Đất nước Việt Nam vừa trải qua 12 tháng nhiều sự kiện đầy kịch tính từ chính trị, xã hội tới kinh tế và quốc phòng.
BBC điểm lại những tin tức chính thu hút nhiều bạn đọc đến với trang bbcvietnamese.com trong năm 2012.
1. Cưỡng chế đất đai
Vụ Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 gây bất bình trong dư luận
Năm 2012 khởi đầu với những phát đạn hoa cải ở
Bấm
Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế trái luật khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Vươn và gia đình bị tố cáo bắn bị thương một số công an và quân nhân trong vụ cưỡng chế hồi đầu tháng Một.
Truyền thông trong nước mạnh mẽ chỉ trích các quan chức Hải Phòng và dẫn lời tướng
Bấm
Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, nói:
"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được
người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi
tiêu cực như vậy? Điều này cần được khẩn trương làm rõ."
Hôm 28/12, báo chí trong nước nói ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai người anh em khác bị đề nghị truy tố
Bấm
tội giết người trong khi vợ của hai ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Sau Tiên Lãng, một vụ cưỡng chế với số đông công an hơn, dù không có sự tham gia của quân đội như Tiên Lãng, đã diễn ra tại
Bấm
Văn Giang, Hưng Yên hồi tháng Tư.
Người dân tố cáo chính quyền dùng
Bấm
vũ lực mạnh và hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã bị hành hung.
Đây chỉ là hai vụ lớn nhất trong số các vụ cưỡng chế đất đai trong năm qua ở Việt Nam.
2. 'Đồng chí X'
Trong tháng 10, một sự kiện được theo dõi sát sao là
Bấm
Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản mà kết quả là không ai bị kỷ luật vì để xảy ra các sai phạm kinh tế và tham nhũng tràn lan.
Ông Dũng nói Đảng còn giao nhiệm vụ, ông còn làm
Điều này diễn ra bất chấp chuyện toàn thể Bộ
Chính trị và cá nhân một ủy viên, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi
là 'đồng chí X', bị đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 thành
viên chính thức.
Mặc dù truyền thông Việt Nam không nêu tên nhưng
các hãng thông tấn nước ngoài đều nói 'đồng chí X' chính là Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, người được tờ The Economist nói tới trong bài '
Bấm
Chúng ta tha cho chúng mình'.
Sau hội nghị, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên
44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
nói với BBC Đảng nên triệu tập
Bấm
Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật 'Bộ chính trị và một ủy viên'.
Sang tháng 11, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gợi ý với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ nên bắt đầu "
Bấm
văn hóa từ chức" nhưng vị Thủ tướng nói Đảng còn giao cho ông nhiệm vụ thì ông còn làm mặc dù ông không 'xin' Đảng Cộng sản giao việc cho ông.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận ra rằng họ cần
Bấm
thay đổi nhưng có vẻ lúng túng trong chuyện thực hiện.
3. Nhóm lợi ích
Tranh chấp phe nhóm và
Bấm
nhóm lợi ích là hai vấn đề 'nóng' trong nhiều tháng qua. Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh
Bấm
nhận định hồi tháng Chín:
"Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên
quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán
bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
"Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh,
huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh
sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Một
Bấm
cựu quan chức nói các nhóm lợi ích luôn "gắn với một ông quan
chức nào đấy" và nói khó có thể chống tham nhũng nếu chính các quan
chức này cũng phụ trách luôn việc chống tham nhũng.
4. Ai làm báo?
Năm 2012 chứng kiến sự phát triển của một số blog chỉ trích chính quyền mà các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi là "phản động".
Trong số các trang này có Quan làm báo và Dân làm báo, hai trang bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cấm đọc.
Con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng, cũng chỉ trích những '
Bấm
blog phản động' trong một cuộc phỏng vấn.
Sự xuất hiện của
Bấm
Quan làm báo được xem là biểu hiện của những 'căng thẳng cung đình' bị 'bật mí' ra tại Việt Nam.
Cho tới giờ danh tính của các tác giả trên Quan làm báo vẫn còn là điều bí ấn.
Một trong những người bị cáo buộc đứng đằng sau
trang web này, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, nói với BBC
rằng bà và em trai, Đặng Thành Tâm,
Bấm
không có liên quan gì tới Quan làm báo.
5. 'Bầu' Kiên
Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên được cho là nằm trong bối cảnh tranh chấp phe nhóm chính trị
Một loạt các cuộc
Bấm
bắt bớ và xét xử liên quan tới sai phạm kinh tế đã diễn ra mà
vụ 'Bầu' Kiên, tức doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, đã gây ra cú sốc cho thị
trường tài chính Việt Nam.
Ông Kiên bị
Bấm
quy vào hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau ông Kiên, lần lượt Tổng giám đốc và Chủ tịch
Hội đồng quản trị, một cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, của ngân hàng
có tiếng ACB đã bị bắt vào khởi tố.
Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư
Bấm
Trần Xuân Giá và một số nhân vật khác được tại ngoại hầu tra.
6. Vinashin - Vinalines
Hai vụ thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng ở hai tập
đoàn chuyên đóng tàu (Vinashin) và vận tải hàng hải (Vinalines) đã dẫn
tới các án tù lâu năm hoặc truy nã và bắt bớ.
Cuối tháng Ba, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án
Bấm
20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng trong
đó tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là
ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Sang tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị
Bấm
truy nã quốc tế và
Bấm
bị bắt vào tháng Chín.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá
Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở
Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống '
Bấm
như chuyện đùa'.
7. Đường 'lưỡi bò'
Quan hệ Việt - Trung tiếp tục có nhiều căng
thẳng liên quan tới chủ quyền biển đảo và người dân đã nhiều lần xuống
đường để bày tỏ sự bất bình.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông
Lần
Bấm
biểu tình cuối cùng, vốn nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, diễn ra hôm 9/12.
Một đương kim Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh
Bấm
nói chính quyền không muốn có biểu tình vì "lửa nhỏ có thể
bùng thành đám cháy to" do người dân đã không còn tin vào chính quyền,
vốn đã làm "quá nhiều điều sai trái".
Cuộc biểu tình hôm 9/12 diễn ra ít lâu sau khi
tàu Trung Quốc bị cáo buộc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam
và Bắc Kinh in hình 'lưỡi bò' thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển
Đông lên hộ chiếu mà Việt Nam từ chối đóng dấu.
Trước đó Việt Nam đã thông qua
Bấm
Luật biển khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và cả Hoàng Sa, hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.
Đáp lại, Bắc Kinh xác nhận việc thành lập thành
phố Tam Sa để quản lý các đảo trong đó có Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa
(Trường Sa).
Trong năm, Việt Nam tiếp tục đón các
chuyến thăm viếng của hải quân nước ngoài và tăng cường quân bị
qua việc đặt mua
Bấm
tàu chiến, phi cơ.
8. Blogger lãnh án
Hồi tháng 9/12, ba blogger được nhiều người biết
tới, Điếu Cày (ông Nguyễn Văn Hải), bà Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý
& Sự thật) và Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải) bị kết án tổng
cộng 26 năm tù giam.
Ông Hải bị kết án 12 năm, bà Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải bốn năm. Trong phiên
Bấm
phúc thẩm hôm 28/12, chỉ riêng ông Phan Thanh Hải được giảm án một năm xuống còn ba năm tù giam vì đã "nhận tội".
Mẹ bà Tần đã
Bấm
tự thiêu trong lúc con gái bị giam giữ.
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ việc
Việt Nam dùng những điều luật "mơ hồ" để bỏ tù những người có quan điểm
khác với chính quyền.
Việt Nam cũng bị Tổ chức Phóng viên Không biên
giới coi là 'kẻ thù của internet' vì xét xử và sách nhiễu những cây viết
trong không gian ảo, những người chính quyền nói bị trừng trị vi phạm
pháp luật.
9. 'Hạt giống đỏ'
Cô Tô Linh Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong hai tháng
Một trong những tin thu hút sự chú ý của dư luận
hồi tháng Tư là chuyện con ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, Trưởng ban
Tổ chức Trung ương Đảng, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh
nghiệp nhà nước Vinaconex - PVC.
Cô
Bấm
Tô Linh Hương, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành quan hệ quốc tế.
Nhưng con gái ông Rứa đã nhanh chóng
Bấm
rời ghế chủ tịch hồi tháng Sáu, hai tháng sau khi nhậm chức.
Hồi tháng Một có tin con trai út 23 tuổi của một ủy viên Bộ Chính trị khác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành
Bấm
cán bộ đoàn cấp cơ sở sau khi du học ở Anh Quốc trở về.
Tới tháng 12/12, anh Nguyễn Minh Triết được bầu vào
Bấm
Ban chấp hành Trung ương đoàn.
Bấm
Chị gái của anh Triết, bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, là
lãnh đạo của một số công ty trong đó có chức Chủ tịch Hội đồng quản trị
ngân hàng Bản Việt.
Anh trai của anh, Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi là
Bấm
ủy viên trung ương dự khuyết và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
10. 'Bên Thắng Cuộc'
Cư dân mạng xôn xao về cuốn sách của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin trong những tuần cuối năm 2012.
Nhà báo Huy Đức viết về những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ trong cuốn Bên Thắng Cuộc.
"Sự
thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các
vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không
phạm các sai lầm mới."
Bấm
Tác giả sách nói: "Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra
phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người
đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Sách được
Bấm
đánh giá là giúp người đọc "hình dung ra được khá rành
mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh
đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di
chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt
liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức."
Phần một của Bên Thắng Cuộc với tựa đề Giải
Phóng đã trở thành sách bán chạy nhất trong phần lịch sử Đông Nam Á trên
Kindle Store của Amazon.
Vì gợi lại nhiều vấn đề tại Việt Nam
thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, cuốn sách tiếp tục nhận
các luồng ý kiến khen và chê trong các giới người Việt.
Một độc giả trên Amazon nói sách được viết "khá
vội vã với lối hành văn và vô vàn các chi tiết được đưa vào" và "sách
còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả, và lỗi đánh máy."
Trong khi đó một nhân vật được nêu trong sách
cũng công khai lên tiếng nói rằng bài báo nói ông và đồng đội đầu hàng
quân miền Bắc mà tác giả trích lại là không chính xác.
Tác giả Huy Đức hiện tiếp tục hiệu đính
cho bản in của cuốn sách, ông cũng cho các bạn trên Facebook hay
ông sẽ phản ánh những phản hồi của bạn đọc trong lần xuất
bản tới.