AQ
(Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh,
khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng
quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ
hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên
thành công của con người.
>> Bạn thuộc dạng thông minh nào?
IQ, EQ đã lỗi thời?
Bạn
tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của
mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều
chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.
Manh
nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã "thống trị" khá lâu trong
quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.
IQ,
theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng
tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái
niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.
Ngoài
IQ, EQ và AQ, trong cuốn sách "Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế
giới thế kỷ 21" của nhà báo Thomas L. Friedman, xuất bản lần đầu năm
2005, còn đề cập 2 khái niệm CQ (Curiosity Quotient - Chỉ số tò mò) và
PQ (Passion Quotient - Chỉ số đam mê) và coi tổng hợp 2 chỉ số này có
thể còn cần thiết hơn IQ (CQ + PQ > IQ)
|
Năm
1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm
(EQ - Emotional Intelligence) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công.
Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính
(IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số
IQ cao.
Năm
1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái
niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient:
Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ
hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và
xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó
khăn.
Trong
cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn
đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ,
để có thể mang lại lợi ích.
Tác
giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông
minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại
thành công trong khi nhiều người khác thất bại.
Được
viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với
hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh
doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay)
bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.
Nó
cũng được sử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao
Olympics, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo
nhân viên.
AQ: Chỉ số vượt khó
Paul
Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học
đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ
Martin Seligman, tác giả của sách "Học lạc quan", và Stephen R. Covey,
tác giả của "7 thói quen của người thành đạt".
Nhiều
nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp
phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một
điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).
Paul
Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông
xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ
cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
Ông
phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó
khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.
Theo
1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong
hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter
(5 -20%), phần lớn thuộc dang Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người
thuộc dạng Climber.
|
1. Quitter:
Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc
theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết
quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không
như ý.
2. Camper:
Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn
luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó
trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để
thấy như vậy là đủ.
3. Climber:
Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn
luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể
trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế
sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.
Theo
đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu
tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.
Theo
Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo,
năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó
cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
1. Đối diện khó khăn
2. Xoay chuyển cục diện
3. Vượt lên nghịch cảnh
4. Tìm được lối ra
Theo
quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm "fix", có nghĩa
là phần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khi
đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để "cải thiện, nâng cấp".
Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?
Bạn thuộc dạng thông minh nào?
Lâu nay, người ta thường đồng nhất khái niệm "thông minh" với khả
năng trí tuệ và được "định giá" thông qua các bài trắc nghiệm IQ. Nhiều
điều tra xã hội học đã chứng minh rằng, những người có IQ cao dễ thành
công trong công việc và cuộc sống hơn những đối tượng khác. Nhưng, một
nghiên cứu về lý thuyết "đa thông minh" đã đưa đến những cách nhìn khác.
Lịch sử khái niệm "thông minh"
|
Năm
1905, nhà Tâm lý học người Pháp Alfred Binet lần đầu tiên đưa ra một
bảng test làm thước đo về độ thông minh, với mục đích phân loại học sinh
thành những nhóm tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo.
Năm 1912, nhà Triết học và Tâm lý học người Đức William Stern
cho ra đời thuật ngữ IQ (intelligence quotient). Ông đã sử dụng thương
số giữa Tuổi trí tuệ (phản ánh mức độ phát triển trí tuệ của một người)
với Tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó) để tính toán sự phát triển
trí tuệ của một cá nhân.
Năm
1916, Lewis M. Terman, một nhà Tâm lý học ở trường ĐH Stanford đã cải
tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để bỏ bớt số
lẻ sau dấu thập phân. Công thức tính chỉ số thông minh của ông: IQ=Tuổi
trí tuệ*100/Tuổi sinh học đã được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Ông
cũng hoàn thiện thêm từ bảng test của Binet để tạo nên bản trắc nghiệm
Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bài test IQ hiện nay.
|
Lý thuyết "đa thông minh"
|
Howard Gardner, cha đẻ của thuyết "đa thông minh".
|
Lý thuyết “đa thông minh” -
theory of multiple intelligences (MI) – được nhà Tâm lý học Howard Gardner, GS. ĐH Harvard đưa ra lần đầu trong cuốn sách “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” xuất bản vào năm 1983.
