Những điểm trừ cho sữa đậu nành


Sữa đậu nành cung cấp nhiều khoáng chất quý giá cho cơ thể và không phủ nhận nó là nguồn dinh dưỡng, năng lượng tuyệt vời. Thế nhưng bên cạnh những điểm cộng thì sữa đậu nành cũng có những điểm trừ mà bạn không ngờ tới. Thậm chí có những người còn nên coi sữa đậu nành là “khắc tinh” của mình nếu không muốn tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Những điểm trừ cho sữa đậu nành
 
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ do giáo sư Barry Goldin đứng đầu, đã chỉ ra rằng không nên bổ sung vào cơ thể quá 100 mg isoflavone trong đậu tương mỗi ngày. Ở mức 35 – 55 mg isoflavone mỗi ngày được cho là mức an toàn. Theo đó thì một cốc sữa đậu nành có chứa khoảng 50 mg isoflavones và khoảng 6 gam protein đậu tương.

Uống nhiều sữa đậu nành bạn cũng có thể phải đối mặt với một trong số những rắc rối sau đây:

Cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất: Trong thành phần của sữa đậu nành không lên men có chứa hàm lượng lớn axit phytic khá cao, thường có ở vỏ hạt, đây chính là thủ phạm cản trở sự hấp thu một số loại vitamin và khoáng chất quen thuộc như canxi, I ôt, magie, sắt và kẽm.

Hàm lượng enzyme inhibitors trong đậu nành cũng ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzyme khác (những chất cần thiết cho quá trình hấp thu chất protein), dẫn đến thiếu hụt chất đạm trong cơ thể. Với sữa đậu nành sản xuất công nghiệp, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115 độ C trong nồi áp suất. Cách làm này khiến chất đạm càng khó tiêu hơn.

Bất lợi cho “con giống”: Nhiều tài liệu cho thấy hàm lượng estrogen trong đậu nành có liên quan đến việc giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, làm giảm khả năng có con. Vì vậy lời khuyên dành cho các đấng mày râu là để nâng cao khả năng thụ thai, các quý ông nên ngưng ăn đậu nành trước 3 tháng nếu muốn có con. 

Họ cho rằng, cách chế biến cổ truyền có lên men (ví dụ làm đậu tương) sẽ tốt hơn là phương pháp sản xuất công nghiệp, nhất là không cho lên men.

Khắc tinh của bệnh nhân mắc gút, dạ dày, thận: Các chuyên gia khuyên bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến gút, dạ dày, thận không nên dùng sữa đậu nành vì có thể phải gánh chịu những hậu quả không mong đợi. 

Với bệnh nhân gút khi dùng sữa đậu nành có thể gây nên sự rối loạn chuyển hóa purine, từ đó gây nên tình trạng sưng viêm, đau dữ dội. 

Còn với người bị viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày, viêm thận, sỏi thận nếu lạm dụng sữa đậu nành sẽ khiến cho tình trạng dư thừa axit trong dạ dày trở nên tồi tệ hơn, rắc rối lớn nhất bạn gặp phải là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Oxalat có trong sữa đậu nành cũng rất dễ kết hợp với calci trong thận tạo ra sỏi thận.

Gây hại cho tuyến giáp: chất Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp ở những người sử dụng thường xuyên. Biểu hiện dễ nhận thấy là lượng hormone tuyến giáp bị giảm sút, gây ra các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bệnh bướu cổ.
 
 
Trong đậu tương có thành phần giống estrogen làm cho con người ta nữ tính, điềm đạm , phù hợp cho các thầy chùa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình