Cùng 23 tuổi nhưng kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt

Thực ra chương trình nhồi sọ của nước ta nhiều điều bất cập. Một người trưởng thành cần những kiến thức gì, những kỹ năng gì để bước vào đời. Họ dạy nhiều cái vô bổ làm lãng phí thời gian tiền bạc của nhân dân. Vẫn còn dư âm của cách đi học để làm thơ, làm câu đối, làm ông nghè, ông cử. Không thèm dạy những kỹ năng cơ bản như: biết bơi, biết luật giao thông, biết giữ gìn và nâng cao sức khỏe, biết tự chăm sóc bản thân... Định hướng nghề cũng lơ mơ, trên 50% làm không đúng ngành nghề được đào tạo, quá lãng phí tiền dân

Chúng tôi, những sinh viên xuất sắc tuổi 23-24 từ Việt Nam, rất bất ngờ vì thầy dạy mình là những bạn trẻ Nhật cùng tuổi và họ đã là những kỹ sư giỏi.
> Tốt nghiệp đại học sớm để thành đạt ngay từ tuổi 20

Chúng tôi là những sinh viên khá giỏi của trường đại học ở Việt Nam, được tuyển chọn khắt khe để vào làm trong doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều người trong chúng tôi được cử đi vừa học vừa làm bên Nhật Bản với thời gian ba năm, sau đó sẽ về làm cán bộ nòng cốt của công ty ở trong nước.
Đều là những sinh viên xuất sắc được cử đi học nên chúng tôi rất tự hào về bản thân và tự hào về con người Việt Nam.
Tuy nhiên khi làm việc với những kỹ sư của công ty của Nhật tôi thấy có một điều lạ. Những người dạy mình và phụ trách những công việc phức tạp tương đương với trưởng công trình lại chỉ 25 cho đến 30 tuổi, và những người có tuổi đời 23 đến 24 tuổi như chúng tôi phần lớn đã là những kỹ sư có tay nghề giỏi. Còn chúng tôi lại đang phải ngồi nghe họ dạy.
Ở Nhật, việc đề bạt và giao việc thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá rất cao. Ngoài ra thâm niên công tác còn làm cho người ta chín chắn hơn trong các quyết định. Vậy những kỹ sư chỉ bằng hoặc hơn mình không nhiều tuổi ấy làm sao đã có thâm niên công tác và trình độ cao đến thế?
Hỏi ra tôi mới biết trong số họ rất nhiều người đều chỉ tốt nghiệp trường tankidaigaku (trung học) và vào công ty làm ngay. Với môi trường làm việc và đào tạo ở công ty, họ đã đạt tới trình độ như bây giờ.
Tôi phải học họ rất nhiều không chỉ thực hành mà ngay cả những kiến thức về cơ học và toán học lý thuyết. Những cái này họ nắm rất chắc khi ứng dụng vào công việc hay giải thích cho chúng tôi về một vấn đề cụ thể.
Nhìn họ tôi tự hỏi: chúng ta đang thiếu gì để có thể bằng họ, trong khi năng lực trí tuệ của chúng ta đã được họ thừa nhận?
Nhìn lại mình và so sánh tôi thấy mình học ngày xưa cũng nhiều mà sao kiến thức cần áp dụng vào công việc này sao mà ít thế. Những toán học, cơ học, môi trường, triết học... không phải là vô ích nhưng học xong mình đã làm gì với nó hay nó đang dần mất đi?
Giá mà những môn đó các thầy trong khoa soạn thành tài liệu mang tính ứng dụng như: triết học cho kỹ sư, hay môi trường học cho người kỹ sư, hay toán ứng dụng trong kỹ thuật... Đằng này chúng tôi cứ phải học lại khoảng 30% thậm chí là gần một nửa những môn cấp 3 như toán cao cấp A1, Vật lý...
Ấy là chưa kể mấy bạn bên khoa kinh tế cũng phải học cả mấy môn đó nữa. Thế mới thấy nếu tinh giảm và liên kết mang tính ứng dụng thì tôi có thể không phải học nhiều môn và thời gian học đại học đã không dài như thế.
Tôi vẫn nhớ là ngày xưa có học kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp rồi lại học nghề thêu, nghề gò nữa. Vậy mà giờ đây tôi cũng chẳng mấy khi dùng đến.
Lại nghĩ đến một câu nói nổi tiếng mà ai đó đã nói: “Những người xung quanh bạn chẳng quan tâm bạn hiểu biết bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì”. Ngày xưa tôi yêu thích nhiều thứ, ham học hỏi là vậy mà sao giờ chẳng nhớ được mấy cũng chẳng sử dụng là mấy. Sao mà lãng phí quá!
Giá ai đó nói cho tôi là số phận tôi gắn bó với tàu bè và cho tôi được thấy, được yêu những con tàu từ trước thì tôi đã đến với nó sớm hơn. Và ai đó dạy cho tôi làm ra con tàu từ sớm hơn thì tôi đã đâu kém gì các bạn Nhật bằng tuổi đâu.
Tôi còn thấy một điều quan trọng nữa là những kiến thức về khoa học thường thức, khoa học sức khỏe, kỹ năng sống, tâm sinh lý của mình và người xung quanh...
Rồi tình yêu thương đất nước con người, lịch sử dân tộc, kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề hay tìm kiếm thông tin về những điều mình muốn biết, cũng đều là những cái rất quan trọng cần được học.
Thiết nghĩ nếu trong trường học của chúng ta, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản như đã nói ở trên; được định hướng nghề nghiệp từ trước dựa theo năng lực, sự yêu thích với công việc nào đó, có những môn học cho em tự chọn như kiểu khóa học bậc (level) A của nước Anh thì có lẽ con em chúng ta sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Số em sinh viên lựa chọn sai ngành học, phải bỏ học, chuyển ngành sẽ bớt đi rất nhiều. Các em sẽ không phải lãng phí tuổi xuân, để đóng góp cho đất nước nhiều hơn.
Xem những chương trình như: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” hay “Trẻ em luôn đúng” tôi thấy trí tuệ của trẻ em nước ta đã có những bước tiến rất nhiều so với chương trình được thiết kế cho các bé. Vì thế năng lực tiếp thu của các em là rất lớn. Tâm lý học lứa tuổi đã xác nhận khả năng tiếp thu của trẻ em là rất cao ở lứa từ 3 đến 7 tuổi.
Nhìn sang Mỹ, tôi thấy họ liên tục nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và phương pháp sư phạm để áp dụng cho học sinh, sinh viên.
Phong trào cải cách giáo dục của họ luôn được quan tâm thay đổi cho phù hợp và gắn với đặc điểm riêng của người học hơn. Bên Anh thì sinh viên của họ có thể lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.
Vậy thì ở Việt Nam ta việc cải cách để tinh giảm chương trình, liên thông môn học, cải cách nghiệp vụ sư phạm là điều hoàn toàn đúng đắn.
Rất mong những nhà làm giáo dục mạnh dạn, táo bạo hơn trong việc thiết kế chương trình học, "thiết kế con người Việt" để chúng ta sớm sánh bằng bạn bè năm châu.
Sự thay đổi nào nếu được tính kỹ và thảo luận rộng rãi thì dù không được như ý cũng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với việc ngồi yên đó để tránh rủi ro.
Để rồi chúng ta lại nhìn thế hệ tương lai của đất nước như những chàng sỹ tử với tàng kinh các trên vai đi thi, nhưng lại đến muộn và ngậm đắng quay về!

Thuốc gia truyền kích trẻ ăn bị phát hiện trộn độc dược

Sau một tháng cho con uống thuốc đông y gia truyền mua ở Đà Nẵng, chị Thu (Đống Đa, Hà Nội) thấy bé lên cân nhanh, béo tròn. Gửi thuốc đi xét nghiệm chị hoảng khi phát hiện thuốc có pha dexamethason, một dạng corticoid nguy hiểm khi dùng lâu.
> Hiểm họa khi vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid/ Phù toàn thân vì uống thảo dược phải trộn thuốc tây

Theo chị Thu, cả hai cô con gái đều lười ăn, bé thứ hai suy dinh dưỡng, 5 tuổi nhưng chỉ nặng 14 kg. Chị đã đưa con đi khám Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhưng tình hình không mấy cải thiện.
Tháng 7, chị được hàng xóm giới thiệu về một nhà thuốc đông y tại Đà Nẵng có bán thuốc giúp trẻ hay ăn, tăng cân. Người bán giới thiệu tên là Lợi, bác sĩ đông y ở một bệnh viện Đà Nẵng đã nghỉ hưu và gia đình có 10 đời làm thuốc.
Chị Thu đặt mua 4 chai nhựa (500 ml một chai) hết 1,4 triệu đồng cho cả bé 5 tuổi và cháu lớn 12 tuổi cùng uống. Mỗi ngày chị cho con uống 2 lần, mỗi lần 5 ml. Sau khi uống hết 3 chai thì chị thấy có sự khác biệt rõ. Bé đầu ăn khỏe hơn hẳn, bình thường một bát cơm ăn mãi không hết, đến khi uống thuốc vào thì ăn liền 3 bát cơm, chưa kể còn ăn nhiều thứ khác như bánh, xúc xích. Trong một tháng cháu lên 5 kg.
"Thấy con lên cân nhanh tôi mừng lắm. Đến cháu thứ hai tôi hơi nghi vì cháu không ăn nhiều như chị nhưng cũng lên được 3 kg, mặt căng ra, tròn, có cảm giác hơi phù, cổ và vai dày lên, đặc biệt là ria mép rậm hơn hẳn", chị Thu cho biết.
Kết quả kiểm nghiệm phát hiện dexamethason với hàm lượng 2,86 mg trong 100 ml. Ảnh: N.P.
Chị lên mạng tìm hiểu thông tin và thấy có nhiều loại thuốc đông y trộn tân dược nhằm kích thích ăn ngon, giữ nước, tăng cân nhưng lại có quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chị lo sợ nên dừng cho con uống và mua tiếp hai chai để mang đến Viện Kiểm nghiệm thuốc (Bộ Y tế) kiểm tra.
"Kết quả khiến tôi sửng sốt khi phát hiện thuốc có pha dexamethason với hàm lượng 2,86 mg trong 100 ml. Trong thành phần của thuốc được dãn trên nhãn chai thì không hề ghi tên chất này, mà chỉ là các vị thuốc đông y như: nhân sâm, ba kích, đương quy, đông trùng hạ thảo...", chị Thu nói.
"Tôi thấy con chị hàng xóm lúc đầu cũng còi, thế mà sau khi uống thuốc lại trở nên mũm mĩm, bụ bẫm. Có việc thật người thật nên cũng tin. Tôi đã cảnh giác hỏi trước người bán là thuốc có các thành phần gây tăng trọng, giữ nước không thì được trả lời là không có. Không ngờ vẫn bị mắc lừa", chị cho biết thêm.
Loại thuốc mà chị Thu cho con dùng. Ảnh: V.K.
Loại thuốc chị Thu mua có tên là Thuốc Bổ Tỳ, nắp được bọc nilon đóng chữ Phước Lợi Đường (màu đỏ). Thân chai ghi rõ sản phẩm của hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền, Thầy Giãng - Kiện, địa chỉ: Quốc lộ 1, đối diện chợ Miếu Bông, Đà Nẵng.
Công dụng của thuốc là bổ huyết, bổ thận, tăng cường thể lực. Trị suy nhược cơ thể, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ do khi huyết hư, bạch đới dưỡng thai. Dùng cho mọi lứa tuổi (kể cả trẻ em). Đặc biệt, có dòng ghi chú "Thuốc không giữ nước, tiểu tiện nhiều, không có tác dụng phụ".
"Sau khi dừng thuốc thì con lại kén ăn như lúc trước, nhưng thôi tôi cũng kệ. Con mình mới uống 1 chai rưỡi, hy vọng là chưa có tác dụng phụ gì, chứ con chị nhà hàng xóm còn uống hết 6 chai", chị Thu thở dài nói.
Thành phần của thuốc (trái) không hề ghi dùng tân dược, và công dụng (phải) cũng cho biết không gây giữ nước, không có tác dụng phụ. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Ảnh: V.K.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Quản lý hành nghề Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết trước đây hiệu thuốc của ông Lợi từng bị đình chỉ vì có trộn độc dược.
Cụ thể, tháng 12/2010, phía Sở có nhận được đơn tố cáo của người dân về nhà thuốc Bắc Phước Lợi đường (phòng chuẩn trị y học cổ truyền) tại địa chỉ chợ Miếu Bông, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang do lương y Trần Văn Lợi làm chủ, có pha độc dược.
Sau khi lập đoàn kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện tại cơ sở của ông Lợi có một số thuốc không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, cơ sở bào chữa không có nhãn. Trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, Sở đã xử phạt hành chính 10,5 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động nhà thuốc của ông Lợi.
Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc do ông Lợi pha chế có Cyprheptadin với hàm lượng 7,7 mg trong 100 ml. Đồng thời có chất gây thèm ăn, ngủ, giữ nước, tăng cân với hàm lượng 2,9 mg trong 100 ml. Vì thế, Sở đã ra quyết định đình chỉ hoạt động, yêu cầu ông Lợi nộp phí xét nghiệm.
Ngày 5/3/2011, ông Lợi làm đơn xin lại giấy phép kinh doanh, cam kết không bán loại thuốc có độc tố trên. Đến cuối tháng 12, cơ quan chức năng đã đồng ý cho cơ sở của ông Lợi được hoạt động trở lại.
Mới đây, Sở Y tế đã nhận được đơn tố cáo của chị Thu về loại thuốc của cơ sở này tiếp tục có trộn tân dược nguy hại. Thanh tra sở đã yêu cầu Trung tâm kiểm nghiệm thành phố lấy mẫu gửi xét nghiệm.
“Nếu cơ sở của ông Lợi tiếp tục tái phạm việc bán loại thuốc đã bị cấm trước đó, Sở Y tế sẽ tăng nặng hình phạt và không loại trừ đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”, ông Sơn khẳng định.
Cũng theo ông Sơn, ông Lợi là người nối nghề thuốc từ gia đình chứ không phải là bác sĩ ở bệnh viện như trong “quảng cáo” với người mua thuốc.
Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân chịu tác dụng phụ khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc đông y trộn chất này. Theo các bác sĩ, những tác dụng phụ của thuốc này vô cùng nguy hiểm. Nhẹ thì khiến người bệnh phù thũng, tăng cân, nổi mẩn... Nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí tử vong.

Học từ vựng tiếng Anh bằng hình ảnh

Băn khoăn với bút điện tử

Bút chấm đọc hiệu quả rất thấp, ở bài này chưa phân tích so sánh với các phần mềm chạy trên máy tính. Bỏ ra mấy triệu chỉ để đọc được vài quyển sách của chính họ soạn ra.
TT - Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008-2020 đang được thực hiện ở năm học thứ 3 với việc dạy đại trà ở lớp 3, 4 và thí điểm ở lớp 5 và 6.
Robot teacher của Viện Vật lý VN là sản phẩm bút chấm đọc đầu tiên được đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giới thiệu cho các cơ sở GD-ĐT - Ảnh: Việt Dũng
Và trong 14 danh mục thiết bị cần thiết để dạy học tiếng Anh theo yêu cầu của đề án trên có bút điện tử (thường gọi là bút chấm đọc). Việc có tên trong danh mục này khiến nhiều địa phương buộc phải quan tâm, đầu tư và xem như “một thiết bị bắt buộc phải có khi thực hiện đề án”.
Đầu tư bút chấm đọc
Theo Ban chỉ đạo đề án thí điểm dạy học tiếng Anh:  “Bút chấm đọc là phương tiện hữu ích có thể khắc phục được phát âm chưa chuẩn của giáo viên người Việt”.
Phát biểu này tại một số hội thảo tập huấn thí điểm tiếng Anh đã củng cố thêm niềm tin của các nhà quản lý ở nhiều địa phương về việc “đầu tư bút chấm đọc để thay thế giáo viên không đạt chuẩn”.
Trước khi bút chấm đọc có tên trong danh mục thiết bị cần thiết của đề án, ở các thành phố lớn, nhiều trường cũng sử dụng bút chấm đọc cho giáo viên và giới thiệu với phụ huynh mua cho học sinh sử dụng.
Phần lớn các loại bút chấm đọc có trên thị trường hơn 10 năm qua đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan. Bút đi kèm với sách được mã hóa. Người học chấm bút vào các chữ đã được mã hóa trong sách thì có thể nghe phát âm chuẩn để học theo.
So với cách học nghe nói truyền thống (nghe băng cassette) thì bút chấm đọc tiện dụng và thích hợp với tâm lý trẻ em (bậc tiểu học). Nhưng giá cả các loại bút chấm đọc trên thị trường phần lớn đều rất đắt, dao động 2-3 triệu đồng/chiếc (thời kỳ đầu), chất lượng không đồng đều. Mục đích của bút là giúp người học phát âm chuẩn, nhưng có những loại bút phát âm không chuẩn, âm thanh bị méo...Vì thế không phải ai cũng sẵn sàng đầu tư bút chấm đọc mà lựa chọn những thiết bị rẻ hơn vẫn đạt hiệu quả cho đến khi... bút chấm đọc có tên trong danh mục thiết bị của Bộ GD-ĐT.
Giai đoạn thí điểm đầu tiên (lớp 3, 4), Bộ GD-ĐT giới thiệu sản phẩm bút chấm đọc (Robot teacher) của Viện Vật lý VN. Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng - thường trực ban chỉ đạo đề án,  “đây là sản phẩm đã được thẩm định về chất lượng và an toàn trong sử dụng”.
Robot teacher lập tức được rất nhiều địa phương đặt mua theo kinh phí của đề án dạy học ngoại ngữ, với giá đắt gần 2,5 triệu đồng/chiếc. TS Doãn Hà Thắng, tác giả của Robot teacher, cho biết có trên 90 trường tiểu học trong hệ thống thí điểm của đề án đã sử dụng thiết bị này.
Theo một số hiệu trưởng các tỉnh thành, tùy theo khả năng của địa phương có nơi chỉ đầu tư 1 bút chấm đọc/trường, có nơi 1 giáo viên dạy tiếng Anh của đề án/chiếc, nhưng cũng có nơi vận động cả phụ huynh học sinh mua. Robot teacher trong giai đoạn đầu thí điểm đề án tiếng Anh đã mặc nhiên được hiểu là “bạn đồng hành” với vai trò hỗ trợ.
Rắc rối
Tháng 3-2012, trong thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo về dạy tiếng Anh thí điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân đã nêu rõ: “Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục in sách giáo khoa có phụ mã mở với các thiết bị phụ trợ để các đơn vị cùng khai thác. Các đơn vị tham gia số hóa thiết bị tài liệu phải có thiết bị nhận dạng có chất lượng đọc được 64.000 mã phân biệt trên tài liệu sách giáo khoa của NXB Giáo Dục”.
Tiếp thu chỉ đạo này, NXB Giáo Dục phối hợp với ban chỉ đạo đề án tổ chức thẩm định đối với các đơn vị có sản phẩm bút chấm đọc đang chào hàng. Ngoài Robot teacher được “đặc cách” chọn thẳng (do đã được sử dụng thí điểm trước đó), bảy đơn vị còn lại được kiểm tra, thẩm định về thủ tục pháp lý và chất lượng sản phẩm. 4/7 đơn vị được xác nhận “đảm bảo chất lượng” và được chính thức giới thiệu cùng với Robot teacher. Từ mức giá 2,5 triệu đồng/chiếc, bút chấm đọc của các đơn vị mới đã hạ giá xuống mức 1,5 triệu đồng/chiếc.
Ngoài những sản phẩm được chính thức giới thiệu, một số trường, giáo viên cũng chủ động mua bút chấm đọc trên thị trường. Nhưng rắc rối xảy ra khi không có mã nguồn mở cho tất cả các loại bút chấm đọc nên mỗi loại bút chỉ đọc được loại sách cho riêng nó.
Trong hội thảo tập huấn thí điểm tiếng Anh lớp 5 đầu năm học mới tổ chức tại Hà Nội mới đây, giáo viên nhiều tỉnh thành đã bày tỏ ý kiến về việc “được trang bị bút nhưng không dùng được”. Giải thích về việc này, ông Nguyễn Ngọc Hùng cho biết: do chưa có bộ mã mở dùng chung cho tất cả các loại bút được thẩm định nên nếu dùng mã của đơn vị này thì đơn vị khác không thể tham gia.
Trong khi đó do năng lực cung ứng và khả năng phục vụ của doanh nghiệp tới địa phương hạn chế nên NXB Giáo Dục chỉ mã hóa số lượng sách theo nhu cầu của doanh nghiệp hay sở GD-ĐT chứ không thể mã hóa tất cả số lượng sách cho học sinh trong diện thí điểm. Có nghĩa các sở GD-ĐT chọn mua loại bút nào thì phải “đặt hàng” số lượng với NXB Giáo Dục để mã hóa sách theo code tương ứng.
Đại diện NXB Giáo Dục cho biết năm học 2012-2013 sẽ phủ mã code 130.000 cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3 sử dụng cho năm loại bút đã được thẩm định và phủ mã code khoảng 20.000 cuốn sách giáo khoa lớp 4 cho một loại bút. Việc nghiên cứu mã nguồn mở vẫn là bài toán chưa xác định được thời hạn hoàn thành.
Có thay được giáo viên?
Cô Giao - một giáo viên tiếng Anh ở Trường THCS Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội - cho rằng bút chấm đọc có hiệu quả với giáo viên nhưng không thật hữu ích cho học sinh, nhất là học sinh mới phát âm. Với trẻ em cần dạy các em đặt lưỡi, uốn lưỡi thế nào, giáo viên phải trực tiếp sửa thì học sinh mới phát âm chuẩn được. Lạm dụng và đặt niềm tin quá nhiều vào bút chấm đọc là không đúng.
Một số giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nhận xét: bút chấm đọc có ưu điểm gọn nhẹ, thay thế máy cassette nhưng việc kiểm tra đọc của học sinh không hiệu quả vì giáo viên chỉ có một chiếc bút, nên không thể cho tất cả 35 học sinh được nghe nói trong một tiết học. Nếu trang bị cho mỗi học sinh/chiếc thì quá đắt. Trong điều kiện hiện tại, dạy học sinh phát âm qua đài, đĩa vẫn tiện lợi hơn.
Ông Bùi Anh Tuấn, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Nam Định, cho biết: Nam Định đến nay không trang bị bút chấm đọc cho giáo viên dạy tiếng Anh thí điểm.
“Bút chấm đọc chỉ là phương tiện hỗ trợ trong điều kiện kinh tế khá giả. Nó chỉ thuận lợi cho học sinh tự học ở nhà (khi bố mẹ không biết tiếng Anh), còn trên lớp nó không thể thay thế giáo viên. Một bút chấm đọc có chất lượng tốt, phát âm chuẩn nhưng để mấy chục học sinh nghe được phải phát ra loa chuẩn. Còn hiện tại loa của bút rất nhỏ, không thích hợp trong điều kiện giáo viên chỉ có một chiếc bút” - ông Tuấn nhận xét.
Năm đơn vị sản xuất bút chấm đọc đang được ban chỉ đạo đề án dạy học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân giới thiệu: Viện Vật lý (Viện Khoa học - công nghệ VN) - sản phẩm Robot teacher; Công ty TNHH MTV Viễn thông và dịch vụ truyền hình VTC Kids TV1 và Kids TV2; Công ty TNHH Tân Nhật Minh - Talk Pen; Công ty CP Giáo dục và công nghệ thành phố Thông Minh Smart - Talk và Tot-Talk; Công ty TNHH Thạch Liên Hưng E Pen - Tân từ điển.

Bị điện giật tử vong khi tắm bình nóng lạnh

 Thấy con tắm lâu không ra, người mẹ gọi mãi không thấy con thưa liền đạp cửa xông vào thì bàng hoàng phát hiện con gái đã tử vong từ lúc nào.

Vụ tai nạn thương tâm khiến cho cháu Lê Ngọc H. (sinh năm 2000) - học sinh lớp 7 trường THCS ở phường Ngọc Trạo - tử vong trong lúc đang tắm tại nhà ông bà ngoại ở phố Tân Bình, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa.
Chiều ngày 16/9, cháu H. cùng mẹ qua nhà ông bà ngoại, trông nhà giúp ông bà. Đến khoảng 16h chiều, cháu H. đi tắm. Thấy con tắm quá lâu, mẹ cháu là chị Dung gọi con mãi nhưng không thấy con trả lời. Nghĩ có chuyện chẳng lành, chị Dung liền đạp cửa vào nhà tắm thì phát hiện cháu H. người cứng đờ nằm dưới sàn nhà tắm.
Thấy con bất tỉnh, chị Dung hô hoán mọi người xung quanh đến cứu giúp nhưng cháu H. đã tử vong.
Theo nhận định ban đầu, cháu H. tắm bằng bình nóng lạnh, do bình bị rò điện nên cháu H. bị điện giật chết.

Diễn kịch

Ảnh trên tường


TIÊN SƯ ANH TIẾN LỢN LÀM KHỔ BÁC...
Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đ
i quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.

Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hoá trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.

Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, Tiến Hợi chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, Tiến Hợi Bác Hồ chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh Bác chừng 5 phút lên phim là kiếm được bạc triệu. Để nguyên bộ dạng hoá trang thành Bác Hồ như thế, Tiến Hợi bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười cười, rồi phát kẹo, bánh cho các em thiếu nhi, Bác lại cười cười, vẫy vẫy… Chỉ thế thôi Tiến Hợi kiếm gần chục triệu đồng.

Vào Sài Gòn, Tiến Hợi Bác Hồ đứng trên khán đài, đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu đồng, bay ra Hà Nội đến Cung Văn Hóa, lấy giọng Bác Hồ nói với các em: “Non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không là do các cháu.” Bác ẵm hai triệu đồng ngon ơ.

Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu - 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phịên cũng không trúng lớn và dễ đến như thế

Tiến Hợi nói: “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”

Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.

Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo - Hoàng Quân Tạo - nhiều lần tru lên:

- Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!

Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:

- Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?

Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.

Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát :

- Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?

Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý anh Tạo không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:

- Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!

Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:

- Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?

Chết cười.

Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.

Hoàng Dũng sỉ vả;

- Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?

Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.

Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:

- Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?

Tiến Hơi nhăn nhó:

- Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.

Anh Tạo gắt:

- Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!

Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:

- Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.

Thằng Tùng Cứt nói:

- Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết Đ. gì đâu mà mày hỏi tụi tao!
@nguoncaideohoigie

An Hoang Trung Tuong Anh Chí Hoa Cỏ May Hoa SI Rung Cuong Nguyen Nhu Theo Nguyen Hoang Manh Tri Letenky Hieubuitravel Dinh Quoc Hoi Thuy Cz
-----------------------------------------------------------------------

Thích · · Chia sẻ · 8 giờ trước

Nhiều “đại gia ngân hàng” bán hết tài sản cũng không thể trả hết nợ


Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – T.S Lê Xuân Nghĩa thẳng thắn nói.
T.S Lê Xuân Nghĩa cho biết quyết tâm của Chính phủ trong việc ngăn chặn tình trạng lũng đoạn tại ngân hàng: Đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (đời - đi qua 1 chủ sở hữu).

Theo nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – ông Lê Xuân Nghĩa, tình trạng lũng đoạn tại các ngân hàng đã được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia chỉ ra và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cách đây 2 năm.

Quy định của luật hiện hành thì cá nhân và những người liên quan không được phép sở hữu quá 20% tổng số cổ phần tại một tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế có những người sở hữu lên đến 50% thậm chí 60%.

Ông Nghĩa châm biếm rằng, đó là ngân hàng của “choa” (tao) chứ không phải ngân hàng của cộng đồng, nhân dân, ngân hàng của đất nước.

Chính vì thế chỉ ở Việt Nam mới có chuyện mẹ làm chủ tịch HĐQT, con gái làm tổng giám đốc, con trai làm phó tổng giám đốc… Việc này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, nó như một góc xa lạ đối với thị trường tài chính quốc tế.

Trước đây, chúng tôi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) đã cảnh báo đây được xem là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến an ninh của hệ thống tài chính tại Việt Nam.

“Vĩnh viễn chúng ta không thể xóa được nợ xấu, hệ thống ngân hàng không thể lành mạnh nếu điều này không được chấm dứt. Bởi lẽ, ngay từ đầu việc người góp vốn đã không minh bạch” – ông Nghĩa nói.

Tiền ở đâu ra?

Về tỷ lệ sở hữu là thế. Nhưng ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu để những cá nhân đó có thể sở hữu số cổ phần đó?

Cách đây vài năm NHNN có hàng loạt các yêu cầu về tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, rồi từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.

Giả sử, một cá nhân đang sở hữu 30% cổ phần tại một ngân hàng có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, thì khi ngân hàng đó tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng, cá nhân đó muốn duy trì tỷ lệ sở hữu của mình thì đồng nghĩa với việc phải có thêm 1.000 tỷ đồng để đóng vào.

Số tiền trên là quá lớn đối với một cá nhân cộng thêm thời gian để có được số tiền đó lại rất ngắn.

Do đó, hầu hết các cá nhân này buộc phải “lao” vào sử dụng tất cả các công cụ tài chính để "biến" tiền gửi của dân cư thành tiền của mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cũng dễ hiểu vì sở hữu ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận rất cao nên ít có ai bỏ lỡ cơ hội này. Thống kê cho thấy, lợi nhuận cao nhất rơi vào khoảng 33%/năm.

Ông Nghĩa chỉ ra cách kiếm tiền để góp vào duy trì tỷ lệ sở hữu của những cá nhân sở hữu tại các ngân hàng (tạm gọi là “đại gia ngân hàng”) cụ thể như sau: thông thường là họ sẽ lập ra các công ty con và dùng chính công ty con này để phát hành trái phiếu lấy tiền về đầu tư vào ngân hàng của mình đang sở hữu hoặc các ngân hàng khác; sau đó lấy chính số cổ phiếu tại ngân hàng mà mình nắm cổ phần về cầm cố vay vốn ngay tại ngân hàng của mình và lấy số tiền cầm cố được này đi trả nợ trái phiếu.


Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – ông Nghĩa thẳng thắn nói.

Bởi lẽ, vòng quay của trái phiếu ra cổ phiếu, rồi từ cổ phiếu thành tín dụng và từ tín dụng trả trở lại cho trái phiếu thời gian quá ngắn.

Thời gian đó chưa đủ để cổ phiếu đó sinh lời để trả lại tiền cho trái phiếu. Chính vì thế nợ xấu của các “đại gia ngân hàng” tại các ngân hàng là tương đối lớn.

Tiền phải "sạch" 12 đời

Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất bức xúc về tình trạng này và yêu cầu phải làm rõ vấn đề, đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (điều tra nguồn gốc 12 đời), trước mắt hãy chứng minh được đó là đồng “tiền sạch” 3 đời, ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa cho rằng, việc chống thao túng sẽ tiếp tục được Chính phủ làm quyết liệt và dứt khoát phải làm sớm để làm trong sạch hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo không gây xáo trộn hệ thống thì cách thức xử lý có thể khác. Chẳng hạn giao cho ngân hàng nhà nước xử lý hành chính, ép giảm tỷ lệ xuống đúng như quy định, tịch thu số cổ phần dư thừa xung công quỹ…

20 tuổi có thể tốt nghiệp đại học

Cho rằng giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá, TS Lê Trường Tùng đề xuất, học sinh nên có bằng phổ thông ở tuổi 15. Bậc THPT hiện nay được thay bằng 2 năm "dự bị đại học".

 Nỗi buồn của bạn trẻ về giáo dục Việt Nam / 'Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục'

Tại hội thảo "Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin" mới đây, nhiều chuyên gia bày tỏ sự không hài lòng với nền giáo dục hiện tại và kiến nghị nhiều phương pháp đổi mới căn bản, toàn diện. Bài phát biểu của Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng đã thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự.
Theo TS Tùng, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, đổi mới quản lý. Tuy nhiên, để đổi mới một cách đúng đắn phải bắt đầu từ công việc mang tính cơ bản là xem xét và thay đổi Kiến trúc của hệ thống giáo dục đào tạo Việt nam. Nếu thiếu một kiến trúc hợp lý, việc đổi mới giáo dục sẽ tiếp tục mang tính chắp vá.
Theo ông Tùng, mỗi quốc gia có một cấu trúc, một kiến trúc giáo dục đào tạo mà phần lớn nhìn gần giống nhau, từ nhà trẻ mẫu giáo – tiểu học – trung học – dạy nghề/cao đẳng/đại học. Giáo dục đào tạo Việt Nam sau nhiều thay đổi đang có cấu trúc/kiến trúc chắp vá 1 tiểu – 4 trung – 2 cao – 1 đại.
"1 tiểu" là một hệ tiểu học, "4 trung" là bốn hệ trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, "2 cao" là hai hệ cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp, "1 đại" là một hệ đại học (bao gồm cả đại học và sau đại học). Với cấu trúc này, tuổi để có bằng ở các cấp tương ứng từ phổ thông đến đại học là 18, 21, 22-23 tuổi.
Hiệu trưởng ĐH FPT kiến nghị, cần cấu trúc lại nền giáo dục theo kiến trúc với "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại". Ảnh: Anh Tuấn.
Hiệu trưởng ĐH FPT cho rằng, kiểu kiến trúc mang tính chắp vá này cần phải thay đổi cơ bản để phù hợp với hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia, đảm bảo tính chuyển đổi, sử dụng được tài nguyên học tập quốc tế và trao đổi giáo dục quốc tế. Ngoài ra, thay đổi còn nhằm định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sớm, giải quyết tâm lý xã hội đang đổ xô chen chúc vào cửa đại học, giúp liên thông các cấp học trong nước mềm dẻo, dễ dàng, giảm thời gian vào đời, hướng tới việc học suốt đời và quản lý về mặt nhà nước thuận lợi, không chồng chéo.
Phương án kiến trúc đáp ứng được cả 5 mục tiêu trên được ông Tùng kiến nghị là kiến trúc "1111" thay cho kiểu kiến trúc "1421" với "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại". "1 tiểu" là một cấp tiểu học, thời gian là 5 năm, "1 trung" là một cấp trung học, thời gian 4 năm. "1 cao" là cao đẳng, thời gian học 3 năm, không phân biệt 2 hệ cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề", "1 đại" là đại học, thời gian học 3-4 năm thay cho 4-5 năm hiện nay.
"Mô hình 9 năm trong hệ thống giáo dục của Anh, được áp dụng rộng rãi tại các nước khối thịnh vượng chung. Học xong 9 năm học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hoá phổ thông", ông Tùng nói.
Hiệu trưởng ĐH FPT nhận xét, việc gộp cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề” đã được nhắc đến trong dự thảo đề án đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, việc không còn trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là một thay đổi quan trọng trong cấu trúc được đề xuất này.
Trung học phổ thông được thay bằng 2 năm “dự bị đại học” (Pre-University) dành cho những ai mong muốn học đại học, 2 năm dự bị này học theo định hướng chuyên môn qua các môn tự chọn để sau đó lấy kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển vào các trường đại học, và cũng để giảm bớt thời lượng học đại học sau này.
Trung học chuyên nghiệp (trung học nghề) được gộp chung và đưa thành giai đoạn đầu (1.5 năm) của Cao đẳng. Học sinh học xong lớp 9 (xong phổ thông) có thể phân luồng học Cao đẳng luôn thay cho hướng học Dự bị đại học. Học xong giai đoạn đầu 1.5 năm của Cao đẳng (trung cấp trước đây) được nhận bằng Cao đẳng (Diploma) và có thể đi làm sớm, học thêm giai đoạn 2 của Cao đẳng (1.5 năm) nhận bằng Cao đẳng Nâng cao (Higher Diploma). Có bằng Cao đẳng Nâng cao có thể học tiếp liên thông đại học (2 năm) nếu muốn hoàn thiện học vấn.
"Đây là mô hình áp dụng ở nhiều nước. Hiện nay Singapore hàng năm đều sang Việt Nam tuyển học sinh học hết lớp 9 sang Singapore học Polytechnic (Cao đẳng) là theo mô hình này. Nếu hiện nay xong lớp 12 mới vào đại học, trượt đại học mới vào cao đẳng thì theo mô hình mới "1111", sau 9 năm có nhánh rẽ cao đẳng", ông Tùng cho hay.
Ông lý giải, việc giảm một năm học đại học nhờ đã có kiến thức trong 2 năm học dự bị đại học. Với sinh viên có bằng cao đẳng bậc cao, thời gian học liên thông đại học là 2 năm bổ sung. Việc đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ không có gì thay đổi.
Liên thông các cấp độ học và các chương trình học được thực hiện theo hình thức “chuyển đổi tín chỉ”,tức là chuyển đổi một số nội dung đã học để bớt đi một vài môn và thời gian học khi chuyển sang chương trình học cao hơn hoặc chương trình khác. Với quan niệm liên thông này, việc liên thông được tiến hành tự do, mềm dẻo giữa các ngành và các cấp học.
Hệ thống trường học sẽ quy hoạch lại để chỉ còn trường Tiểu học, trường Trung học, trường cao đẳng và trường đại học (không tính các trung tâm dạy nghể ngắn hạn). Chương trình học phổ thông được thiết kế lại thành hệ 9 năm. Việc học dự bị đại học được thực hiện tại trường trung học. Với kiến trúc giáo dục hiện tại, sẽ gộp trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng.
"Kiến trúc mới "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại" đáp ứng được cả 5 mục tiêu nêu trên. Bộ Giáo dục sẽ quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trở xuống. Bộ Đại học quản lý đào tạo sau phổ thông (cao đẳng – đại học)", ông Tùng nhấn mạnh.
Như vậy, với cấu trúc giáo dục mới, tuổi để có bằng phổ thông là 15 (trước đây là 18), tuổi có bằng Cao đẳng/Cao đẳng Nâng cao là 17-18 (trước đây là 21), tuổi có bằng đại học là 20-21 (trước đây là 22-23). Thanh niên sẽ vào đời sớm hơn, phù hợp với tiêu chí sinh học giới trẻ hiện nay. Việc giảm thời gian học ngoài cái lợi là giảm chi phí xã hội còn tăng được thời gian cống hiến của cá nhân, và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ.
Ngoài kiến nghị đổi mới cấu trúc, kiến trúc giáo dục, hiệu trưởng ĐH FPT cũng cho rằng đã đến lúc nước ta xóa vùng trũng tiếng Anh và thực hiện bình dân học vụ 2.0. Hiệu ứng “Vùng trũng tiếng Anh” chính là rào cản lớn trong hội nhập quốc tế, chuyển giao công nghệ, xuất, nhập khẩu giáo dục của Việt nam, là một thước đo thể hiện mức độ yếu kém của nguồn nhân lực Việt. Chính vì vậy cần thực hiện bình dân học vụ, xem đây là nhiệm vụ giáo dục phổ thông.
"Để đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục chắc chắn phải đưa công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục, đưa một cách cơ bản, toàn diện, từ việc quản lý đào tạo, phương pháp đào tạo đến tài nguyên phục vụ đào tạo, khảo thí", ông Tùng nói và bày tỏ, ông hi vọng những đổi mới lớn lao sẽ diễn trong giáo dục đào tạo thời gian tới, chứ không chỉ đơn thuần là các thay đổi mang tính xử lý tình huống.
Hiệu trưởng ĐH FPT cũng mượn lời một thi sĩ đời Tống để nêu quan điểm: "Trên đời có 3 điều đáng tiếc nhất: những bức danh họa bị mất giá trị vì bị những kẻ phàm phu tục tử tán thưởng; những cánh trà ngon bị hao phí quá nhiều bởi những bàn tay bất tài dày vò, và những thanh niên ưu tú bị hư hỏng vì một hệ thống giáo dục sai lầm".

Đây chẳng qua cũng chỉ là một mô hình nhằm tham khảo . Chứ cải cách còn xa vời. Thực ra cần phải cải cách qua nhiều bước. Việc trước mắt cần phân luồng ở cấp trung học, coi như có 3 loại hình dự bị: dự bị nghề, dự bị cao đẳng, dự bị đại học.

Cây biết 'mượn đao giết giặc'

Khi bướm đẻ trứng trên lá, mù tạc đen lập tức phát tín hiệu để những con ong bay tới và tiêu diệt cả trứng lẫn sâu.

Vô số loại thực vật giải phóng hóa chất - một dạng tín hiệu cầu cứu - khi chúng đối mặt với sự tấn công của bệnh tật, côn trùng gây hại hay thậm chí máy xén cỏ. Nina Fatouros, một nhà khoa học của Đại học Wageningen tại Hà Lan, nói rằng mù tạc đen, một loài thực vật họ hàng của cải bắp, tạo ra những hóa chất dễ bay hơi khi một con bướm bắp cải trắng (Pieris brassicae), có ý định đẻ trứng trên lá của nó, Livescience đưa tin.
Một con ong ký sinh ăn trứng của bướm bắp cải trắng trên lá mù tạc đen.
Một con ong ký sinh ăn trứng của bướm bắp cải trắng trên lá mù tạc đen. Ảnh: Nina Fatouros.
Mùi của hóa chất vừa ngăn cản bướm đẻ trứng trên lá, vừa thu hút sự chú ý của hai loài ong ký sinh Trichogramma brassicae và Cotesia glomerata. Hai loài ong ký sinh này rất thích ăn trứng và sâu. Sau khi ngửi mùi, những con ong lao tới vị trí của cây mù tạc đen, tấn công trứng bướm và những con sâu bướm mới nở. Cơ chế phòng vệ này giúp cải bắp ngăn chặn viễn cảnh đàn sâu gặm hết lá của chúng.
Hàng loạt thử nghiệm của Fatouros và các đồng nghiệp chứng minh rằng mù tạc đen chỉ phát tín hiệu cấp cứu khi bướm bắp cải trắng đậu trên lá của chúng. Khi một loài côn trùng khác đẻ trứng trên lá, mù tạc đen không tiết ra mùi để dụ ong ký sinh.

Kêu gọi ủng hộ nhằm tăng lượt xem ảnh của Điện lạnh Nhân râu ( view page ) . Sau khi click vào trang maps.google.com 
https://maps.google.com/maps?ll=21.005616,105.825537&spn=0.005348,0.006899&t=m&z=17&lci=com.panoramio.all 

rê chuột và mở xem những ảnh cần tăng lượt xem gồm 7 ảnh ( chú ý không nên xem những ảnh không phải của Nhân râu ở gần đó vì như vậy cũng làm tăng lượt truy cập của họ ). Nhớ click 2 lần , lần 1 mới chỉ mở ra ảnh nhỏ cỡ bao diêm, click tiếp vào nó và chờ quãng 2-6 giây là xem trong khung của maps.google .Mỗi phiên sử dụng máy chỉ mở ảnh 1 lần , vì địa chỉ IP vẫn như cũ, nên bộ đếm không tăng view. Mục đích của việc này là khi số lượt truy cập nhiều thì ảnh sẽ được hiện trên bản đồ rộng và to hơn.

Từ chối giải 1 triệu USD

Chủ nhật, 03 Tháng chín 2006, 11:11 GMT+7

Ngày 22/8 vừa qua, tại Đại hội các nhà toán học quốc tế họp tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, nhà vua Huan Carlos đã đích thân trao giải “Fields Medal” cho các nhà toán học xuất sắc thế giới. Giải này cứ 4 năm trao một lần và được coi là tương đương với giải Nobel dành cho các nhà toán học.
Tu choi giai 1 trieu USD
Nhà toán học Grigori Perelman.
Năm nay, có 4 nhà toán học được trao giải này. Đó là nhà toán học Pháp Wendelin Werner, giáo sư Đại học Paris-South ở Orsay (Paris); nhà toán học Australia Terence Tao, giáo sư Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) và 2 nhà toán học Nga là Andrei Okunkov, giáo sư Đại học Princeton (Mỹ) và Grigori Perelman (đang làm việc ở Saint Peterburg).
Nhưng mọi chú ý đều tập trung vào Grigori Perelman. Ông đã giải được thành công “giả thuyết Poincaré”, một bài toán cực kỳ phức tạp đã làm đau đầu những bộ óc sáng suốt nhất của thế kỷ 20, do đó đã đủ điều kiện nhận 1 triệu USD tiền thưởng cho người nào giải được.
Tuy nhiên, nhà toán học này đã từ chối không đến Madrid nhận danh hiệu cũng như giải thưởng danh giá nói trên. Grigori Perelman năm nay 40 tuổi. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu đặc biệt về toán và theo học trường phổ thông chuyên toán - lý ở Saint Peterburg.
Năm 1982, Perelman giành được HC vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế tổ chức ở Budapest. Ông được nhận thẳng vào Đại học Tổng hợp quốc gia Peterburg mà không cần qua kỳ thi tuyển và được cấp học bổng “Lenin”.
Sau khi bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (ông không thiết làm tiếp luận án Tiến sĩ), ông làm việc tại Viện Toán mang tên Steklov rồi vào cuối những năm 80 thì sang Mỹ làm việc tại nhiều đại học khác nhau. Cách đây 10 năm, ông trở về Nga, lại làm việc tại Viện Toán Steklov để tìm cách chứng minh hình dạng của vũ trụ.
Vào năm 2002, thế giới toán học sửng sốt khi Grigori Perelman lần đầu tiên công bố công trình khoa học cách tân của ông nhằm giải quyết một bài toán được nhà toán học kiêm vật lý học và triết học Jule Henri Poicaré người Pháp nêu lên năm 1904.
Bài toán này thường được mệnh danh là “giả thuyết Poincaré” hoặc “Công thức vũ trụ”, đã làm điên đầu những bộ óc toán học siêu đẳng trong suốt thế kỷ 20. Không một ai giải được cho đến khi xuất hiện công trình của Grigori Perelman.
Từ khi ấy, công trình của nhà toán học xuất chúng người Nga này đã được thế giới toán học phân tích hết sức kỹ lưỡng, không một ai phát hiện được bất kỳ sai sót gì.
Công trình dày 300 trang của ông đã được các nhà khoa học Trung Quốc thẩm tra kỹ lưỡng và đi đến kết luận: mọi chuyện đều rành mạch. Cả các nhà khoa học Mỹ cũng xác nhận như vậy.
Và cộng đồng toán học quốc tế đã nhất trí thừa nhận thành công của Grigori Perelman, “người thông minh nhất thế giới” theo cách gọi của tờ báo Anh Guardian.
Trước đó, vào năm 2000, Viện Toán Clay thuộc Đại học danh tiếng Cambridge ở Mỹ đã xác định 7 bài toán quan trọng nhất còn chưa giải được của thiên niên kỷ (gọi tắt là 7 “bài toán thiên niên kỷ”) và định giải thưởng 1 triệu dollars cho bất kỳ ai giải được một trong số 7 bài toán ấy.
Mặc dù “giả thuyết Poincaré” là một trong 7 “bài toán thiên niên kỷ” nhưng Grigori Perelman tuyên bố ông không quan tâm đến tiền bạc. Lần này cũng vậy, ông từ chối cả danh hiệu lẫn tiền bạc của một giải thưởng giá trị nhất trong thế giới toán học.
Nói chung, Grigori Perelman theo đuổi một lối sống ẩn dật và thường bị coi là một “ẩn sĩ”. Trước kia ông đã khước từ học vị Tiến sĩ mà người ta đề nghị trao cho ông, ông cũng đã nhiều lần từ chối việc đề bạt ông.
Năm 1996, ông không đến dự buổi lễ trao giải thưởng do Đại hội Toán học châu Âu trao tặng. Nói chung ông rất ngại phải viết đơn xin, đơn đề nghị và làm những giấy tờ cần thiết cho việc nhận các danh hiệu, các huân huy chương và các loại giải thưởng.
Năm 2005, ông tự rời khỏi Viện Toán Seklov mà không nêu rõ lý do. Với việc giải thành công “giả thuyết Poincaré”, lẽ ra ông đã có thể nhận được một triệu USD tiền thưởng của Viện Toán Kley ngay từ năm 2002.
Nhưng trong giới khoa học có tồn tại một quy tắc là các công trình khoa học mới phải được công bố trong các tạp chí chuyên ngành. Nhưng trong suốt 4 năm qua, Grigori Perelman dứt khoát chỉ công bố công trình của mình trên mạng Internet. Hiển nhiên là ông không cần nhận giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay.
Vào tháng 7, Chủ tịch Hiệp hội Toán học quốc tế là John Ball đã đích thân đến Saint Peterburg gặp Grigori Perelman để thuyết phục ông sang Madrid nhận giải thưởng “Fields Medal”.
Theo lời kể lại của John Ball, nhà toán học Nga “rất lịch thiệp, rất trung thực, nói năng cởi mở và thẳng thắn”. Nhưng đồng thời, Grigori Perelman kiên quyết nói “không” với Madrid.
Theo nhận định của John Ball, Grigori Perelman “cảm thấy mình đã tách biệt khỏi cộng đồng toán học quốc tế và do đó không muốn trở thành nhân vật tượng trưng hoặc đại diện của cộng đồng này. Ông John Ball còn dẫn lời của Grigori Perelman nói rằng: “Tôi rời bỏ toán học vì thất vọng với toán học”.
Mặc dù Grigori Perelman từ chối sang Madrid nhận giải thưởng nhưng ông vẫn được chính thức công nhận là người được giải “Fields Medal”. Ông John Ball khẳng định: “Ông ấy có quyền nhận hay không nhận nhưng chúng tôi đã trao giải cho ông ấy rồi”.
 

Lạ nhỉ, không hiểu hay chưa hiểu tại sao một bộ óc vĩ đại lại có hành động dại thế