Trong
lý thuyết này, Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm
thông minh, vốn thường vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài
trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả
năng tri thức đa dạng của con người.
Theo
ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp
chưa chắc đã thông minh hơn đứa trẻ khác loay hoay làm mãi không xong
bài toán đó. Cậu học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các
“dạng” thông minh khác.
Lý
thuyết “đa thông minh” cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một
mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức
độ này thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong
lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt
cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào
điều kiện trau dồi.
Theo
đó, Howard Garder và nhóm cộng sự của mình đề xuất việc giáo dục trong
nhà trường không nên “rập khuôn” ở một nội dung chung cho các đối tượng,
mà nên phân loại thành các hình thức đào tạo tập trung để phát triển
(những khả năng) hoặc cải thiện (những mặt yếu) của học sinh.
Ở lần xuất bản đầu tiên, “Đa
thông minh” được phân chia trên 7 dạng thức: Thông minh Logic – Toán
học (Logical – Mathematical), Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal –
Linguistic), Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial), Thông
minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic), Thông minh Âm nhạc (Musical), Thông
minh Nội tâm (Intrapersonal) và Thông minh Tương tác (Interpersonal).
Sau
này, các tái bản của “Frames of Mind” bổ sung thêm định nghĩa về dạng
thông minh thứ 8: Thông minh Thiên nhiên (Naturalist Intelligence) và
hiện tại đang xem xét kết nạp thêm dạng thông minh thứ 9: Thông minh
Sinh tồn (Existentialist Intelligence). Ông cũng đã từng cân nhắc phạm trù Thông minh Tinh thần (Spiritual Intelligence) nhưng về sau quyết định không đưa vào hệ thống này.
Tranh luận về MI
Lý
thuyết này đã gây nên sự chú ý đặc biệt, kéo theo sự tranh luận sôi nổi
trong cộng đồng các nhà tâm lý học, giới học thuật và giáo dục.
Nhiều
nhà tâm lý học đã phản đối cách đặt vấn đề của Howard Gardner. Họ cho
rằng ông xây dựng lý thuyết này dựa trên trực giác của mình nhiều hơn là
các dữ liệu hay kinh nghiệm nghiên cứu. Và rằng, cách phân loại thông
minh của ông chỉ là cách gọi tên khác đối với các dạng năng khiếu hay
tuýp tính cách cá nhân. Nói cách khác, ông chẳng mở rộng được thêm gì ở
khái niệm thông minh, mà thay vào đó là sử dụng khái niệm này cho những
cái mà nhân loại vẫn quen gọi là “khả năng”.
“Phe”
ủng hộ MI thì “cãi lại” rằng quan niệm thông minh truyền thống quá hẹp,
do đó phải mở rộng định nghĩa này để phản ánh chính xác hơn bức tranh
sinh động các khả năng của con người.
Họ
tuyên bố rằng, quan niệm cũ về thông minh sụp đổ chính vì sự hạn chế
của nó, chứ không phải khái niệm thông minh chỉ được “đóng khung” ở khả
năng nhận thức và trí tuệ của cá nhân. Trí thông minh phải cần thiết
được tính đếm dựa trên nhiều dạng phẩm chất, chứ không chỉ đơn thuần xác
định trên các bài test IQ.
“Bất
chấp” những tranh cãi trong giới học thuật, lý thuyết này đã được các
nhà giáo dục và các nhà làm chính sách đón nhận nhiệt tình. Trong hơn 20
năm qua, nó thực sự đã ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức và hành động
trong giáo dục, đặc biệt là ở Mỹ.
Nhiều
trường ĐH, trung học đã thiết kế chương trình giảng dạy, phân chia các
lớp học và thậm chí cấu trúc lại toàn bộ hệ thống trường dựa trên việc
vận dụng MI. Rất nhiều cuốn sách và tài liệu giáo dục đã tham gia phân
tích lý thuyết này và đưa ra những gợi ý cho việc áp dụng chúng trong
các lớp học.
Nhiều
giáo sư đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về MI, thử nghiệm
với những khóa học và bài thi để kiến giải và đóng góp cụ thể hơn những
ví dụ thực tiễn.
|
Các miền "thông minh" trong hệ thống MI của Howard Gardner.
|
Xin
giới thiệu những phạm trù trong hệ thống đa thông minh của Howard
Gardner cùng những “yếu tố” để nhận biết và đánh giá chúng.
Ở trong bài, chúng tôi sử dụng khái niệm “năng lực” thay cho “thông minh” để thuận tai.
7 dạng năng lực
|
1. Năng lực tư duy: Giỏi làm việc với các con số
Là
khái niệm đượ c nói đến nhiều nhất. Năng lực này được thể hiện ở các
khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định... Những người
có năng lực tư duy tốt thường có trí nhớ tốt, thích lý luận, giỏi làm
việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học... Tố chất này
giúp người ta dễ thành công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ
như: Toán học, Vật lý, Tin học, Thiên văn...
2. Năng lực ngôn ngữ: Giỏi làm việc với các con chữ
Nhạy
cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý
nghĩa của câu chữ. Những người có năng lực ngôn ngữ cao thường có kỹ
năng nói và viết tốt. Họ cũng thường được hậu thuẫn bởi trí tưởng tượng
phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. Những tố chất này giúp
họ dễ thành công trong các lĩnh vực Văn học, Biên kịch, Viết lời quảng
cáo, Luật sư, Diễn giả…
3. Năng lực biểu diễn: Giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể
Năng
lực này thể hiện rõ nhất qua khả năng chỉ huy, điều khiển những bộ phận
trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân... Những người này thường rất khéo
léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt
cảm xúc qua hình thể. Tố chất này giúp người ta dễ thành công nếu đi vào
các ngành biểu diễn như Múa, Xiếc, Diễn viên, Thể dục dụng cụ, Vũ công,
Bơi lội... Các ngôi sao bóng đá cũng có một phần tố chất này.
4. Năng lực âm nhạc: Giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh
Theo
Howard Gardner, năng lực này có quan hệ gần như tỷ lệ thuận với năng
lực ngôn ngữ. Nó thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc,
tiết tấu, âm thanh… Thuở bé, năng lực này có thể nhận biết qua các khả
năng nhận thức, thẩm âm và ghi nhớ các giai điệu. Những em bé có khả
năng này rất ưa thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh. Đương
nhiên, đối tượng này dễ thành công trong các ngành Âm nhạc như Ca sĩ,
Nhạc sĩ, Soạn nhạc...
5. Năng lực thị giác: Giỏi làm việc với các vật thể, không gian
Thế
mạnh lớn nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không
gian, tọa độ và bố cục. Nếu để ý, những em bé thuộc dạng này thường bộc
lộ khả năng qua việc giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các
đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt… Nên đi vào những ngành
như Họa sĩ, Kiến trúc sư, Nhà điêu khắc, Thủy thủ hay Phi công...
6. Năng lực tương tác: Giỏi làm việc với người khác
Tinh
tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt
trúng những xúc cảm của người khác. Những người này thường có đầu óc tổ
chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng. Những cá nhân này có
tiềm năng khi làm những công việc như Nhà giáo, Bán hàng, Tư vấn, Chính
trị gia hay Thủ lĩnh tôn giáo...
7. Năng lực nội tâm: Giỏi làm việc với chính mình
Rất
am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình.
Theo Howard Gardner, những người này thường thích suy tư, có khả năng
tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận
sự việc ở tầng nghĩa sâu… Nhiều người có khả năng này đã trở thành
những nhà Triết học, Thần học, Phân tâm học nổi tiếng…
8. Năng lực Thiên nhiên: Giỏi làm việc với thiên nhiên
Khả
năng này thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các vật thể trong thế giới tự
nhiên. Những người thuộc tuýp này rất tò mò quan sát và tìm hiểu về cây
cối và động vật. Họ thường nắm bắt và học hỏi rất nhanh thông qua sự
tương tác với thiên nhiên, với các hoạt động ngoài trời. Thiên hướng này
giúp họ dễ đạt thành công nếu đi theo các ngành Sinh học, Môi trường, Y
học…
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình