Luật tại Séc: Bị phạt 5 lần trong 5 năm là hủy cư trú?

Âm thầm, nhưng một số cơ sở đã áp dụng biện pháp 3 lần là đủ “Třikrát a dost“ khi gia hạn cư trú cho người ngoại quốc. Theo thông tin không chính thức, khi vi phạm 3 lần của một lỗi (ví dụ như quên BH y tế), hay 5 lần trong 5 năm với các lỗi khác nhau thì cảnh sát ngoại kiều (nay là sở di trú Bộ nội vụ) sẽ hủy cư trú (không gia hạn nữa). Liệu có biện pháp nào để kháng lại quyết định này không? Xin tham khảo câu hỏi tư vấn sau:

Hỏi:
Tôi xin hỏi BBT, khi gia hạn tôi đã nộp đủ tất cả giấy tờ qui định. Nhưng sau đó tôi nhận được quyết định của sở di trú Bộ nội vụ bác đơn gia hạn vì lý do trong thời gian 5 năm qua tôi đã vi phạm luật (5 lần). Tất cả lỗi đó tôi đã trả tiền đầy đủ. Cụ thể như sau:
- Trong năm 2008 tôi bị phạt 200 korun vì không mang BHYT theo người
- Trong 2009 cũng bị phạt 3 lần. Lần đầu 200 korun và lần 2 là 500 korun vì không mang bảo hiểm y tế theo người. Lần 3 bị phạt 100 korun vì không có hộ chiếu theo người.
-  Trong năm 2010, tôi đã nộp phạt 1000 korun vì không kịp đăng ký nhà ở theo địa chỉ mới.
Xin hỏi, tôi có khả năng thành công trong kháng lại quyết định đó không?
Thanh Thủy – Ústi nad Labem
 Câu hỏi của bạn đã được chuyển đến văn phòng luật của luật sư Mgr. Ilona Sedláková Brno. Sau đây là câu trả lời được lược dịch:
Trả lời
 Độc giả thân mến,
Trong hoàn cảnh của bạn, hoàn toàn có thể kháng lại được. Tôi có thể trả lời chính xác cho bạn hơn, nếu như tôi có toàn văn của quyết định bác đơn đề nghị gia hạn cư trú đó.
Trong câu hỏi của bạn cho thấy, bạn đã chỉ phạm lỗi nhỏ. Trong trường hợp này, Bộ nội vụ phải cân nhắc, quyết định không gia hạn cư trú cho bạn có ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và gia đình của bạn hay không. Đồng thời, theo những ngyên tắc cơ bản của luật CH Séc, Bộ nội vụ không thể từ chối đơn gia hạn của bạn chỉ vì những lỗi nhỏ. Nói một cách đơn giản là kể cả nhưng lỗi nhỏ đó là vi phạm luật cư trú của người nước ngoài, Bộ nội vụ không thể hủy cư trú của bạn chỉ vì những cái “vớ vẩn”.
Một khả năng tự vệ nữa là, mặc dù bạn đã trả tiền phạt hành chính tại chỗ và bạn đã đồng ý trả tiền phạt này, không có nghĩa là bạn đã vi phạm luật. Do đó, bạn có thể đề nghị Bộ nội vụ không thể ra quyết định chỉ dựa trên cơ sở phiếu phạt, mà bạn có thể yêu cầu chứng minh lý do cụ thể gì mà bạn đã bị phạt. Trong trường hợp này, Bộ nội vụ khó có khả năng chứng minh được và việc kháng lại quyết định của bạn sẽ thành công.
Cuối cùng tôi có thể khẳng định, vấn đề của bạn hoàn toàn có thể giải quyết được. Tất nhiên bạn không thể tự mình làm được, mà nên nhờ đến sự trợ giúp của luật sư.
Luật sư
Mgr. Ilona Sedláková




Tệ nạn trộm vào nhà ở của người Việt tại Séc

Phá cửa vào nhà. Foto cảnh sát Séc

 

 

 

 

