"Khám" bệnh nhân "giun bò lổm nhổm dưới da" ở Hà Nội


(Kienthuc.net.vn) - Trường hợp bệnh nhân Lê Lan, 41 tuổi (Khương Đình, Hà Nội) phát hiện những con giun bò lổm nhổm dưới da, theo kết luận của Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa vi rút Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đó là loại giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).
Theo đó, giun lươn có cách thức lây truyền như sau: giun lươn cái cư trú trong niêm mạc tá tràng, đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng ngay trong lớp niêm mạc tá tràng. Một số ấu trùng theo phân ra ngoài, một số xuyên qua niêm mạc vào hệ tuần hoàn. Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng tự nhiễm. 

Ấu trùng ra ngoại cảnh sẽ lột xác nhiều lần, người bị nhiễm do tiếp xúc với ấu trùng có khả năng gây nhiễm. Ấu trùng sẽ xuyên qua da vào tuần hoàn phổi, xuyên qua thành mạch vào phế nang. Từ phế nang ấu trùng ngược theo đường phế quản tới hầu họng, xuống dạ dày rồi tới cư trú và trưởng thành tại tá tràng. 

Bác sỹ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa vi rút Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Những người làm ruộng, làm vườn,… đi chân đất dễ bị tiếp xúc và bị giun lươn thâm nhập nhất. Như vậy, giun lươn thâm nhập chủ yếu vào cơ thể con người qua da. Đặc biệt, là những kẽ móng tay, móng chân, những vết sứt, vết tổn thương trên da.

Những người nhiễm giun lươn đầu tiên thường có triệu trứng đau bụng âm ỉ vùng trên rốn, lệch về phía bên phải. Đầy bụng, ăn chậm tiêu, sụt cân. Khi giun lươn thâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là đi ngoài phân lỏng, phân có thể có nhày và mùi tanh.

Trong trường hợp phát hiện chậm, người bệnh sẽ có triệu trứng phát ban ra ngoài kiểu mày đay mãn tính. Hay có thể thấy các đường ngoằn ngèo trên da.

Đặc biệt, với người có tình trạng miễn dịch kém như người bị đái tháo đường, nghiện rượu, ung thư, người bị các bệnh như gan, thận, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV/AIDS… nếu bị nhiễm giun lươn sẽ xuất hiện các triệu trứng nặng hơn như: viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. Khi giun lươn thâm nhập vào phổi sẽ có các triệu trứng như: viêm phổi, chảy máu phổi, khó thở nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến tử vong.
 Bệnh nhân bị nhiễm giun lươn.

Bên cạnh đó, giun lươn còn gây các tổn thương cho da. Biểu hiện là những chấm hoặc những nốt xuất huyết dưới da, các đường ngoằn nghoèo màu đỏ dưới da do ấu trùng di chuyển. Giun lươn thâm nhập vào cơ thể gây đau cơ khớp, nổi hạch to. Nặng hơn, giun lươn gây tổn thương thần kinh như viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Việc chuẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm giun lươn cần tiến hành xét nghiệm phân, kiểm tra dị ứng nguyên trong da, nội soi tá tràng, sinh thiết tìm giun lươn, nội noi phế quản tìm ấu trùng giun lươn…

Theo Bác sỹ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, người bị lây nhiễm các loại giun hay sán nói chung, đều gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm của từng loại giun, sán còn phụ phuộc vào nơi cư trú như: phổi, tá tràng, ruột, não… hay phụ thuộc vào các biến trứng như: thủng ruột, khó thở, tắc thở…

Đối với giun Gnathosma spinigerum, sống trong các loại thủy sản như lươn, ốc, ếch… thâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống. Người bị nhiễm ký sinh trùng giun Gnathosma spinigerum quá lâu các khối áp xe bị xơ hóa, gây biến dạng các bộ phận trên cơ thể nơi giun cư trú như:  mặt, tay, chân... 

Với loại sán dải bò (Taenia saginata), một loại ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt, nang sán nằm trong thớ thịt bò thâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán dải bò hút chất dinh dưỡng để sống. Người nhiễm phải chúng thường xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải. Bệnh nhiễm sán dải bò không khó chữa nhưng dễ tái phát bởi trứng của chúng từ người nhiễm, vương vãi khắp chăn, màn, chiếu, gối, bàn ghế… Muốn chữa trị dứt hẳn bệnh nhiễm sán dải bò, bác sĩ phải yêu cầu cả gia đình bệnh nhân phải uống thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo đó, bác sĩ Lâm khuyến cáo người dân phải vệ sinh môi trường, xử lý tốt phân thải, không phóng uế bừa bãi. Đặc biệt, với những người làm vườn, làm ruộng, người chăn muôi gia súc… thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất ẩm cần có biện pháp phòng hộ lao lao động như: đi ủng, đeo găng tay.

Thiên Sứ ( Phạm Thị Hoài )


Phạm Thị Hoài

Xem nhanh:

Chương 1: CỬA SỔ

Nhà độc 1 phòng, 16 mét vuông gạch men nâu; phòng độc 1 cửa sổ, lỗ thủng hình chữ nhật lúc thì màu xanh, lúc thì vàng óng, lắm khi xám xịt, đóng khung lên thế giới men nâu của tôi. 400 ô vuông nâu và 1 khuôn chữ nhật biến ảo, xoay như xoay rubic.

Cửa sổ không mở vào hoa, giá có hoa, bất kể loại hương nào, tôi đã thành một cô gái lãng mạn. Tôi dị ứng kịch liệt trước các kiểu lãng mạn. Lỗi tại cái cửa sổ. Nó cũng không mở lên các mái nhà, tốt nhất là mái nhà ngói cũ như trong tranh 1 họa sĩ nào đó mà chị tôi hâm mộ, thế, ắt tôi đã thành đứa tò mò, chuyên háo hức tìm xem những chuyện xảy ra trong các căn phòng xa lạ có an nhập với lời rao truyền trên mái. Tôi không tò mò, không giàu trí tưởng tượng, không lãng mạn. Bố mẹ yên tâm về tôi là đúng.

