Chính trường nhà phật

Hình ảnh trên nhật kí


CHÚC MỪNG CÁI THÀNH CÔNG… MUỘN
Ngày 17/1/2013, Phattuvietnam.net đăng tin Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng thành công Đại hội Phật giáo toàn quốc. Đại hội Phật giáo diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/11/2012, mà đến ngày 17/1/2013, tức gần hai tháng sau, trải qua quá trình “thẩm định” và để cho cơn thèm “thành công” ấy đói ngấu, Ban Tôn giáo Chính phủ mới tới chúc mừng cho cái thành công… muộn này, xem như vớt vát thể diện, có còn hơn không…
Nhưng thà cứ nói đó là một cuộc thăm viếng, chúc Tết của Ban tôn giáo Chính phủ nghe còn đỡ hài hước, đằng này lại giật cái tít to đùng “Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng thành công Đại hội Phật giáo toàn quốc”. Thành công như thế nào thì ai cũng đã biết, sau Đại hội chỉ có Bộ Công an là đón tiếp đoàn “cao cấp” của Giáo hội, và nhân sự tại không ít tỉnh thành rối bời, phân hoá, chia phe cánh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ dựa… Chả thế, có tỉnh chức sắc Giáo hội còn “rủ nhau” đi chúc mừng cả các vị vừa được phong tướng.
Sau khi tập trung “đánh hội đồng” thành công Thượng tọa Thích Thanh Quyết (người được Hoà thượng Thích Thanh Tứ chọn kế thừa), nhóm kia đưa ra lý do là thầy Thanh Quyết cậy thế quyền, còn “quá trẻ” để điều hành “các cụ” lớn hơn mình, dù Thượng tọa đã 51 tuổi (ở tuổi mà Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch), và dù các cụ lớn (Phó chủ tịch HĐTS) kia cũng chỉ hơn Thượng tọa từ năm đến mười tuổi.
Trước kia, nhóm lợi ích này được cho là rất “gần gũi”, “thân mật” với Thủ tướng, Phu nhân và con gái Thủ tướng, nhưng sau khi biết Thủ tướng mất uy tín, có khả năng không còn tại vị, nhóm này lập tức “chạy” sang phía ngài Trương Tấn Sang và phu nhân của ngài… Và thế là dư luận đặt ra một câu hỏi to đùng về nhân cách chức sắc.
Có điều, chẳng biết từ đâu mà một tác động “vô hình” khiến Thủ tướng vẫn tại vị, và có vẻ sẽ lại mạnh lên. Thế là “ngẫu nhiên” sau khi biết tin Thượng tọa Thích Thanh Quyết có mặt cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khánh thành thuỷ điện Sơn La. Mấy ngày sau lập tức nhóm “đánh hội đồng” kia “vận động” thế nào đó để được đến gặp Thủ tướng, kết quả cái đoàn gọi là “cao cấp” ấy không được Thủ tướng tiếp ở Trụ sở Chính phủ mà chuyển đến phòng tiếp đón số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội. Và chủ đề “sa môn bất bái quân vương” lại rộ lên trên một số diễn đàn.
Đức Pháp chủ dạy: “Đạo Nho người ta còn nói: “núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về”, huống hồ Đạo xuất thế nhà ta? Dân chúng còn biết bảo nhau: “Đào thắm thì đào lại phai, thoang thoảng hoa lài thì mới bền lâu”, huống hồ đệ tử Phật lại không hiểu lý vô thường? Họ đến thăm nhà ta hay nhà ta có việc đến gặp họ thì cứ phải phép mà đón mà đi. Rồi đến khi họ về, hay ta quay về, cứ phải phép mà tiễn mà về. Mặn nồng, thân mật rồi cũng có lúc lạt phai, nhạt nhẽo. "Khéo đến khéo đi, đến đi vô ngại, khắc phục phàm tình, nồng hậu Thánh tình" là điều nhà Phật nên trì thủ”.
Thật thấm thía!
Thích · · Chia sẻ · Thứ Bảy

  • 95 người thích điều này.
  • Ly Khanh Tran Đức Pháp chủ dạy: “Đạo Nho người ta còn nói: “núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về”, huống hồ Đạo xuất thế nhà ta? Dân chúng còn biết bảo nhau: “Đào thắm thì đào lại phai, thoang thoảng hoa lài thì mới bền lâu”, huống hồ đệ tử Phật lại không hiểu lý vô thường? Họ đến thăm nhà ta hay nhà ta có việc đến gặp họ thì cứ phải phép mà đón mà đi. Rồi đến khi họ về, hay ta quay về, cứ phải phép mà tiễn mà về. Mặn nồng, thân mật rồi cũng có lúc lạt phai, nhạt nhẽo. "Khéo đến khéo đi, đến đi vô ngại, khắc phục phàm tình, nồng hậu Thánh tình" là điều nhà Phật nên trì thủ”.
  • Ly Khanh Tran Đức Pháp Chủ GHPGVN dạy hay thế mà sao các vị dưới trướng vẫn không nghe Đức Ngài lạ thật thầy Thích Thanh Thắng nhỉ.
  • Thanh Thiên Sau khi đọc bài báo trên PTVN, chờ bài viết của sh Thích Thanh Thắng. Thể nào cũng có trà để uống buổi sáng mà
  • Ly Khanh Tran Chúc Tết thì quá sớm mà chúc Đại hội thành công thì quá muộn, vậy người ta chúc gì? ôi thôi mình cứ "lẵng lặng mà nghe nó chúc nhau"...thôi
  • Sea Free Thiện tai! Thiện tai!
  • Namo Avalokitesvara Thầy ơi, tụi con nương tựa Phật, nương tựa pháp, nương tựa người chân tu, chứ tụi con có nương tựa chức sắc giáo quyền đâu ạ:)
  • Deu Minh Tieu Thiện tai! Thiện tai!
  • Thùy Linh Ta Bà là vậy sao, thưa thầy?
  • Phật Tử Quảng Tuệ Con cứ tưởng xuất ra tu hành là yên ổn rồi vậy mà cũng nhiều phiền não nhỉ.
  • Phương Oanh Nguyễn Người thấy tài sắc danh vọng sinh lòng tham đắm và muốn chiếm đoạt nó là bị hắc ám. Ông của con từng nói vậy
  • Phương Oanh Nguyễn "chuyện của ai náy làm ..không sen vào chuyện của ai là tốt nhất ..chuyện gì nên nói thì nói còn không nên thì chúng ta cứ iêm lặng mà làm chuyện khác giúp ích cho đời"... Nhưng cũng có những việc không ai dám nói ra vì họ ngại "đụng chạm", vì vậy rất cần có người lên tiếng. Dù ở phương diện nào thì một cuộc sống bàng quan cũng như việc bàn tay tô đắp cho những ngôi nhà cát trước mực thủy triều
  • Deu Minh Tieu tại sao bạn lại nói là vô nghĩa
  • Deu Minh Tieu theo bạn nói là đúng chúng ta phải cần lên tiếng nói ..như trong cái tiếng nói bạn có biết rằng ở sao lưng kia là một thế lực đen tối đang bao vay quanh ta không ?. nên mỗi người chúng ta phải làm cách nào không ai mít lòng nhau , tại sao mình không làm chuyện khác mà cứ chỉ trích người khác ..như bạn có nghĩ rằng mình có làm gì lọi ích cho đời chưa . tại sao mình không dùng kiến thức của mình làm chuyện khác . sao không dùng những sự sáng tạo mình giảng đạo cho họ nghe . hoặc có thể làm chuyện lớn hơn nhiều ..nhà bác học aretsenlo thường nói lùi một bước để tiến hai bước , nên mọi người đừng nên bình luận gì thêm nửa
  • Phương Oanh Nguyễn "Sách vở" cũng như một con đường vẽ trên trang giấy-đẹp-rõ ràng-nhưng không đi được. Từ cái hình vẽ đó, con người biết đắp nên một con đường để đi-nhưng nó bằng phẳng-gồ ghề-và cái cảm giác đi trên nó như thế nào thì chỉ có người đang bước đi mới cảm nhận được về nó
  • Không Ai Cả Thẳng thắn mà hơn văn vẻ thì có vẻ là quê mùa, văn vẻ thắng thẳng thắn thì lại hơi cứng nhắc. Văn vẻ và thẳng thắn ngang đều nhau. Ấy mới thực người " Quân Tử".
  • Thuong Thai Thời buổi này mà vẫn có người nói chuyện ai nấy làm, hèn gì xã hội ngày càng u tối. Chẳng có thế lực đen tối nào làm gì được mình nếu bản thân mình tốt đẹp.
  • Nguyen Binh Chung quy cũng chỉ lợi với danh thôi. Mấy vị này không biết có học kinh tế không mà tính toán lời lỗ còn hơn bố của Tần Thủy Hoàng. Bố của Tần Thủy Hoàng chỉ dám buôn vua, mấy vị này siêu hơn, buôn cả Phật.
  • Thích Giác Đạo Bài viết "Chụp ảnh phóng to Chư tôn đức với lãnh đạo thế quyền: nên hay không nên?" thật chí lý quá. Nhất là dẫn câu nói của Đức Pháp chủ, không gì tuyệt vời hơn.http://www.phattuvietnam.net/diendan/22022-nen-hay-khong-nen.html
  • Binh Chanhtam lau rui moi co cai doc vui the nay..... thank .......
  • Thái Hòa đạo còn như vậy thì đời bảo sao không bung bét. adidaphat

XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ

Trang để tải về:XOÁ SỔ NHỮNG CƠN BÙNG NỔ TÂM LÝ
cuốn sách này viết về chứng tự kỷ và asperger khá hay nhưng vì dài nên không đưa vào blog tải về dễ dàng. Dưới đây là trích đoạn

Gia đình một em học sinh lớp 1 đến gặp tôi vì lo lắng cho con trai mình. Cháu đã rất khó
khăn trong suốt năm học mẫu giáo. Nhà trường miêu tả cháu là một đứa trẻ thông minh nhưng
lúc nào cũng săn sàng có những cơn bùng nổ tâm lý không thể đoán định. Tôi đã gặp một mình
mẹ cháu để thu thập các thông tin về cháu. Chị giải thích cháu rất ngoan ngoãn, tốt bụng nhưng
thường xuyên bị hiểu lầm ở trường. Tuần sau đó, chị mang cháu tới để gặp tôi.
Cậu bé đi vào phòng với một món đồ chơi trên tay. Tôi nói với cháu bằng giọng rất hồ hởi:
“Chào Chris, rất vui được gặp cháu.” Nhưng cậu bé chẳng ngẩng đầu lên nhìn tôi, cũng chẳng
đáp lại, chỉ tiếp tục chúi mũi vào món đồ chơi cháu cầm theo. Tôi biết cháu có nghe thấy tôi nên
tôi lại hỏi: “Chris, cháu có cái gì đấy, cho chú xem được không?”. Vẫn không có câu trả lời. Tôi
lại nói: “Chúng ta có thể nói chuyện một chút được không, cháu có thể mang cả đồ chơi của cháu
vào.” Vẫn không có câu trả lời.
Tôi quay sang mẹ cháu và hỏi chị thường làm gì trong những trường hợp thế này. Chị ấy
nói rất to rằng chị ấy sẽ lấy món đồ chơi của cháu. Tôi nói, cố tỏ ra bình tĩnh – “Gượm đã, chị
đừng làm thế. Chris, sao cháu không mang cả đồ chơi của cháu vào đây nhỉ?” Cậu bé lấy 2 tay
bịt tai lại khi tôi nói và gào lên “Không không không” và lờ tịt tôi đi.
Tôi cảm thấy thật bất lực, y như đêm hôm trước bọn trẻ con nhà tôi cũng cố tình lờ tôi đi
khi tôi bắt chúng đi ngủ. Điều này thật khó chịu. Tôi bắt đầu nghĩ hay là để các nhân viên của tôi
thử làm việc với bọn trẻ xem sao. Mặc dù vậỵ, tôi đã cố thử thêm lần nữa. tôi cởi một chiếc giầy,
để một chiếc bút chì lên mũi và nói với chiếc giầy: “Chris, chào Chris, cháu có ở đấy không?”
Tôi thấy cháu cười. Và chả nói gì thêm, cháu theo tôi đi vào văn phòng.
Tôi biết rằng làm việc với cậu bé này sẽ còn khó khăn đây khi có một khởi đầu như vậy.
Tôi quyết định nhanh chóng rằng phải thiết lập một cơ chế khen thưởng cho cháu để cháu có tâm
trạng tốt. Mẹ cháu bảo cháu thích sô cô la và vì thế, tôi nói với cháu: “Mỗi lần cháu nói chuyện
với chú, chú sẽ cho cháu một tờ tiền giả vờ như thế này, và khi cháu có 5 tờ, cháu có thể lấy bất
cứ món sô cô la nào trong cái túi của chú ở kia.” Tôi bắt đầu bằng cách hỏi cháu những câu hỏi
không mang tính doạ dẫm như tên bố cháu là gì, tên anh cháu là gì... Chỉ trong một phút cháu đã
kiếm được 5 đô la. Tôi nói: “Nhìn xem cháu có gì này: 1, 2, 3, 4, 5 đô la. Tiếp tục nào, cháu có
thể có tất cả chỗ sô cô la cháu thích.” Ngay lập tức, cháu trợn mắt lên đầy giận dữ, bò xuống
dưới gầm bàn của tôi, đá chiếc ghế của tôi và bắt đầu đâp khuỷu tay và bức vách thạch cao mạnh
tới nỗi làm nó thủng một lỗ tướng. Cháu không nghe gì tôi nữa và bắt đầu đập phá văn phòng
của tôi.
Đây là kiểu bùng nổ hoàn toàn và đến khi cháu vào lớp một vẫn còn tiếp diễn. Liệu cậu bé
con này có cần những hình phạt nặng hơn? Liệu đây có phải là kết quả của việc thiếu những hình
thức kỉ luật ở nhà hay ở trường? Theo những gì tôi được biết thì cả ở nhà và ở trường đã áp dụng
cả hình thức khen thưởng lẫn kỉ luật cháu. Và việc mẹ cháu đe doạ sẽ trừng phạt nhiều hơn nữa
sau phiên trị liệu này chắc chắn sẽ không làm cháu bình tĩnh lại. Tôi đã diễn trò, nhảy múa và đã
làm cho cháu cười và bình tĩnh trở lại, nhưng câu hỏi vẫn tồn tại: tại sao điều này lại diễn ra và
liệu nó có tiếp tục diễn ra nữa không?
Mẹ cháu cho tôi biết thêm nhiều chi tiết mà qua đó tôi đã phần nào hiểu được nguồn cơn
câu chuyện. Cháu gặp rất nhiều khó khăn khi học phép tính cộng ở trường, và khi tôi nghĩ rằng
tôi thưởng cho cháu khi hỏi “này, xem cháu kiêm được mấy đô la này” thì cháu đã nghĩ “ông này
lại bắt mình làm toán đây”, và thế là cháu cảm thấy căng thẳng. Những giây phút khó khăn này
thật sự gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Nó có thể khiến những hành vi giận dữ khó lòng kiếm
soát được như đấm đá, hét, không chịu lắng nghe, chửi bới... Từ quan điểm của tôi:
“Sự bùng nổ tâm lý là những phản ứng bi quan về mặt cảm xúc lên đến đỉnh điểm”
Lời khuyên thông thường cho cha mẹ: Bắt đầu bằng việc áp dụng một cách kiên định
những qui định và thưởng phạt rõ ràng.

Kỳ lạ bé 20 ngày tuổi đã biết nói


Chuyên này không biết có nên tin? Nguồn Nguyễn Tấn Dũng

Suốt mấy ngày nay, nhiều người dân kéo nhau đến nhà vợ chồng anh Trần Văn Đẩu (SN 1973) và chị Cao Thị Lan (SN 1974) để ‘xem’ đứa trẻ 3 tháng tuổi biết nói như lời người trong gia đình.
Theo vợ chồng anh Đấu, bé Trần Hương Giang (SN 11/10/2012). Tính đến thời điểm này, bé Giang vừa tròn 3 tháng 5 ngày tuổi. Bé Giang là con thứ 4 của hai vợ chồng anh Đấu.
Chị Lan và bé Trần Hương Giang
Chị Lan và bé Trần Hương Giang
Chị Cao Thị Lan cho biết, khi sinh ra, bé Giang bụ bẫm và ngày càng hiếu động, đôi mắt sáng, trán cao rộng…
“Khi bé mới được 20 ngày tuổi, lúc để bé trên giường, bất ngờ tui nghe bé gọi mẹ ơi. Sau đó thì gọi ba ơi. Thú thực, lúc đó tui giật mình và lo sợ. Đem chuyện kể cho chồng. Lúc đầu anh ấy không tin. Đến khi anh ấy đang nằm bên con bé thì bất ngờ nghe bé gọi: ba ơi. Lúc đó anh Đấu mới chịu tin” – chị Lan kể.
Nhiều lần như vậy, vợ chồng chị đã theo dõi xem bé có còn gọi ba ơi, mẹ ơi nữa không. Suốt mấy ngày sau, bé Giang nằm chơi và vẫn tiếp tục gọi như vậy.
“Có lần tui đang cho bé nằm trên giường để pha sữa. Chưa kịp pha thì bé khóc và kêu “mẹ ni” – chị Lan kể thêm.
Điều kỳ lạ, theo chị Lan, là mấy anh chị của bé Giang khi nghe bé nói đã đọc các chữ cái a, b, c, o, ô, e xem em gái có đọc theo được không. Bất ngờ bé Giang cũng đọc theo “e, b, o, ô” rất rõ.
Chị Lan cho hay, việc bé Giang biết nói từ lúc còn 20 ngày tuổi đã được gia đình giấu kín vì sợ người ngoài biết sẽ đến xem.
Cho tới khi bé bị ốm, đưa lên Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam ở thị trấn Núi Thành điều trị lại kêu “mẹ ơi” rồi “ba ơi” làm cho những người khác bất ngờ.
Từ đó, chuyện bé Giang biết nói được mọi người đồn ra ngoài và anh chị không giấu được chuyện.
Bà Nguyễn Thị Cúc (68 tuổi, là hàng xóm) khẳng định: “Tui nghe bé Giang biết nói khi nó chưa đến ba tháng tuổi. Hôm đó tui chạy qua nhà thăm hai vợ chồng nó và tận tai nghe bé Giang kêu “ba” và “mẹ”. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến chừ lần đầu tiên tui mới chứng kiến cảnh đứa trẻ 3 tháng tuổi biết nói”.
Chuyện bé Giang biết nói được nhiều người dân trong khu vực đồn thổi khiến nhiều người hiếu kỳ kéo đến để xem và nghe.
Tuy nhiên, khi có đông người, bé Giang chỉ nằm yên và cười.
(BVN)