XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ

Trang để tải về:XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ
cuốn sách này viết về chứng tự kỷ và asperger khá hay nhưng vì dài nên không đưa vào blog tải về dễ dàng. Dưới đây là trích đoạn

Gia đình một em học sinh lớp 1 đến gặp tôi vì lo lắng cho con trai mình. Cháu đã rất khó
khăn trong suốt năm học mẫu giáo. Nhà trường miêu tả cháu là một đứa trẻ thông minh nhưng
lúc nào cũng săn sàng có những cơn bùng nổ tâm lý không thể đoán định. Tôi đã gặp một mình
mẹ cháu để thu thập các thông tin về cháu. Chị giải thích cháu rất ngoan ngoãn, tốt bụng nhưng
thường xuyên bị hiểu lầm ở trường. Tuần sau đó, chị mang cháu tới để gặp tôi.
Cậu bé đi vào phòng với một món đồ chơi trên tay. Tôi nói với cháu bằng giọng rất hồ hởi:
“Chào Chris, rất vui được gặp cháu.” Nhưng cậu bé chẳng ngẩng đầu lên nhìn tôi, cũng chẳng
đáp lại, chỉ tiếp tục chúi mũi vào món đồ chơi cháu cầm theo. Tôi biết cháu có nghe thấy tôi nên
tôi lại hỏi: “Chris, cháu có cái gì đấy, cho chú xem được không?”. Vẫn không có câu trả lời. Tôi
lại nói: “Chúng ta có thể nói chuyện một chút được không, cháu có thể mang cả đồ chơi của cháu
vào.” Vẫn không có câu trả lời.
Tôi quay sang mẹ cháu và hỏi chị thường làm gì trong những trường hợp thế này. Chị ấy
nói rất to rằng chị ấy sẽ lấy món đồ chơi của cháu. Tôi nói, cố tỏ ra bình tĩnh – “Gượm đã, chị
đừng làm thế. Chris, sao cháu không mang cả đồ chơi của cháu vào đây nhỉ?” Cậu bé lấy 2 tay
bịt tai lại khi tôi nói và gào lên “Không không không” và lờ tịt tôi đi.
Tôi cảm thấy thật bất lực, y như đêm hôm trước bọn trẻ con nhà tôi cũng cố tình lờ tôi đi
khi tôi bắt chúng đi ngủ. Điều này thật khó chịu. Tôi bắt đầu nghĩ hay là để các nhân viên của tôi
thử làm việc với bọn trẻ xem sao. Mặc dù vậỵ, tôi đã cố thử thêm lần nữa. tôi cởi một chiếc giầy,
để một chiếc bút chì lên mũi và nói với chiếc giầy: “Chris, chào Chris, cháu có ở đấy không?”
Tôi thấy cháu cười. Và chả nói gì thêm, cháu theo tôi đi vào văn phòng.
Tôi biết rằng làm việc với cậu bé này sẽ còn khó khăn đây khi có một khởi đầu như vậy.
Tôi quyết định nhanh chóng rằng phải thiết lập một cơ chế khen thưởng cho cháu để cháu có tâm
trạng tốt. Mẹ cháu bảo cháu thích sô cô la và vì thế, tôi nói với cháu: “Mỗi lần cháu nói chuyện
với chú, chú sẽ cho cháu một tờ tiền giả vờ như thế này, và khi cháu có 5 tờ, cháu có thể lấy bất
cứ món sô cô la nào trong cái túi của chú ở kia.” Tôi bắt đầu bằng cách hỏi cháu những câu hỏi
không mang tính doạ dẫm như tên bố cháu là gì, tên anh cháu là gì... Chỉ trong một phút cháu đã
kiếm được 5 đô la. Tôi nói: “Nhìn xem cháu có gì này: 1, 2, 3, 4, 5 đô la. Tiếp tục nào, cháu có
thể có tất cả chỗ sô cô la cháu thích.” Ngay lập tức, cháu trợn mắt lên đầy giận dữ, bò xuống
dưới gầm bàn của tôi, đá chiếc ghế của tôi và bắt đầu đâp khuỷu tay và bức vách thạch cao mạnh
tới nỗi làm nó thủng một lỗ tướng. Cháu không nghe gì tôi nữa và bắt đầu đập phá văn phòng
của tôi.
Đây là kiểu bùng nổ hoàn toàn và đến khi cháu vào lớp một vẫn còn tiếp diễn. Liệu cậu bé
con này có cần những hình phạt nặng hơn? Liệu đây có phải là kết quả của việc thiếu những hình
thức kỉ luật ở nhà hay ở trường? Theo những gì tôi được biết thì cả ở nhà và ở trường đã áp dụng
cả hình thức khen thưởng lẫn kỉ luật cháu. Và việc mẹ cháu đe doạ sẽ trừng phạt nhiều hơn nữa
sau phiên trị liệu này chắc chắn sẽ không làm cháu bình tĩnh lại. Tôi đã diễn trò, nhảy múa và đã
làm cho cháu cười và bình tĩnh trở lại, nhưng câu hỏi vẫn tồn tại: tại sao điều này lại diễn ra và
liệu nó có tiếp tục diễn ra nữa không?
Mẹ cháu cho tôi biết thêm nhiều chi tiết mà qua đó tôi đã phần nào hiểu được nguồn cơn
câu chuyện. Cháu gặp rất nhiều khó khăn khi học phép tính cộng ở trường, và khi tôi nghĩ rằng
tôi thưởng cho cháu khi hỏi “này, xem cháu kiêm được mấy đô la này” thì cháu đã nghĩ “ông này
lại bắt mình làm toán đây”, và thế là cháu cảm thấy căng thẳng. Những giây phút khó khăn này
thật sự gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Nó có thể khiến những hành vi giận dữ khó lòng kiếm
soát được như đấm đá, hét, không chịu lắng nghe, chửi bới... Từ quan điểm của tôi:
“Sự bùng nổ tâm lý là những phản ứng bi quan về mặt cảm xúc lên đến đỉnh điểm”
Lời khuyên thông thường cho cha mẹ: Bắt đầu bằng việc áp dụng một cách kiên định
những qui định và thưởng phạt rõ ràng.

Kỳ lạ bé 20 ngày tuổi đã biết nói


Chuyên này không biết có nên tin? Nguồn Nguyễn Tấn Dũng

Suốt mấy ngày nay, nhiều người dân kéo nhau đến nhà vợ chồng anh Trần Văn Đẩu (SN 1973) và chị Cao Thị Lan (SN 1974) để ‘xem’ đứa trẻ 3 tháng tuổi biết nói như lời người trong gia đình.
Theo vợ chồng anh Đấu, bé Trần Hương Giang (SN 11/10/2012). Tính đến thời điểm này, bé Giang vừa tròn 3 tháng 5 ngày tuổi. Bé Giang là con thứ 4 của hai vợ chồng anh Đấu.
Chị Lan và bé Trần Hương Giang
Chị Lan và bé Trần Hương Giang
Chị Cao Thị Lan cho biết, khi sinh ra, bé Giang bụ bẫm và ngày càng hiếu động, đôi mắt sáng, trán cao rộng…
“Khi bé mới được 20 ngày tuổi, lúc để bé trên giường, bất ngờ tui nghe bé gọi mẹ ơi. Sau đó thì gọi ba ơi. Thú thực, lúc đó tui giật mình và lo sợ. Đem chuyện kể cho chồng. Lúc đầu anh ấy không tin. Đến khi anh ấy đang nằm bên con bé thì bất ngờ nghe bé gọi: ba ơi. Lúc đó anh Đấu mới chịu tin” – chị Lan kể.
Nhiều lần như vậy, vợ chồng chị đã theo dõi xem bé có còn gọi ba ơi, mẹ ơi nữa không. Suốt mấy ngày sau, bé Giang nằm chơi và vẫn tiếp tục gọi như vậy.
“Có lần tui đang cho bé nằm trên giường để pha sữa. Chưa kịp pha thì bé khóc và kêu “mẹ ni” – chị Lan kể thêm.
Điều kỳ lạ, theo chị Lan, là mấy anh chị của bé Giang khi nghe bé nói đã đọc các chữ cái a, b, c, o, ô, e xem em gái có đọc theo được không. Bất ngờ bé Giang cũng đọc theo “e, b, o, ô” rất rõ.
Chị Lan cho hay, việc bé Giang biết nói từ lúc còn 20 ngày tuổi đã được gia đình giấu kín vì sợ người ngoài biết sẽ đến xem.
Cho tới khi bé bị ốm, đưa lên Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam ở thị trấn Núi Thành điều trị lại kêu “mẹ ơi” rồi “ba ơi” làm cho những người khác bất ngờ.
Từ đó, chuyện bé Giang biết nói được mọi người đồn ra ngoài và anh chị không giấu được chuyện.
Bà Nguyễn Thị Cúc (68 tuổi, là hàng xóm) khẳng định: “Tui nghe bé Giang biết nói khi nó chưa đến ba tháng tuổi. Hôm đó tui chạy qua nhà thăm hai vợ chồng nó và tận tai nghe bé Giang kêu “ba” và “mẹ”. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến chừ lần đầu tiên tui mới chứng kiến cảnh đứa trẻ 3 tháng tuổi biết nói”.
Chuyện bé Giang biết nói được nhiều người dân trong khu vực đồn thổi khiến nhiều người hiếu kỳ kéo đến để xem và nghe.
Tuy nhiên, khi có đông người, bé Giang chỉ nằm yên và cười.
(BVN)

Những chặng đường gian nan đi học của trẻ tự kỷ VN ( từ Nhà trẻ đến lớp 8)

bởi Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng vào 7 tháng 9 2010 lúc 11:39 ·

Chuyện của KEN, sinh năm 1997, Asperger style

Ken là một cậu bé vui vẻ, nhanh nhẹn, có khuôn mặt dễ gây thiện cảm khi mới gặp. Ken năm nay 13 tuổi, vừa kết thúc năm học lớp 7 tại một truờng phổ thông công lập có 2000 học sinh. Ken học tốt hầu hết các môn (điểm trung bình chung các môn >8), ngoại trừ môn Văn, môn thể dục và môn Vẽ. Ken đàn piano rất tốt, thầy dạy đàn cho biết tay đàn của Ken nếu được đầu tư sẽ là tay đàn tài năng với điều kiện là Ken có đam mê và gia đình cho Ken vào Nhạc viện học (nhưng thật tiếc, Ken chẳng có đam mê với đàn piano, chỉ tập đàn như một thói quen cần phải làm, vì mẹ nói là âm nhạc giúp con thư giãn). Vào năm 7 tuổi, Ken đã được thẩm định về ngôn ngữ và chuyên gia cho biết Ken có khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ, điểm đánh giá bày tỏ và diễn đạt thấp hơn 2 tuổi so với độ tuổi. Riêng kiến thức và sự tiếp thu thì ở mức khá của độ tuổi. Năm 2009 Ken được chuyên gia Tường Anh của nhóm Con Của Mẹ đánh giá lần nữa, và kết quả là năng lực ngôn ngữ vẫn thấp hơn 2-2.5 tuổi so với độ tuổi.

Ken có nhiều khó khăn điển hình của các cá nhân có khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ và có một số điểm giống như mô tả của hội chứng Asperger (AS). Đặc biệt khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ làm cho em khó khăn trong giao tiếp xã hội, kết bạn ở lớp và tạo cảm tình với thầy cô. Em chỉ có thể nói ra một lần điều mình muốn mà không thể giải thích tại sao mình muốn, càng khó tìm lời lẽ thuyết phục người khác theo ý mình, hay không biết nói loanh quanh như nhiều bạn khác để chạy tội. Chính vì vậy, khi đi học ở trường hay ở các lớp ngoại khóa, Ken thường hay có những hành vi và phản ứng không phù hợp, như nổi giận, khóc lóc, đánh bạn, …khi không vừa ý hoặc khi cảm thấy mình bị “nói oan”. Bạn bè trong lớp và cả thầy cô, phần lớn không hiểu về hội chứng của Ken, không chấp nhận những gì em làm, bạn bè có thể chọc ghẹo, xa lánh, nói em là “đồ khùng”; còn thầy cô thì thành kiến với em, nghĩ em là con cưng và là đứa không biết vâng lời, thậm chí có thầy cô còn nghĩ là em không trung thực vì em không nhìn vào mặt thầy cô. Trong một bầu không khí như vậy, Ken thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng khi đến trường. Đôi khi Ken có những cơn bùng nổ trong lớp học (1-2 lần trong năm) là hậu quả của những cơn tức giận quá mức.

