CUỘC CHIẾN QUỐC TỊCH CỦA MỘT NHÀ GIÁO 100 TUỔI


(NCTG) Trung tuần tháng 2 vừa qua, một phụ nữ cao niên gốc Slovakia đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu (có trụ sở tại Strasbourg) để xin Tòa ra phán quyết về việc bà bị tước quốc tịch Slovakia sau khi nhận quốc tịch Hungary.

Nhà giáo cao niên Tamás Aladárné (thứ hai từ phải sang)

Bà Tamás Aladárné, năm nay 100 tuổi, cùng con gái là Tamás Anikó (66 tuổi) là hai trong số nhiều công dân Slovakia gốc Hung, đã bị mất quốc tịch gốc một cách tự động, theo các điều luật hiện hành của Slovakia, vì đã nhận quốc tịch Hungary và công khai điều này trước chính quyền sở tại.

Trường hợp của bà Tamás Aladárné thu hút sự chú ý của công luận và truyền thông hai nước không chỉ vì bà đã cao tuổi, mà còn bởi bà là một nhà giáo được xã hội Slovakia coi trọng: vào năm 2006, bà từng được tưởng thưởng Kỷ niệm chương Vàng của Cộng hòa Slovakia cho sự nghiệp giáo dục.

Tự động bị mất quốc tịch

Sinh năm 1912 tại vùng Rimaszombat (Rimavská Sobota theo tiếng Slovakia) thuộc Ðế chế Áo - Hungary, tháng 4-2011, bà Tamás Aladárné tuyên thệ để nhận quốc tịch Hung và vì tuổi tác đã rất cao, bà được chính quyền Hungary giải quyết khá nhanh. Bà cũng thông báo điều này cho cơ quan hữu quan của Slovakia vì biết rằng nếu giấu giếm, có thể bị phạt 3.000 Euro, chiểu theo Luật Quốc tịch nước này. Viện dẫn Hiến pháp Slovakia, trong dịp đó, bà cũng tuyên bố muốn giữ quốc tịch của đất nước mà bà đã là công dân trong hơn 90 năm của cuộc đời mình.

Trong vòng 8 tháng, bà Tamás Aladárné nghĩ rằng mình được giữ song tịch vì không thấy chính quyền Slovakia phản ứng gì. Tuy nhiên, đầu tháng 12 năm ngoái, bà đã nhận được thư yêu cầu trao trả lại giấy tờ Slovakia, lá thư khiến bà bị trầm cảm nặng. Con gái bà, cũng bị tước quốc tịch Slovakia như mẹ, vì quá lo lắng nên sức khỏe suy giảm, lên cơn nhồi máu cơ tim và phải vào viện cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh đầu tháng Giêng năm nay. Một người con gái khác của bà, hiện đang sinh sống tại Hungary, cuối năm ngoái đã phải đưa bà và em gái sang Hung nghỉ ngơi.

Việc mất quốc tịch gây nhiều khó khăn thực tế cho gia đình bà Tamás Aladárné. Con gái bà, Tamás Anikó, khi nằm viện, nhận được thông báo rằng phải trả tiền vì Hãng Bảo hiểm Y tế Quốc gia đã chấm dứt hợp đồng với họ. Muốn có lại hợp đồng bảo hiểm, phải đăng ký lại hộ khẩu trên tư cách người ngoại quốc tại chính căn hộ của họ, và sẽ nhận được giấy phép cư trú dành cho công dân ngoại quốc tại Slovakia, có thời hạn 5 năm.

Còn bà Tamás Aladárné thì vì không muốn xin thẻ định cư tạm thời nên trên nguyên tắc, bỗng nhiên bà trở thành người... không tồn tại ở chính Tổ quốc mình. Ngoài ra, bà cũng không có đăng ký hộ khẩu thường trú và bảo hiểm y tế tại bất cứ quốc gia thành viên nào khác của EU!

Ngay sau khi sự kiện được báo chí đăng tải, Hungary đã ra tuyên bố phản đối gay gắt quyết định của Slovakia. Phó Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề dân tộc của nước này, bà Répás Zsuzsanna khẳng định: Hungary cương quyết bác bỏ cách hành xử của Bratislava, sẵn sàng đưa vụ việc ra các diễn đàn quốc tế và cố nhiên, sẽ hỗ trợ đương sự - hiện đã là một công dân Hungary - về mặt luật pháp trong phạm vi có thể.

Theo một mạng tin Slovakia, cho đến tháng 12 năm ngoái, đã có ít nhất 7 công dân Slovakia bị cảnh sát triệu lên để thu hồi giấy tờ sau khi nhận được quốc tịch Hungary. Ngoài mẹ con bà Tamás Aladárné, 4 người còn lại là một sinh viên đại học, một diễn viên, một mục sư Tin Lành, một chính khách và một nhà giáo.

Trianon, điểm nhạy cảm trong quan hệ Hungary - Slovakia

Ðể hiểu được câu chuyện này, được coi là một điểm hết sức nhạy cảm và nhiều khi căng thẳng trong mối quan hệ Hungary - Slovakia những năm gần đây, cần trở lại những năm cuối của thập niên thứ hai thế kỷ trước. Ðứng về phe thua cuộc trong Ðệ nhất Thế chiến, theo các điều khoản của bản Hiệp ước Hòa bình Trianon ký ngày 4-6-1920, Nền quân chủ Áo - Hungary bị giải thể và do đó, một phần rất đáng kể của lãnh thổ nước này bị chuyển giao cho các nước lân cận như Tiệp Khắc, Romania, Ba Lan, Áo và Vương quốc Serbia - Croatia - Slovenia.

Cụ thể, Hungary đánh mất 72%, hơn 84% dân số, 38% sản lượng công nghiệp và 67% tổng thu nhập quốc gia. Chỉ bằng một nét bút ký, một phần ba người Hungary trở thành những kẻ bơ vơ trên xứ lạ! Không phải ngẫu nhiên là cái tên Trianon được ghi vào sử Hungary như biến cố bi thương nhất của đất nước và đa số cư dân Hungary không bao giờ hết cảm giác thương đau. Ðó là lý do khiến trong hai thập niên giữa hai cuộc Thế chiến, mục đích căn bản của nền ngoại giao Hungary là yêu cầu “xét lại” Hiệp ước Trianon.

Thời kỳ 1938-1941, Hungary được trao lại phân nửa diện tích đất đai bị cắt cho ngoại quốc, nhưng cái giá phải trả là nước này phải tham chiến bên quân đội Quốc xã. Rốt cục, sau Đệ nhị Thế chiến, Hiệp định Hòa bình chấm dứt chiến tranh tại Hungary đã tái lập các biên giới cũ và Hungary còn mất thêm một phần đất cho Tiệp Khắc. Vết thương Trianon không lành sau nhiều thập niên, đã đi vào lịch sử Châu Âu và khó có thể thay đổi, nhưng Trianon có thể là một biểu tượng để người Hung đồng lòng gỡ bỏ những oan khiên của lịch sử, hướng tới sự đồng thuận và đoàn kết dân tộc.

Ðối với liên minh cầm quyền cánh hữu hiện tại, sự kiện Trianon và vấn đề người Hung kiều đã là những lời hứa tranh cử của họ. Cuối tháng 5-2010, Quốc hội mới của Cộng hòa Hungary đã thông qua Đạo luật Đoàn kết Dân tộc, tuyên bố mùng 4-6 - thời điểm ký kết Hiệp ước Trianon - là Ngày Kỷ niệm Đoàn kết Dân tộc của Hungary. Luật lên án Hiệp ước Hòa bình Trianon, cho rằng Hiệp ước đã “để lại dấu vết không thể xóa mờ (...) trong tâm thức các dân tộc Đông Âu”, đã “ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới lịch sử và các sự kiện chính trị trong vùng từ nhiều thế hệ nay”.

