Đòi nợ tại Séc: Phải trả cao gấp nhiều lần

Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo giới thiệu cách tính tiền phạt nợ để mọi người có thể hình dung được xem thực tế người ta phải trả bao nhiêu tiền phạt nếu không trả tiền nợ nhà nước đúng kỳ hạn. Chỉ cần cho biết số tiền nợ là các bạn có thể tính ngay được tổng số chi phí thực tế phải trả, kể cả trường hợp phải chi trả cho luật sư và nhân viên thi hành án.
Theo các số liệu của Ngân hàng quốc gia Séc thì tổng số tiền nợ của người dân Séc đã vượt qua con số nghìn tỷ korun. Chỉ tính một năm qua, số tiền nợ của các gia đình Séc đã tăng thêm 67 tỷ korun. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất này chủ yếu là do sự thiếu trách nhiệm của một số con nợ và cung cách ứng xử không minh bạch của các tổ chức tín dụng và các văn phòng cho vay lãi.
Theo lời ông Daniel Hůle, người của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo thì tất cả các Văn phòng cho vay lãi đều giống nhau cả thôi, nhưng cũng không riêng gì họ. Một lý do cốt yếu khác chúng ta có thể tìm thấy khi phân tích kỹ các chi phí cụ thể trong quá trình đòi nợ theo quy định của pháp luật. Quy trình ấy được vận hành như thế nào?
Chẳng hạn bạn nợ 100 korun những không trả nợ đúng kỳ hạn thì việc thu nợ sẽ được tiến hành như sau:
1) Chủ nợ chuyển vụ việc cho Luật sư, là người sẽ soạn thảo một lệnh đòi tiền, tiền thưởng cho việc này là 6120 korun
2) Tiếp theo đến bước gọi là xác minh trước khi Toàn phân xử: 800 korun
3) Luật sư chuyển quyết định của Tòa án cho nhân viên thi hành án: 3060 korun
4) Nhân viên thi hành án thu hồi tiền nợ: 7800 korun
Như vậy chỉ với 100 korun tiền nợ con nợ sẽ phải trả thêm 17.880 korun (kể cả 100 korun tiền nợ thực tế).
Chính hệ thống đòi nợ kiểu này đã trở thành động lực cho các luật sư cố tình làm gia tăng số vụ đòi nợ. Chẳng hạn như thay bằng việc kiến nghị đòi vài khoản nợ một lúc thì họ lại tách bạch ra từng khoản. Ông Daniel Hůle còn cho biết: Điều lý thú ở đây là trong suốt quá trình xét xử vụ nợ 100 korun, nhà nước đã kiếm được 2800 korun tiền thuế giá trị gia tăng. Còn nếu như chúng ta thử tính toán thu nhập của một luật sư theo thời gian thực sự làm việc thì số tiền có thể lên tới hàng chục nghìn korun một giờ.
Kết quả của quy trình đòi nợ kiểu này không chỉ mang lại một khoản thu nhập khổng lồ cho các luật sư mà vô hình chung còn đưa con nợ và cả gia đình họ trở về nơi tận cùng của xã hội.
Ông Martin Kovalčík, người của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo còn cho biết thêm là: Theo ông thì hình phạt theo kiểu phạt tiền chỉ nên mang tính chất răn đe để đòi được nợ chứ không nên cố tình hủy hoại nguồn tài chính của con nợ. Chi phí cho luật sư cũng như nhân viên thi hành án cũng chỉ nên manh tính chất phục vụ cho tòa án để đòi nợ chứ không nên tạo thêm một khoản phạt vô cớ nữa cho con nợ. Vì thế chúng tôi muốn kiến nghị các vị chủ tọa, những người có thể có quyền không chấp nhận những khoản chi phí mà các luật sư yêu cầu, hãy quan tâm một chút đến hoàn cảnh của mỗi người.
Một ví dụ thực tế:
Bà Barbora M đi xe buýt ở Ústí nad Labem nhưng trốn vé. Sau đó bà bị Công ty Giao thông đòi tiền phạt 600 korun. Sau đó bà Barbora M đã trả khoản tiền phạt này nhưng đáng tiếc là bà lại quên trả cả khoản tiền vé. Tiền vé khi ấy chỉ có giá là 10 korun. Toàn bộ quy trình đòi khoản nợ 10 korun cho tới khi nhân viên thi hành án thự hiện là:
Giấy yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Điều 46, khoản 5 thi hành án
Bên nhận: Công ty Giao thông Ústí nad Labem, số 26 Revoluční, 401 11 Ústí nad Labem, GPKD 25013891
Bên Nguyên:
I. Yêu cầu của Bên nhận
Tiền nợ.................................................................................... 10 korun
Tiền lãi................................................................................... 4,29 korun
(6,5% của khoản nợ 10 korun từ ngay 15/08/2003 đến ngày trả 22/03/2010 là)
Các khoản chi phí cho việc đòi nợ trước đây........................... 600 korun
Chi phí cho người đại diện trước Tòa đòi nợ.......................... 3420 korun
Chi phí cho người đại diện thi hành án.................................. 4800 korun
Các khoản chi phí cho người đại diện trước Tòa và Thi hành án theo Điều 12 khoản 1, mục a), b), Nghị định số 484/2000 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành.
Tổng số tiền phải trả cho Bên nhận................................. 8904,36 korun
II. Chi phí thi hành án
Tiền thưởng cho nhân viên thi hành án của Tòa......................... 3000 korun
(theo Điều 6, Nghị định số 330/2001 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành)
Thuế giá trị gia tăng (theo Điều 90, khoản 1 thi hành án)............ 600 korun
Tổng số tiền thưởng cho nhân viên thi hành án của Tòa............ 3600 korun
Tiền trả cho các chi phí hoàn thiện hồ sơ.................................... 3500 korun
(theo Điều 13, khoản 1, Nghị định số 330/2001 Sb., hiện đang có hiệu lực thi hành)
Thuế giá trị gia tăng (theo Điều 90, khoản 1 thi hành án)............ 700 korun
Tổng số tiền phải trả cho các chi phí hoàn thiện hồ sơ............... 7800 korun
Như vậy cho đến ngày 22/03/2010 cần phải hoàn trả số tiền là 16.704,36 korun


Minh Hiền Vietinfo.eu

 dịch từ clovekvtisni

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình