Tri thức VN

“KHÔNG BẰNG SÁNG CHẾ … là CHUYỆN BÌNH THƯỜNG !?”
“HƠN 9000 GIÁO SƯ SAO KHÔNG CÓ BẰNG SÁNG CHẾ?”
“Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.”
“Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.
Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.
Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.
Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.”

“Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.”
Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/78867/hon-9-000-giao-su-sao-khong-co-bang-sang-che-.html
· · · khoảng một giở trước ·

  • Bạn và 41 người khác người khác thích điều này.
  • 5 lượt chia sẻ

    • Nhật ký yêu nước ‎"Nguyên nhân vì đâu?
      Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.
      Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
      "Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.
      Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.
      Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!
      Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.
      Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.

      Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.
      Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".
      TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn


    • Anh Tuan tất cả chi là con số. VN chưa quen kiểu đki này thôi

    • Do Trung Kien Mấy ông admin của NKBN thay vì suốt ngày rình rập mò mẫm các xó xỉnh trên mạng kiếm nguồn để khóc lóc bới móc than vãn thì hãy rủ nhau sáng chế khoa học đăng đàn quốc tế cho rạng danh non sông VN đê.

    • Hnahk Nguyen neu co dang ki ve tai nang tham nhung thi csvn se la #1

    • Mai Phuong Việc đăng ký bằng sáng chế/sáng tạo không phải là thế mạnh của ta. Nhưng với Ngọc Trinh và Elly Trần, Việt Nam đã vượt Hà Lan để trở thành nước đứng đầu thế giới về chất lượng/mẫu mã sữa tươi

    • Long Bùi Hữu đáng để suy ngẫm quá. Chúng ta dốt hay cái gì làm chúng ta dốt.

    • Jandrito Vu Hoang Thế sao HVB không rủ nhau sáng chế khoa học để làm cho NKYN câm miệng đê. Vừa bịt mồm được người khác vừa được cống hiến cho đất nước, thích thế còn gì.

      Thích cãi cùn thì đây cũng chiều, nhé


    • Hữu Vị ủa,bữa có ông tiến sĩ giáo sư nào khoe tạo ra điện từ nước mà. Hay nổ to quá nên thấy quê mà chạy cmnr

    • Takeshi Hikaru d9ieu này chứng tỏ trình đo giao duc XHCN quá đinh cao! XHCN chỉ cần hoc Chu Nghia Mac,

    • Jonathan Nguyen ‎@Do Trung Kien: nhảm quá, vậy thì kêu các nhà báo đừng có săm soi các sao nữa đi, mà hãy tự cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà, các nhà phân tích kinh tế đừng có phân tích nữa, mà hãy tự làm giàu, đóng góp cho nhà nước đi, các nhà phê bình văn học đừng có phê bình nữa và hãy tự đi viết văn đi,...

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: tư nhiên đổ cho NKYN, thế hê thống giáo duc do NKYN quản lý à, nguy hiểm quá

    • Hanna Nguyen Hy vong ban Do Trung Kien se ko theo duoi nganh khoa hoc, hay dac biet la nghe luat su vi ly luan cua ban qua cun

    • Vô Danh Cụ Do Trung Kien phía trên "quá ngu, quá nguy hiểm"! Phê phán không có nghĩa là "để khóc lóc bới móc than vãn" đâu thưa cụ, mà là để các bạn trẻ có cơ hội nhìn vào thực tại đất nước ta, biết đâu sau này, ai đó trong số bạn trẻ ở đây nuôi quyết tâm thay đổi được điều đó. Còn xã hội thì mỗi người 1 việc, họ có quyền nêu nhận xét về mọi việc cụ ạ, một doanh nhân nhận xét, phê phán điều này rồi cụ bắt người ta đi chế tạo máy móc à, cụ ơi về lấy cái gì gậy não cho có tí nếp nhăn nhé, phẳng vô đối rồi!
      57 phút trước · · 2

    • Vũ Thế Long Thật ra là Mỹ chẳng là gì trình độ kém nên VN không đăng ký thôi hi hi hi chú VN nhiều bằng sáng chế lắm hi hi hi NHỤC lắm

    • Thairice Ngo May cai nay ko fai la the manh cua VN ta.Uoc chi co dang ky nuoc nao co nhieu bang sang kien an nhau thi...

    • Do Trung Kien Vâng tôi biết chứ, vào cái ổ này tôi hiểu tôi đang nói cái gì chứ, chỉ có các nhà rân chủ nửa mùa như các bợn thấy nhột thôi...Hố hố

    • Van Lee Chính cái thứ văn hoá tự sướng làm cho Vn ngày càng tụt hậu và có thể thấy là đến nay chưa làm xong chiếc xe máy phương tiện mà Vn chuộng nhất !!!

    • Nam Nguyen Ở VN Gs, Ts rác rưởi đầy đường.
      51 phút trước · · 3

    • Cid El Do Trung Kien :
      http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/05/dung-qua-tu-suong-ve-pham-chat-nguoi-viet/


      vnexpress.net
      Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: ...Xem thêm

      50 phút trước · · 1

    • El Niño Do Trung Kien: thôi ông nhảm nó vừa vừa thôi đi.
      49 phút trước · · 2

    • Tran Trong Tuan Vấn đề là phổ biến để mà bik đăng ký ...