Quan niệm rằng “Trianon, đối với dân tộc Hungary, là tấn thảm kịch lớn nhất trong thế kỷ XX” nên cùng một lúc với đạo luật này, Hungary còn thông qua đạo luật về quốc tịch kép, cho phép những người gốc Hungary, nhưng hiện là công dân các quốc gia lân cận vì những biến cố lịch sử trong hai cuộc Thế chiến, được dễ dàng nhận quốc tịch Hungary. Ðây là điểm nhạy cảm đối với Slovakia, một quốc gia có nhiều vùng từng là đất của Hungary là lượng người gốc Hung sinh sống tại đây chiếm tới tỉ lệ 10% dân số nước này.
 
Ngay sau khi Hungary tuyên bố đồng ý trao quốc tịch Hungary cho các Hung kiều ở những nước lân cận, những người bị tách khỏi quê hương bởi sự kiện Trianon, Slovakia lập tức ra tuyên bố cho rằng Hungary đã cản trở “sự chung sống thân thiện và hòa bình giữa các dân tộc, các quốc gia”, và đã “thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các hệ thống hòa bình quốc tế và nền chính trị Châu Âu hiện đại thế kỷ XXI”. Budapest đã phải cho triệu đại sứ Slovakia, ông Peter Weiss, để phản đối quan điểm của phía Bratislava.

Cuộc chiến giữ quốc tịch

Trở lại câu chuyện nói trên, sau khi sức khỏe hơi được hồi phục, bà Tamás Aladárné trở về Slovakia và bắt đầu cuộc chiến với chính quyền nước này để giữ quyền công dân vì bà không thể hình dung được rằng, một người đã từng là công dân Ðế chế Áo - Hungary, sau đó cả đời giữ quốc tịch Tiệp Khắc, rồi Slovakia, và có rất nhiêu cống hiến cho đất nước này, thì sao lại bị tước quốc tịch chỉ vì nhận lại quốc tịch Hungary. Ước muốn của bà được các bạn hữu, người quen ủng hộ và họ mừng rỡ khi thấy bà trở về.

Trước hết, trong các đơn và thư gửi chính quyền Slovakia, bà cho biết bà sẽ ở cho đến cuối đời tại căn nhà của mình ở Slovakia, bất chấp việc bà bị coi là người lạ tại chính Tổ quốc mình và chính nhà mình. Bà nhấn mạnh rằng một khi, theo Hiến pháp Slovakia, bà đã không muốn từ bỏ quốc tịch thì không đạo luật nào có thể đi ngược lại Hiến pháp khi cho phép tước quốc tịch của bà. Nói về Ðạo luật Quốc tịch của Slovakia, bà cũng cho rằng đây là một đạo luật vi phạm những quyền cơ bản của con người, được đảm bảo bởi các hiệp ước và tuyên ngôn quốc tế mà Cộng hòa Slovakia cũng phê chuẩn.

Tuy nhiên, đơn thư của gia đình bà Tamás Aladár đã bị chính quyền địa phương bác bỏ với lý do, họ không thể xem xét lại Ðạo luật Quốc tịch và chỉ có Tòa án Hiến pháp làm được việc đó. Muốn giữ cả hai quốc tịch Slovakia và Hungary, bà Tamás Aladár cho biết bà cần sự hỗ trợ về tư pháp, nhưng tại Slovakia không luật sư nào muốn dính líu và đại diện cho bà. Do đó, bà đã tìm đến một tổ chức dân sự Hungary mang tên Hội đồng Phẩm giá Con người mà chủ tịch là ông Lomnici Zoltán, cựu Chánh án Tòa án Tối cao Hungary.

Ðược sự hỗ trợ của tổ chức này, mới đây, bà Tamás Aladárné đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu tại Strasbourg với nhiều mục đích: nhận lại quốc tịch và hộ khẩu tại Slovakia, đòi bồi thường vì sự cố vừa rồi và yêu cầu Slovakia phải giải quyết những vấn đề mang tính “cơ cấu” trong hệ thống luật pháp nước này. Nhà giáo 100 tuổi này còn đề xuất rằng Tòa án Nhân quyền hãy ra một phán quyết có hiệu lực đối với tất cả những công dân Slovakia bị mất quốc tịch gốc do nhận quốc tịch Hungary.

Trong cuộc họp báo tại Budapest, ông Lomnici Zoltán, chủ tịch tổ chức dân sự kể trên bày tỏ hy vọng càng ngày sẽ càng nhiều người nhận biết được khả năng luật pháp này, và đệ đơn lên Tòa án Strasbourg. Nếu được như vậy, ngoài tiếng vang quốc tế, Nhà nước Slovakia còn phải đối mặt với khả năng phải bồi thường cho các cựu công dân nước này, mà trong số đó, đã có thêm 4 người đang nhờ đến sự tư vấn và đại diện của Hội đồng Phẩm giá Con người, trụ sở tại Budapest.
Hoàng Nguyễn, từ Budapest

Các trường đơn tính ở Nhật gặp khó khăn

(VTC News) – Do áp lực dân số giảm, mặc dù thành tích học tập của các học sinh tại trường đơn tính tốt hơn, song họ đang phải thay đổi tư duy.
Nhận thấy có những điểm khác biệt rõ rệt về tâm- sinh lý ở cả 2 giới nên ngay từ năm 1989, Nhật Bản đã cho thành lập một loạt các trường đơn tính cho cả nam- được gọi là “bankara” (ngỗ nghịch) và nữ- gọi là “otome no sono” (khu vườn nữ giới). Trong năm 1991, cả nước đã có tới 1002 ngôi trường đơn tính, chiếm 18,2% tổng số trường trên toàn quốc.

Các trường đơn tính ở Nhật gặp khó khăn
 
Nhà tư vấn giáo dục Toshimi Nakai đã phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về giáo dục đơn tính ở Tokyo rằng: “trong giai đoạn từ tiểu học tới trung học, các bé gái luôn phát triển nhanh hơn bé trai cả về thể chất lẫn tinh thần. Sẽ là không hiệu quả nếu xếp cả nam và nữ ngồi chung trong cùng một lớp, bởi tuổi tinh thần của chúng hoàn toàn khác nhau”.


Không ngoài dự đoán, các ngôi trường đơn tính luôn thể hiện sự vượt trội hơn về kết quả so với những ngôi trường thông thường. Ở hệ phổ thông, chúng luôn nằm hàng top về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo. Tại Anh và Hàn Quốc, sinh viên trong các trường học đơn tính cũng tỏ ra vượt trội về thành tích học tập hơn so với các bạn đồng giới học tại những ngôi trường truyền thống.


Theo một cuộc khảo sát của tờ tạp chí Daigaku Tsushin thì trong số 7 trường phổ thông đứng đầu về số lượng thí sinh đậu vào trường ĐH Tokyo thì tất cả đều là các trường phổ thông dành cho nam, bao gồm Kaisei, Nada và Azabu. Trong khi đó trường nữ sinh Oin Gakuen xếp hạng 8 trong bản danh sách.


Giải thích cho điều này, Yukio Yanagisawa- hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo cho biết: bọn con trai sẽ tập trung tốt hơn vào việc học của mình khi chúng không phải cạnh tranh với các bạn sinh viên nữ- những đối tượng vốn phát triển nhanh hơn trong trường trung học.


Qua thời gian, trường trung học đơn tính Kaisei luôn nằm trong top các trường có số lượng học sinh đậu vào trường ĐH Tokyo cao nhất.


Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng các trường đơn tính đã giảm xuống một cách rõ rệt do dân số trẻ hầu như không phát triển. Từ con số 1002 ngôi trường đơn tính trên cả nước vào năm 1991 (chiếm 18,2%) thì đến năm 2011, con số này chỉ còn 464- chiếm 9,2%- trong đó có 130 trường dành cho nam và 334 trường dành cho nữ.


Trước sự suy giảm đáng báo động của dân số, các trường đơn tính đã bị tác động một cách rõ rệt. Và một xu hướng tất yếu xảy ra là họ buộc phải chuyển đổi thành trường dành cho cả 2 giới.


“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải biến đổi thành trường dành cho cả nam lẫn nữ để tăng số lượng học sinh”- Takemi Matsumoto, giám đốc điều hành của một ngôi trường đơn tính chia sẻ.


Sự chuyển đổi đó đã mau chóng thu được kết quả: từ 390 ứng viên vào năm 2010 thì sau 1 năm chuyển đổi, con số này đã tăng lên tới 660 vào năm 2011, và đến năm 2012 đã đạt tới 766 ứng viên.


Theo một cuộc khảo sát của Yomiuri Shimbun thì chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất là 4 trường đơn tính thực hiện sự chuyển đổi này. Các bậc phụ huynh cũng ngày càng tỏ ra thích thú hơn với môi trường giáo dục đa giới tính, ngoại trừ một vài trường nằm ở hàng top.


Tuy nhiên đối với vị hiệu trưởng của trường Kaisei Junior and Senior High Schools, Tokyo thì có vẻ như ông đang đứng ngoài trào lưu trên: “chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì trường nam sinh này ngay cả khi nó là cái cuối cùng”.


Phương Hiền

Muốn ảnh đẹp, hãy chụp nghiêng bên trái mặt

Một nghiên cứu mới phát hiện, phía bên trái khuôn mặt người nhìn chung trông lôi cuốn hơn so với phía bên phải mặt. Điều này có thể giúp lý giải tại sao các họa sĩ vẽ chân dung thường có xu hướng khắc họa phía trái mặt của người mẫu.
Theo báo Huffington Post, nghiên cứu trên do tiến sĩ James Schirillo - giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) và cộng sự Kelsey Blackburn tiến hành và cho công bố kết quả trên tạp chí Experimental Brain Research.

Ảnh chụp nghiêng tập trung vào bên trái khuôn mặt (phải) được cho là đẹp hơn ảnh tập trung vào bên phải mặt. Ảnh: Huffington Post
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 37 sinh viên đại học, cả nam và nữ, đánh giá ảnh chụp mặt 10 nam giới và 10 nữ giới. Những bức ảnh này được chụp nguyên bản hoặc sử dụng hiệu ứng gương phản chiếu (từ ảnh chụp bên trái mặt phản chiếu thành ảnh chụp bên phải mặt và ngược lại). Kết quả thu được là, các bức ảnh cho thấy phái bên trái khuôn mặt được đánh giá là “dễ chịu và đẹp hơn” những bức cho thấy bên phải mặt, dù bức chân dung được chụp nguyên gốc hay sử dụng hiệu ứng gương phản chiếu.
Nhóm nghiên cứu đã củng cố phát hiện trên bằng cách đo kích cỡ của con ngươi trong mắt những đối tượng tham gia nghiên cứu. Họ nhận thấy, việc nhìn chăm chú các hình ảnh dễ chịu hoặc thú vị làm con ngươi trong mắt giãn nở, trong khi các hình ảnh khó chịu làm con ngươi thu hẹp lại.
“Các kết quả hé lộ rằng, phía bên trái khuôn mặt người có xu hướng phô bày cảm xúc mạnh mẽ hơn, khiến những người quan sát cảm thấy thỏa mãn hơn về mặt thẩm mỹ. Phát hiện của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ một số quan điểm về việc “cảm xúc phân chia theo bên” và “bán cầu não phải kiểm soát phía bên trái mặt trong quá trình bày tỏ cảm xúc”, trích báo cáo nghiên cứu của tiến sĩ Schirillo.

Để có ảnh chân dung đẹp, bạn nên nghiêng mặt về bên phải để trưng ra phía mặt trái nhiều hơn. Ảnh minh họa: CTV
Ông Schirillo nói thêm rằng, trong thực tế, nếu bạn muốn có bức ảnh đẹp, bạn nên quay hơi nghiêng đầu về phía bên phải để trưng ra phía bên trái khuôn mặt nhiều hơn.

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Nguồn: Nông nghiệp Việt nam

Hoàng Anh - Lê Dương   -Thứ Năm, 26/04/2012, 12:11 (GMT+7)
Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.
Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi
Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.
Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.
Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan
Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.
Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.
“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.
Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.
Nỗi đau từ đất
Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.
Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan
Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.
+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.
Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.
+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Doanh Nghiệp Nhà Nước Mới Là Vấn Đề

2012-04-25
Gần như trong cùng một tuần, hai biến cố trái ngược từ hai lục địa khiến người ta tự hỏi về giá trị của các doanh nghiệp nhà nước. Ở giữa, có vấn đề nổi cộm về doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và Trung Quốc.

AFP photo
Toàn cảnh phiên họp Thượng viện dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Amado Boudou về việc quốc hữu hóa tập đoàn dầu khí YPF hôm 25/4/2012 tại Buenos Aires.
lười đọc có thể nghe tại đây >>   
Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu chuyện qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thứ Hai 16 vừa qua, các thị trường tài chính quốc tế đều xôn xao về việc Chính quyền Argentina quyết định quốc hữu hóa tập đoàn dầu khí lớn nhất xứ này là YPF khi đòi mua lại 51% phần vốn của tổ hợp Repsol của Tây Ban Nha trong tập đoàn. Gần như cùng lúc, Chính quyền Liên bang Nga cho biết là dù có bị trở ngại nhất thời, Nga vẫn tư nhân hoá một phần vốn của ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank. Một bên thì muốn quốc hữu hóa để nhà nước nắm lấy một ngành sản xuất chiến lược, một bên  lại muốn bán cổ thần cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực cũng chiến lược không kém là ngân hàng.
Trong khi ấy, tại Việt Nam và Trung Quốc, giới chức kinh tế cũng đang nói đến yêu cầu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước như các nhà nghiên cứu quốc tế và bản xứ đã từng khuyến cáo. Vì vậy, chương trình kỳ này của chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề ấy, với một câu hỏi cụ thể về giá trị của hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia. Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ cố gắng đề cập đến câu chuyện rộng lớn này qua bốn phần trình bày về bối cảnh và sau đó là phân tích các vấn đề then chốt.
Thứ nhất, dù quốc hữu hóa không là hiện tượng hãn hữu tại Mỹ châu La tinh - từ 70 năm nay đã có chục lần đáng kể - trường hợp Argentina lại hơi trái mùa. Xứ này lâm vào cảnh cùng quẫn với chính sách bao cấp và trợ giá xăng dầu và chính quyền nghĩ đến giải pháp mị dân hay "dân túy" vì lý do chính trị, làm cho người dân sẽ phải trả giá cho quyết định này. Lý do chính trị là khích động tinh thần ái quốc của dân chúng để khỏa lấp khó khăn kinh tế nhưng cái giá phải trả là đã chẳng giải quyết được vấn đề kinh tế mà còn làm giới đầu tư bỏ chạy nên xứ sở sẽ lại tụt hậu vì thiếu tiền và kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, chẳng khác gì xứ Venezuela.
Về chuyện Liên bang Nga thì sau khi hồi phục từ vụ tổng suy trầm toàn cầu vào các năm 2008-2009, từ năm 2010, xứ này phát động kế hoạch tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước. Là ngân hàng lớn nhất nước, và hạng nhì Âu châu nếu kể về trị giá cố phiếu, Sberbank nằm trong danh mục các cơ sở sẽ tiến hành việc đó với tiêu chí là vào tuần thứ ba của tháng này. Họ gặp trở ngại là vụ khủng hoảng tài chính Âu châu lẫn việc ông Putin trở lại làm Tổng thống có thể làm các thị trường tài chính e ngại nên họ sợ là nếu bán cổ phần lúc này thì chẳng được giá. Nhưng Ngân hàng Trung ương tuyên bố là vẫn xúc tiến rất sớm vì đấy là quyền lợi của xứ sở. Lý do then chốt ở đây là Nga cần tới nguồn đầu tư của thế giới để cải tiến hiệu suất kinh tế ở bên trong.
Vũ Hoàng: Đó là bối cảnh chung của Argentina và Liên bang Nga. Ở giữa hai trường hợp này có Trung Quốc và Việt Nam cũng là nơi mà người ta đang nói đến yêu cầu cải cách hệ thống quốc doanh và phải tư nhân hoá, hoặc cổ phần hóa nói theo lối Việt Nam. Thưa ông, bối cảnh của chuyện này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đang vào buổi giao thời trước Đại hội 18, nhưng lãnh đạo xứ này cũng đã thấy nhiều nhược điểm của cơ chế kinh tế chính trị và muốn tiến hành cải cách. Nhất là khi họ biết đà tăng trưởng sẽ giảm sút sau này và thực tế là dù được ưu đãi các tập đoàn nhà nước vẫn cạnh tranh thua kém các tổ hợp tư doanh xứ khác. Vụ Bạc Hy Lai càng khiến họ rà soát lại mô thức Trùng Khánh, vai trò quá lớn và gánh nợ quá nặng của chính quyền các cấp.
Sau nạn tổng suy trầm vừa qua, người ta thấy rằng việc bơm tín dụng và công quỹ vào doanh nghiệp nhà nước chẳng đem lại lợi ích mà còn gây ra tệ nạn tham ô, lãng phí và thổi lên bong bóng đầu cơ cùng lạm phát. Thật ra Việt Nam cũng theo mô thức Trung Quốc và gặp giới hạn tương tự nên lãnh đạo đã nói đến yêu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế, trong đó có hồ sơ nổi cộm là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, từ nói đến làm rồi làm được hay chăng thì còn một chặng đường khá dài cho hai xứ này. Dù sao, tôi không tin rằng giải pháp quốc hữu hóa của Argentina đã được Bắc Kinh hay Hà Nội cho là đáng noi theo. 