Nó mở thẳng vào tim một con đường dẫn tới cổng nhà máy rượu bia, tên gọi căn cứ theo biển đề trên cánh cửa sắt hoen rỉ xộc xệch mỗi ngày 2 lần loảng xoảng. 400 ô vuông nâu của tôi lần lượt lọt qua khuôn chữ nhật biến ảo, chỉ xếp hàng đến cánh cửa ấy là hết, là phải lộn về, cuộc dạo chơi chớp nhoáng.

Ngày 2 lần tôi nghiên cứu những gương mặt, những dáng người ào đến, mất hút, hoặc ào đi, mất hút, trong và ngoài cánh cửa ấy. Đến bây giờ, tôi vẫn trung thành với bảng phân loại các giá trị của mình về loài người. Chỉ có 2 loại. Người có khả năng âu yếm dịu dàng, và người không có khả năng ấy. Thời gian đầu, đám đông từ nhà máy đổ ra giờ tan tầm làm tôi lóa mắt. Tôi phải chọn từng người, thận trọng tìm bắt những dấu hiệu phân loại cần thiết. Này là 1 cô gái có đôi vai mảnh dẻ, mảng dẻ đến mức như tan biến trong nỗi đợi chờ vô tận của cặp mắt, tôi thầm khuyên tất cả đàn ông trên đời hãy mau mau đến nhận phần âu yếm mà cô có thể ban phát chẳng bao giờ cạn. Này là 1 người đàn ông 40 tuổi tóc đen nhánh, bắp thịt cuồn cuộn có nụ cười ấm lòng. Tôi hình dung 1 bàn tay nhỏ xíu mềm mại trong bàn tay rộng của anh và thấy bụng mình thót lại vì quá dễ chịu. Còn đây 1 thanh niên trán phẳng lì và cặp môi mỏng cương quyết, hắn mạnh mẽ và tôi ghê sợ sự mạnh mẽ ấy. Làm sao có thể hình dung hắn hôn 1 thiếu nữ mà không nghiền nát cô như nghiền nát 1 con giun trong chán vạn giun dế ở đời.

Có những gương mặt trông như thể chưa bao giờ mỉm cười cùng ai.

15 năm trời, bao nhiêu người đã đi qua bảng phân loại của tôi? Họ là ai, nghề nghiệp, tuổi tác, đẹp xấu, gầy béo, công dân hay ngoài vòng pháp luật, trinh tiết hay đã qua đủ cám dỗ, sống vững vàng bằng 2 chân trên mặt đất hay phiêu diêu tận đẩu đâu, đạo tặc hay hiền nhân, nhóm máu này hay nhóm máu khác... Tất cả không đáng kể. Hoặc họ biết yêu đương, hoặc không, tiêu chuẩn duy nhất để họ đứng bên trái, hay bên phải tôi. Vị trí của tôi là chiếc cửa sổ, quan tòa. Người ta có thể nghiên cứu, sắp xếp và điều khiển nhân loại từ 1 lỗ thủng hình chữ nhật cực kỳ biến ảo như thế, miễn sao tin ở bảng giá trị củamình. Tôi bỏ ngoài tai những cuộc cãi vã vô tận của chị tôi và đám tình nhân về lẽ đúng, sai, tương đối hay tuyệt đối, vô hạn hay hữu hạn của các hệ quy chiếu. Người ta sẽ còn cãi vã suốt đời về những vấn đề không mấy liên quan tới chủ nghĩa dịu dàng và tình yêu.

Về sau, không đám đông nào còn khiến tôi bối rối. Những năm tháng ròng rã bên cửa sổ với công việc duy nhất là phân loại loài người ra homo-A, những kẻ biết yêu, và homo-Z, những kẻ không biết yêu, tạo cho tôi một hệ n—giác quan tinh tường và nhạy bén, tới mức chỉ cần một giây cũng đủ thể thanh lọc cả đám người khổng lồ tạp loạn. Đương nhiên những phần tử dao động giữa A và Z cũng thật đông đảo, và không hiếm trường hợp tôi buộc lòng phải chờ đợi trước khi quyết định nhấc họ sang trái, hoặc sang phải mình.

Hình như đó là công việc duy nhất có ý nghĩa đối với tôi. Tôi làm việc ấy cẩn thận, đầy tinh thần trách nhiệm, nhẫn nại như cung cách 1 nhân viên kế toán không lãng mạn, không tò mò, không giàu óc tưởng tượng 15 năm ròng, bất kể vị trí quan sát hình chữ nhật của tôi màu xanh, vàng óng hay xám xịt.

Chiều hôm qua, anh ta xuất hiện. Sát dưới cửa sổ, chỉ cần thò tay là chạm mái tóc đen dày chưa quá 30 tuổi của anh. (Ước muốn sâu thẳm và thường trực trong tôi: vuốt ve 1 mái đầu đàn ông, ghì chặt ngực mình, hít thở cái mùi lạ lùng...) Tôi đã không đưa tay ra, mà cố thu mình vào 1 thể tích tối thiểu, tiêu diệt toàn bộ những phương tiện biểu đạt, chân tay co rúm, ngực lõm, tóc dính bết vào sọ não, và hơi thở chỉ đủ duy trì lượng Oxy cần thiết cho phổi. Bao nhiêu năm ròng tôi đã luyện bài tập thu mình ấy. Lần này thành công xuất sắc. Anh ta hút 1 điếu thuốc quăn queo, mắt dõi về phía cổng nhà máy, không để ý tôi ốc nhỏ ôm riết bậu cửa sổ.

Bất chợt, lỗ thủng hình chữ nhật của tôi biến thành một hình bình hành vàng xậm. Còi tan ca tách mái tóc đen điềm báo khỏi tầm tay tôi. Anh ta có 1 chiếc bơm xe, nếu là 1 cây vĩ cầm cũng chẳng lạ.

Chiều nay, thế nào anh cũng tới. Khả năng chờ đợi của tôi vô địch.