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: cái ly do chính vê su yếu kém trong viec đào tao tiến sĩ nó nằm ở đây, câu đoc đi
      http://vietbao.vn/Giao-duc/Ca-nuoc-co-bao-nhieu-tien-si-that/40063258/202/


      vietbao.vn
      Vụ ĐH và sau ĐH - Bộ GD-ĐT thì thừa nhận, những khiếu nại gần đây về luận án tiế...Xem thêm

      46 phút trước · · 3

    • Typn Tiên Sinh đỉnh cao của trí tuệ

    • Cỏ Mây Nhìn là biết là tại sao VN nghèo òi !

    • Vô Danh Do Trung Kien: con lạy thím, vào đây thấy thím nói ngu hơn trẻ nít, góp ý rồi thím tự ái hão chụp mũ chúng con là "rân chủ", xin lỗi thím chứ mấy thằng "rân chủ nửa mùa" nó còn biết nói chuyện có suy nghĩ hơn thím đấy, về mẹ nó nhà mà nằm vắt tay lên trán suy nghĩ đi! "Rân chủ" thì liên quan gì đến cái này hả thím? Cãi hết nổi (đuối lý) thì chụp mũ, bó tay!

    • Takeshi Hikaru ‎@Do trung Kien: Vietnam ta có cái gọi là " chơ luận án" nằm ngay trong khuôn vien trường đai hoc. Ai muốn làm tiến sĩ cứ ra chợ mua cái luận án về nộp. LOLOLOL . Đoc báo đi chú! chú ko đoc báo mà lên đây nói lung ta lung tung!

    • Boncherry Eclipse Ts = money

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo trung Kien: tôi phải quang báo cho chú đoc, mà chú vẫn ko đoc! chú rảnh rỗi thì đi đoc báo dùm cái, lo chống phản đong mà cái đầu trong nảo toàn bã đậu, mà đòi chống cái gi???
      http://vnn.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/
      Vietnam la nước có ít nhất báo cáo khoa hoc. noi nhu NKYN là còn hiền đấy!!!!


    • Takeshi Hikaru ‎@Do Trung Kien: toi day chú mà cứ phải mớm cơm như con nít ầy! theo cái link phía trên thì
      " Theo GS Phạm Duy Hiển, số người làm nghiên cứu (R&D) của ta hiện rất lớn so với Thái Lan: 21.000 so với 6.400, nhưng kết quả nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực quốc tế thì lại quá nghèo nàn so với họ"


    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: chú còn điều gì phản biên không? hay để tôi quang tiếp cho chú thêm vài chuc tờ báo đoc nữa thì chú mới sáng cái eye balls của chú ra?????

    • Kinhdoanh Diaoc giáo sư chỉ là chức danh thôi có tiếng mà không có miếng ở vn nếu kêu tui chọn giửa giáo sư tiến sĩ và một người nông dân thì tui sẽ chọn nông dân vì nông dân họ tuy không có bằng cấp nhưng họ đã sáng chế ra được dụng cụ máy móc cho mọi người sử dụng còn gsts chỉ là chức danh địa vị xã hội mà thôi

Trao 1.000 bảng Anh cho câu đố khoa học thế kỷ

Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh sẽ trao 1.000 bảng cho người đưa đáp án thuyết phục nhất đối với câu hỏi: "Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh?".

Hiệp hội Hoàng gia Anh sẽ trao 1.000 bảng Anh cho ai giải được câu đố: "Tại sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh". Ảnh: Alamy.
Câu hỏi trên đã khiến nhiều nhà khoa học thiên tài thế giới "bó tay". Aristotle đã nhận ra hiện tượng này và viết về nó năm 350 trước Công nguyên, Telegraph cho biết
Hiện tượng đó được gọi là hiệu ứng Mpemba từ năm 1968, khi một học sinh Tanzania có tên là Erasto Mpemba nhận thấy sữa pha đường mà cậu dùng để làm kem sẽ đóng băng nhanh hơn nếu ban đầu nó là sữa nóng. Sau đó, cậu mang vấn đề này hỏi giáo sư Denis Osborne, thuộc trường đại học Dar es Salamm khi đến thăm trường cậu.
Erasto Mpemba hỏi: "Nếu giáo sư có hai thùng chứa lượng nước như nhau, trong đó một thùng nước có nhiệt độ 35 độ C và một thùng nước là 100 độ C, và bỏ vào tủ lạnh, bên nước nóng 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?". Vị giáo sư này không đưa ra được câu trả lời và ông đã gọi nó là "hiệu ứng Mpemba" khi nêu câu hỏi lên một tạp chí khoa học.
Nhiều năm qua, hàng trăm lời giải và giả thuyết được đưa ra như dựa vào hiện tượng bay hơi, đối lưu, làm chậm đông. Một nhà khoa học Mỹ năm 2006 từng tuyên bố phát hiện ra cơ chế hiệu ứng Mpemba. Ông cho rằng đó chỉ là một hiện tượng thông thường, xảy ra với tất cả các chất hòa tan. Đến năm 2010, một nhà khoa học người Mỹ khác cũng khẳng định ông đã tìm ra lời giải cho hiện tượng trên, đó là do các tạp chất có trong nước là nhân tố dẫn tới tốc độ đóng băng nhanh của nước nóng.
Tuy nhiên tất cả giải thích đưa ra đến nay đều bị đánh giá là chưa thuyết phục. Do đó, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định trao 1.000 bảng Anh (tương đương 30 triệu VNĐ) cho ai giải được câu đó trên. Thời hạn nộp đến ngày 30/7.

