Sau 1 ngày chứng khoán Việt Nam mất 19.100 tỷ vì "bầu" Kiên

Thứ tư 22/08/2012 09:40
(GDVN) - Ngày 21/08, trước thông tin bầu Kiên bị bắt, chứng khoán Việt Nam mất 19.100 tỷ đồng. Các chuyên gia nhận định: diễn biến thị trường đang tiềm ẩn những rủi ro cho các nhà đầu tư lướt sóng.

Đón tin xấu hôm 21/8, VN-Index đã có phiên giảm rất mạnh tính từ đầu năm đến nay. Theo dữ liệu cập nhật đến cuối ngày của Vietstock cho thấy, tổng giá trị vốn hóa thị trường (HOSE và HNX) trong phiên giao dịch ngày 21/08 đã mất gần 19,119 tỷ đồng (920 triệu USD) so với hôm qua, giảm xuống còn 778,457 tỷ đồng (khoảng 37.4 tỷ USD).

Trên thị trường, dễ nhận thấy mức giảm rõ rệt nhất ở khối cổ phiếu ngân hàng. Đây được coi là phản ứng của thị trường ngay sau khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, là cổ đông sáng lập của nhiều ngân hàng và là người có thế lực của ngành ngân hàng bị bắt, được nhiều báo đồng loạt đưa tin.

Có thể kể đến các cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE đã giảm mạnh như EIB, STB, MBB, VCB, CTG, kéo theo các mã bluechip khác cũng giảm mạnh.

Không nên bán tháo giá thấp

Công ty CP Chứng khoán Á Âu (AAS) nhận định: Sự kiện xảy ra trong phiên giao dịch 21/08 là khá bất ngờ, có tác động mạnh mẽ đến nhiều cổ phiếu lớn và diễn biến rất khó lường. Nó đã tạo ra một sự thay đổi không nhỏ đến thế cân bằng của thị trường trong hiện tại thậm chí, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương quan cung cầu cũng như xu thế giao dịch trong thời gian sắp tới.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) nhận xét: “có vẻ như phiên lao dốc là cơ hội giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngày mua ròng hơn 130 tỷ đồng trên sàn HOSE, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012 đến nay”.

Đáng chú ý hơn, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy dư chấn của biến cố này có thể sớm dừng lại khi mà mọi việc vẫn chưa được làm sáng tỏ và tâm lý nhà đầu tư vẫn đang bị bao trùm bởi nhiều nghi vấn.

“Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn cân nhắc việc hạ tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên nắm giữ tiền mặt để hạn chế rủi ro giảm giá trị của danh mục đầu tư” – đại diện của AAS nhấn mạnh.

Trong khi đó, HSC lại cho biết: phiên giảm ngày 21/8 chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý chứ không từ bản thân các cổ phiếu, và có thể trở thành cơ hội để các nhà đầu tư mua vào trong những phiên tới.

Ở góc nhìn thận trọng, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị, thay vì nghe các thông tin đồn thổi, nhà đầu tư nên chờ thông tin chính thức từ cơ quan điều tra để có cơ sở đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, có thể thấy diễn biến thị trường đang tiềm ẩn những rủi ro cho các nhà đầu tư lướt sóng.

Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu, theo BVSC, nên tránh các quyết định bán tháo giá thấp, khi nhiều khả năng sẽ sớm xuất hiện một đợt hồi phục ngắn hạn của thị trường.

Đồng tình với quan điểm này, công ty CP Chứng khoán VNDirect (VND) cũng khuyên: Các nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu.

Lao dốc là cơ hội


Thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập NHTM Cổ phần Á châu (ACB) bị khởi tố đã tác động mạnh đến thị trường trong phiên giao dịch ngày 21/08. Thành quả tăng điểm trong hơn hai tuần qua của VN-Index đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong khi HNX-Index giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2012 sau thông tin này.

VN-Index đã đảo chiều giảm tại vùng kháng cự 430 - 440 điểm, còn HNX-Index cũng giảm mạnh khi tới gần kháng cự 72 điểm. Tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả năng giảm trong ngắn hạn của thị trường là tương đối rõ nét.

Bên cạnh đó, trái với tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư trong nước, ghi nhận của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS) lại cho thấy: “Có vẻ như phiên lao dốc là cơ hội giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngày mua ròng hơn 130 tỷ đồng trên sàn HOSE, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012 đến nay”.

Vì vậy, VDS kết luận: “Bất kể việc thị trường đã phản ứng mạnh đối với thông tin tiêu cực trong phiên, chúng tôi cho rằng đây là rắc rối của riêng một cá nhân điều hành doanh nghiệp. Trong khi đó, chúng tôi vẫn giữ đánh giá tích cực đối với những chuyển động vĩ mô mà cơ quan điều hành đang nỗ lực thực hiện. Do vậy, những phiên lao dốc mạnh, theo chúng tôi, là cơ hội cho nhà đầu tư tham gia thị trường”.

Tham nhũng

Ảnh trên tường  



Quan niệm lại về quan hệ giữa tham nhũng và đời sống dân sự

Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm rằng đối tượng bị hại trong các quá trình tham nhũng là nhà nước cho nên tham nhũng luôn được coi là một vấn đề hình sự. Cho nên, mọi kết luận của các phiên tòa về tham nhũng đều là tham nhũng, tham ô tài sản của nhà nước. Nhưng xét về mặt sở hữu thì nhà nước không có tài sản. Nhà nước chỉ là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, tức là quản lý kho dự trữ của các tài sản được xã hội tích tụ. Kho tài sản ấy do đâu mà có? Nó được góp vào bởi nguồn thuế mà nhân dân đóng, các nguồn thu khác do xã hội cung cấp cùng với các khoản vốn vay. Các quan chức chính phủ nhầm lẫn rằng vốn vay, chẳng hạn như vốn ODA, là của nhà nước vì nhà nước là người có công đi vay. Nhưng ai là người trả nợ? Do việc biểu dương vai trò đi vay của nhà nước, người ta quên mất vai trò của người trả nợ là nhân dân, là xã hội. Hoặc một dạng vốn khác là vốn đầu tư nước ngoài cũng là một loại vốn vay mà người trả nợ là xã hội. Chính phủ vẫn hô hào đầu tư nước ngoài mà quên mất rằng đầu tư nước ngoài khi đã vào một quốc gia thì nó là một khoản nợ của quốc gia đó. Bởi vì chỉ có khoảng 30 % là vốn của nhà đầu tư thôi, còn 70% là họ đi vay. Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng vẫn là một doanh nghiệp nội địa, mà một doanh nghiệp nội địa nợ tới 70% cấu trúc kinh doanh thì tức là quốc gia đó nợ. Không phải cứ đầu tư nước ngoài là chúng ta không chịu trách nhiệm về nợ. Chính phủ có thể không chịu trách nhiệm nhưng xã hội phải chịu trách nhiệm. Khi tham nhũng xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay đó thì người ta cho rằng người bị hại là nhà nước mà quên mất rằng nhà nước chỉ là người thay mặt cho nhân dân vay vốn và nhà nước là người sử dụng kho tài sản của nhân dân để đầu tư, vì vậy, về thực chất kẻ bị hại trong tất cả các quá trình tham nhũng là nhân dân. Cho nên cần phải thay thuật ngữ "tham nhũng tài sản của nhà nước" bằng thuật ngữ tham nhũng tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý thì mới chính xác.

Xét trên góc độ chính trị chúng ta thấy rằng ở các quốc gia lạc hậu về mặt chính trị không có xã hội dân sự nên không có tiếng nói của xã hội dân sự đối với hiện tượng phổ biến của đời sống dân sự là tham nhũng. Xã hội thiếu các tổ chức phi chính phủ đích thực bởi các tổ chức hiện có đều là những cánh tay nối dài của nhà nước, cho nên không có các bên nguyên là các tổ chức dân sự. Nguyên nhân gốc rễ của nó là nhà nước không phải là kết quả của quá trình bầu cử của nhân dân cho nên nhà nước đóng vai trò cai trị chứ không phải quản trị. Vì vậy, ngay từ quá trình khởi tố của các cơ quan công tố đã mất đi ý nghĩa dân sự. Một khi nhà nước không phải là đại diện của nhân dân thì không thể có năng lực đại diện cho nhân dân. Những kiểu nhà nước như vậy bao giờ cũng mô tả một cách sai lạc toàn bộ nguyện vọng của xã hội. Khi xã hội nổi giận vì nhận ra mình là kẻ bị hại trong mọi quá trình tham nhũng thì cần phải xem đấy là vấn đề của đời sống dân sự chứ không phải là vấn đề hình sự, vấn đề của riêng nhà nước. Hình sự hóa mọi vấn đề của xã hội là một trong những cách thức phổ biến của các nhà nước phi nhân dân. Khi hướng sự chú ý dân sự đối với vấn đề tham nhũng thành sự chú ý hình sự, nhà nước đã trở thành kẻ tham nhũng ở tầng chiến lược, tức là nhà nước trở thành kẻ chiếm đoạt quyền lực của nhân dân. Ở những nước nghèo, việc đầu tiên của chống tham nhũng ở mức độ bản năng là phải quản lý lại tài sản. Nếu quản lý tài sản tốt, thì trộm cắp sẽ giảm đi. Mỗi một con người phải trở thành người canh gác cho các tài sản, cho các sở hữu của mình. Con người không có quyền, không đủ năng lực để bảo vệ, để canh gác cho các tài sản của mình hoặc không có tài sản để canh gác thì đều bất hạnh. Vấn đề của các nước lạc hậu về mặt chính trị là nhân dân không có quyền tạo ra một chính phủ khác, cho nên tất cả các quyền của nhân dân đều bị giới hạn. Nhân dân muốn canh gác cho tài sản của mình nhưng nhân dân không có quyền phế truất một kẻ tham nhũng cụ thể thì có nghĩa là nhân dân đứng ngoài chính trị. Nhân dân đứng ngoài chính trị thì đất nước trở thành sở hữu của tập đoàn chính trị. Các tập đoàn chính trị biến đất nước trở thành sở hữu của họ bằng những thuật ngữ rất đơn giản như “tham nhũng là lấy cắp tài sản của nhà nước”. Làm như vậy có nghĩa là họ chống một hiện tượng tiêu cực bằng cách khẳng định một hiện tượng tiêu cực hơn là chiếm đoạt quyền sở hữu của nhân dân đối với đất nước của mình. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tham nhũng, tức là tham nhũng quyền lực của nhân dân...
(Xã hội học Tham nhũng, Nguyễn Trần Bạt, Sách Suy Tưởng, 2006)
· · Chia sẻ · 2 giờ trước

Bắc Triều


Mỗi lần báo chí thế giới có thông tin về Bắc Triều tiên là mỗi lần thấy trên cái đất nước kỳ lạ này lắm chuyện điên khùng, phí lý đến tức cười.

Nào là mới đây dân chúng bắt đầu được sử dụng điện thoại di dộng, được ăn đồ fast food của phương Tây như pizza hay khoai tây chiên kiểu Pháp (france fries), nào là phụ nữ Bắc Triều tiên được phép mặc váy nơi công cộng... Và đây là những thứ được đánh giá là tiến bộ của giới cầm quyền!

Tương tự hôm nay báo chí lấy nguồn từ truyền thông Trung Quốc đưa tin phụ nữ Bắc triều tiên được... đi xe đạp.

Lệnh cấm phụ nữ đi xe đạp ban hành từ năm 1996 với lý do phương tiện này "không thich hợp với phụ nữ". Lệnh cấm này được chú Kim Jong Ủn bãi bỏ và cũng được xem là dấu hiệu thay đổi tích cực từ khi chú thay cha Ỉn lên cầm quyền.

Ảnh AP: Phụ nữ Bắc Triều tiên lại được đi xe đạp
· · Chia sẻ · khoảng một giở trước

Người Việt nói tiếng Anh



Hầu hết chúng ta nếu sống ở Việt Nam từ bé đến lớn chừng 16, 17 tuổi rồi sang Mỹ ở thì mặc dù nói tiếng Anh trẹo quai hàm cho đến 50 năm sau cũng chẳng bao giờ phát âm đúng như người Mỹ.
Người Việt nói tiếng Anh
Người già rất khó để hòa nhập xã hội Mỹ vì yếu kém tiếng Anh (Trong một siêu thị Việt Nam tại Quận Cam, California). Ảnh: nam quang
Cộng với việc uốn lưỡi trẹo quai hàm, nếu mình đánh dấu nhấn sai chỗ, người Mỹ nghe sẽ không hiểu. Ngày xưa khi mới sang, tôi đến tiểu bang Pensylvania. Khi vào học trung học ở California, bạn Mỹ trong lớp hỏi tôi trước đó ở đâu, tôi trả lời là ở Pen-sôl-vê-Ní-a. Họ lắc đầu không hiểu chỉ vì tôi đọc nhấn mạnh sai ở vần “Ní”. Vần nhấn đúng là ở chữ “Vế”: Pen-sôl-Vế-ni-a.

Tôi sang Mỹ  từ năm 17 tuổi, bây giờ phát âm tiếng Anh vẫn còn dở ẹc. Có ở thêm chục năm nữa thì vẫn là anh Mít nói tiếng Mỹ. Ấy là tôi không phải người thất học vì ngày xưa từ bé bố tôi đã dạy tôi tiếng Pháp ở nhà. Vào trung học lớp 6 tôi chọn chọn sinh ngữ chính là Pháp văn. Đến năm lớp 9 thì như bao học sinh khác, tôi phải học thêm tiếng Anh là sinh ngữ phụ thứ hai. Tôi nói vòng vo tam quốc như thế để nhấn mạnh một điểm là tôi không đến nỗi ngu lắm khi học ngoại ngữ, thế mà sau 37 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, tiếng Anh của tôi vẫn còn bập bẹ như chị bán bar trong xóm Bàn Cờ của tôi ngày xưa.

Có trình độ học vấn mà tôi còn thấy chới với, do đó hầu hết người Việt Nam sang Mỹ khi đã trưởng thành, nhất là những người ít học hay vào lứa tuổi 30, 40, thì không tài nào nói tiếng Anh được chuẩn.

Không  đọc được tiếng Anh nên họ phát âm chữ Mỹ theo tiếng Việt nhiều khi vô tình nghe rất  buồn cười.

Khi con tôi còn nhỏ, chúng tôi thuê một bà Việt Nam săn sóc vào ban ngày khi chúng tôi đi làm. Dĩ nhiên là bà ta hoàn toàn không nói tiếng Anh. Nếu nghe bà ta phát âm tên con đường Kuehner (Kiu-nơr) gần nhà tôi thì bảo đảm người Mỹ sẽ há hốc kinh ngạc: đường Cu Nó. Đường Cu Nó ở phía Tây thành phố. Phía Đông thành phố nơi bà ta ở có một con đường tên Culver (Kôn-vơr) thì bà ta biến nó thành đường Cu Dơ. Thành ra bà ta ở đường Cu Dơ, nhưng mỗi sáng đi làm đến nhà tôi ở gần đường Cu Nó.

Con đường chính yếu gần nhà tôi là Yosemite (Dzồ-sé-mi-ti) thì bà ta đọc là Dô Xe Mít, thành phố kế bên Burbank (bơr-beenk) thì bà ta đọc là Bấp Bênh. Đi trên đường Dô Xe Mít (Yosemite) gập ghềnh nên nó kế bên thành phố Bấp Bênh (Burbank) là phải lắm!

Những cặp vợ chồng Việt trẻ sinh con ở Hoa Kỳ phần lớn đặt tên tiếng Mỹ cho con vì chúng nó xem như là dân Mỹ, chẳng còn liên hệ gì đến Việt Nam.  Bố mẹ có thể gọi được tên con, nhưng đối với ông bà nội/ngoại, gọi cháu mình với tên Mỹ là cả một cực hình.