Yangon, tay lái ngược

Nguồn tại đây Tháng 1 10, 2013
Phạm Thị Hoài
Không có gì kể chính xác về một quốc gia hơn nền giao thông của nó.
Chuyện giao thông ở Miến Điện nghe như giai thoại, nhưng cũng như chuyện những tờ bạc kì lạ của nó, đó không phải là hư cấu mà là hiện thực. Một hiện thực bốc đồng.
Tướng Ne Win, lãnh tụ của chủ nghĩa xã hội đậm đà bản sắc Miến Điện – một hỗn hợp của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Marx và Phật giáo – cầm quyền suốt một phần tư thế kỉ, đột ngột cho phát hành năm 1987 những tờ bạc mệnh giá 45 và 90 chạt (kyat), cả hai đều chia hết cho 9, con số may mắn của ông ta. Ngày hôm sau số giấy bạc đang lưu hành với những mệnh giá cũng không thể gọi là bình thường – 25, 35 và 75 chạt, hẳn là di sản của một ông tướng khác mê số 5 – trở thành giấy lộn. Thì đã sao? Ráng chịu thôi. Cậu bé chừng 12 tuổi bán bộ sưu tập những chứng chỉ điên rồ này với giá 5 Dollar trên vỉa hè trước chợ Bogyoke Aung San hóm hỉnh chào hàng bằng tấm biển đề: Mua nhanh, cơ hội cuối cùng! Từ ngày mai Burma chuyển sang giấy bạc 21, 49 và 63 chạt. Cậu ta mặc một chiếc áo phông in số 7 và dùng Burma thay vì Myanmar. Cũng sống chết mặc bay như thế, một giấc chiêm bao hôm trước khiến nhà độc tài quân phiệt này hôm sau chuyển phắt nền giao thông bên trái của Miến Điện, thừa hưởng của thời thuộc Anh, sang bên phải. Song tay lái trong xe thì không thể nhổ lên mà cắm sang phía khác. Hệ thống đường sắt lại càng không thể đảo ngược qua đêm. Thì ráng chịu.
Yangon không loạn niên đại như các đô thị Trung Quốc. Yangon loạn tay lái. Liêu điêu giữa trái và phải, tả và hữu. Chúng tôi thót tim mỗi lần người lái taxi vượt hay rẽ trái. Nhưng anh cho biết, tai nạn giao thông ở đây không nhiều. Người ta tự động thận trọng hơn khi tay lái nghịch. Ngoài ra anh đã buộc mấy dải băng mầu bay phấp phới ở tất cả những chỗ có thể buộc phía thành xe bên trái để làm hiệu, giúp anh căn đường và giúp xe khác nhận ra chướng ngại từ một khoảng cách còn tương đối an toàn. Mặt đường Yangon vương lả tả những dải băng như thế. Xe mới, thuận tay lái, không vào được Miến Điện do cấm vận của phương Tây. Xe nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan tất nhiên cũng lại có tay lái cho giao thông bên trái.
Người Đức gặp hoàn cảnh ấy thà đi bộ. Người Việt sẽ bất chấp luật, thuận tay nào đi tay ấy, nếu cần thì giúi tiền hay choảng nhau với công an. Còn người Miến chịu đựng những giấc chiêm bao và những con số vận hên của các ông tướng của họ. Không bấm còi, không chen lấn, họ hiền lành ngồi sau những tay lái nghịch, trật tự dừng trước đèn đỏ, trật tự nhích lên từng chút trong cảnh tắc đường thường xuyên ở thành phố dường như có quá nhiều xe hơi này, dù giá một lít xăng 95 ở Yangon là 1080 chạt, khoảng 1,30 Dollar Mỹ, và bán phân phối mỗi ngày tối đa 9 lít, trong khi Miến Điện là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt. Người Miến thu nhập bình quân trên dưới 1000 Dollar một năm, gần thấp nhất thế giới. Để dễ hình dung, hoàn cảnh Miến Điện sẽ xảy ra nếu giá một lít xăng ở Đức thay vì 2,0 Dollar như hiện tại bỗng lên 50 Dollar, hay xăng ở Việt Nam thay vì 24.000 đồng như hiện tại bỗng lên tới 90.000 đồng. Nhưng xe máy bị cấm, không có tàu điện ngầm, với 4 triệu dân Yangon ô tô là phương tiện giao thông chính. Rất nhiều vật thể bốn bánh kì lạ với sức chứa phi thường lăn trên đường. Trái với lo ngại của chúng tôi, không sinh vật nào, cả người và động vật, đu đeo trên những chuyến xe mạo hiểm ấy bị rơi xuống giữa đường.
Nếu không thì đi tàu chợ. Yangon Circular Railway là hệ thống tàu công cộng bao quanh nội thành, với một tuyến đường duy nhất. Giá vé dành cho người ngoại quốc là 1 Dollar cả chặng, chỉ thu bằng ngoại tệ.
Phòng tiếp khách của nhà ga, nơi chúng tôi bắt đầu chuyến xê dịch 3 tiếng đồng hồ để vượt qua 46 km ấy, là một buồng nhỏ không đến 10 mét vuông lợp tôn, trong đó tất cả đều xộc xệch và ngẫu hứng, chỉ trừ quy trình thủ tục. Chúng tôi phải xuất trình hộ chiếu. Trưởng ga phải chép tên tuổi, ngày sinh, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp vào một quyển sổ cũ nát, rồi từ đó lại sang một quyển sổ còn cũ nát hơn, để tiếp theo điền tất cả vào một tấm vé, xé biên lai, giữ cuống, ký, đóng dấu, và chuyển qua một nhân viên khác, hẳn là thủ quỹ, để thu tiền. Tất cả cho 1 Dollar và một vòng tàu chợ. Đó là lời chào của hệ thống quan liêu từ thời thuộc địa Anh? Là di sản còn nguyên niêm phong của những thập kỉ tự cô lập và bị cô lập của chính quyền quân phiệt? Hay là cả hai. Mười năm trời dưới thời Ne Win, người ngoại quốc chỉ được lưu trú tại Miến Điện 24 tiếng đồng hồ, ba ngày là đặc cách lâu nhất. Các nhà độc tài ở đâu cũng ham kiểm soát. Càng cô lập càng ham.
Người trưởng ga có lẽ cũng trộm thở phào sau khi trao cho chúng tôi tấm vé to như một tờ giấy khen. Anh cất thái độ công chức mẫn cán ra sau tấm ri-đô bằng vải ni-lông hoa chắc chắn đã qua mấy đời trưởng ga tiền nhiệm, rồi trở ra với một cơi trầu, vật bất li thân của đàn ông Miến: một chiếc hộp nhựa hai ngăn dường như chưa bao giờ được lau chùi, đựng lá trầu và những phụ tùng trông không lấy gì làm ngon lành hay đẹp mắt. Cho tới lúc tàu đến, anh nhổ ba lượt nước trầu, hai lần vào một cái ống nhựa trong phòng tiếp khách và một lần nhổ thẳng vào đường ray. Anh đích thân dẫn chúng tôi tới toa cuối, tận tay bàn giao hai vị khách ngoại quốc cho trưởng toa, để người này hộ tống chúng tôi tới khu ghế hạng nhất. Đó cũng là những chiếc ghế nhựa tái sinh màu xanh lơ như tất cả các ghế khác, nhưng một chiếc dây thừng căng ở tầm ngang hông ngăn chúng với ghế hạng khác. Chuyến tầu trở về Hà Nội đầu những năm 80 của tôi bắt đầu: Những toa tầu xác xơ, đã tróc và long tất cả những gì có thể long và tróc; những đường ray gập ghềnh sẵn sàng bỏ cuộc, theo những thanh tà-vẹt đã rời hàng ngũ từ lâu; những sân ga ngập rác, đuổi khách ra ngồi xổm trên đường ray nghỉ tạm; những cột đèn vô dụng từ bao giờ không ai biết; những dãy nhà ọp ẹp nương vào nhau hai bên đường…
Chỉ khác là tầu Yangon bò bên trái. Bò ra từ quá khứ Miến Điện, cũng một thứ không thể nhổ phắt từ chỗ này cắm sang chỗ kia. Nhìn ông trưởng toa bỏm bẻm nhai trầu, răng đã bền mầu huyết dụ, cứ dăm bảy phút lại với tay chỉnh ống đèn nê-ông duy nhất còn sống sót trong toa và tất cả hành khách, ghế hạng nhất, hạng nhì và hạng ba, đều nín thở xem nguồn sáng ấy còn đủ sức chập chờn đến bao giờ, tôi chỉ có một niềm an ủi  là mọi tương lai của đất nước này đều tốt hơn hiện tại.
(Còn tiếp)
Chú thích ảnh:
Ảnh 1: Xe đò ở Yangon
Ảnh 2: Những chiếc xe hơi với tay lái nghịch
Ảnh 3: Tầu công cộng
Ảnh 4: Phòng bán vé ở một nhà ga
Ảnh 5: Một sân ga
Ảnh 6: Một chiếc dây thừng ngăn khu ghế hạng nhất trên tầu
Ảnh 7: Những đường ray gập ghềnh
© 2013 pro&contra

Phạm thị Hoài trước kia là chủ trang Talawas thu hút được rất nhiều nhân sĩ viết bài. Nay tuy đóng cửa nhưng những bài viết cũ vẫn có thể vào đọc được tại đây

Người Việt ở Đông Đức – quá khứ và hiện tại

 
Trẻ em ở thế giới văn minh

Một làn sóng người Việt sang Đức tị nạn đã từng biểu tình để đòi được cấp giấy phép định cư. Ảnh: DPA.


Họ đến Đức hầu hết vào những năm 80 theo diện lao động ở Đông Đức, còn bây giờ, đó là chủ của những quầy rau quả, quần áo hay nhà hàng. Câu chuyện hội nhập của họ như thế nào?

Tìm hiểu số phận của những người nhập cư lâu đời này,  phóng viên người Đức Tobias Wilke từ tờ Sachsenspiegel đã hẹn gặp người bạn Duy Tran. Họ cùng nhau đi thăm một số người Việt và hỏi về cuộc sống hiện nay của những cựu lao động dưới thời cộng sản này.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 60 của thế kỉ trước, khi Đông Đức thỏa thuận hợp tác với Việt Nam và quyết định đưa hàng vạn người Việt sang đây. Trước năm 1975, họ sang Đức chủ yếu để học tập và sau đó về nước, chỉ có một số sinh viên xin tị nạn để ở lại đây. Sau năm 1975, đó lại là một làn sóng khác, những người vượt biển bỏ chạy được quốc tế cứu trợ và Đức cũng cho họ quyền được ở lại miền đất mới nay. Nhóm người sang vào những năm 80 là đông nhất. Họ đến làm những công việc nặng và không được dân bản địa ưa chuộng như làm trong nhà máy vải, công trình xây dựng và công nghiệp. Vào năm 1989, có khoảng 60 nghìn người Việt lao động ở Đông Đức bấy giờ.
Cùng với việc Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức phải hủy hợp đồng với hàng loạt công nhân và đền bù thiệt hại 3000 DM để đưa họ trở lại Việt Nam. Khoảng 34 nghìn công nhân đã chấp nhận lời mời này, số còn lại quyết định ở lại Đức. Họ dần dần lo được giấy phép cư trú và bắt đầu sống cuộc sống mới. Ví du như Quang Hoang, đây là một sư phụ võ thuật, trước đây làm trong nhà máy vải còn giờ đây là một tay chơi golf. Con trai ông giờ đang học quản trị kinh doanh và cũng từng đá cho một đội ở Leipzig.
Người Việt đầu tư cho con cái mình học trường chuyên. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Người Việt đầu tư cho con cái mình học trường chuyên. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Hiện tại, thống kê chính thức của Đức từ năm 1981 cho thấy có 50 000 nghìn người Việt đã nhập tịch Đức, 84 nghìn người khác sống tại Đức và vẫn với quốc tịch Việt Nam, trong đó có 27 nghìn người sống tại Berlin và Đông Đức, 47 nghìn ở phía tây. Tuy nhiên, họ vẫn ít hội nhập vào xã hội Đức và sẽ không tính đến chuyện ở đây mãi mãi. Họ kiếm tiền nuôi các con ăn học trưởng thành, sau đó sẽ trở về Việt Nam. Tại bang Sachsen, con em người Việt đến 75% đều học các trường chuyên gymnasium, chiếm đến một nửa số học sinh trong các trường này. Tương tự vậy, bác sĩ khoa tiết niệu Hoang Minh Do ở bệnh viện Leipzig cũng có những đứa con sinh ra vào thời kì mới. Bản thân ông từng sang Đức để học ngành y vào năm 80 và quyết định ở lại đây.
Bác sĩ Hoang Minh Do (trái) trong viện ở Leipzig. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Bác sĩ Hoang Minh Do (trái) trong viện ở Leipzig. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Số phận của họ bị chi phối bởi nguồn gốc Việt Nam ra sao? Họ nhìn thấy tương lai gì ở Đức? Đó sẽ là những câu hỏi dành cho phóng viên Tobias Wilke và người bạn của mình trong hành trình tìm hiểu nhóm dân tộc thiểu số này.
Số người Việt ở Đức tính theo từng bang (2011)
Berlin  15.992
Bayern  12.864
Niedersachsen  8 843
Sachsen  8 197
Nordrhein-Westfalen  6.598
Baden-Württemberg  6 431
Hessen  4 439
Sachsen-Anhalt 4 262
Rheinland-Pfalz  3 935
Brandenburg  3 502
Thüringen  2 877
Mecklenburg-Vorpommern  2 121
Hamburg  1 706
Schleswig-Holstein 1 045
Bremen                544
Saarland 474
Tổng cộng 83 830
Số người nhập tịch Đức qua từng năm
1981      91
1982      90
1983      81
1984      129
1985      66
1986      126
1987      156
1988      596
1989      832
1990      1 454
1991      2 118
1992      1 928
1993      1 815
1994      2 572
1995      3 430
1996      3 553
1997      3 250
1998      3 626
1999      2 529
2000      4 489
2001      3 014
2002      1 482
2003      1 423
2004      1 371
2005      1 278
2006      1 382
2007      1 078
2008      1 048
2009      1 513
2010      1 738
2011      2 428
Nghiêm Trang - vietinfo.eu

Kinh hãi giun lúc nhúc dưới da 1 phụ nữ ở Hà Nội

 
Trời lạnh quá


Nạn nhân của căn bệnh lạ này là chị Lê Lan, 41 tuổi (trú tại Khương Đình, Hà Nội).

Khi tiếp xúc nhiều với đất, hoặc vật nuôi mà không đeo găng tay người bệnh đã bị trứng của những con ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da.

Do đi lạc vật chủ nên ấu trùng không có men phân hủy thành mạch máu của người nên chúng không thể xâm nhập vào máu, chu du khắp nơi trong cơ thể như các loại ấu trùng giun khác ký sinh ở người; vì vậy nó chỉ di chuyển ở mô dưới da gây ra các triệu chứng mẩn đỏ dưới da ở tay, chân.

Giun này có thể di chuyển vài cm mỗi ngày và gây ngứa ngáy khó chịu.
(Theo NĐT)

Vì sao ngón tay nhăn nheo khi ngâm nước?



Một nghiên cứu mới phát hiện, các ngón tay và ngón chân bị nhăn nheo khi ngâm nước nhằm giúp chúng ta cầm nắm hoặc bám vào những vật bị ẩm ướt.
TIN BÀI KHÁC:

Ngón tay sẽ nhăn lại khi bị ngâm lâu trong nước.

Khi tay và chân của người bị ngâm trong nước, những nếp nhăn sẽ dần hình thành ở đầu các ngón tay và ngón chân. Giới khoa học từng cho rằng, hiện tượng nhăn da này bắt nguồn từ việc lớp da ngoài cùng hấp thụ và căng phồng nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hé lộ, hệ thần kinh chủ động kiểm soát việc nhăn da bằng cách co rút các tế bào máu phía dưới da.
Việc hệ thần kinh kiểm soát hoạt động trên cho thấy, các nếp nhăn ở đầu ngón tay và ngón chân có tác dụng nào đó.
Trang Live Science dẫn lời nhà nghiên cứu Tom Smulders, một chuyên gia sinh vật học tiến hóa tại Đại học Newcastle (Anh), cho hay: “Hiện tượng quen thuộc với mọi người không phải là dạng tác dụng phụ của bản chất da trên ngón tay, ngón chân, mà là đặc điểm chức năng có thể đã được chọn lọc trong quá trình tiến hóa”.
Thông qua thí nghiệm, ông Smulders và các cộng sự nhận thấy, các ngón tay nhăn nheo vì ngâm nước sẽ cầm nắm vật tốt hơn trong điều kiện ẩm ướt, tương tự như các vệt hoa lốp giúp bánh xe bám chắc vào mặt đường. Một khả năng nữa là, việc nhăn nheo gây biến đổi các đặc tính da, chẳng hạn như độ đàn hồi và độ dính, giúp ngón tay cầm nắm tốt hơn khi ẩm ướt.
Ông Smulders nhận định, đây có thể là đặc điểm tiến hóa giúp con người thu lượm thực phẩm từ cây cối ẩm ướt hoặc sông suối. Việc hiệu ứng này cũng xảy ra đối với các ngón chân (da nhăn nheo giúp chân bám chắc vào mặt đường và các bề mặt khác hơn) cho thấy, đây có thể là lợi thế giúp tổ tiên chúng ta di chuyển tốt hơn dưới trời mưa.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thêm rằng, các ngón tay nhăn nheo dường như không tạo khác biệt nào khi cầm nắm các vật khô. “Điều này dấy lên câu hỏi tại sao chúng ta không tiến hóa để sở hữu những ngón tay nhăn nheo vĩnh viễn. Phỏng đoán ban đầu của chúng tôi là, hiện tượng này có thể làm giảm sự nhạy cảm ở các đầu ngón tay hoặc có thể tăng nguy cơ tổn thương khi cầm nắm các vật. Tất cả cần được nghiên cứu thêm”, ông Smulders nói.
Nhà khoa học này cho rằng, các nghiên cứu trong tương lai cũng cần tìm hiểu xem liệu hiện tượng tương tự có xuất hiện ở các động vật khác, kể cả động vật linh trưởng và phi linh trưởng, hay không. Và điều đó sẽ giúp hé lộ thời điểm cũng như căn nguyên của đặc điểm tiến hóa này.

Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'

  .             Bài này đăng lưu trữ đề phòng bị gỡ


Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
*   *
1.  Lịch sử thành văn của nước Việt - nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen - xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc" - một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện " sát phu, hiếp phụ", "bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi" cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa", viết trong " Đại cáo bình Ngô".
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ  binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.

"Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới". Tác giả: Nhan Sáng/ Ảnh đoạt giải cuộc thi Khoảnh khắc vàng
Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của "Những điều không thể không nói ra" không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì "chính sử" luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: "Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh sử").
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là "giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi "chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác lác", "hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2.    Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt" cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là "anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu "các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả""trừng phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là "sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường" về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là "lãnh thổ K.K.K""một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là "phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy - là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan

----
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).

Dạy con hiệu quả khi bé học mất tập trung

Khi mẹ ngồi cạnh thì viết cẩn thận, nhưng mẹ ra ngoài, ngồi một mình là viết ẩu ngay. Vì thế tôi rất hay cáu khi dạy, có lúc quát lên, thậm chí cho cháu cái bạt tai, dù biết là không nên.
Bé trai nhà tôi đang học lớp 1. Cháu đi học rất hào hứng nhưng đến lớp thì không chịu phát biểu, cô gọi lên trả lời thì nói lí nhí. Ở nhà mẹ dạy thì nói chuyện rất hoạt bát nhưng hỏi đến bài vở là nói lí nhí. Cháu cũng không tập trung học, lúc nhớ lúc quên.
Tôi không biết phải làm thế nào để kiềm chế bản thân và dạy con hiệu quả hơn? (Thanh, Hà Nội)
bai-jpg-1357177519_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Heartofthematteronline.com.
Trả lời
Việc trẻ nói lí nhí khi học là do con chưa thực sự tự tin, con sợ sai và cảm thấy không an toàn. Bên cạnh đó, khi tuổi còn nhỏ, khả năng tự kiểm soát bản thân của trẻ chưa cao và dễ phân tán bởi những hoạt động vui chơi, giải trí nên con chưa tập trung, tự giác học. Để rèn luyện tính tự tin và tự giác cho con cần đến sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian công sức của cha mẹ. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Hãy dành một chút thời gian để lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ, lo lắng và mong muốn. Bạn cần thể hiện sự quan tâm của mình qua các cử chỉ hay thái độ. Tạo cho trẻ sự an toàn trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi trả lời.
- Khi bạn quát mắng, đánh con sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, trẻ càng mất tự tin. Những lúc trẻ trả lời sai, làm bài ẩu, bạn cần động viên trẻ bằng những lời an ủi, khích lệ, kết hợp với việc nghiêm khắc phân tích chỉ ra chỗ sai, sai do đâu.
- Hãy lên danh sách những khả năng nổi trội hay điểm mạnh của con bạn và tìm cách củng cố, tạo cơ hội để trẻ thể hiện thế mạnh đó để giúp con cảm thấy tự tin vào khả năng của mình.
- Hãy sử dụng những ý tưởng sáng tạo cho việc học ở nhà để khuyến khích con làm theo. Chẳng hạn, thay vì "làm bài tập về nhà", bạn hãy nói với con đã đến giờ để "khám phá thế giới" hay "nghiên cứu khoa học", hoặc cho có vẻ "người lớn" bạn cũng có thể nói đến giờ "làm việc" của con rồi. Chúng sẽ cảm thấy việc học nhẹ nhàng và có phần thú vị với những trò chơi hay ho. Hoặc sẽ dễ hòa nhập cùng con hơn khi bạn "giả vờ" cũng cần làm bài tập. Buổi học có người bạn lớn đồng hành sẽ làm con thấy thích thú và có tinh thần tham gia hơn là bạn khoanh tay ngồi cạnh và nhìn chằm chằm vào bài vở con làm...
PGS TS Nguyễn Công Khanh
Trường Mầm non Hoàng Gia

10 chuyện nổi bật ở Việt Nam năm 2012


Đất nước Việt Nam vừa trải qua 12 tháng nhiều sự kiện đầy kịch tính từ chính trị, xã hội tới kinh tế và quốc phòng.
BBC điểm lại những tin tức chính thu hút nhiều bạn đọc đến với trang bbcvietnamese.com trong năm 2012.

1. Cưỡng chế đất đai

Cưỡng chế ở Tiên Lãng hồi tháng Một năm 2012
Vụ Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 gây bất bình trong dư luận
Năm 2012 khởi đầu với những phát đạn hoa cải ở Bấm Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế trái luật khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Vươn và gia đình bị tố cáo bắn bị thương một số công an và quân nhân trong vụ cưỡng chế hồi đầu tháng Một.
Truyền thông trong nước mạnh mẽ chỉ trích các quan chức Hải Phòng và dẫn lời tướng Bấm Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, nói:
"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy? Điều này cần được khẩn trương làm rõ."
Hôm 28/12, báo chí trong nước nói ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai người anh em khác bị đề nghị truy tố Bấm tội giết người trong khi vợ của hai ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Sau Tiên Lãng, một vụ cưỡng chế với số đông công an hơn, dù không có sự tham gia của quân đội như Tiên Lãng, đã diễn ra tại Bấm Văn Giang, Hưng Yên hồi tháng Tư.
Người dân tố cáo chính quyền dùng Bấm vũ lực mạnh và hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã bị hành hung.
Đây chỉ là hai vụ lớn nhất trong số các vụ cưỡng chế đất đai trong năm qua ở Việt Nam.

2. 'Đồng chí X'

Trong tháng 10, một sự kiện được theo dõi sát sao là Bấm Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản mà kết quả là không ai bị kỷ luật vì để xảy ra các sai phạm kinh tế và tham nhũng tràn lan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Dũng nói Đảng còn giao nhiệm vụ, ông còn làm
Điều này diễn ra bất chấp chuyện toàn thể Bộ Chính trị và cá nhân một ủy viên, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là 'đồng chí X', bị đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 thành viên chính thức.
Mặc dù truyền thông Việt Nam không nêu tên nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đều nói 'đồng chí X' chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được tờ The Economist nói tới trong bài ' Bấm Chúng ta tha cho chúng mình'.
Sau hội nghị, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Bấm Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật 'Bộ chính trị và một ủy viên'.
Sang tháng 11, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gợi ý với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ nên bắt đầu " Bấm văn hóa từ chức" nhưng vị Thủ tướng nói Đảng còn giao cho ông nhiệm vụ thì ông còn làm mặc dù ông không 'xin' Đảng Cộng sản giao việc cho ông.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận ra rằng họ cần Bấm thay đổi nhưng có vẻ lúng túng trong chuyện thực hiện.

3. Nhóm lợi ích

Tranh chấp phe nhóm và Bấm nhóm lợi ích là hai vấn đề 'nóng' trong nhiều tháng qua. Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh Bấm nhận định hồi tháng Chín:
"Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Một Bấm cựu quan chức nói các nhóm lợi ích luôn "gắn với một ông quan chức nào đấy" và nói khó có thể chống tham nhũng nếu chính các quan chức này cũng phụ trách luôn việc chống tham nhũng.

4. Ai làm báo?

Năm 2012 chứng kiến sự phát triển của một số blog chỉ trích chính quyền mà các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi là "phản động".
Trong số các trang này có Quan làm báo và Dân làm báo, hai trang bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cấm đọc.
Con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng, cũng chỉ trích những ' Bấm blog phản động' trong một cuộc phỏng vấn.
Sự xuất hiện của Bấm Quan làm báo được xem là biểu hiện của những 'căng thẳng cung đình' bị 'bật mí' ra tại Việt Nam.
Cho tới giờ danh tính của các tác giả trên Quan làm báo vẫn còn là điều bí ấn.
Một trong những người bị cáo buộc đứng đằng sau trang web này, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, nói với BBC rằng bà và em trai, Đặng Thành Tâm, Bấm không có liên quan gì tới Quan làm báo.

5. 'Bầu' Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên
Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên được cho là nằm trong bối cảnh tranh chấp phe nhóm chính trị
Một loạt các cuộc Bấm bắt bớ và xét xử liên quan tới sai phạm kinh tế đã diễn ra mà vụ 'Bầu' Kiên, tức doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, đã gây ra cú sốc cho thị trường tài chính Việt Nam.
Ông Kiên bị Bấm quy vào hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau ông Kiên, lần lượt Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, một cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, của ngân hàng có tiếng ACB đã bị bắt vào khởi tố.
Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bấm Trần Xuân Giá và một số nhân vật khác được tại ngoại hầu tra.

6. Vinashin - Vinalines

Hai vụ thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng ở hai tập đoàn chuyên đóng tàu (Vinashin) và vận tải hàng hải (Vinalines) đã dẫn tới các án tù lâu năm hoặc truy nã và bắt bớ.
Cuối tháng Ba, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án Bấm 20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng trong đó tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Sang tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị Bấm truy nã quốc tế và Bấm bị bắt vào tháng Chín.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống ' Bấm như chuyện đùa'.

7. Đường 'lưỡi bò'

Quan hệ Việt - Trung tiếp tục có nhiều căng thẳng liên quan tới chủ quyền biển đảo và người dân đã nhiều lần xuống đường để bày tỏ sự bất bình.
Bản đồ với đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông
Lần Bấm biểu tình cuối cùng, vốn nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, diễn ra hôm 9/12.
Một đương kim Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh Bấm nói chính quyền không muốn có biểu tình vì "lửa nhỏ có thể bùng thành đám cháy to" do người dân đã không còn tin vào chính quyền, vốn đã làm "quá nhiều điều sai trái".
Cuộc biểu tình hôm 9/12 diễn ra ít lâu sau khi tàu Trung Quốc bị cáo buộc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Bắc Kinh in hình 'lưỡi bò' thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông lên hộ chiếu mà Việt Nam từ chối đóng dấu.
Trước đó Việt Nam đã thông qua Bấm Luật biển khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và cả Hoàng Sa, hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.
Đáp lại, Bắc Kinh xác nhận việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo trong đó có Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
Trong năm, Việt Nam tiếp tục đón các chuyến thăm viếng của hải quân nước ngoài và tăng cường quân bị qua việc đặt mua Bấm tàu chiến, phi cơ.

8. Blogger lãnh án

Hồi tháng 9/12, ba blogger được nhiều người biết tới, Điếu Cày (ông Nguyễn Văn Hải), bà Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý & Sự thật) và Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải) bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam.
Ông Hải bị kết án 12 năm, bà Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải bốn năm. Trong phiên Bấm phúc thẩm hôm 28/12, chỉ riêng ông Phan Thanh Hải được giảm án một năm xuống còn ba năm tù giam vì đã "nhận tội".
Mẹ bà Tần đã Bấm tự thiêu trong lúc con gái bị giam giữ.
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ việc Việt Nam dùng những điều luật "mơ hồ" để bỏ tù những người có quan điểm khác với chính quyền.
Việt Nam cũng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới coi là 'kẻ thù của internet' vì xét xử và sách nhiễu những cây viết trong không gian ảo, những người chính quyền nói bị trừng trị vi phạm pháp luật.

9. 'Hạt giống đỏ'

Tô Linh Hương, người mặc váy hồng, đi thăm công trường
Cô Tô Linh Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong hai tháng
Một trong những tin thu hút sự chú ý của dư luận hồi tháng Tư là chuyện con ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước Vinaconex - PVC.
Bấm Tô Linh Hương, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành quan hệ quốc tế.
Nhưng con gái ông Rứa đã nhanh chóng Bấm rời ghế chủ tịch hồi tháng Sáu, hai tháng sau khi nhậm chức.
Hồi tháng Một có tin con trai út 23 tuổi của một ủy viên Bộ Chính trị khác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành Bấm cán bộ đoàn cấp cơ sở sau khi du học ở Anh Quốc trở về.
Tới tháng 12/12, anh Nguyễn Minh Triết được bầu vào Bấm Ban chấp hành Trung ương đoàn.
Bấm Chị gái của anh Triết, bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, là lãnh đạo của một số công ty trong đó có chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Bản Việt.
Anh trai của anh, Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi là Bấm ủy viên trung ương dự khuyết và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

10. 'Bên Thắng Cuộc'

Cư dân mạng xôn xao về cuốn sách của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin trong những tuần cuối năm 2012.
Nhà báo Huy Đức viết về những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ trong cuốn Bên Thắng Cuộc.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Tác giả Huy Đức
Bấm Tác giả sách nói: "Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Sách được Bấm đánh giá là giúp người đọc "hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức."
Phần một của Bên Thắng Cuộc với tựa đề Giải Phóng đã trở thành sách bán chạy nhất trong phần lịch sử Đông Nam Á trên Kindle Store của Amazon.
Vì gợi lại nhiều vấn đề tại Việt Nam thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, cuốn sách tiếp tục nhận các luồng ý kiến khen và chê trong các giới người Việt.
Một độc giả trên Amazon nói sách được viết "khá vội vã với lối hành văn và vô vàn các chi tiết được đưa vào" và "sách còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả, và lỗi đánh máy."
Trong khi đó một nhân vật được nêu trong sách cũng công khai lên tiếng nói rằng bài báo nói ông và đồng đội đầu hàng quân miền Bắc mà tác giả trích lại là không chính xác.
Tác giả Huy Đức hiện tiếp tục hiệu đính cho bản in của cuốn sách, ông cũng cho các bạn trên Facebook hay ông sẽ phản ánh những phản hồi của bạn đọc trong lần xuất bản tới.

Tỉnh dậy sau đột quỵ, nói thành thạo ngôn ngữ khác


Một cụ già 81 tuổi người Anh đã gây ngạc nhiên cho các bác sỹ khi sau cơn đột quỵ, cụ tỉnh dậy và nói thành thạo ngôn ngữ… xứ Wales.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bao bồm 4 phần lãnh thổ chính là Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Không phải tất cả 4 vùng lãnh thổ này đều nói ngôn ngữ giống nhau là tiếng Anh. Trong thời thế chiến thứ 2, cụ Alun Morgan, 81 tuổi đã cùng gia đình di tản đến xứ Wales.

Trong suốt thời gian ở nơi tản cư, xunh quanh cậu bé Alun toàn là những người nói tiếng Wales nhưng cậu chưa bao giờ tự học ngôn ngữ đó. Năm 10 tuổi, Alun cùng gia đình rời khỏi Wales và từ đó tới nay đã 70 năm cụ và gia đình sống ở Bathwick, hạt Somerset của Anh.

Cụ Alun bây giờ rất “siêu” ngoại ngữ khác
Cụ Alun bây giờ rất “siêu” ngoại ngữ khác


Khoảng 3 tuần trước, khi cụ đang xem tin tức buổi trưa trên ti vi thì vợ cụ, cụ bà Yvonne phát hiện chồng bị đột quỵ và rơi vào trạng thái hôn mê. Ngay lập tức, cụ Alun được đưa tới viện cấp cứu. Sau khi tỉnh dậy, các bác sỹ phát hiện thấy cụ nói tiếng xứ Wales và không thể nhớ nổi bất kỳ một từ tiếng Anh nào.

Người ta cho rằng có thể tiếng Wales đã đi vào đầu cậu bé Alun một cách vô thức khi cậu còn ở đó và ngôn ngữ này được “mở khóa” sau cơn đột quỵ.

Cụ Alun hiện tại đang phải học lại tiếng Anh. Cụ nói: “Tôi đã không sống ở Wales từ khi tôi rời khỏi Wales hồi chiến tranh thế giới. Dần dần tôi cũng nhớ ra những từ tiếng Anh nhưng điều đó không hề dễ dàng chút nào”.

Các bác sỹ chẩn đoán cụ Alun bị mắc phải chứng mất ngôn ngữ, một dạng tổn thương não gây thay đổi ở trung tâm ngôn ngữ của não bộ.

Cụ có thể nói thành thạo tiếng Wales dù chưa từng học ngôn ngữ này
Cụ có thể nói thành thạo tiếng Wales dù chưa từng học ngôn ngữ này


Trường hợp của cụ Alun không phải là trường hợp kỳ lạ đầu tiên có liên quan đến ngôn ngữ. Trong năm 2012, bà Kay Russell, 49 tuổi ở hạt Gloucestershire, tây nam nước Anh sau khi bị chứng đau nửa đầu đã bắt đầu chuyển qua nói giọng Pháp.

Chị Sarah Colwill, 35 tuổi ở thành phố Plymouth, hạt Devon cũng trải qua cơn đau nửa đầu và chuyển qua nói âm điệu Trung Quốc. Theo các bác sỹ, những người này bị mắc hội chứng Âm điệu nước ngoài, một loại hội chứng gây phá hủy phần não bộ có chức năng kiểm soát ngôn ngữ và hình thành từ ngữ.

Ông Chris Clark, thuộc Hiệp hội đột quỵ của Vương quốc Anh phát biểu: “Đột quỵ có thể ảnh hưởng lớn tới các bệnh nhân và dẫn tới các thay đổi về thể chất cũng như tính cách. Chứng mất ngôn ngữ xảy ra khi các vùng não bị tổn thương là các vùng có chức năng kiểm soát ngôn ngữ. Kết quả là, khả năng giao tiếp trước đây thông qua nói, hiểu, đọc hay viết của các bệnh nhân này sẽ bị hạn chế”.