để nếu không hạn chế được các loại phí thì ít nhất cũng không đưa ra những phát ngôn khiến người dân... đau đầu và đau lòng!
Hà Giang

Loãng xương

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương không thể thay đổi

Thật không may, có một số yếu tố được coi là có nguy cơ dẫn đến loãng xương mà chúng ta không thể thay đổi được. Chúng bao gồm:

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ da trắng sau mãn kinh dễ bị loãng xương nhất.

- Gen: Một lịch sử gia đình có người bị loãng xương là một yếu tố nguy cơ đáng kể, với khoảng 30 gen liên quan với bệnh loãng xương đã được xác định bởi thế giới khoa học.

- Người mỏng hoặc thanh mảnh: Những người có khung xương nhỏ càng có nhiều khả năng dễ bị gãy xương.

- Chủng tộc: Trong khi loãng xương có thể xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc thì màu da trắng (đặc biệt là Bắc Âu) và dân số châu Á có nguy cơ cao hơn so với chủng tộc da đen và Latin.

- Có tuổi: Khi có tuổi cũng là lúc nguy cơ phát triển bệnh loãng xương tăng lên. Đối với phụ nữ, nguy cơ loãng xương cao hơn bởi vì thiếu hụt estrogen, nhất là ở thời kỳ mãn kinh.

Một tin tốt là, mặc dù có một số yếu tố không thể thay đổi, vẫn còn những yếu tố có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của loãng xương.
Anh MH
Chế độ ăn uống bổ sung 1200mg canxi và    800-1000       IU vitamin D làm giảm mất xương và tỷ lệ gãy xương.
- Lượng canxi và vitamin D thấp: Vì xương được bao gồm canxi nên một lượng canxi cao là điều cần thiết cho sức khỏe của xương. Nguồn thực phẩm tốt canxi bao gồm sữa, sữa chua, pho mát, rau xanh đậm (ví dụ như bông cải xanh, bắp cải, Brussels), cam, đậu nướng, bột yến mạch, hạnh nhân, cá mòi và pilchards ăn cả xương, nghêu, hàu, cá hồi .

Chế độ ăn uống bổ sung 1200mg canxi và             800-1000       IU vitamin D làm giảm mất xương và tỷ lệ gãy xương. Phụ nữ sau mãn kinh cần bổ sung 1500mg mỗi ngày.

- Magiê và kali: Bổ sung một lượng tốt của trái cây và rau quả có hiệu quả tích cực tới việc giảm nguy cơ loãng xương. Mục tiêu là 5 khẩu phần ăn trái cây và rau quả mỗi ngày để đảm bảo magiê và lượng kali.

- Sodium: Hấp thu natri dư thừa, đặc biệt là khi lượng canxi thấp, có thể làm tăng sự bài tiết canxi, do đó hạn chế lượng muối ăn hàng ngày là tốt nhất.

- Caffeine: Đối với những người có nguy cơ loãng xương cao, cần giảm lượng caffeine tiêu thụ vì lượng caffeine quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương. Không uống quá 3 tách cà phê mỗi ngày.

- Vitamin C: Vitamin C tham gia vào việc sản xuất collagen, hỗ trợ một cấu trúc xương khỏe mạnh. Hãy chắc chắn tăng cường lượng vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn từ các nguồn chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, ớt ngọt và cà chua.
Anh MH
Bổ sung một lượng tốt của trái cây và rau quả có hiệu quả tích cực tới việc giảm nguy cơ loãng xương.
- Béo phì: Các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì một trọng lượng vừa phải với chỉ số BMI khỏe mạnh. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ chế độ ăn uống giảm cân nào cũng vẫn phải bao gồm đầy đủ protein, vitamin canxi và khoáng chất.

- Rượu: Uống nhiều rượu sẽ làm cho mật độ khối lượng xương thấp hơn. Ngoài ra, uống rượu quá mức thường đi kèm với một chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, hạn chế uống rượu mỗi ngày là điều bạn cần làm đầu tiên.