Hơn chục năm trước tôi có quen một anh bạn. Khi vợ sinh đứa con trai đầu lòng, anh ta đặt tên con là Kirt (Kơrt). Vài năm sau tôi đến ăn sinh nhật, gặp bà ngoại cháu bé thì bà ấy nói với tôi:

- Cái thằng Liêm thiệt hết sức nói. Tiếng Dziệt Nam mình có biết bao nhiêu là tên, nó hổng đặt tên con nó tiếng Dziệt để tui dễ gọi, mà nó lại đặt tên tiếng Mỹ, tui giận hết sức.

- Tiếng Mỹ với tiếng Việt cũng như vậy thôi, có gì đâu mà bác giận? Tôi hỏi và nói tiếp:  Mình ở Mỹ thì nên đặt  tên con nít tiếng Mỹ, chứ nếu không mai sau  nó vào trường học, bạn bè không gọi được tên tiếng Việt thì tội cho nó.

- Trời ơi, tội cho nó nhưng ai tội cho tui? Nó đặt tên con tiếng Mỹ thì làm sao tui kêu? Mà có đặt tên Mỹ thì cũng kiếm cái tên gì cho tui gọi được. Đằng này nó đặt tên thằng cháu tui là cái gì… “Cứt”, “Cứt”. Ngày nào tui cũng gọi thằng cháu tui tên “Cứt”, “Cứt”, nghe kỳ quá!

Đứa bé tên là Kirt (Kơrt), bà ta đọc không được tên cháu của mình nên gọi nó là “Cứt”!

Thời đại đặt tên con là “Cái Tĩn” hay “Thằng Tũn” đã xa xưa lắm rồi. Bây giờ thì bố mẹ nào cũng tìm tên thật đẹp để đặt cho con. Michelle (mi-sheo) hay Sally (sa-ly), tên con gái ở Mỹ nghe thật  hay nhưng nhiều ông bà nội/ngoại không phát âm được nên đổi tên cháu Michelle ra… “Mì xào”, Sally gọi là “Xá-lị”.

Một cô bạn gái nói cho tôi biết có một anh bạn, vợ sinh con trai, đặt tên là Christopher. Người nào cùng lứa tuổi tôi có thể nhớ trước 1975 có phim “Tình thù rực nắng”, phim Mỹ nhưng không hiểu sao ở Việt Nam tựa đề phim lại là tiếng Pháp “Meutre au Soleil” (tựa tiếng Mỹ là “Summertime Killer”). Sở dĩ tôi còn nhớ vanh vách phim này vì hai tài tử chính, cô đào Olivia Hussey và anh chàng Christoper Mitchum đều đẹp. Tôi còn nhớ rõ Christopher Mitchum với bộ tóc mầu vàng, trông rất lạ vì tóc Á Đông của chúng ta mầu đen. Anh chàng này tóc vàng, da trắng, người Âu Mỹ trông thấy đã đẹp, tên anh ta Christopher nghe cũng đẹp nữa. Ấy thế mà bà nội Việt Nam ở Mỹ vì không nói được chữ Christopher (Khris-tô-phơr) tuyệt đẹp tên của cháu mình nên gọi nó là… “Tô Phở!”.

Anh này có một cậu em trai, cũng lấy vợ, và cũng sinh con trai. Hai vợ chồng người em đặt tên con là Tommy (tom-mi). Tên này thì quá dễ để cho ông bà gọi cháu, ấy thế mà bà cũng gọi trại ra theo âm Việt Nam: “Tô Mì”. Hai đứa cháu, một đứa là “Tô Phở”, một đứa là “Tô Mì”, bây giờ nó trở thành tên quá dễ để cho bà nội gọi cháu.

Tên đường sá ở Mỹ thì những người Việt tha hồ gọi theo tiếng của mình, chẳng quan tâm đến việc  người Mỹ có hiểu hay không. Đây là một vài thí dụ tên đường sá, thành phố ở Mỹ, chữ trong ngoặc là phát âm đúng theo tiếng Mỹ, và chữ kế bên cạnh là người mình đổi sang tiếng Việt để đọc:

Magnolia (mặec-noó-li-a): Mặt ngó lia

Cullen (kơ-lân): Cù lần

McFadden (mặec-pha-đân): Mất phải đền

McLaughlin (mặec-láph-lân): Mắt láo liên

Brookhurst (brúk-hơrst): Bốc hốt

McKee (mặec-ki): Mặc kệ

Tully (tu-li): Tú lỳ

Bascom (bas -com): Bát cơm

Saratoga (sa-ra-tô-ga): Xỏ lá to gan

Piedmont (píd-mont): Bịt mông

Sau đây là một người Việt nói một câu dùng tiếng Mỹ trà trộn thêm vào:

- Ông đi tới bảng tốp (stop), quẹo phải thì thấy đất to (drug store - drấg-stor: nhà thuốc Tây) mua cho tôi hộp ếch rình (aspirin), nghe nói ếch rình là thần dược còn chữa cô rồ (cholesterol) nữa!

Đây là một câu chuyện cũng về người Việt đọc tiếng Anh, lưu truyền trên Internet, tôi không biết ai là tác giả, xin chép lại nguyên văn:

“Tui xin kể một chuyện vui có thiệt 100%, xảy ra cho chính tui:
Cách đây vài tháng, một người bạn nhờ tui ra phi trường đón giùm một cô ca sĩ rất rất ư là nổi tiếng bên VN (xin cho phép tui tạm giấu tên cô ca sĩ đó). Nàng là thần tượng của giới trẻ bên đó và cũng như bên đây. Nàng rất ư là dễ thương và very cute! và thông minh luôn. Nàng sang đây hát show theo lời mời của nhóm bạn của tui. Anyway, trên xe, nàng hỏi tui là nàng có thể xài thẻ tín dụng bên đây được không? Tui hỏi lại là thẻ loại gì? Của nhà băng nào? Thì nàng nhỏ nhẹ bảo là thẻ của nàng là thẻ “Con mẹ xin ăn”!  Và cứ thế, suốt cả giờ, nàng huyên thuyên kể về cái thẻ “Con mẹ xin ăn” của nàng có rất nhiều tiền trong đó, nàng có thể dùng nó bất cứ lúc nào và bất cứ  nơi nào trên thế giới.

Tui không dám hỏi. Cũng không dám ngắt lời nàng để hỏi. Trong lòng cứ ấm ức và thắc mắc - Ngộ thiệt đó nha! Cớ sao nhà băng bên Việt Nam lại lấy một cái tên nghe oái oăm thiệt. Tại sao lại đi lấy tên nhà băng là “Con mẹ xin ăn” nhỉ? Thiếu gì tên đẹp mà sao hổng lấy. Mà lạ, nàng bảo là cái “Con mẹ xin ăn” băng này là lớn lắm đó nha... Em được họ cho em muốn xài bao nhiêu cũng được cả. Vì họ biết em có dư khả năng trả cho họ hàng tháng!”. Chở nàng đến khách sạn, tui ngần ngừ rồi năn nỉ: “Em cho anh xem thử cái thẻ... của em được không?”.

Mèng đét ui, té ra nó là cái thẻ Commercial Bank! Tui phá ra cười khom cả cái lưng còm ốm yếu cúa tui. Mà tất nhiên là hổng dám giải thích cho nàng hiểu tại sao mình cười. Hi hi hi. Suốt đời chắc hông bao giờ quên được cái kỷ niệm đó, kỷ niệm mà tui hông bao giờ dám kể lại cho nàng nghe cả!

(Ghi chú: Chữ “Commercial” nếu phát âm theo tiếng Anh thì không nghe giống “Con mẹ xin ăn” nhưng nếu phát âm theo tiếng Pháp hoặc theo lối VN thì đúng là “Con mẹ xin ăn”).

Dùng tiếng Anh sai cũng tai hại không kém. Một chị bạn kể cho tôi nghe chị có một bà láng giềng người Việt Nam. Một buổi sáng chục năm trước bà ta ra xe thì gặp ông láng giềng Mỹ. Khi ông ấy hỏi: “Bà đi đâu thế?” , thì bà ta trả lời: “Sáng nay tôi đi tìm mua một cái condom” . Ý bà ta nói là muốn mua một cái condo (con-đô, không có m), chữ viết tắt của chữ condominium, có nghĩa tương tự như chữ  apartment, nhưng bà ta lại nói nhầm  là condom (con-đâm). Condom là bao cao su cho đàn ông dùng để ngừa thai!

Câu chuyện sau đây cũng là người Việt nói tiếng Mỹ:

Có một anh Việt Nam ngày xưa ở dưới Rạch Giá, sang đây làm nghề thợ ráp ở hãng tôi. Cũng giống như bao nhiêu người Việt mê nhạc Việt Nam, hát karaôkê và tổ chức nhảy đầm ở nhà, anh ta rất rành rẽ những điệu nhạc như Valse, Cha-Cha-Cha, Tango, Bolero, Rumba… Một hôm anh ta xuống Santa Ana vào một tiệm bánh  để mua bánh paté chaud.  Rất tự tin, anh ta ung dung nói với cô bán hàng:

- Cô bán cho tui ba cái bánh “ba-sô-đốp”.

Cô bán hàng ngẩn tò te nhìn vì không hiểu anh ta muốn gì, mà anh ta cũng không biết tại sao cô ta nhìn mình: Thay vì nói muốn mua bánh paté chaud, anh ta nói muốn mua pasodoble, một loại điệu nhẩy!

Đọc đến đây quý vị chắc sẽ có vài nụ cười và nói với tôi “Thank you”  đã viết bài này. Tôi định trả lời “Không có chi” bằng  tiếng Anh cho quý vị: “You are welcome”; nhưng thay vì phát âm  đúng như người Mỹ nói: “You Arr Gweo Kâm”, tôi bắt chước một bà Việt Nam lớn tuổi ở tiểu bang Mả-Cha-Chú-Chệt (Massachusetts – Más-sa-chú-sệt)  nói câu “You are welcome” với giọng An Nam Mít đặc sệt:

- Giò heo hầm.
Không giỏi tiếng Anh là một khó khăn rất lớn của những người nhập cư ở Mỹ. Nhiều người Việt, dù đã sống ở đây hàng vài ba chục năm vẫn không thể hòa nhập, khó kiếm được công việc tốt, thu nhập cao. Đặc biệt là những người già sang Mỹ đoàn tụ với con cháu. Nếu như ở những vùng như Little Saigon, quận Cam hay San Jose, tiểu bang California có thể tồn tại không cần biết tiếng Anh, nhưng ở những nơi ít người Việt thì đó là nỗi cô đơn khủng khiếp, và nếu lớp cháu chắt sinh ra ở Mỹ gần như không còn biết tiếng Việt thì đó còn là một "thảm họa". Tác giả Nguyễn Tài Ngọc viết hài hước nhưng rất xác đáng về thực trạng này. Y Trang 


Sưu tầm






  • Cũng vẫn là mình. Cũng vẫn họ, tên , đệm, địa chỉ, ngày tháng năm sinh...vậy mà đưa ra quyển màu đỏ sẫm thì " Xin mời ông đi" còn quyển xanh thì phải đứng sang hàng bên cạnh, rồi phải chuẩn bị cái này, chuẩn bi cái kia để họ kiểm tra xem mình có phải là ....mình không.Chuyện vặt: Hộ chiếu (2 ảnh)
    · · · 7 giờ trước ·

    • Bạn, Mai Dzũng5 người khác thích điều này.

      • Duong Truong Mình là con rồng cháu tiên..
        Xã hội chủ nghĩa làm phiền ngừoi ta....
        Đảng ta bốc phét bao hoa...
        Đi ra thế giới ló ra mặt....đừoi..
        6 giờ trước · · 1

      • Duong Truong dạo này các cháu ngừoi vn , bố mẹ hồi xưa yêu đảng yêu bác ,,nhưng dục các cháu nhập quốc tịch CHséc khá nhiều...cũng mừng cho con cháu họ ...biết đúng sai không con giả dối nữa..
        6 giờ trước · · 2

      • Nguyen Cuong ừ, hôm vừa rồi emđọc ở đâu thấy cả 1 danh sách dài các cháu thôi quốc tịch Việt nam.
        6 giờ trước · · 2

      • Duong Truong nhiều lắm cứ 18 tuổi là chúng nó xin..có đứa mình hỏi thế có tiếc quốc tịch vn không , nó bảo tiếc thì sẽ không rũ bỏ.còn cháu tháy Bác Đông đại sứ nói cứ nhập đi nếu về sau độ 2 năm , muốn nhập quốc tịch vn bác sẽ cố gắng giúp đỡ...mình chỉ cừoi .bởi họ nói nhưng không có bằng chứng xác minh...
        6 giờ trước · · 2

      • Duong Truong hôm nay đi đâu ra trung tâm đó..
        6 giờ trước ·

      • Duong Truong dạo này hộ chiếuCHséc là hộ chiếu sinh học lăn vân tay..ai có nhu cầu đi Mỹ chỉ a sân bay mua vé không cần phải xin thị thực như truớc nữa..vừa làm cho con gái ..giá có 100 kc bằng 5 usd mà họ lịch sự thế tiếp đón tưoi cừoi thế...
        6 giờ trước · · 1
  • Bé 8 tuổi bị chó béc-giê cắn khắp người

    Khoảng 14h ngày 15/8, tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa số 15 thuộc Binh đoàn 15 (Bộ Quốc Phòng, trụ sở tại phường Yên Thế, TP. Pleiku, Gia Lai) tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do chó becgiê cắn khắp người.

     Các vết chó cắn sau lưng bé gái
    Các vết chó cắn sau lưng bé gái  
     
    Thông tin ban đầu, bé gái chừng 8 tuổi, từ ngoài Bắc vào chơi với họ hàng, ở xã Ia Nhin (huyện Chư Pah, Gia Lai). Khoảng 12h30phút ngày 15/8, trong lúc đang tha thẩn dạo chơi ngoài đường gần khu vực nhà máy thủy điện Ia Ly, bé bị một con chó becgiê xông vào tấn công.
      
    Người đi đường thấy vậy đã xông vào dùng gậy gộc đuổi chó dữ ra cứu bé đồng thời nhờ một người dân gần đó có ô tô đưa đi cấp cứu.

    Khi các bác sỹ kiểm tra, khắp người bé gái có cả chục vết chó nhay, vết răng rất sâu. Có cả những vết cắn trên cổ bé. Tình trạng trên khiến bé ngất, tỉnh liên hồi, luôn trong tâm trạng hoảng loạn.

    Người phụ nữ (giấu tên) cho biết: thấy bé bị chó cắn, chúng tôi đã xông vào giải cứu rồi đưa bé xuống bệnh viện chứ cũng chưa kịp tìm hiểu về nhân thân bé gái. Có lẽ lúc này những người đi đường đã báo tin cho người thân.

    Các bác sỹ bệnh viện 15 đang khẩn trương cấp cứu và tiêm vắc-xin phòng dại cho bé gái.

    Theo Ánh Ngân
    VTCnews

    Đến lượt các nước láng giềng Nga cấm các biểu tượng cộng sản

    Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/cac-nuoc-lang-gieng-nga-cam-bieu-tuong-cong-san/1489206.html

    Cờ Liên bang Xô viết cũ

    Những quốc gia và vùng chung quanh Liên bang Xô viết cũ bắt đầu cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh.

    Tại Lviv, miền tây Ukraina, những người theo chủ nghĩa dân tộc năm ngoái tranh đấu ngăn chặn những người mang cờ đỏ vào Ngọn đồi Chiến thắng Thế chiến Thứ hai. Năm nay Lviv cấm tất cả những việc trưng bày tại nơi công cộng biểu tượng Cộng Sản và Đức Quốc Xã.

    Việc cấm búa liềm và chữ vạn tiếp sau những vụ cấm tương tự tại các quốc gia vùng Baltic, Gruzia, và nhiều nơi thuộc Đông Âu. Mondovia thi hành lệnh cấm vào ngày 1 tháng 10.

    Trước mặt nhà hát Opera tại Lviv, nơi trước đây có một bức tượng Lênin, hiện là một bồn nước. Gần nhà ga xe lửa, trước đây là một bồn nước nay là tượng của ông Stepan Bandera đã qua đời. Ông là một lãnh tụ của Tổ chức những người Ukraina quốc gia chống Xô viết.

    Ông Sergiy Kudelia, một nhà khoa học chính trị tại Lviv nói những đài tưởng niệm mới được xây dựng là để tưởng niệm những anh hùng dân tộc, những người được xem như anh hùng tranh đấu chống lại Liên Xô.

    Tuy nhiên tại Moscow, có 93 bức tượng và tượng bán thân của Lênin. Nhiều người Nga vẫn xem Liên Xô là một lực lượng tiến bộ.

    Ông Alexander, sống nhờ đóng vai Lênin cho du khách đến thăm Quảng trường Đỏ, nói Ukraina phát triển kinh tế và văn hóa trong khuôn khổ Liên Xô. Ông nói chỉ những người Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc mới chống lại biểu tượng cộng sản.

    Tại Lviv, nhà báo Taras Voznyak bắt bẻ là người Nga không thể phát triển quan điểm đế quốc, ông nói những người Nga thời nay tự xem như là thừa kế của Đế quốc Nga và Đế quốc Xô Viết.

    Ông nói Ukraina luôn luôn đóng một vai trò phụ thuộc và không thể tự xem như là thừa kế của Liên Xô.

    Trong một vụ xung đột mới đây về quan điểm lịch sử, Điện Kremlin tài trợ cho “The Match”, một phim mới nói tiếng Nga về cuộc kháng chiến của Xô Viết tại Ukraina chống lại Đức Quốc Xã. Các người Ukraina theo chủ nghĩa dân tộc cố gắng cấm phim này vào tháng 5 vì tất cả những người nói tiếng Ukraina được phim mô tả là những người hợp tác với Đức Quốc Xã.

    Cựu thị trưởng Lviv, ông Vasil Kuibida, cáo buộc là nạn đói thời kỳ Xô Viết giết nhiều người giống như những vụ tàn sát dưới thời Đức Quốc Xã tại Ukraina, ông nói hơn 10 triệu người Ukraina chết đói và hàng triệu người khác bị xử tử hay bị đày đến các trại lao động khổ sai tại Siberia.

    Ngược lại một số người Nga cáo buộc là nhiều người Ukraina ở miền Tây nhu nhược đối với chủ nghĩa phát xít.

    Hà Tĩnh: Dân đập phá trụ sở xã, đánh cán bộ


    Theo thông tin có được, khoảng 5h chiều ngày 14/8 đến 3h sáng hôm nay (15/8), hàng trăm người dân ở xã Yên Lộc- huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) kéo đến vây hãm, đập phá trụ sở UBND xã, không chế bắt người và hành hung Trưởng công an huyện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Lộc phải nhập viện cấp cứu.
    Tại hiện trường trụ sở UBND xã Yên Lộc là cảnh tan hoang: cây cối đổ gãy, bàn ghế, cửa kính, vật dụng trong phòng làm việc của cán bộ xã bị đập nát, hệ thống điện bị phá hủy...

    Trao đổi nhanh với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc, ông Dương Trí Điềm cho hay, nguyên nhân ban đầu là do đối tượng Đặng Công (khoảng 30 tuổi, ở xóm Tràng Sơn-Yên Lộc) ủi chiếm phần đất thuộc quản lý của UBND xã. Khi cán bộ xã xuống nhắc nhở thì bị Công gây rối và chống đối.
    Hà Tĩnh: Dân đập phá trụ sở xã, đánh cán bộ, Tin tức trong ngày, dap pha tru so xa, danh can bo xa, hanh hung can bo, danh chu tich xa, nhap vien, cap cuu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
    Phòng làm việc tại trụ sở UBND xã bị phá nát
    Sau sự việc đó, ngày 13/8, Công an huyện Can Lộc triệu tập đối tượng lên để làm rõ, đến khoảng 15h chiều hôm qua (14/8) người nhà của Công kéo đến gây áp lực với UBND xã, yêu cầu Công an huyện phải thả người.

    Xác định sự việc sẽ phức tạp, ngay trong chiều tối 14/8, lãnh đạo huyện Can Lộc đã có mặt tại xã Yên Lộc để tuyên truyền, giải thích cho người dân được rõ. Yêu cầu mọi người giải tán và không gây rối.

    Tuy đã được giải thích về mặt tư tưởng và pháp luật, nhưng một số người quá khích đã không lắng nghe mà còn huy động thêm nhiều người đến để gây rối.
    Hà Tĩnh: Dân đập phá trụ sở xã, đánh cán bộ, Tin tức trong ngày, dap pha tru so xa, danh can bo xa, hanh hung can bo, danh chu tich xa, nhap vien, cap cuu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
    Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lộc nhập viện với nhiều vết thương nặng
    Sự việc trở nghiêm trọng hơn, khi trời vừa tối thì những người dân quá khích này đã cắt hết điện toàn bộ xã, rồi hàng trăm người đã đến bao vây trụ sở xã, xông vào đánh cán bộ, phá cửa trụ sở, dùng gậy gộc, gạch đá đập phá thiết bị máy móc phòng làm việc, đập phá xe công vụ… Đến khoảng 3h sáng ngày (15/8) nhóm người quá khích  mới rút khỏi trụ sở UBND xã Yên Lộc.