Nghèo đói sinh đạo tặc. Séc hiện nay trong khủng khoảng kinh tế, nên phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực mà cộng đồng người Việt thường gặp phải như cướp giật, bùng nợ và cậy cửa vào nhà ăn trộm. Người Việt tại Séc đặt cho nó cái tên "đập hộp". Giới thiệu đến bạn đọc bài viết trên báo cộng đồng tại đây để có thêm hình ảnh về tệ nạn này.
Thời gian gần đây, tại Praha và nhiều địa phương khác thường xảy ra các vụ đột nhập  nhà của người Việt trộm cắp tài sản. Nhà být, nhà barak được trang bị cả cửa sắt, khóa an toàn, cửa chống phá cũng bị bọn chúng „đập hộp“.
Anh A ở gần chợ, cả nhà đi bán hàng từ sáng đến tối. Một buổi chiều bọn trộm tới phá cửa vào nhà. Nhà anh cả cửa và khóa an toàn mà cũng bị mở ra, cánh cửa chỉ móp một chút gần chỗ ổ khóa còn 16 cái then bằng sắt to như ngón tay nằm ở vị trí như cửa không hề khóa, không hề bị phá. Mấy người hàng xóm cho biết, họ có nghe thấy vài phát đập bùm bùm nhưng nghĩ là ai đó sửa chữa gì đó nên không để ý. Theo bác thợ sửa khóa được mời đến cho biết thì cửa và khóa an toàn với bọn trộm chuyên nghiệp thì không quá khó để mở. Chúng làm rất có bài bản, chỉ cần mấy phát dụng cụ theo kiểu xà beng nhà ta thúc vào gần phía ổ khóa cho có khe hở để từ đó dí một loại máy vào kẹp lấy thanh chắn của khóa cửa và bẩy dần vào, các chốt hãm ở xung quanh cửa cứ thế rụt vào như thể được vặn bằng chìa vậy. Chỉ cần vài phút là chúng có thể vào nhà. Bọn trộm sẽ treo lên cửa một cái áo để che vết cậy cửa và ung dung hành sự, có người đi qua thấy lục đục bên trong cũng không để ý bởi nghĩ chắc chủ nhà dọn đồ, sợ gió sập cửa nên làm vậy. 
Đập hộp
Vợ chồng anh B cũng đi bán hàng cả ngày. Con nhà anh đi học về ít khi ở nhà. Bữa trộm vào nhà thì cháu đang ở trong buồng cắm tai nghe nhạc, chúng làm rất êm nên không biết gì. Khi thoáng thấy bóng người vào nhà, cháu rất sợ bèn nép vào góc tủ sau cửa. Tên trộm thấy trong nhà có máy tính đang mở thì chạy ra ngoài, cháu bé bèn chạy theo đóng sập cửa lại rồi gọi cho bà tây bên cạnh và bố mẹ. Mọi người và cha mẹ cháu đều nói rằng, cháu rất may mắn chứ nói dại bọn trộm phát hiện ra đứa trẻ một mình trong nhà thì hậu quả không biết đâu mà lường.
 Nhà anh C trong lúc đi chợ bán hàng cũng bị trộm cậy cửa vào nhà khoắng sạch sẽ. Chúng còn đủ thời gian mở tủ lấy rượu, lấy ly ngồi uống và hút thuốc. Thậm chí đồ ăn trong tủ lạnh cũng bị khoắng sạch. Mà lạ nhất có nhà trộm viếng thăm vài lần, chúng có thời gian lựa từ cái quần áo mới, đẹp để lấy, rồi tháo tung giường ghế đệm, đập đồ đạc để tìm chỗ giấu tiền.
Đa số các vụ theo mô tả của những người xung quanh đều do người mắt xanh mũi lõ, chưa rõ là người bản địa hay tây nước khác thực hiện.
Nhiều người cho rằng việc bọn trộm đột nhập một cách chuyên nghiệp, theo dõi có bài bản hình như do nội gián chỉ điểm, có thể là người Việt kết hợp với tội phạm tây để làm ăn bằng cách theo dõi những người đồng hương và thông báo cho đồng bọn ội phạm ra tay đập hộp nhà người Việt để trộm cắp. Chúng theo dõi quy luật hoạt động từng gia đình, luôn ra tay vào khoảng thời gian gia chủ không thể ở nhà và không có lý do gì để ở nhà để rảnh rang hành động. Thậm chí có nghi vấn là chúng còn canh chừng chủ nhà ở nơi buôn bán để thông báo cho nhau động tĩnh bởi nhà anh A hôm đó tự nhiên về đón con sớm, anh về không theo qui luật mọi ngày, bọn trộm biết anh về và chúng bỏ dở cuộc lục soát tài sản trong nhà để chuồn mất.
 Nhà chị D bị trộm hụt nhờ hôm chị bị ốm nằm nghỉ ở nhà. Buổi chiều có mấy lần chuông cửa nhưng chị nghĩ là người đưa quảng cáo nên mặc kệ không lên tiếng. Chợt thấy tiếng cậy cửa bèn chạy ra hỏi toáng lên và mở cửa ra xem, chỉ thấy cửa có vết cậy nham nhở. Từ đó gặp ai chị cũng khuyên nếu ở trong nhà thấy chuông kêu thì nên lên tiếng thật to, bởi có thể đấy là bọn trộm bấm chuông nhiều lần để kiểm tra chắc chắn trong nhà không có ai mới bắt đầu hành sự.
 Ai cũng biết bà con người Việt buôn bán chăm chỉ, đã đi bán hàng là từ sáng đến tối mới về làm gì có ai ở nhà trông nhà, hãn hữu mới có việc đột xuất phải đảo về nhà, lại nữa người Việt sau cháy chợ cũng không dám để tiền bán hàng ở chợ, ôm theo người thì không dám vì mấy vụ cướp rất trúng nghi có chỉ điểm xảy ra từ đầu năm nên việc găm tiền ở nhà là lẽ đương nhiên, không nhiều thì ít đều có. Chỉ cần có kẻ xấu ở chợ biết mặt, theo đuôi rồi chỉ điểm cho đồng bọn vào nhà thì chúng dư thời gian hành sự. Có thể mọi di biến động của gia chủ đều được chúng canh chừng báo cho nhau.
Phá cửa
 Một số nhà bị trộm viếng thăm cũng không muốn báo với cảnh sát vì theo họ báo cũng chẳng có tác dụng gì, cái mất không đòi lại được, cái gì hỏng mình vẫn phải sửa, đã không biết tiếng phải nhờ người dịch rồi lại mất thời gian, chính như vậy bọn trộm lại càng ít bị sa lưới và chúng lại càng hay nhằm vào người Việt.
Có những người nghĩ rằng: hay nên chăng viết dòng chữ „Nhà không có gì“ để bọn trộm khỏi mất công đến phá phách, hay cứ thời gian lại tới thăm.
Trong thời điểm nhà nước Séc đang phải cắt giảm ngân sách đối với lực lượng cảnh sát nên bọn tội phạm càng được cớ hoành hành. Nhiều nhà sau khi bị đập hộp, gọi điện cho cảnh sát thì biết rằng họ chỉ quan tâm tới có đe dọa tính mạng con người hay không. Nếu có thì họ xuất hiện ngay, nếu không hoặc bọn trộm đã đi rồi thì phải đợi, có nhà chờ tới dăm tiếng đồng hồ sau khi gọi điện báo mới có người đến lập biên bản vì lực lượng cảnh sát thì mỏng mà vụ việc thì nhiều. Có thể vì các hộ bị trộm là người Việt, rồi cảnh sát trấn áp không mạnh, bị bắt không bị trừng phạt nặng nên bọn trộm càng lộng hành. Bởi vậy, không thể trông chờ vào cảnh sát, bà con ta nên tự bảo vệ mình bằng cách cẩn thận tiền bạc và các mối quan hệ, không nói chuyện nhà người khác với người không thân thiết. Ngoài cửa khóa chắc chắn nên gắn thêm chuông báo động, kamera theo dõi, mua bảo hiểm tài sản, nhờ hàng xóm thấy gì bất thường thì gọi...