Chuyện Ken đi học
  1. Nhà trẻ và mẫu giáo
Ở nhà trẻ (dưới 3 tuổi), cô giáo than phiền con không nói bất kỳ cái gì, hiếu động và ít tập trung để ý cô dạy. Khi tập xâu hạt thì con không chịu xỏ kim vào lỗ, mà cứ đổ ra xúc vào các hạt vào ra cái hộp. Suốt cả năm trời (từ 2-3 tuổi) con cũng không phân biệt được màu nào trong 7 màu căn bản, và các hình căn bản (vuông, tròn, tam giác) theo chương trình của trường mầm non. Vào giờ chơi vận động cá nhân con làm tốt nhưng con không chịu hiểu những luật chơi đồng đội trong các trò chơi thay phiên. Trong giờ kể chuyện, sau khi kể xong cô thuờng hay hỏi các con trả lời, và khi cô hỏi thì con hay chui xuống gầm bàn ngồi. Mỗi khi có đoàn kiểm tra đến dự giờ, con là một trong vài bạn sẽ được cô giáo chuyển sang phòng khác chứ không được ngồi trong lớp học.
Tuy nhiên con có thể hiểu và thực hiện các yêu cầu tự phục vụ rất tốt, chẳng hạn như vào giờ ăn biết xếp chén, muỗng vào chỗ, tự xúc ăn một mình hết suất, ngủ ngoan. Ngủ dậy thì biết cất mền gối vào chỗ, tự rửa mặt, thay quần áo, đến lớp và ra về biết chào cô, chào mẹ…
Ken không thích đi học, sáng nào cũng trì hoãn rất lâu ở sân trường, khi mẹ bắt phải vào lớp để mẹ đi làm thì bé ôm mẹ chặt cứng, hôm thì khóc lóc ầm ĩ, khi thì mặt mày sưng sỉa, trì kéo… Nếu mẹ nhờ chú bảo vệ bắt bé vào lớp thì bé sẽ nhào tới cắn mẹ.
Khi hết lớp cơm thường, thông thường thì trường mầm non sẽ chuyển các bé lên học tiếp lớp Mầm của trường, nhưng vì trường con học là trường điểm cấp quận của một quận trung tâm của TPHCM, BGH cố tình loại ra những bé phát triển chậm hơn bình thường và không cho con lên lớp Mầm ở trường này (tiêu chuẩn để bé được học tiếp lớp Mầm tại trường là phải đạt danh hiệu Bé Khỏe Bé Ngoan cấp thành phố). Tóm lại là con bị “đuổi” ra khỏi trường MN, là nỗi đau buồn và thất vọng đầu tiên của mẹ về hệ thống giáo dục mầm non.
Mẹ đành phải chuyển trường cho con về trường gần nhà ở Q. Bình Thạnh để học lớp Mầm. Trong cái rủi lại có cái may, đây cũng là trường tốt của QBT, nhưng các cô giáo lại có một cách cư xử hiểu biết hơn nhiều về tâm lý các bé và thân thiện với phụ huynh hơn. Một điều may mắn nữa là cô giáo lớp Mầm là cô giáo dạy giỏi cấp thành phố (sau khi dạy Ken năm lớp Mầm, năm học tiếp theo cô được cử là Hiệu phó chuyên môn của trường). Trong lớp có 2 cô, một cô giỏi, một cô còn rất trẻ mới ra trường. Cô giáo trẻ này nhiều lần làm mẹ khóc hết nước mắt vì kiểu nhận xét rất bàng quan và thiếu sự quan tâm, thông cảm. Tuy vậy, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo có kinh nghiệm, Ken rất thích đi học và tiến bộ rất nhiều trong năm lớp Mầm, thời gian từ 3.5 tuổi – 4.5 tuổi. Con nói nhiều hơn, nhưng chủ yếu là lập lại những gì người lớn dạy. Đến cuối năm, con có thể tự đọc nhiều bài thơ, hát nhiều bài hát, và bắt đầu tự nói nguyên câu (khoảng 4-5 từ). Từ sau 4.5 tuổi, con học nói rất nhanh. Trong vòng 3 tháng con có thể tích lũy một vốn từ bằng với trẻ em học trong mấy năm, mặc dù kỹ năng nói chuyện vẫn chưa tốt (chưa nói chuyện qua lại được, mà chỉ trả lời câu hỏi hoặc đặt câu hỏi). Con học mọi thứ rất nhanh, chẳng hạn như màu sắc, trước đây học cả năm không biết màu nào, nhưng khi con đã quan tâm học màu, thì trong vòng 1 tuần con có thể nhận biết không chỉ 7 màu căn bản, mà phân biệt được đậm nhạt, và bảng màu mở rộng. Con học số và tính toán cũng rất nhanh, con quan tâm hỏi về lịch dương lịch, lịch âm, và có thể phát hiện ra lịch in sai vào lúc 5 tuổi. Con có thể tìm ra chiếc xe của người nhà rất nhanh trong một bãi xe lớn.
Cho đến khi con vào lớp 1, mẹ vẫn không hề biết là con có những dấu hiệu của trẻ AS, mà chỉ nghĩ là con chậm nói đơn thuần, phát triển ngôn ngữ chậm hơn bình thường một chút. Tuy nhiên mẹ cũng thấy con có điều gì đó khác thường so với những anh chị em họ khác trong nhà, nuôi con và dạy con rất cực, phải rất kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Cho đến khi mẹ sanh em gái (lúc Ken 5 tuổi), thì mẹ mới thấy là nuôi con gái thật khỏe hơn gấp nhiều lần nuôi Ken.
  1. Tiểu học
Như bao bà mẹ khác, mẹ lại tìm trường cấp 1 thật tốt cho Ken học. Đây là một ngôi trường khá nổi tiếng ở Quận 1, có nhiều thành tích dạy và học, nhiều thầy cô giỏi. Con lại gặp may lần nữa khi năm lớp 1 được học với cô TH, giáo viên đạt giải “Viên phấn vàng”, và là một trong số ít giáo viên của trường có danh hiệu “Trái tim người thầy”. Con trải qua năm lớp 1 êm đềm, rất thích đi học, rất thích đến trường, rất thương cô giáo, rất chăm học và cuối năm con là một trong 10 học sinh giỏi tiêu biểu của lớp về kết quả học tập.
Khi học lớp 1, Ken không gặp khó khăn trong việc học đọc, học viết và làm toán. Vào lứa tuổi đó, con đọc rất nhiều sách mà con nhìn thấy, đặc biệt là sách khoa học, địa lý, lịch sử, các quyển atlas và almanac. Có nhiều thứ con không hiểu hết nhưng rất say sưa quan sát hình ảnh và tả lại những hình ảnh đó. Con cũng rât thích tìm hiểu các đời tổng thống Mỹ, nhớ bảng cờ thế giới và dấu hiệu logo của các sản phẩm thông dụng. Tuy nhiên, sự say sưa tìm hiểu thế giới chung quanh và các sự kiện giảm dần khi con lớn lên, khi bài học trong trường ngày càng nhiều hơn và con phải mất nhiều thời gian làm bài tập ở nhà.
Cô giáo lớp 2 cũng có nhiều năm kinh nghiệm dạy học, tuy nhiên cô hơi nghiêm và ít nói. Con gặp trục trặc với bạn bè và cô giáo khá nhiều trong năm học này. Cô than phiền con hay đánh bạn, cô nói không nghe lời, cô hỏi không trả lời và nhìn chằm chằm vô mặt cô. Có một lần một bạn trong lớp mất đồ, cô bắt cả lớp để cặp lên bàn cho cô xét. Ken không chịu để cặp lên bàn vì nghĩ là mình không lấy đồ của bạn. Cô cho là Ken lấy đồ của bạn nên không dám cho cô xét cặp, và điều này làm cho Ken trở nên kích động, làm ầm ĩ náo động trong lớp. Từ đó về cho đến hết năm học, mối quan hệ của Ken và cô trở nên không thân thiện, Ken vẫn đi học nhưng hay có cảm giác lo lắng. Mẹ phải đưa Ken đến gặp chuyên gia tâm lý thường xuyên mỗi tuần. Kết quả thẩm định cho thấy Ken bị khó khăn diễn đạt ngôn ngữ, không bày tỏ được những gì mình muốn, mình nghĩ cho người khác hiểu, và do đó ảnh hướng đến hành vi và tâm lý. Cuối năm Ken vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi, với điểm số xuất sắc nhưng cô giáo cho biết không thể chọn Ken là học sinh tiêu biểu sau quá nhiều rắc rối ở lớp. Khoảng giữa HK2, mẹ đã phải nói chuyện với cô rất nhiều sau khi được chuyên gia tâm lý cho biết về tình trạng của con, cô có vẻ hiểu hơn và bớt thành kiến với con hơn.
Thật sự mẹ không biết con bị rối loạn gì cho đến khi gặp chuyên gia tâm lý vào năm con 7 tuổi (năm 2004). Bà hướng dẫn cho mẹ rất nhiều cách giáo dục con, và nói về những khó khăn của con trong hiện tại và tương lai mà từ trước đến giờ mẹ không hình dung ra được. Cho đến năm 2004, mạng internet chưa phổ biến như bây giờ và những nguồn thông tin, tài liệu về chứng tự kỷ hay Asperger hầu như không có. Nếu như biết sớm, mẹ có thể giúp Ken ổn định tâm lý sớm hơn, chia sẻ với con nhiều hơn giúp con tránh được những cơn stress triền miên trong năm học lớp 2, không chỉ ở trường mà cả ở nhà vì mẹ có em bé. Vào cuối năm học lớp 2, Ken có cơn động kinh đầu tiên khi ngủ, mà phải trải qua quá trình chữa trị và theo dõi trong vài năm, mẹ mới biết con chỉ có cơn động kinh do nguyên nhân tâm lý, khi con quá stress chịu không nổi. Sau này đọc những tài liệu về trẻ AS, mẹ mới biết là trẻ AS là những trẻ có thần kinh nhạy cảm đặc biệt, luôn có những nỗi lo lắng và stress thường xuyên, không bình tĩnh và ngưỡng chịu đựng kém hơn trẻ bình thường.
Lớp 3 và lớp 4 của con trôi qua bình yên hơn vì mẹ đã biết là con bị cái gì, mẹ nói chuyện với thầy cô ngay từ đầu năm học để thầy cô hiểu con hơn và biết cách ứng xử với con. Lớp 5 của con trôi qua thật tuyệt vời và êm đềm nhất trong thời gian 10 năm mẹ nuôi con, con đủ lớn để hiểu những gì mẹ dặn, biết kiềm chế mình hơn, lớp học của con hầu hết các bạn rất ngoan, chăm học và thầy giáo chủ nhiệm cũng rất tuyệt vời, không chỉ dạy giỏi mà còn giúp học sinh cảm thấy rất tự tin và vui vẻ khi đến lớp.
Nói tóm lại, trong thời gian học tại truờng tiểu học, mỗi lớp chỉ có một giáo viên, năm học nào có giáo viên kinh nghiệm, hiểu tâm lý học sinh thì Ken rất bình tĩnh, học rất tốt, ít lo lắng. Còn năm học nào giáo viên nghiêm khắc, ít gần gũi học sinh thì Ken căng thẳng thường xuyên và ba mẹ hay bị giáo viên mời gặp.
  1. Cấp 2
Lên lớp 6, do thay đổi hoàn toàn trường học (do Ken học cấp 1 trái tuyến nên vào cấp 2 mẹ lại phải xin chuyển Ken sang trường khác ở quận khác, Ken không gặp được bạn bè nào đã từng học với mình hồi cấp 1 do đổi sang trường ở quận khác), bạn bè hoàn toàn mới, cách thức học tập khác nhiều so với cấp 1, có nhiều giáo viên dạy nhiều môn hơn, Ken lại bị căng thẳng và lo lắng nhiều, bị dị ứng chảy nước mũi nhiều hơn và quay trở lại nhiều tật xấu (khi nhỏ có nhưng khi 7-8 tuổi hầu như đã chấm dứt) như cắn móng tay, ăn nước mũi. Những hành động này của Ken làm cho bạn bè chọc ghẹo, cười cợt, chế nhạo và Ken khóc lóc hay tức giận. Ken không thích bị thầy cô cho điểm thấp, không thích bị bạn bè và thầy cô phê bình mình trước lớp. Nếu giận bạn, Ken phản ứng bằng cách bôi nước mũi vào tập bạn, hoặc cắn bạn; khi bị thầy cô nhắc nhở hay la rầy, nếu không đồng ý với thầy cô, Ken nhìn trừng trừng vào thầy cô, nhưng im lặng không trả lời câu hỏi. Nếu thầy cô hỏi dồn ép, em có thể hét lại. Khi cô giáo phê bình trước lớp, Ken vẽ xấu cô vào tập.

Sau khi bình tĩnh lại, Ken biết làm mình sai, xin lỗi cô, xin lỗi bạn, xin lỗi ba mẹ. Mẹ cũng hướng dẫn cho con một số cách để kiềm chế những cơn giận như tránh đi nơi khác, xin phép ra khỏi lớp, vào toilet rửa mặt, hít thở sâu, suy nghĩ về hậu quả nếu mình đánh bạn hay cắn bạn, vô lễ với thầy cô. Ken thực hành ở nhà khá tốt, áp dụng đuợc khi giận ba mẹ ở nhà, nhưng ở lớp đụng chuyện thì vẫn không kiềm chế được.

Ken cũng khó khăn khi phải tập trung suốt 2 tiết trong giờ học môn văn. Ken nói thẳng với cô giáo dạy văn là Ken không thích môn văn và Ken cảm thấy bị tra tấn khi học môn này. Cô giáo dạy văn năm lớp 6 rất chịu đựng và kiên nhẫn với Ken. Ken không thích đọc những bài văn dài dòng, không chịu suy nghĩ ý tưởng khi làm bài tập làm văn, mà hầu như chờ người khác làm sẵn rồi học thuộc.

Sau vụ bạo động vào cuối học kỳ 1 ở lớp, Ken được gặp cô hiệu trưởng. Là một hiệu trưởng lớn tuổi và kinh nghiệm nhiều năm, không chỉ là nhà giáo cô còn đã tốt nghiệp cử nhân ngành tâm lý xã hội, nên cô nhận ra ngay Ken là đứa trẻ có vấn đề về tâm lý. Cô mời phụ huynh vào nói chuyện và thật may mắn cô rất hiểu vấn đề của Ken. Cô hứa sẽ quan tâm và hướng dẫn giáo viên có những quan tâm và ứng xử phù hợp với lớp của Ken. Vào học kỳ 2, cả lớp có sự hiểu biết nhau nhiều hơn, nên Ken giảm nhiều những cơn bực tức và lo lắng khi đi học. Tuy nhiên nhìn chung, nhiều bạn trong lớp không thích em và có xu hướng không chơi với em để tránh rắc rối. Em hay có kiểu chơi lấn lướt, nói to, phát biểu linh tinh trong lớp, cười nhiều kiểu quái dị, ít quan tâm hỏi thăm bạn, không chịu tham gia họat động tập thể, các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, thể thao, văn nghệ, … Ken có môt người bạn thân, tính hiền lành, dễ chịu. Ken rất quan tâm đến bạn, thích tặng đồ chơi cho bạn, cho bạn mượn tập để chép bài hay photo dùm bài học cho bạn khi bạn nghỉ học.

Thầy cô ở trường rất cố gắng ứng xử nương theo tính Ken, hiểu và thông cảm với trường hợp của Ken, tuy nhiên cũng khá dè dặt, cảm thấy không thoải mái vì bị các học sinh khác trong lớp khiếu nại là cô cư xử không công bằng.

Lớp 7 là lớp mà thầy cô than phiền nhiều về học sinh nói chung. Hầu hết các em đều rất chướng. Với tính khí như Ken, và bạn bè như vậy, ba mẹ lo lắng con lại sẽ có nhiều xung đột ở trường. May thay, năm học lớp 7 trôi qua trong hòa bình, chắc là nhờ cô giáo chủ nhiệm, là một giáo viên dạy môn toán, đã áp dụng những nguyên tắc kỷ luật rất chặt chẽ nhưng rất tâm lý, có thưởng, có phạt. Ngoài ra, cô cũng hướng dẫn học sinh làm “Sổ báo bài”, sổ này giúp Ken rất nhiều trong việc ghi nhớ phải chuẩn bị bài như thế nào cho ngày hôm sau.

Kết quả học tập của Ken lớp 6 và lớp 7 khá tốt, điểm bình quân tất cả các môn là 8.5. Môn Văn nhờ có cô giáo kèm riêng ở nhà nên điểm trung bình cũng đạt khoảng 7.5. Càng lớn thì Ken càng thấy mệt với môn văn và có xu hướng không muốn học, mẹ và cô giáo phải dụ đủ kiểu, cũng như phải bơm ý vào đầu con rồi bắt con học thuộc, nhờ vậy mà Ken mới vượt qua được mấy bài tập làm văn ở trường.

Mỗi lần qua một năm học, là mẹ Ken lại thở phào nhẹ nhõm, nhưng vẫn còn nhiều lo lắng, vì chặng đường phía trước vẫn còn quá dài. Con sẽ học môn Văn như thế nào khi lên những lớp cao hơn? Khi dậy thì con sẽ thay đổi như thế nào? Mẹ phải tìm trường cấp 3 nào phù hợp với con? Trường cấp 3 nào ở Q.Bình Thạnh hay các quận lân cận có vị hiệu trưởng hiểu về hội chứng của con để có thể hướng dẫn giáo viên giúp đỡ con ở trường? Khi lên cấp 3 bài vở càng nhiều hơn nữa con có chịu nổi áp lực không? Con sẽ vào đại học hay sẽ chỉ học nghề? Lớn lên con sẽ làm nghề gì? Sau này khi yêu con sẽ như thế nào, nếu cô gái nào từ chối tình yêu của con, con có vượt quá được cú sốc tâm lý không? Hàng trăm câu hỏi về tương lai của con làm mẹ lo lắng. Bây giờ con 13 tuổi, nhưng chưa khôn ngoan như các bạn, vẫn yêu ba mẹ, thích ở nhà hơn là đi xa , thích nằm trên cái giường của con chứ không thích nằm giường khách sạn, … mẹ thấy con vẫn trong vòng tay mẹ, nhưng rồi tương lai con phải tự lập và sống tốt khi không còn ba mẹ, đó chính là nỗi lo lắng nhất đời của mẹ bây giờ. Nếu như lúc đó em gái không sống ở gần con, ông bà cha mẹ qua đời hay già yếu, cộng đồng nào sẽ hỗ trợ con?

Mẹ Ken rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và thông cảm của cộng đồng, đặc biệt là các thầy cô giáo, các vị hiệu trưởng của các trường học. Ken sẽ tiếp tục 2 năm lớp 8 & 9 ở ngôi trường cấp 2 quen thuộc của mình, hy vọng là Ken sẽ ổn. Nếu quý vị nào có biết một trường cấp 3 nào ở TPHCM (nào ở Q.Bình Thạnh hay các quận lân cận) mà BGH có hiểu biết về hội chứng của Ken, xin vui lòng giới thịêu cho mẹ Ken biết. Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm đến câu chuyện của Ken.

Mẹ Ken
(Email : daisyhcmvn@gmail.com)


Bỏ thích · · Chia sẻ

  • Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Bài việt của một phụ huynh trẻ ASPERGER gởi đến HỘI THẢO "TRƯỜNG HỌC NÀO CHO TRẺ TỰ KỶ" đã được diễn ra ngày 05.6.2010 tại TP.HCM.
  • Nguyen Ngoc Bai nay hay qua, con minh chuan bi vao hoc mam non day, bsi moi cho biet benh duoc nua thang thoi, minh cung co qua nhieu suy nghi nhu nguoi me nay vay
  • Ly Khánh Cậu bé Ken đi học vất vả quá, nhưng quan trọng là do xã hội còn nhiều người chưa thông cảm với những sự khác biệt của trẻ.
  • Nguyễn Bá Bài viết rất hay. Đây là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ có con bị tự kỷ hoặc Asperger style trước ngưỡng cửa vào tiểu học. Con trai tôi sang năm cũng vào lớp 1 và tôi rất lo lắng cho cháu khi đến trường. Các bạn biết những ngôi trường nào ở Cầu Giấy (Hà Nội) mà giáo viên hiểu được tâm lý và tình trạng của các cháu thì xin giới thiệu giúp với.
  • Linh Đào Em đang chặc lưỡi rùng mình bước vào chặng đường này đây. Em thấy sức ép từ con thì ít, mà từ những người lớn thì nhiều. Con đã như vậy, bố mẹ cũng là cóc nhái khi dẫn con đến trường.
  • Thảo Linh Chi Quá nhiều tâm sự của một người mẹ, chị đang viết thay những nỗi niềm của các bà mẹ TK đấy... Nhưng cũng mừng vì anh Ken còn di học được đến lớp 8 rồi, hy vọng các con Tk đi đâu cũng được giúp đỡ và chia sẻ...
  • Chichchoe Lua Ken may man co duoc cac thay co thong cam voi con nhu vay, mong xa hoi co nhieu hon nhung nguoi hieu va thong cam cho cac con.
  • Ngụy Hương Đọc bài viết này thấy khâm phục sự dạy dỗ của mẹ Ken, rất kiên nhẫn và tình cảm. Hy vọng qua cấp 3 sẽ có 1 trường phù hợp, có những thầy cô hiểu Ken, để Ken hòa nhập tốt với môi trường mới!
  • Nguyen Thanh Huyen Con trai mình năm nay cũng vào lớp 1 đây. Mỗi ngày đi học của con là một ngày lo lắng, hôm nay con có chịu ngồi yên không? có nói nhảm một mình không? có bị các bạn bắt nạt không??????? Mình không cho con học bán trú chịu khó trưa đón về cho ăn, ngủ rồ...Xem thêm
  • Trang Tran Bài viết của mẹ Ken rất hay, các PH có nhiều điều cần học hỏi.
  • Hang Vu Bài viết rất hay và bổ ích. Chúc Ken và mẹ vượt qua năm học mới này suôn sẻ và mọi người sẽ lại được đọc những kinh nghiệm bổ ích của 2 mẹ con.
  • Lan Ngoc Nguyen Ken giỏi thật đấy và mẹ Ken là SupperMummy rồi hihihhi...nếu các giáo viên đều hiểu về tk và As thì hay quá...ai làm trong giới giáo chức, hay có quen người làm giáo chức...xin giới thiệu cho nhau về chứng tk và As
  • Tien Tran Con mình nay 9 tuổi rồi chưa có thể vào được lớp mốt! Bản thân mình là 1 gv ! Chúc mừng gia đình Ken nhé !
  • Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Ngày 1-11-2010 - Ngày Không lên Facebook - Ngày Tạm ngừng Giao tiếp .
    Đây là một sáng kiến toàn cầu nhằm gây quỹ từ thiện và nâng cao nhận thức về TỰ KỶ trên 40 quốc gia.
    Giao tiếp xã hội là một trong những khó khăn thử thách lớn nhất đối với những ngư
    ...Xem thêm
  • Mến Trần Mong sao cho Ken và các bạn TK khác luôn gặp được các thầy cô giáo tuyệt vời như thầy chủ nhiệm lớp 5 của Ken và các năm học đều qua đi một cách êm đềm như thế!
  • Ha Kim Uyen Chao anh Kent,
    Q.Anh dang theo got anh Kent - dang hoc lop 7 - Q.A sinh nam 98 - anh em minh cung co len nhe.
  • Pham Chau Linh Chị Minh Tu Bui ơi: Chị có thông tin gì giúp gia đình Ken không nè. Thương Ken và các bạn cùng cảnh ngộ nhé
  • Pham Chau Linh Trong trường con của mình có vài bạn tự kỷ hoặc cũng có những khó khăn khác, nhưng học chung và được hòa đồng với các bạn trẻ khác. Điều khác biệt là có một nhóm tư vấn theo sát các bạn này để giúp các bạn hòa đồng. Mình thấy có sự phát triển rất rõ rệ...Xem thêm
  • Xuan Ha Nguyen Mình chỉ mong ngoài vấn đề cảm thông thì cần phải có những cơ chế, quy định rõ ràng về quyền của mọi đối tượng hoc sinh!