    Lúc này Chủ tịch xã Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Trần Văn Sơn phải nhập viện cấp cứu với nhiều vết thương trên đầu và mặt.

    Theo thống kê ban đầu, có 12 phòng làm việc của UBND xã Yên Lộc bị đập phá, máy tính và thiết bị máy móc làm việc, bàn ghế, cửa kính... bị hư hỏng toàn bộ.

    Quan điểm từ UBND huyện Can Lộc nhận định, đây là một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các đối tượng đã quá manh động, xem thường chính quyền, kỷ cương pháp luật, vì vậy sự vụ cần mau chóng được điều tra và đưa ra xử lý nghiêm minh.
    Theo Phi Long (An ninh Thủ đô)

    Những slogan gây sốc của giới trẻ

    Xuất hiện ở châu Âu những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà hoạt động xã hội in lên áo những thông điệp mang tính thời sự như: "Heal the World" (Hàn gắn thế giới), "Life is beautiful" (Cuộc sống mến yêu)... Khi du nhập vào Việt Nam, áo slogan nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của giới trẻ.
    Thoạt đầu, là những câu tiếng Việt rất có ý nghĩa như: "Hãy giữ gìn thành phố sạch đẹp", "Hãy đội mũ bảo hiểm", "Phản đối đào đường", "Tôi ghét kẹt xe"... nhưng chỉ thời gian ngắn, các khẩu hiệu đã biến tướng. Nhiều bạn trẻ đua nhau chọn cho mình một hoặc nhiều chiếc áo thun với những dòng slogan khác người để chứng tỏ mình không bị lỗi thời.
    Những slogan được giới trẻ yêu thích. Ảnh: CA TP HCM.
    Những slogan được giới trẻ yêu thích. Ảnh: CA TP HCM.
    Quanh các khu công nghiệp Đồng An, Sóng Thần (Bình Dương), khu chế xuất Linh Trung I, II (Thủ Đức, TP HCM), nhan nhản các bạn trẻ áo quần lòe loẹt với đủ loại xanh, đỏ, tím, vàng. Nhưng đáng chú ý nhất là những dòng slogan với ngôn từ nhố nhăng được in một cách cẩu thả: "Chán như con gián", "Không bao giờ bán đứng bạn bè nếu... chưa được giá", "Chả lo gì, chỉ lo già", "Chúng ta rồi cũng sẽ già, sẽ lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân". "Bầu ơi thương lấy bí cùng, mai sau có lúc... nấu chung một nồi".
    Một cửa hàng áo quần gần khu công nghiệp Đồng An treo đủ loại áo thun in nhan nhản slogan nhảm nhí với giá bán chỉ 30.000 - 50.000 đồng. Người bán hàng còn lôi trong túi ra một lô hàng với các hình ảnh sexy và bảo: "Mấy mẫu này bữa nay hút lắm, không có hàng lấy về bán luôn".
    Nhiều cô cậu đi xe đời mới, dùng điện thoại xịn nhưng lại khoác chiếc áo với dòng chữ to tướng "Tui nghèo kệ tui" bởi "Nghèo không phải là cái tội mà là phong cách sống". Rồi giới học sinh, sinh viên cũng gây sốc với slogan: "Học đi đôi với hành, hành đi đôi với... tỏi", "Yêu là việc nhỏ, học là việc lớn. Không làm được việc nhỏ, sao làm được việc lớn" hay "Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi. Hãy tự hỏi vì sao học giỏi mà vẫn nghèo", "Học. Học nữa. Học mãi. Đuổi... nghỉ".
    Trong lần ra mắt gia đình người yêu, Thanh Hương (23 tuổi, quê Nghệ An - một "tín đồ" của áo thun slogan) chẳng ngại mặc chiếc áo với dòng chữ: "Đu theo xe rác, lượm xác người yêu". Lần đầu, ba mẹ người yêu tưởng cô bé chỉ mặc một lần cho vui, nhưng lần khác đến chơi, cô bận ngay chiếc áo với dòng slogan còn sốc hơn: "Bỗng dưng muốn ấy...". Cứ mỗi lần đến, cô lại "gắn" một câu dữ dội khiến ba mẹ người yêu không khỏi bị... choáng.
    Do mặc áo có slogan không đúng chỗ mà Hương Thủy (sinh viên năm 3, ĐH Thể dục Thể thao TP HCM) bị một trận say nhớ tới già. Hôm đi sinh nhật bạn, Thủy mặc chiếc áo có dòng chữ: "Không say, không về" khiến cả lớp ngạc nhiên. Trước nay Thủy không bao giờ uống rượu, tưởng cô "giả nai" nên vừa nhập cuộc được mười phút, đám bạn trai trong lớp xúm lại chuốc cho Thủy một trận quắc cần câu.
    "Cứ nghĩ đơn giản là mặc cho vui, ai ngờ câu khẩu hiệu đó trở thành lời tuyên chiến hại mình", Thủy nói và cho biết, sau chầu nhậu đó cô phải nghỉ học tới 3 ngày mới tỉnh rượu và hết đau đầu.

    Video 14-8-2012