Nhược điểm của hệ thống DNNN


ngan-hang-nong-nghiep-250.jpg
Ngân Hàng Nông Nghiệp Agribank, một ngân hàng quốc doanh. Ảnh minh họa. RFA photo
Vũ Hoàng: Kế tiếp phần bối cảnh và bước qua việc phân tích, thưa ông, nói chung thì đâu là nhược điểm của hệ thống doanh nghiệp nhà nước? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta khởi đi từ cái đầu, từ cách suy nghĩ. Nhiều quốc gia mới bước công nghiệp hóa đã tin là chính quyền phải giữ thế chủ động để định hướng phát triển cho tương lai qua chính sách công nghiệp hơn là dựa vào quy luật thị trường quá rắc rối và bất trắc. Hiện tượng ấy đã thấy tại nhiều nước, dù đã có dân chủ chính trị. Tại các nước độc tài thì lối chọn lựa này càng dễ xảy ra vì không dám có tranh luận để cân nhắc giá trị của từng chiến lược, từng giải pháp.
Nối tiếp cái nếp tư duy theo đó nhà nước luôn luôn sáng suốt hơn thị trường, hơn giới tư doanh hay quần chúng, một số quốc gia mới chọn chiến lược phát triển có định hướng, Nghĩa là đề ra những khu vực nào mà họ tin là ưu tiên vì có sức kéo cao hơn cho cả nền kinh tế quốc dân. Điều đó thì mình cũng hiểu được vì ấn tượng tập trung đầu tư thường có hiệu quả hơn là phân tán.
Rồi từ định hướng ấy, các nước mới tổ chức toàn bộ cơ chế chính trị và kinh tế chung quanh sự phối hợp và bố trí của nhà nước, bộ máy công quyền và các doanh nghiệp. Bên trong tổ chức doanh nghiệp, các ngân hàng giữ vai trò huy động tiết kiệm và điều hướng luồng đầu tư vào các khu vực sản xuất được coi là có sức bật cao nhất. Chúng ta có thấy hiện tượng đó trong các nước Đông Á nối tiếp thành tích vượt bực của Nhật Bản thời hậu chiến.
Vũ Hoàng: Nhưng hình như là lối tư duy rồi chiến lược phát triển có định hướng cùng với cách tổ chức theo ba chân vạc là nhà nước, bộ máy hành chính và doanh nghiệp cũng có nhược điểm và gây ra khủng hoảng như người ta đã thấy tại Đông Á. Có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng khi tiến hành công nghiệp hóa theo tinh thần chiến đấu, Nhật có xây dựng loại tập đoàn chủ đạo được nhà nước yểm trợ ở đằng sau là những "zaibatsu" rồi "keiretsu". Nối tiếp thì Nam Hàn cũng học theo phép đó với sự thành lập của các "chaebols". Ta gọi chung hiện tượng ấy là "tập đoàn tài phiệt", với doanh nghiệp và ngân hàng kết hợp phương tiện thành từng khối theo hàng dọc để thực thi chiến lược do nhà nước đề ra và yểm trợ.
Chiến lược và tổ chức ấy có đạt kết quả ban đầu mà cũng dẫn tới nạn sung dụng tài nguyên lệch lạc và sự cấu kết mờ ám giữa chính trị và kinh doanh. Đông Á sở dĩ bị khủng hoảng, tại Nhật vào năm 1990 và tại các nước khác vào năm 1997, cũng vì chuyện này. Tuy nhiên, ta cần thấy rõ rằng các tập đoàn ấy thật ra là của tư nhân và sinh hoạt theo quy luật thị trường dưới chế độ dân chủ. Chính là chế độ dân chủ mới cho phép họ thay đổi nhân sự và cải cách kể từ kinh nghiệm tiêu cực và đắt đỏ của thực tế. Trung Quốc và Việt Nam thì không.
Vũ Hoàng: Ông cho là hai xứ này đi sau, học theo mô thức Đông Á nên cũng tập trung tài nguyên và quyền lực vào trong tay nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và nay cũng đang gặp thực tế đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì đi sau, lại giữ độc quyền chính trị, hai quốc gia này áp dụng mô thức Đông Á của các nước đi trước và đang gặp hiện tượng xin gọi là "cái đuôi điều khiển cái đầu".
Nói về cái đầu thì chiến lược, lối tổ chức và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô theo kiểu đó dẫn tới lãng phí, bất công, lạm phát và tham nhũng vì các doanh nghiệp được coi là đầu máy chủ đạo không bị cạnh tranh nhờ được bảo vệ. Đó là cái đuôi đã phình nở thành của nợ, những trung tâm kinh tế tốn kém. Nhưng chúng lại điều khiển cái đầu vì sự cấu kết mờ ám giữa quyền lợi kinh tế ở dưới với quyền lực chính trị ở trên và gây ra vấn đề mà khỏi bị trừng phạt. Khi bộ máy chính trị và công quyền thấy ra vấn đề và tính cải sửa chính sách thì lại bị các thế lực này cản trở. Trong một chế độ dân chủ, người ta còn có thể sửa được, độc tài thì khó hơn.