 

Kinh hoàng người đốt người, ăn thịt nhau

 - Một vị khách du lịch người Đức đã bị mất tích trong rừng và sau đó chỉ còn tìm thấy những mảnh xương đã cháy thành than trong một cuộc lửa trại. Nạn nhân đang nghi ngờ bị chính đồng loại của mình ăn thịt.



Một vị khách du lịch mất tích đang khiến mọi người lo sợ rằng anh ta đã bị ăn thịt trong chuyến đi. Những mảnh xương cháy thành than được tìm thấy trong những dấu tích tàn lại của một cuộc lửa trại và được cho rằng của một người.

Đó là Stefan Ramin, 40 tuổi,  hiện đang làm cố vấn cho một doanh nghiệp. Ông đã sắp xếp một chuyến dã ngoại để săn dê sau trong rừng khi thả neo thuyền tại hòn đảo Nuku Hiva, Polynesia thuộc Pháp. Heike Dorsch, 37 tuổi, bạn gái của Stefan Ramin đã cho biết cô nhìn thấy ông đi cùng với một người hướng dẫn viên địa phương, tên là Henri Haiti. Chỉ duy nhất có người hướng dẫn viên trở lại, khi cô hỏi về người bạn trai của mình, Henri Haiti nói rằng: “Đã xảy ra một vụ tai nạn. Và anh cần sự giúp đỡ”.

Heike Dorsch vội vã chạy vào rừng, nhưng Haiti đã trói cô vào một chiếc cây và giở hành vi đồi bại. Cô đã cố gắng thoát ra khỏi sau một vài giờ và báo với chính quyền, họ bắt đầu cuộc tìm kiếm ông Stefan Ramin trong một tuần.

Stefan Rami và bạn gái Heike Dorsch tại một điểm du lịch trước khi gặp tai họa
Vào tuần trước, một đống tro tàn đã được tìm thấy trong một thung lũng bởi một đội tìm kiếm của cảnh sát gồm 22 người. Giữa đống tàn lửa, cảnh sát đã tìm thấy những mảnh xương bao gồm xương hàm, răng. Các nhà điều tra tin rằng “ một cơ thể người đã bị chia cắt ra làm nhiều mảnh và đã bị đốt trụi thành than”. Haiti hiện đang lẩn trốn. Những phần còn lại đã được đưa đến một bệnh viện ở Papeete, thủ đô của Polynesia và chuyển đến Paris để làm xét nghiệm DNA để chứng minh những phần xương còn lại là của ông Stefan Ramin.

Stefan Rami - một khách du lịch người Đức đang nghi ngờ bị ăn thịt


 Kẻ "ăn thịt người" đáng ngờ - hướng dẫn viên
bản địa Henri Haiti

Vào năm 2008, ông Ramin đến từ Haselau, Schleswig-Holstein, thuộc miền Bắc nước Đức đã có một chuyến đi vòng quanh thế giới với bạn gái, cô Dorsch bằng một chiếc thuyền buồm loại nhỏ. Trên trang cá nhân Facebook, ông cho biết sở thích của mình là du lịch, lái thuyền buồm, lướt ván, lặn biển…đều là những hoạt động liên quan đến nước.