- Hút thuốc lá: Khói thuốc ức chế hoạt động của các nguyên bào xương, tế bào xương chịu trách nhiệm xây dựng xương mới.

- Lười vận động: Một chế độ hoạt động thể chất sẽ giúp xây dựng khối lượng xương. Hãy tập các bài tập mang vác trọng lượng và tăng cường các bài tập cơ bắp. Các bài tập aerobic và đi bộ, chạy bộ cũng rất có ích. Tuy nhiên, tránh tập các bài tập phải chịu quá nhiều trọng lượng, có thể dẫn đến thiệt hại liên tục ở xương.

Thôi! Đừng lừa dân nữa!

Vụ "máy phát điện chạy bằng nước" cũng làm xôn xao dư luận. Không ít người tin. Sao đời dễ lừa, dễ gạt nhau đến thế! Nhất là mấy ông cầm cái bằng 'tiến sĩ" trong tay càng dễ gạt người! Khoa học gì mà phát ớn chè đậu!
Nhớ hồi mấy năm sau "giải phóng", nghèo quá, đói quá, cơm còn không có đủ mà ăn, nói gì đến thuốc men chữa bịnh. Thế là "phương thuốc thần" có tên hay lắm - "Xuyên Tâm Liên" (1) xuất hiện. Thời đó, cái thứ bịnh gì cũng "xuyên tâm liên" từ ghẻ lở cho đến dạ dày, từ nhức đầu cho đến tiêu chảy. Ôi thôi, cái gì cũng "xuyên tâm liên", đi đâu cũng "xuyên tâm liên".
Rồi còn vụ "niệu liệu pháp" cũng bày trò ra phết, đến nỗi những người tên tuổi cũng a dua chạy đi kiếm cái bô để đựng nước tiểu mà... uống. Uống vì đủ thứ lý do lý trấu trên đời. Không những dân quèn đâu nhé! Cả dân có máu mặt cũng uống tuốt, uống hồ hỡi, uống nhiệt tình và uống như là uống... bùa! Uống để cho răng chắc cặc bền! hết ý! Nói thì có người bảo xạo, vậy xin mời đọc bài của nhà văn Nguyễn Quang Lập (1), cần kiểm chứng thì điện thoại anh ấy! Riêng tôi thì chứng kiến từ lâu lắm rồi, hình như cả hơn hai mươi năm về trước, tại Saigon, tại gia đình mình. Nhiều người hăm hở với niềm tin "ngời sáng": chỉ cần tu dăm ba ca nước tiểu (chính mình) thì sức khỏe cải thiện, ai ung thư thì hết, ai bao tử cũng khỏi lo, ai sinh lý yếu thì có thể "làm vài cái" một ngày (lúc đó chưa có viagra).
Công nhận nhiều người dân mình hay thiệt! Dễ thương thiệt! Dễ dụ khị thiệt! và cả ngố nữa! Ngố thiệt. Không ngố sao bị lừa? Cái chết người là chỗ đó đó! Không những vậy mà còn tại vì tham nữa!
Nữ đại gia đình đám Diệu Hiền đấy! Trước khi xuất ngoại chữa bệnh ung thư (không biết thiệt hay giả!) làm đám cưới thiệt là lớn cho cậu con trai, xông xênh mua cá giá cao hơn giá thị trường cho nông dân, để chứng minh ta nhiều tiền lắm. Ngay lúc đó nhiều người còn bán tín bán nghi về vụ nợ mấy trăm tỉ đồng tiền cá người nông dân, Hổng lẽ bà Diệu Hiền nợ sao ta?! Chắc ghen ăn ghét ở?! v.v... cho đến khi thòi lòi mắt ra mới... tin!
Bà con mình ơi! Có khi nào "thằng lừa con đảo" nào nó vác bộ dạng rách rưới đi lừa không? Chân lý có tí chỗ đó!
Bà con mình à! "con gian thằng xảo" nào cũng mang bộ mặt nhân từ, đạo mạo, tốt bụng để đi móc túi chứ! Sự thật một tẹo đấy thôi!
Coi! nhà anh Vươn đó! Mấy "thầy nhà ta" tiếp tục chiêu khuyến mãi nè, định lừa, định bịp nữa nè (3):
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ của người đang bị tạm giam, cho đài BBC biết hôm nay một phái đoàn cấp thành phố đến gặp bà, do ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu.
Ông Hiệp được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng.
"Họ bảo bây giờ phải chú tâm làm ăn, chứ cứ đấu đá làm gì, mọi chuyện cũ thì bỏ qua."
"Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào, chỉ mong các ông tha được ngày nào tốt ngày ấy," bà Thương kể.
Bà Thương hay! Đúng chất người nông dân: "Em bảo bọn em biết đấu đá thế nào(?!)". Đúng rồi! Các cha đấu với nhau thì đấu, mắc gì đổ vấy đổ vạ cho dân! Mấy tía quýnh nhau thì cứ quýnh, liên can gì dân mà cứ lôi vô vậy? Vừa phải thôi!
Ông Đan Đức Hiệp ơi! Dân đen chúng tôi vừa ngó qua "19 chiêu lừa đảo" hiệu quả thần sầu quỷ khóc, hay lắm! Ông có muốn coi không? Hiệu quả cực kỳ!
Nhưng dân đen bây giờ đang dần tỉnh ra! Biết sao không mấy cha? Internet đó! Cái món mà mấy cha vừa bị RSF đưa vô trong danh sách thù địch với nó đó! Chán, ngán, mấy cha quá!
Đinh Mạnh Vĩnh
_Nguồn: Dân luận _____________

VIẾT THÊM VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY NƯỚC.

Thật lòng tôi hoàn toàn không có ý dè bỉu khi viết rằng phát minh của TS Nguyễn Chánh khê là "chấn động địa cầu", là "làm thay đổi thế giới"...như một vài người bạn đã chỉ trích tôi.
Bởi thực tế nếu TS Khê tìm ra được chất mới lạ gì đó không đắt tiền, có thể kích hoạt sự phân giải nước thành khí hydro với hiệu suất lớn mà không tiêu tốn năng lượng như TS đã biểu diễn thì đó là một phát minh vỹ đại làm thay đổi thế giới.

Khi hydro được sản xuất ra từ nước với số lượng vô hạn và gía thành rẻ thì thế giới không còn đau đầu với việc giành giựt nguồn nhiên liệu, không còn chiến tranh dầu hỏa, không cần đến nhà máy điện nguyên tử, không lo nguy cơ rối loạn địa tầng từ các hồ chứa nước thủy điện... và quan trọng là không còn lo về vấn đề khí thải đưa đến hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu nữa.
Nhiều người đặt ra vấn đề giải Nobel Hóa học cho TS Khê, riêng tôi thấy không cần thiết. Ông Nobel chỉ phát minh ra chất nổ giết chết người mà tiền thu vào đã làm ra giải Nobel lưu danh đến tận bây giờ, thì với cái chất phân giải nước ra hydro cứu nhân loại ấy, TS Nguyễn Chánh Khê sẽ lập ra biết bao nhiêu giải lớn hơn...để hàng năm các nhà khoa học trên thế giới ngóng trông về VN chờ giải.
Do vậy từ trong thâm tâm, tôi rất trông mong và luôn cầu mong phát minh của TS Khê là sự thực.
Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu vào sự việc, tôi không khỏi không có những boăn khoăn lo lắng.
Thứ nhất, TS Khê biết rằng cốt lõi của phát minh của mình là tìm ra chất phân tích nước thành hydro với hiệu suất cao chứ không phải là máy phát điện chạy bằng khí hydro. Cái máy phát điện ấy thực chất là pin năng lượng chạy bằng hydro đã xưa rồi, không phải là phát minh mới mẻ và cũng không do TS làm ra đầu tiên. Thế nhưng trong buổi hội thảo khoa học, TS lại đưa phần sinh ra điện và thắp sáng bóng đèn vào làm che mờ đi vấn đề cốt lõi. Việc nầy không khỏi làm tôi không liên tưởng đến các động tác phụ làm mà mắt khán giả của các diễn viên ảo thuật.( rất xin lỗi về sự liên tưởng nầy, nhưng không thể không nói ra)
Thứ hai về chất bí mật gây ra sự phân giải nước với hiệu suất cao (hydro bay ra đến mức sôi lên sùng sục) mà không tiêu tốn năng lượng. TS đã không nói rõ nó là chất xúc tác hay là chất khử. Nhưng dầu sao trên thực tế, qua chứng minh biểu diễn vừa rồi phải khẳng định rằng, TS đã thành công trong việc tìm ra chất ấy. Thế nhưng tại sao Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu lại đề nghị cấp thêm kinh phí để đầu tư nghiên cứu?
Tuy nhiên những boăn khoăn của tôi thì cũng xuất phát từ sự suy diễn.
Chân lý hiện đang nằm trong tay TS Khê. Mọi suy diễn, mọi nghi ngờ sẽ bị đánh tan tác một khi TS đưa chất ấy đi đăng ký bản quyền phát minh và được công nhận. Chỉ cần chất ấy thôi, không cần đến máy phát điện chạy nước làm gì cho lôi thôi. Mà TS nên làm nhanh chuyện này vì TS đã có chất ấy trong tay rồi.
Cầu chúc Tiến sĩ thành công.

Thị trấn ở Mỹ được rao bán giá 100.000 USD

Thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ) lâu nay chỉ có duy nhất một cư dân, vừa được rao bán rộng rãi với giá 100.000 USD.

Từ nhiều năm nay, ông Don Sammons được coi là chủ sở hữu kiêm thị trưởng của thị trấn Buford bởi ông là người duy nhất sinh sống tại đây. Hiện ông đang rao bán đấu giá thị trấn này với giá khởi điểm là 100.000 USD, theo thông tin đăng tải trên tờ Wyoming Times.
Mức giá này bao gồm cả mã bưu chính, trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post.
Ông Sammons đang rao bán thị trấn chỉ mình ông sinh sống. Ảnh: Hufington Post
Ông Sammons đang rao bán thị trấn chỉ mình ông sinh sống. Ảnh: Hufington Post
Năm 1992, ông Sammons cùng vợ và con trai đã mua thị trấn này. Tuy nhiên, sau khi vợ ông qua đời và con trai ra ở riêng, ông cảm thấy đã đến lúc mình nên rời khỏi thị trấn được cho là nhỏ nhất nước Mỹ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bang Wyoming lại có nhiều thị trấn nhỏ như vậy. Cư dân tại bang này chỉ có vẻn vẹn 509.293 người.
Trước đây, thị trấn Buford đã từng có trên 2.000 dân, thu hút nhiều vị khách khả kính như Tổng thống Ulysses S. Grant.
Dù là thị trấn rất nhỏ, mức giá rao bán mà ông Sammons đưa ra khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Năm 2010, thị trấn có diện tích hơn 4 ha này có thể bán được với giá 272.900 USD - cao hơn mức trung bình của một căn nhà mới ở Mỹ.
Mức giá này cũng được coi là quá rẻ so với nhiều thị trấn khác mới được rao bán gần đây. Một thị trấn cũ nát ở Pháp với đầy tệ nạn cũng được đấu giá với mức khởi điểm là 436.370 USD, cao gấp 4 lần so với Buford. Điều này cho thấy thị trường bất động sản tại Mỹ vẫn chưa phục hồi trong cơn bão suy thoái kinh tế.