Gây nhiều hậu quả


000_Hkg4401234-250.jpg
Một con tàu của Tập đoàn Vinashin đang được sửa chữa, ảnh minh họa. AFP photo
Vũ Hoàng: Nói về vấn đề, ông có thể trình bày một số thí dụ cụ thể hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đi từ Trung Quốc, vốn dĩ là mẫu mực cho Việt Nam vì đi trước và theo cùng một định hướng chính trị gọi là "xã hội chủ nghĩa".
Ban đầu, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể phát triển mạnh nhờ sự yểm trợ của chính quyền và sự tài trợ của các ngân hàng cũng của nhà nước. Nhưng ba chục năm sau khi cải cách, hệ thống kinh tế quốc doanh vẫn chỉ có thể chiếm hữu thị trường nhờ ưu thế là giá rẻ chứ không là hàng tốt. Các doanh nghiệp quốc tế khai thác nhược điểm của chiến lược đó mà bỏ tiền vào để đầu tư theo lối trao cho doanh nghiệp Trung Quốc cái công đoạn thấp ở dưới.
Kết quả là nhà nước cùng hệ thống quốc doanh và các tổ hợp quốc tế cùng khai thác sức lao động của công nhân với lương thấp và giá rẻ. Nhưng các tập đoàn của nhà nước thì vẫn khó cạnh tranh nổi với các tổ hợp quốc tế. Nguy hiểm nhất là lãnh đạo các tập đoàn này không thấy ra nhu cầu cải tiến để cạnh tranh nhờ được nhà nước bảo vệ và nâng đỡ. Vì đặc quyền kinh doanh, họ còn ra sức củng cố chế độ bảo vệ đó. Trong khi ấy đây là những vấn đề cụ thể mà ta đã thấy ra.
Trước hết, chiến lược phát triển của Trung Quốc và của cả Việt Nam dẫn tới hiện tượng "tăng trưởng để tăng trưởng" mà bất kể đến phẩm chất và khỏi cần cải tiến hiệu năng sản xuất. Hãy nhìn vào thị trường cổ phiếu èo uột của hai xứ này thì ta rõ. Thứ hai, tăng trưởng thiếu hiệu năng thì tất yếu dẫn tới lạm phát trong khi dân chúng lại bị bóc lột vì nhà nước chọn ưu thế cạnh tranh là lương thấp. Lương thấp thì lợi tức không đủ nâng số cầu của thị trường nội địa hầu bù vào sự hao hụt của thị trường xuất khẩu quốc tế. Nhà nước càng sợ nạn suy trầm làm sút giảm xuất khẩu và càng bơm tiền kích thích kinh tế như trong mấy năm qua thì càng gây ra lạm phát. Hậu quả xã hội là người dân nghèo, thu nhập ít lại bị lạm phát bóc lột nhiều nhất.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì nạn lạm phát cũng là hậu quả từ chiến lược kinh tế sai lầm đến vai trò chủ đạo của hệ thống quốc doanh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy vì lạm phát không chỉ là hậu quả của chính sách tiền tệ mà còn xuất hiện dưới một dạng khác là sức mua sút kém của đồng bạc vì hiệu suất đầu tư quá thấp, nhất là của quốc doanh. Vì doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo và được ưu tiên tài trợ, nhà nước càng tài trợ, càng dồn tiền kích thích kinh tế qua hệ thống quốc doanh lại càng gây ra lạm phát. Hậu quả thứ hai cũng đã xảy ra tại hai xứ này là nạn bong bóng đầu cơ.
Vũ Hoàng: Ta cùng thấy ra hiện tượng bong bóng trên thị trường bất động sản của Việt Nam và Trung Quốc. Ông cho rằng đấy cũng là vấn đề xuất phát từ hệ thống doanh nghiệp nhà nước?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng lý do đầu tiên là từ chính sách quản lý đất đai nằm trong tay nhà nước các cấp và từ ưu thế của doanh nghiệp nhà nước. Khi được bơm tiền với lãi suất rẻ các doanh nghiệp này có cơ hội trục lợi nhờ chính sách đất đai và tiền tệ với hậu quả là cướp đất của dân để thổi lên bong bóng địa ốc.
Tại Trung Quốc, khi lạm phát bùng nổ, doanh nghiệp nhà nước còn lao về phía trước là sản xuất cực nhiều rồi cất vào kho để phòng ngừa. Vì thế, trái bóng đầu cơ không chỉ là bất động sản mà còn là những kho hàng ế ẩm có ngày mất  giá làm doanh nghiệp và ngân hàng sẽ theo nhau phá sản. Đấy là hiện tượng kinh tế khá phổ biến. Hiện tượng xã hội nguy khốn hơn thế chính là "chủ nghĩa tư bản thân tộc" khi chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển cùng nạn độc tài chính trị.
Vũ Hoàng: Xin ông giải thích cho hiện tượng này. Chủ nghĩa tư bản thân tộc là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhờ nắm độc quyền chính trị, bộ máy nhân sự của đảng và nhà nước đưa gia đình vào thao túng hệ thống doanh nghiệp nhà nước mà không ai lãnh trách nhiệm. Sở dĩ như vậy vì nhóm chính trị nào ở trên cũng có khu vực kinh doanh của thân tộc hay vây cánh của mình ở dưới. Họ gọi là đồng thuận chứ thực tế thì chia nhau từng vùng khai thác.
Khi có lạm dụng quá đáng và tham ô quá nặng thì người ta phô diễn chiến dịch diệt tham nhũng mà thực ra là chỉ phân bố lại vùng khai thác của các phe phái. Như tập đoàn điện lược nhà nước ở trong tay ông thủ tướng có thể lập ra ngân hàng cổ phần hay công ty vệ tinh có hình thức pháp lý là tư doanh mà chỉ là các trung tâm vun quét quyền lợi cho vây cánh của ông ta và cản trở mọi ý hướng cải cách. Kết luận thì người ta phải sửa từ cái đầu, từ quan niệm về vai trò của nhà nước rồi mới cải sửa được ung nhọt của các doanh nghiệp nhà nước.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975


Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính ủy Bùi Văn Tùng)
TT - Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN đã không thành. Chiếc máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ Tân Sơn Nhất quay lại căn cứ Clark (Philippines) ngày 27-4 hoàn toàn trống rỗng. Đó cũng là lúc quân giải phóng tiến sát Sài Gòn.
16 tấn vàng vẫn nằm trong kho cho đến trưa 30-4-1975.
“Tôi đến đây vì 16 tấn vàng...”
Khoảng 8g ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.
Cùng lúc đó, tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng trưởng thông tin Lý Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng.
Trong khi thủ tướng Vũ Văn Mẫu đang thảo lời tuyên bố nói trên thì có một nhân vật xuất hiện. Đó là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo là phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên khi ông Minh lên làm tổng thống, ông Hảo sẽ không còn quyền hành chức trách nữa. Vậy ông đến đây để làm gì? Dân biểu Nguyễn Văn Binh (có mặt tại phủ thủ tướng và dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) kể lại với Tuổi Trẻ vào tháng 4-1995:
“...Lúc đó tôi đang trò chuyện với tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc trò chuyện phải tạm dừng vì có người cần gặp tôi ngoài cổng. Đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc đó đang phân bua gì đó với tốp lính gác. Thấy tôi bước ra, ông Hảo liền nói:
- Anh Binh, tôi cần gặp đại tướng có chuyện quan trọng, liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia.
- Tài sản gì?
- Vàng! Tôi đến đây vì chuyện đó...
Tôi đưa ông Hảo vào gặp tổng thống Dương Văn Minh và tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Diệp. Sau đó, ông Hảo và ông Diệp trao đổi khá lâu về chuyện 16 tấn vàng mà ông Hảo biết rất rõ”.  
9g30, đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh và cộng sự từ phủ thủ tướng về dinh Độc Lập. Ông Nguyễn Văn Hảo cũng đi theo.
Gần hai tiếng đồng hồ sau, xe tăng quân giải phóng tiến vào sân dinh. Ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu, ông Binh và hơn 10 người khác (kể cả ông Nguyễn Văn Hảo) bị tạm giữ cho đến chiều 2-5-1975, sau khi đại diện Ủy ban quân quản tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, các anh là khách của chúng tôi, các anh sẽ được tự do về nhà sống trong hòa bình”.
Nhưng trước khi được trả tự do vào tối 2-5, ông Nguyễn Văn Hảo cứ đi đi lại lại trong phòng, với “tâm sự” về 16 tấn vàng chưa được ai lưu ý. Khi biết ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu được mời lên gặp gỡ riêng với tướng Trần Văn Trà, ông Hảo cũng đã đề nghị được làm việc về một chuyện quan trọng. Cuối cùng, ông Hảo đã được mời lên lầu gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng đã được ông Hảo trình bày chi tiết và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.
Tiếp quản kho vàng 16 tấn vàng lúc đó nằm ở đâu?
Ông Hoàng Minh Duyệt - Ảnh: T.T.D.
Vẫn nằm ở trụ sở Ngân hàng Quốc gia. Cả hai chi tiết mà Frank Snepp và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong Cuộc tháo chạy tán loạn và Hồ sơ mật dinh Độc Lập đều thiếu chính xác. Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng tràn vào Tân Sơn Nhất”.
Nó vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm ở số 17 Bến Chương Dương.
Vào chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn, trụ sở Ngân hàng Quốc gia vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện.
Người kể chi tiết đó là ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Là chuẩn úy thuộc lực lượng công an vũ trang, ông Duyệt được điều động vào Tây Ninh, công tác tại đơn vị C282 Q.
“Chúng tôi được giao nhiệm vụ vào tiếp quản các ngân hàng ở Sài Gòn - Gia Định. Chiều tối 30-4, đơn vị chúng tôi vào tới nội thành và tạm trú tại Trường Cao Thắng. Lúc đó trong Trường Cao Thắng có rất đông đồng bào miền Trung di tản cũng tạm trú ở đó. Thoạt đầu bà con rất sợ chúng tôi (chắc do tin đồn Việt cộng sẽ “tắm máu”), nhiều thiếu niên bỏ trốn khi chúng tôi vào. Nhưng rồi tối đó, chúng tôi cùng đồng bào trò chuyện ca hát suốt đêm...
Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát.
Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng làm việc gì đó.
Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.
Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế.
Tôi thò tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy phì cười: “Không lấy thế thì khó mà nhấc được”. Quả thật, một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.
Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và Sơn lúc ấy còn rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.
Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai chế độ khác nhau, còn bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với nhau trong hòa bình... Sơn nói: “Mình sẽ không ra đi, mình ở lại VN và góp chút sức mình cho xứ sở...”.
Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.

Ông Hoàng Minh Duyệt đã nhắc đến ông Huỳnh Bửu Sơn, người quản lý kho vàng nhiều năm với tư cách là lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia. Trong số báo tới, chúng ta sẽ nghe câu chuyện và tâm sự của ông Huỳnh Bửu Sơn trong những ngày đó, cũng như chi tiết về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi giao cho chính quyền cách mạng.
------------

Cưỡng chế đất Văn Giang


24.4.2012: TT TRỰC TIẾP VỤ CƯỚP ĐẤT TẠI HUYỆN VĂN GIANG - HƯNG YÊN



Từ 4h30, an ninh và lực lượng khác đã có mặt khắp các ngõ ngách trong làng.

Mặc dù bị mất điện từ 4h30 sáng nhưng 5h15 loa của xã đang vang lên về vấn đề cưỡng chế. Đoàn xe máy xúc, ủi đang chạy trên đê đường 195 hướng về bờ kênh Bắc Hưng Hải để tiến vào khu vực cưỡng chế.

- Theo bà con nói ngay tại đầu dốc xuống xóm 1 Xuân Quan có nhiều công an, đầu gấu gác ở trên đê 195 rẽ vào xóm 1.

Loa phóng thanh đọc các văn bản quyết định cưỡng chế và cấm người dân không được ra nơi cưỡng chế.

5h39: xã Phụng Công báo có người bị công an đánh.

5h41: Lửa đã cháy trên cánh đồng Xóm 3 xã Xuân Quan.
An ninh và công an mặc thường phục có mặt khắp nơi.

CẤP BÁO: 06h10 - 06h20 Phía xã Phụng Công có tiếng nổ liên hồi trong 5 phút. Có thể là tiếng súng AK.

6h28: Công an quân phục đi quần thảo khắp các ngõ xóm. Lùng sục khắp các vườn nhà.

Đã thấy nhiều xe ô tô to chở công an trên đê 195 tiến vào khu vực xã Phụng Công.

Bà con nông dân Xuân Quan đã bị lực lượng an ninh, công an, đầu gấu xã hội đen cô lập.

Có tin cho biết Bà Lê Hiền Đức đã bị ngăn cản và đuổi ra khỏi khu vực.

Nông dân tiếp tục đổ về yểm trợ nhau.
Các ngả đường ra cánh đồng đã được chất củi kín, sẵn sàng phóng hỏa.


Theo bà con ở hiện trường cho biết: một số bà con nông dân Phụng Công đã bị bắt lên xe. Đã có 10 người bị bắt, khóa tay xịt hơi cay vào mặt đe dọa và thả ra. Một số người bị ngất xỉu.

Một nguồn tin nói có bà con bị thương vào cánh tay.
Lửa cháy lớn ở con đường độc đạo dẫn vào khu cưỡng chế.

Lương thực, bánh mỳ của dân đã bị công an ném xuống ao.





TIN TỔNG HỢP:

5h sáng cảnh sát đã tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan. Bà con Phung Công đã đốt lửa chặn đường.

Tình hình hiện tại là có 10 bà con bên Phụng Công đã bị bắt lên xe. Lực lượng cảnh sát có trang bị lá chắn, dùi cui, súng ak. Lựu đạn hơi cay ném vào bà con dồn dập, khói kín cả cánh đồng, lưả cháy loang như chiến tranh, rồi cảnh sát dàn hàng ngang như đội ngũ quân Lã Mã đợt này tiến lên, rồi đến đợt sau xông vào bà con dùng dùi cui vụt. Một số người bị đánh ngã quỵ đã bị bắt đi.Họ tóm tay chân thô bạo lôi những người bị bắt lên xe.

Hiện nay cảnh sát đang tụ lại đợi tiếp tế thêm lựu đạn cay vì đã dùng hết. Khoảng 500 cảnh sát lá chắn dùi cui đang tụ tròn trên cánh đồng để chuẩn bị cho đợt đàn áp tiếp theo. Một lực lượng cảnh sát khác đã khóa đường về của bà con, hiện nay một số vài trăm bà con bị cô lập giữa cánh đồng. Những người dân nào đi qua chốt chặn đều bị cảnh sát dùng dùi cui chọc vào bánh xe hoặc dọa đánh.

Nhiều tiếng khóc của bà con, phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng rất ai oán.



Cập nhât:

7h10: Cảnh sát chặn một chốt tại khu vực đang xây cầu. Bà con xã Phụng Công tràn qua đồng để nhập với bà con Xuân Quan. Cụ bà Lê Hiền Đức có mặt trong đoàn người.

07h19: Có tiếng mấy loạt súng lại vang lên.
Tiếng loa vẫn ra rả sắp các xã.

07h27: Bà Lê Hiền Đức đang hiên ngang đối thoại với lực lượng cưỡng chế. Bà con quây xung quanh Bà Đức.

Hình ảnh trực tiếp từ hiện trường:



7h55: Bà con Dương Nội (Hà Nội) và Bắc Ninh đã kéo đến chung sức chung lòng với bà con Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao.

08h00: Lực lượng cưỡng chế quá đông tới 3000 ngàn người, chúng dùng hơi cay, dùi cui ... để chia cắt dân, chặn đứng các ngả vào cánh đồng. Máy ủi đã vào san đất.

Đoàn xe của chủ tịch Ecopark Hà đang từ khu đã xây của Ecopark đang tiến về khu vực mới cánh đồng Xuân Quan. An ninh thành phố đang liên tục gọi điện ép cụ Lê Hiền Đức về HN.




Bà con Dương Nội và Bắc Ninh sau nhiều vòng thoát lưới bổ vây của công an trên quốc lộ đã tiến được vào nhập đoàn cùng Văn Giang.

08h10: Xe của Chủ tịch Hà Ecopark đang đi vê phía UBND. Băng đỏ khắp nẻo đường.

08h20: Có thêm một đoàn bà con Bắc Ninh kéo đến chia sẻ với Xuân Quan. Mặt trận Xuân Quan vẫn vững.

Xe mắc 2 loa tuyên truyền, chạy khắp các xã các thôn

8h30: Hiện có thông tin là khoảng 7-10 người bị bắt trong đó đã xác minh được những người sau: - Anh Hùng – Uyên thôn Đại xã Phụng Công; - Chị Tảo Thơm thôn Đào xã Phụng Công; - Chị Sửu thôn Đào xã Phụng Công.

8h47: Xe ủi đã bắt đầu làm việc. Càn xóm 11 Xuân Quan - nơi các hộ dân đã nhận tiền đền bù.

Lúc 9h30, có 1096 độc giả cùng online trang NXD - Blog. Hôm nay là Sinh nhật Lâm Khang chủ nhân.

9h12: Cảnh sát cơ động đã tiến sát làng Xuân Quan lập hàng rào cho máy xúc và máy ủi đào mương, lấp ruộng. Bà con nông dân đã tấn công lại đám cảnh sát phải lấy khiên che chắn.

9h35: Lực lượng CA ném đạn hơi cai mù mịt xung quanh nhà dân và đánh người.

10h05: Bà Lê Hiền Đức vẫn còn ở cánh đồng cùng bà con. Lúc 9h30, khi lực lượng cưỡng chế bắn đạn hơi cay, bà con đã mắng các em an ninh trẻ: Chúng mày ngu quá! Chúng mày đem súng ống bắn vào dân, cướp đất của cha mẹ chúng mày cho bọn quan chức tham nhũng. Nhiều anh em an ninh trẻ đã khóc.

Xã Xuân Quan có hai người bị trúng đạn hơi cay. Một trong hai người bị đạn bắn vào chân, gây chảy máu.

Tiếp cận bên ngoài sào huyệt Ecopark để ghi nhận CSCĐ bảo vệ Ecopark:

Cảnh sát cơ động ăn cơm dân không bảo vệ dân, mà bảo vệ cho doanh nghiệp cướp đất dân



10h45: Một số bà con cho biết lực lượng an ninh tỉnh Hưng Yên vừa chia nhau tiền bổi dưỡng tại hiện trường và chuẩn bị rút. Lực lượng cưỡng chế vẫn tiếp tục bám hiện trường. Chúng lập một hàng rào bao lấy khu dân làng ở.

Các lực lượng an ninh rút vào quán xá, bóng râm nghỉ ngơi:




Rất nhiều xe thùng chở tội phạm được điều đến hiện trường
Xe cứu thương chở cơm hộp đến cho cảnh sát cơ động

Ngồi ăn la liệt ngay Đài Tổ quốc ghi công

VIDEO TOÀN CẢNH CƯỠNG CHẾ SÁNG NAY






12h00: Xin phép bà con đi ăn trưa. 13h00 tiếp tục cập nhật.

Trưa, di chuyển, mệt quá ngủ thiếp đi, quên mất lời hẹn 13h00, mong bà con thông cảm. 

13h45: Xe ủi tiếp tục càn quét, phá cây tại các khu ruộng của bà con giáp trạm xá xã Xuân quan.

Hoa Tễu tự mua mừng Sinh nhật
Bài này được đưa lên lúc 5h29 sáng sớm nay, đến 14h30 cùng ngày đã có 52.582 lượt xem, với 187 comments được chọn để đưa lên. Xin cám ơn bà con đã quan tâm đến hiện tình của bà con Văn Giang. 

Theo 1 nguồn tin cho biết, bà con các tỉnh lân cận tiếp tục kéo về Văn Giang để có mặt tại đây vào chiều nay. 100 người dân Vinh cũng đã lên tàu xe để ra Văn Giang trong chiều tối nay.

Bà con Văn Giang đã nói với đài RFA, sáng nay, dưới đây:

Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:

Người dân: Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000, hơn 3000 thằng, nó mặc toàn quân phục, nó mang mã tấu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.

Việt Hà: Chị có thể cho biết vụ cưỡng chế bắt đầu từ mấy giờ không?

Người dân: Cưỡng chế là bắt đầu từ 7 giờ 30, nhưng sáng nay lúc đó tôi không nhầm là 5 giờ 30, nó mang một đoàn đến công an, bộ đội mang trang phục, rồi xã hội đen nhiều lắm, nó mang mã tấu, nó đeo chắn ở đằng trước.

Họ đến cản dân, đàn áp dân, đe dân. Dân đuổi chúng nó ra và bảo đất của chúng tôi, chúng tôi chưa bán ruộng, chưa lấy tiền, nhưng bây giờ họ đã bắt 4 hay 5 người của chúng tôi rồi.

Việt Hà: Họ có đánh dân không ạ?

Người dân: Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.

Nổ súng uy hiếp

Việt Hà: Họ có bắn dân không?

Người dân: Nó chưa bắn, nó toàn bắn lên trời để cho dân sợ.

Việt Hà: Có ai bị thương không ạ?

Người dân: Hiện nay thì dân cũng lùi lại, không ai bị thương nhưng hiện nay có 5, 6 người bị bắt không biết xuống huyện hay tỉnh thì có đánh không tôi không biết. Nhưng người của mình cầm vũ khí thô sơ, cả xăng nữa, rồi nó ném lại thì người của dân bị cháy, cháy hết áo, có người bị bỏng mặt.

Người dân địa phương cho biết đến 9 giờ sáng ngày 24 tháng 3, lực lượng của chính quyền đã dồn toàn bộ người dân ra khỏi cánh đồng và các máy ủi, máy xúc đã ủi gần như toàn bộ cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan. (Nguồn: RFA Việt ngữ). HẾT TRÍCH

Đào tạo mất cân đối


Kỳ 1: Kinh tế, y - dược bùng phát
TT - Đi cùng bùng phát chỉ tiêu các ngành kinh tế, y dược là sự lặng lẽ lùi bước của các ngành nhóm kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp...
Giờ thực hành của học sinh năm 2 trung cấp điều dưỡng của Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Mất cân đối về cơ cấu ngành tuyển sinh và đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh không hợp lý giữa các ngành - đó là hai trong số những hạn chế đã được Bộ GD-ĐT nêu ra tại Hội nghị các trường ĐH, CĐ tổ chức tháng 2 vừa qua.
Ngành kỹ thuật lùi bước
10 năm hoạt động, cái tên Trường trung cấp tư thục Vạn Tường (TP.HCM) gắn liền với ngành công nghệ thực phẩm, KCS (kiểm định chất lượng sản phẩm)... Những năm gần đây, ngành KCS không còn người học. Năm 2011, chỉ có 26 HS đăng ký ngành công nghiệp thực phẩm, không thể mở lớp, trường đành phải chuyển HS sang ngành khác. Ngoại trừ Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, việc tuyển sinh thực phẩm bậc trung cấp ở nhiều trường tại TP.HCM ngày càng khó khăn. Và cùng lúc phải ngậm ngùi ngưng đào tạo ngành thế mạnh của trường mình, Trường trung cấp Vạn Tường đầu tư cho hai ngành dược và điều dưỡng và đã bắt đầu đào tạo 70 chỉ tiêu hai ngành này. Cô Bùi Thị Nguyệt Ánh, chủ tịch HĐQT, nguyên hiệu trưởng trường, cho biết: “Nếu như trước đây ngân hàng, kế toán, xuất nhập khẩu... là ngành nóng, nay ngành điều dưỡng và dược là hai ngành được người học hỏi thăm nhiều nhất”.
TS Lê Viết Khuyến - nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục - đào tạo) - kể về Trường ĐH Công nghiệp ở một tỉnh phía Bắc được nâng cấp từ trường CĐ khai thác mỏ bắt đầu mở rộng đào tạo sang các ngành công nghệ kỹ thuật, kế toán... Tuy nhiên, mùa tuyển sinh 2011 cả trường chỉ tuyển vỏn vẹn 17 thí sinh theo học ngành khai thác mỏ - ngành truyền thống và là thế mạnh của nhà trường trên tổng số hơn 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ. Bù vào số lượng hạn chế của ngành khai thác mỏ, ngành kế toán lại chiếm thế áp đảo với số tuyển mới lên đến 60-70% quy mô đào tạo của năm. Không phải đến bây giờ, cách đây ba năm các nhà quản lý đào tạo đã bắt đầu lên tiếng trước sự “thất thế” của các ngành nhóm kỹ thuật.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong tổng số 416 trường ĐH, CĐ tuyển sinh năm 2011, có 248 trường có tuyển sinh một trong bốn ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, chiếm gần 60% số trường. Chỉ tiêu dành cho các ngành nói trên chiếm đến 38% tổng chỉ tiêu; 62% còn lại chia cho tất cả các ngành còn lại. Vì số trường có đào tạo nhóm ngành này nhiều nên tỉ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ bình quân trong ba năm 2009-2011 vào bốn ngành này chiếm đến 41% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu thực tế ở các trường đào tạo đa ngành, chỉ tiêu dư dôi từ các ngành khó tuyển sẽ được chuyển sang các ngành dễ tuyển (như kinh tế, y dược). Đến đầu ra, các trường mua phôi bằng theo tổng số HS tốt nghiệp. Đây là kẽ hở trong khâu quản lý chỉ tiêu, đào tạo và cấp bằng, và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trong đào tạo nhân lực các ngành nghề.
Bùng phát đào tạo y dược
Chọn lựa hàng đầu vẫn là ngành kinh tế
Con số thống kê đến hơn 40% thí sinh thi ĐH chọn lựa các ngành kinh tế mà Bộ Giáo dục - đào tạo lần đầu đưa ra dường như không tạo sức ép nào đối với thí sinh. Thống kê sơ bộ từ các đơn vị tiếp nhận hồ sơ, các trường THPT, sự lựa chọn hàng đầu của lứa thí sinh năm 2012 vẫn là ngành kinh tế.
Trong cuộc khảo sát do chính Bộ Giáo dục - đào tạo đang thực hiện nhằm thăm dò về “ngành nghề mà thí sinh coi là nóng và khoái nhất hiện nay”, nhóm ngành kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với gần 60% lựa chọn. Thống kê cụ thể trên 103.501 phiếu tính đến ngày 17-4, có 37,98% thí sinh “khoái” ngành kinh tế, và 21,38% chọn ngành quản trị kinh doanh. Ngoài ra, 17% bị hấp dẫn bởi ngành y dược, chỉ còn lại hơn 23% lựa chọn cho toàn bộ các ngành nghề còn lại.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng HS nhập học bậc TCCN các ngành y dược năm 2011 chiếm 30,6% HS nhập học. Tỉ lệ này ở nhóm ngành kinh tế cũng bằng 30,6%. Có 40 trường trung cấp, 13 trường ĐH-CĐ ngoài công lập có các ngành sức khỏe (chủ yếu là ngành dược sĩ và điều dưỡng). Chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM hiện có đến 20 trường ĐH, CĐ và TCCN có đào tạo nhóm ngành y dược, trong đó chỉ có bốn trường công lập.
Trường TC kinh tế kỹ thuật Phương Nam, trường tư thục đầu tiên đào tạo ngành y dược tại TP.HCM, cũng là trường có quy mô đào tạo hai ngành dược sĩ và điều dưỡng lớn nhất TP.HCM. Năm 2011, trong 2.000 chỉ tiêu (cho 11 ngành) của trường này, chỉ tiêu hai ngành dược và điều dưỡng chiếm đến 1.300. Trường trung cấp Đông Nam Á có 1.970 chỉ tiêu cho sáu ngành, 1.000 chỉ tiêu dành cho hai ngành điều dưỡng và dược. Học phí các ngành y dược các trường tư thục hiện nay ở mức 8,5 - 11 triệu đồng/năm. Đây là mức học phí các ngành nhóm kỹ thuật không dám “mơ” nhưng vẫn dễ tuyển sinh hơn so với các ngành khác.
Trong khi đó, ở những trường công chuyên đào tạo ngành y dược, nơi vốn có ưu thế về chuyên môn, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất vẫn giữ mức chỉ tiêu khiêm tốn. Hệ trung cấp Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 2011 chỉ tuyển 1.040 chỉ tiêu cho 12 ngành đều thuộc nhóm y dược. Hệ trung cấp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ tiêu đào tạo trung cấp cũng chỉ dừng lại ở mức 400 cho hai ngành. Hệ trung cấp Trường CĐ Y tế Đồng Nai chỉ tuyển 330 HS vào sáu ngành. Trường CĐ Y tế Tiền Giang cũng chỉ tuyển 160 HS trung cấp cho sáu ngành. Một trong những lý do các trường không mở rộng chỉ tiêu (dù có điều kiện) là “ngành y tế đụng đến sức khỏe con người, không thể tuyển tràn lan được”...
Thực tế tuyển sinh và đào tạo cho thấy sự bùng phát chỉ tiêu các ngành y dược, kinh tế có liên quan với sự phát triển nhanh chóng các trường ngoài công lập. Ngành kinh tế đầu tư thấp, chi phí đào tạo cũng thấp, nguồn tuyển dồi dào nên cả trường công lẫn tư đều dồn chỉ tiêu vào đó. Còn ngành y dược có thể thu học phí cao và điều này cũng chỉ dễ thực hiện ở trường tư. Như phân tích của TS Nguyễn Toàn, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức: “Ngoại trừ các trường được Nhà nước đầu tư chuyên đào tạo ngành y dược, các trường công không dám mở rộng đào tạo ngành này. Mức học phí trung cấp ở trường công lập khoảng 3 triệu đồng/năm, khó có thể đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo ngành y dược”.
Trưởng phòng đào tạo một trường CĐ tại TP.HCM cho rằng trong cuộc cạnh tranh trải thảm mời cán bộ đào tạo ngành y dược, các trường tư cũng chiếm ưu thế hơn trường công. Một trường tư thục có thể mời cán bộ, giảng viên tuổi nghỉ hưu về trường mình nhưng các trường công không được làm vậy...”. Đó là lý do số lượng các trường ngoài công lập đang cùng nhau mở mã ngành điều dưỡng, dược sĩ trung học. Nghịch lý tiếp diễn: trong khi bộ khuyến cáo trước sự gia tăng chỉ tiêu nhóm ngành này, số lượng trường được cho phép đào tạo y dược bậc trung cấp vẫn tăng vùn vụt gần như chưa gặp cản ngại nào... Đi kèm thực tế này là câu hỏi băn khoăn về chất lượng đào tạo của nó.