Cặp đôi này đã sử dụng một trang nhật ký trực tuyến để thông báo hành trình của họ với bạn bè và người thân. Vào tháng trước, họ dừng lại tại Nuku Hiva, là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Marquesas. Đây là đảo mà trong nhiều thế kỷ có nhiều báo cáo về người mất tích và bị đồn thổi là xuất hiện kẻ ăn thịt người.
Stefan Rami và bạn gái Heike Dorsch bắt đầu chuyến đi của họ trong năm 2008
và dừng lại Nuku Hiva tháng trước

Người đứng đầu cuộc điều tra, José Thorel, đã không loại trừ khả năng những bằng chứng DNA có thể mất vài tuần để phân tích. Tờ báo Đức - Bild cho rằng Haiti là kẻ “ăn thịt người” đáng ngờ. Báo cáo từ hòn đảo, cho biết thêm : Những bằng chứng có mùi thịt bị đốt cháy, xung quanh đống lửa quần áo đã bị phân tán, một công tố viên cho rằng xác suất là ông đã bị ám sát bởi một kẻ ăn thịt người và ăn các bộ phận khác trong cơ thể của anh ta.

 Đảo Nuku Hiva

Deborah Kimitete, Phó thị trưởng của Nuku Hiva, đã nói với trang tin tức của địa phương Les Nouvelles : "Không ai có thể tin vào những gì đã xảy ra. Chuyện này thực sự là lần đầu tiên xảy ra và nó quá khủng khiếp". Hiện giờ, bạn gái Stefan Ramin, chưa được xác định là vẫn còn lại trên hòn đảo hay cô đã trở lại Đức. Nuku Hiva có dân số trên 2.000 người và thường xuất hiện trong những câu chuyện của Moby Dick.

Ngoài những bộ phim kinh dị, thì việc ăn thịt người là điều quá khủng khiếp trong thế giới hiện đại. Bộ lạc Korowai, vùng đông nam của tỉnh Papua của Indonesia vẫn đang tồn tại và có tục lệ ăn thịt người. Họ còn lại khoảng 3000 người, sống trong một khu vực cách biệt, và mãi đến năm 1970 mới bị phát biện. Mặc dù chưa được xác minh, nhưng bộ lạc này thường ăn não con người khi nó vẫn còn ấm.

Bé 10 tháng tuổi chết vì bị mẹ ép ăn

Gloria Dwomoh, 31 tuổi, một y tá tại bệnh viện St Thomas, London, người bị ám ảnh bởi cân nặng của trẻ, sau khi cai sữa đã liên tục cố gắng đổ thức ăn lỏng vào miệng con để “vỗ béo”. Bé gái tên Diamond đã chết sau khi được đưa đến một bệnh viện gần nhà ở Waltham Forest, phía đông London.
Gloria và hai đứa con lớn của mình. Trong tấm hình nhỏ là cô bé Diamond bị chết vì bị ép ăn.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cô bé chết vì viêm phổi gây ra do thức ăn gồm thịt gà và ngũ cốc tràn vào phổi. Bà mẹ người gốc Ghana này đã đổ thức ăn lỏng vào một chiếc bình và nhét vào miệng con, ép con ăn và kết quả là thức ăn đã đi sai đường, không xuống dạ dày mà tràn vào phổi khiến nó bị ho và nghẹt thở. Các bác sĩ vô cùng sợ hãi khi khám nghiệm phổi của bé gái và cho biết họ chưa bao giờ nhìn thấy trong phổi người một lượng thức ăn nhiều đến như thế.
Bà mẹ Dwomoh đã khóc khi nói với tòa án rằng cô chỉ cố gắng để "cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng hơn là sữa” và "không làm bất cứ điều gì để tổn thương con mình".
Dwomoh từ Ghana tới sinh sống ở Anh năm 2000. Ngay sau khi vụ việc bị phát hiện, cô đã bị đình chỉ công việc điều dưỡng tại bệnh viện. Tại tòa, cô cho biết ở Ghana, tất cả các bà mẹ đều ép trẻ ăn và cô cũng như các anh chị em của mình đều lớn lên với kiểu cho ăn như thế của mẹ cô.
Dwomoh bị buộc tội gây ra cái chết của con mình và có thể phải ngồi tù tối đa 14 năm. Bà mẹ này sẽ bị kết án vào tháng tới.


Kém hiểu biết hại trước là mình, sau là hại người !

Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
Steve Jobs - biểu tượng công nghệ của thế giới.
Steve Jobs - một biểu tượng công nghệ của thế giới. Ảnh: Apple.
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hổ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".

Đòi nợ tại Séc: Phải trả cao gấp nhiều lần

Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo giới thiệu cách tính tiền phạt nợ để mọi người có thể hình dung được xem thực tế người ta phải trả bao nhiêu tiền phạt nếu không trả tiền nợ nhà nước đúng kỳ hạn. Chỉ cần cho biết số tiền nợ là các bạn có thể tính ngay được tổng số chi phí thực tế phải trả, kể cả trường hợp phải chi trả cho luật sư và nhân viên thi hành án.
Theo các số liệu của Ngân hàng quốc gia Séc thì tổng số tiền nợ của người dân Séc đã vượt qua con số nghìn tỷ korun. Chỉ tính một năm qua, số tiền nợ của các gia đình Séc đã tăng thêm 67 tỷ korun. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất này chủ yếu là do sự thiếu trách nhiệm của một số con nợ và cung cách ứng xử không minh bạch của các tổ chức tín dụng và các văn phòng cho vay lãi.
Theo lời ông Daniel Hůle, người của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo thì tất cả các Văn phòng cho vay lãi đều giống nhau cả thôi, nhưng cũng không riêng gì họ. Một lý do cốt yếu khác chúng ta có thể tìm thấy khi phân tích kỹ các chi phí cụ thể trong quá trình đòi nợ theo quy định của pháp luật. Quy trình ấy được vận hành như thế nào?
Chẳng hạn bạn nợ 100 korun những không trả nợ đúng kỳ hạn thì việc thu nợ sẽ được tiến hành như sau:
1) Chủ nợ chuyển vụ việc cho Luật sư, là người sẽ soạn thảo một lệnh đòi tiền, tiền thưởng cho việc này là 6120 korun
2) Tiếp theo đến bước gọi là xác minh trước khi Toàn phân xử: 800 korun
3) Luật sư chuyển quyết định của Tòa án cho nhân viên thi hành án: 3060 korun
4) Nhân viên thi hành án thu hồi tiền nợ: 7800 korun
Như vậy chỉ với 100 korun tiền nợ con nợ sẽ phải trả thêm 17.880 korun (kể cả 100 korun tiền nợ thực tế).
Chính hệ thống đòi nợ kiểu này đã trở thành động lực cho các luật sư cố tình làm gia tăng số vụ đòi nợ. Chẳng hạn như thay bằng việc kiến nghị đòi vài khoản nợ một lúc thì họ lại tách bạch ra từng khoản. Ông Daniel Hůle còn cho biết: Điều lý thú ở đây là trong suốt quá trình xét xử vụ nợ 100 korun, nhà nước đã kiếm được 2800 korun tiền thuế giá trị gia tăng. Còn nếu như chúng ta thử tính toán thu nhập của một luật sư theo thời gian thực sự làm việc thì số tiền có thể lên tới hàng chục nghìn korun một giờ.
Kết quả của quy trình đòi nợ kiểu này không chỉ mang lại một khoản thu nhập khổng lồ cho các luật sư mà vô hình chung còn đưa con nợ và cả gia đình họ trở về nơi tận cùng của xã hội.
Ông Martin Kovalčík, người của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo còn cho biết thêm là: Theo ông thì hình phạt theo kiểu phạt tiền chỉ nên mang tính chất răn đe để đòi được nợ chứ không nên cố tình hủy hoại nguồn tài chính của con nợ. Chi phí cho luật sư cũng như nhân viên thi hành án cũng chỉ nên manh tính chất phục vụ cho tòa án để đòi nợ chứ không nên tạo thêm một khoản phạt vô cớ nữa cho con nợ. Vì thế chúng tôi muốn kiến nghị các vị chủ tọa, những người có thể có quyền không chấp nhận những khoản chi phí mà các luật sư yêu cầu, hãy quan tâm một chút đến hoàn cảnh của mỗi người.
Một ví dụ thực tế:
Bà Barbora M đi xe buýt ở Ústí nad Labem nhưng trốn vé. Sau đó bà bị Công ty Giao thông đòi tiền phạt 600 korun. Sau đó bà Barbora M đã trả khoản tiền phạt này nhưng đáng tiếc là bà lại quên trả cả khoản tiền vé. Tiền vé khi ấy chỉ có giá là 10 korun. Toàn bộ quy trình đòi khoản nợ 10 korun cho tới khi nhân viên thi hành án thự hiện là:
Giấy yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Điều 46, khoản 5 thi hành án
Bên nhận: Công ty Giao thông Ústí nad Labem, số 26 Revoluční, 401 11 Ústí nad Labem, GPKD 25013891
Bên Nguyên:
I. Yêu cầu của Bên nhận
Tiền nợ.................................................................................... 10 korun
Tiền lãi................................................................................... 4,29 korun
(6,5% của khoản nợ 10 korun từ ngay 15/08/2003 đến ngày trả 22/03/2010 là)
Các khoản chi phí cho việc đòi nợ trước đây........................... 600 korun
Chi phí cho người đại diện trước Tòa đòi nợ.......................... 3420 korun
Chi phí cho người đại diện thi hành án.................................. 4800 korun
Các khoản chi phí cho người đại diện trước Tòa và Thi hành án theo Điều 12 khoản 1, mục a), b), Nghị định số 484/2000 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành.
Tổng số tiền phải trả cho Bên nhận................................. 8904,36 korun
II. Chi phí thi hành án
Tiền thưởng cho nhân viên thi hành án của Tòa......................... 3000 korun
(theo Điều 6, Nghị định số 330/2001 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành)
Thuế giá trị gia tăng (theo Điều 90, khoản 1 thi hành án)............ 600 korun
Tổng số tiền thưởng cho nhân viên thi hành án của Tòa............ 3600 korun
Tiền trả cho các chi phí hoàn thiện hồ sơ.................................... 3500 korun
(theo Điều 13, khoản 1, Nghị định số 330/2001 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành)
Thuế giá trị gia tăng (theo Điều 90, khoản 1 thi hành án)............ 700 korun
Tổng số tiền phải trả cho các chi phí hoàn thiện hồ sơ............... 7800 korun
Như vậy cho đến ngày 22/03/2010 cần phải hoàn trả số tiền là 16.704,36 korun


Minh Hiền Vietinfo.eu

 dịch từ clovekvtisni

Bỏ thầu… cô giáo xịn!

 - Đang lo kết quả chả biết thế nào thì được gọi lên thông báo ngày giờ… đấu thầu. Hiệu trưởng thông minh thật. Tổ chức đấu thầu vừa công bằng lại đỡ mang tiếng “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Tiền thì vẫn vậy! Thật là nhất cử lưỡng tiện.
 
 
“Chọn trường không bằng chọn cô” là lời tự an ủi của các phụ huynh có con học trường làng hay chê khéo các ông bố bà mẹ chạy trường “xịn” cho con? Nhầm hết cả, phụ huynh trường xịn chọn cô còn sành điệu hơn thế nhiều!
Quan điểm của mình rất rõ: Con mình phải nhất! Và mình rất quán triệt nhé: Bồi bổ, chọn tháng tốt nhất để mang bầu. Uống sữa bà bầu đắt nhất, sinh con ở bệnh viện tốt nhất, mua cho con những thức ăn bổ nhất, quần áo mềm mát nhất, sống trong môi trường an toàn nhất và tất nhiên cũng phải học trường tốt nhất, giáo viên giỏi nhất, giáo trình hay nhất…!
Vậy nên, sau khi chi con số có 4 chữ số - xxxx USD để đứa con cưng vào một trường tiểu học có tiếng, chuyện bỏ thêm gần chục triệu nữa để con được học lớp cô giáo tốt nhất là cái giá quá bèo. Tất nhiên, mình rất hiểu đây mới chỉ là bước chạy đà cho cuộc “việt dã lâu dài và gian khổ” bởi mỗi năm lại là một lần thay thày cô mới. Thế nên chưa hết năm học cũ, mình đã khởi động chương trình cho năm học tới: Ai sẽ làm chủ nhiệm, ai dạy toán, tiếng Việt, tiếng Anh?”. Chuyện ai là giáo viên giỏi nhất không khó, comment từ phụ huynh các lớp trước đầy. Đi cửa nào, tiếp cận ra sao cũng rất đơn giản. Cửa ải đầu tiên, chắc chắn là hiệu trưởng rồi. Nhưng nói thật là vẫn ghen tị với cái lớp bên cạnh, có trưởng ban phụ huynh nhà trường “năng động, giỏi giang” nên mình chẳng còn mấy cơ hội. Cân bằng lại bằng thứ khác vậy. Văn hóa phong bì. Nhưng xem ra vẫn chưa có gì chắc chắn vì phong bì với một người thì to chứ với cả lớp thì.. muỗi.
Mình lo lắng chẳng thừa tí nào. Bởi không phải mình phụ huynh lớp mình “năng động, giỏi giang” mà phụ huynh lớp bên cạnh rồi lớp đối diện cũng không hề kém. Giáo viên giỏi vừa vừa thì không thiếu nhưng giỏi nhất chắc chắn là hàng hiếm rồi. Cái tâm lý đã chạy, đã mất tiền thì phải được nhất. Vậy ra câu “có quan hệ, có tiền là có tất” chẳng đúng tí nào trong tình huống này.
Đang lo kết quả chả biết thế nào thì được hiệu trưởng gọi lên thông báo ngày giờ… đấu thầu. Đúng là “trong cái khó lại ló cái khôn”, hiệu trưởng thông minh thật. Tổ chức đấu thầu vừa công bằng lại đỡ mang tiếng “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Tiền thì vẫn vậy! Thật là nhất cử lưỡng tiện.
May quá lớp của con mình trúng thầu. Cả lớp bảo nhau không nói ra ngoài không năm sau có mà chết tiền thầu nhưng mấy lớp trượt cay cú nói toáng lên rồi. Mình lo lắm! Năm sau biết làm thế nào để con mình được học cô giáo tốt nhất đây? Giúp mình với!

Libya phát hiện hố chôn hàng nghìn người tại thủ đô

Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) hôm qua thông báo họ phát hiện một ngôi mộ tập thể chứa tới 1.270 thi thể tại thủ đô Tripoli.

AP dẫn lời giới chức NTC cho hay, ngôi mộ tập thể được tìm thấy bên ngoài nhà tù Abu Salim, nơi chính quyền của đại tá Moammar Gadhafi giam và tra tấn những người chống chính phủ. Vì thế NTC tin rằng những người bị chôn trong mộ là tù nhân chính trị. Họ có thể đã bị sát hại vào năm 1996 sau một cuộc biểu tình. Việc đào mộ mới bắt đầu, song người ta đã thấy nhiều mảnh xương trong tầng đất trên cùng.
“Chúng tôi vừa phát hiện một sự thật để giải đáp điều mà người dân Libya chờ đợi suốt nhiều năm qua. Đó là thi thể của tù nhân và những tàn dư của vụ thảm sát tại trại giam Abu Salim vào năm 1996”, Khalid al-Sherif, người phát ngôn của lực lượng vũ trang NTC, phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua.
Hai binh sĩ của NTC
Hai binh sĩ của NTC đứng gần một tờ giấy chứa những mảnh xương được tìm thấy bên ngoài nhà tù Abu Salim tại thành phố Tripoli hôm 25/9. Ảnh: AP.
Vụ thảm sát tại nhà tù Abu Salim diễn ra vào tháng 6/1996 sau khi tù nhân ở đây biểu tình để yêu cầu chính phủ cải thiện điều kiện sống. Lực lượng an ninh nhà tù đáp trả bằng cách xả súng vào tù nhân. Theo Al-Sherif, giới chức NTC tin rằng xác của các tù nhân được giữ trong tù trước khi người ta chôn họ vào năm 2000. Phần lớn nạn nhân là tù nhân chính trị, bao gồm giáo sĩ Hồi giáo, sinh viên. Trong nhiều năm qua, thân nhân của họ không hề biết sự thật về cái chết của họ và cũng không được phép tới nhà tù Abu Salim.
Dư luận chỉ biết về vụ thảm sát sau khi một trong những nhân viên an ninh trong nhà tù lên tiếng và các tổ chức nhân quyền điều tra. Đại tá Gadhafi đồng ý bồi thường cho gia đình của các nạn nhân, song không xét xử những kẻ gây nên vụ thảm sát.
Ibrahim Abu Shima, một thành viên trong ủy ban tìm kiếm các ngôi mộ tập thể, nói rằng khoảng 1.270 người bị chôn bên ngoài nhà tù Abu Salim. Các nhà điều tra đưa ra con số này dựa trên danh sách những tù nhân mất tích sau vụ thảm sát. Shima nhấn mạnh rằng Libya cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm và xác định danh tính các thi thể, bởi NTC thiếu những máy móc hiện đại để xét nghiệm DNA.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế thông báo ít nhất 13 ngôi mộ tập thể đã được tìm thấy tại Tripoli kể từ khi lực lượng trung thành với ông Gadhafi rút khỏi thành phố.

Phát hiện nhiều hạt vật chất có tốc độ nhanh hơn ánh sáng

Đường hầm SPS tại trung tâm nghiên cứu CERN, Thụy Sĩ
Đường hầm SPS tại trung tâm nghiên cứu CERN, 
Hãng tin Reuters cho biết, hôm qua một nhóm các nhà khoa học quốc tế tại Genève thông báo họ đã quan sát thấy một số hạt vật chất nhỏ hơn nguyên tử, có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Nếu như điều này được chứng minh thì một trong những định luật về vũ trụ của Einstein có thể không còn đúng nữa.

Ông Antonio Ereditato, phát ngôn viên của nhóm nghiên cứu trên cho Reuters biết những phép đo tiến hành trong 3 năm đã cho thấy các neutrino, một dạng hạt điện tích trung tính cực nhẹ có trong vũ trụ, được bắn đi từ Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đặt gần Genève, Thụy Sĩ tới phòng thí nghiệm ngầm Gran Sasso tại Ý đã đạt tốc độ nhanh hơn ánh sáng 60 nano giây (tức 60/ tỷ giây). Tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây.
Ông Antonio cũng cho biết thêm nhóm nghiên cứu của ông rất tin tưởng vào các số đo thu được vì nhóm đã thử đi thử lại nhiều lần và có tính đến cả những yếu tố có thể tác động đến kết quả đo.
Nếu như phát hiện trên của các nhà khoa học được khẳng định thì một trong những nội dung trong thuyết tương đối hẹp của Einstein sẽ không còn đúng nữa. Theo lý thuyết của Einstein thì ánh sáng luôn chuyển động trong chân không với vận tốc không đổi và trong vũ trụ không gì có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Khẳng định này của Einstein đã được kiểm nghiệm luôn được dùng làm cơ sở để giải thích sự vận động vũ trụ từ trước tới nay.
Phát hiện bất ngờ trên đây của các nhà khoa học diễn ra trong khuôn khổ các nghiên cứu của các nhà vật lý do Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu và phòng thí nghiệm vật lý nổi tiếng tiến hành trong 3 năm vừa qua. Tổng số các nhà khoa học đã bắn đi 1500 chùm hạt neutrino từ CERN đến phòng thí nghiệm Grand Sasso nằm cách nhau 730 km.
Số liệu chênh lệch của phát hiện quan trọng này vô cùng nhỏ, nhưng các nhà khoa học vẫn rất thận trọng trước khi đưa ra thông tin chính thức.

"DÍ TIỂU LIÊN" - "ĐI TIỂU TIỆN"


Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Có một dạo mình đi vẽ, đến một vùng hơi xa đường quốc lộ, chỗ đó gồm cả người Thái và người Kinh cùng ở. Tại đây, mình gặp một gã giáo viên mặt trắng dáng thư sinh, vốn dạy học ở miền xuôi, phải lên trên này dạy 2 năm do bị kỉ luật. Tuy là thầy giáo văn, nhưng gã rất ghét nói đến văn chương, mà chỉ thích uống rượu và tán chuyện nhắng nhố.

Trông bộ dạng gã như kẻ lánh đời. Mình chợt liên tưởng tới ẩn sỹ Xiến Tóc trong cuốn "Dế mèn phiêu lưu kí". Nên dùng tên đấy để gọi luôn cho tiện. Xiến Tóc có kể mình nghe vài chuyện ở ngôi trường gã dạy. Dẫu gã đã cam đoan là người thật việc thật, nhưng độ tin cậy đến đâu thì mình không dám đảm bảo. Ghi ra đây chỉ cốt cho vui.
----------------
Câu chuyện một:

Ở trường Xiến Tóc có một cô giáo ngoài 40. Mắt loạn thị. Chẳng may, cô bị vỡ kính. Ở vùng này, tìm được mắt kính thay thế không dễ, nên cô đành để vậy lên lớp.

Hàng ngày, cô cho học trò mở bài trong sách giáo khoa, bảo chúng tự đọc, rồi cho chép những ý cần thiết. Giáo trình dạy cô cũng thuộc hòm hòm. Chỉ nhìn đề bài là áng áng được những gì cần nói. Do thế, mọi sự vẫn suôn sẻ.

Hôm đấy, giờ cô giảng có giáo viên cùng trường đến dự. Nên khác với mọi lần, cô mở sách giáo khoa ra đọc. Trong bài có đoạn: "Anh Phan Đình Giót dí tiểu liên vào lỗ châu mai địch...".

Do nhìn không rõ chữ, cô đọc "dí tiểu liên" thành "đi tiểu tiện". Rồi giảng: "Anh Giót coi thường kẻ thù đến mức đái vào chúng. Hành động của anh chính là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng...".

Kể đến đây, Xiến Tóc nói:

"Kể như trong sách mà ghi, anh Giót dí ... Đại liên vào lỗ châu mai, thì còn anh hùng nữa!".
.
Câu chuyện hai.

Có một giáo viên cùng trường Xiến Tóc bụng bị chướng lên, đau vật vã. Tiền sử chàng ta đã mổ ruột thừa. Thỉnh thoảng lại đau như thế.

Mình từng phải mổ ruột thừa. Nghe tả vậy, nên đoán, có lẽ chàng giáo viên nọ bị dính ruột. Cái kiểu đau này rất khiếp, người oằn oại, chỉ khi nào thoát khí được ở hậu môn, tức là ruột thông, thì mới khỏi. Trường hợp quá nặng có thể phải mổ.

Vùng đấy xa quốc lộ, tới được Trạm Y tế không đơn giản. Mà dẫu tới được, thì Trạm cũng chỉ là nơi trung chuyển, chứ khả năng điều trị rất hạn chế.

Ở bản Thái có bà lang bị mù, toàn cắt thuốc lấy trên rừng, thuộc loại mát tay. Mấy giáo viên ở Trường bàn nhau đưa thử qua đó.

Bà lang mù nghe có người đau bụng, mới bảo mấy giáo viên đi cùng xuống bếp đun nước. Sau đó kêu bệnh nhân tụt quần. Nghe vậy, mọi người hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn tăm tắp làm theo.

Nước sôi. Bà lang lần lần tay vào háng anh chàng giáo viên. Đột nhiên bà hú lên thất thanh:

"Chết chửa! Đẻ ngược! Đứa bé lòi chân ra đây này!"

Mọi người bò ra cười. Chàng giáo viên đang đau, cũng lộn từ phản xuống đất vì cười. Bụng chợt sôi, đánh rắm một tràng thối um.

Cũng may, nhờ thế là khỏi.
.
Câu chuyện ba.

Có lần Xiến tóc ra suối, gặp một đồng nghiệp nữ trẻ. Cô ta là người Kinh, bình thường ăn mặc như người dưới xuôi; riêng hôm ấy cô lại vận váy của người Thái. Thấy Xiến tóc ngạc nhiên, cô giáo bảo:

"Trời nóng, em mặc thế này ra suối cho nó mát!".

Mình nghe chuyện, thấy nhạt thếch...

Ngừng một lúc, rồi Xiến Tóc thủng thẳng nói tiếp:

"Tiếng Việt đa nghĩa lắm. Như cô ấy bảo: " Trời nóng, em mặc thế này ra suối cho nó mát". Vậy không biết từ "nó" ở đây, phải hiểu là cái gì???".

Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/thanhhaivir/article?mid=8659