MR Thuận Nghĩa

Vào trang này thấy có nhiều bài viết cần tham khảo trích 1 bài tự quảng bá của
MR Thuận Nghĩa. Nguồn: tại đây

VÀI ĐIỀU TÂM KHẢM MUỐN SẼ CHIA

thuannghia | 31 May, 2012 15:51


Cuối năm 2011, một bé gái 5 tuổi bị kinh giật, đã điều trị khắp nơi, mà tần số cơn giật ngày một tăng, lúc đến khám bệnh ở Trung Tâm chúng tôi. Kết quả đo sinh khí thấy khí thực ở kinh Túc Thiếu Dương, tôi xác định  kinh Túc Quyết Âm bị bế tắc, dùng Thiết Hỏa Chưởng đã thông vòng Thái Âm Chân Khí, sau đó đặt tay lên đầu vận khí điều hòa khí huyết trong kinh Dương, cả quá trình điều trị mất khoảng 12 phút. Từ đó đến nay, điều trị thêm vài lần nữa thôi, nhưng từ lần đầu tiên đến nay, bé gái này không bị kinh giạt nữa
  
  Đầu tháng tư năm nay, một Kiến Trúc Sư người Đức bị chứng nắc cụt, trung bình mỗi phút nắc cụt vài chục lân, thử máu , nội soi, chụp hình khắp nơi không tìm ra nguyên nhân. Hôm có hẹn đến bệnh viện Eppendorf UKE để mỗ cắt hoành cách mô. Lúc đi ngang qua Trung Tâm chúng tôi, chạy vào khám thử. Tôi đặt tay trái lên huyệt Quang Nguyên, rồi vận khí Liệt Hỏa Chưởng vào tay phải, vỗ mạnh vào Trung Uyển. Người này há hóc mồm kinh ngạc, vì căn bệnh nan y của ông ta đã hết hoàn toàn sau cú vỗ chơi chơi của tôi.
 
Người kiến trúc sư này sau đó cảm phục và hỏi, người như ông ở trên thế giới này có bao nhiêu người, tôi nói, trên thế giới thì không có, nhưng ở Việt Nam thì nhiều vô thiên lũng, bệnh này mấy bà hàng cá hàng rau ngoài chợ, hoặc mấy đứa trẻ con ở Việt Nam cũng chữa được, cứ nín thở Nam uống bảy hớp, Nữ uống chín hớp nước lọc, một tay đặt lên đầu, một tay vỗ vào bụng trên, hết liền, nếu ông không tin, khi nào về Việt Nam du lịch, ăn tôm ăn cá nhiều sẽ bị tỳ vị hư hàn, bệnh ông tái phát, cứ ra chợ hỏi mấy bà hàng cá hàng rau họ chữa cho, bảo đảm là trăm phần trăm dứt nọc
 
(Vị kiến trúc sư nghe nói mê Việt Nam quá trời, bàn chuyện về Việt Nam làm ăn. Ông ta nói, ông ta có người bạn chủ hãng sản xuất gạch Y Ton, cung cấp gạch xây dựng cho cả vùng Bắc Âu, muốn thay đổi công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu xây dựng mới của Châu Âu. Nên muốn bán tặng cả dây chuyền sản xuất gạch Y Ton. Dây chuyền này cũng đang còn mới, và khá hiện đại, cả nhà máy cung cấp vật liệu cho cả vùng Bắc Âu mà mỗi ca làm chỉ cần 24 người ngồi trên compute điều khiển dây chuyền là đủ.
 
Ông ta nói, giá bán là 1 Euro, nhưng giá tháo gỡ và vận chuyển về Á Châu thì rất đắt.
Tôi thấy có vẻ hời, nên giới thiệu cho Phan Văn Đam, một đại gia ngành ẩm thực, và hiện nay đã đầu tư một nhà máy gạch ở Hà Nam, công suất mỗi năm, năm mươi triệu viên. Lúc bàn chuyện, thấy tính toán chỉ riêng tiền tháo gỡ và vận chuyển mất hết 8 triệu Euro. He he he..thằng Đam xanh mặt, mặc dầu là họ nói, nếu có kế hoạch đầu tư cụ thể, thì số tiền tám triệu đó ngân hàng Đức cho vay.
 
Tuần trước, ông kiến trúc sư lại gọi điện thoại hỏi, thế nào có còn ai người Việt muốn dịch vụ này nữa không, nếu không ông ta sẽ đưa cho người Tàu làm.
 
Dịch vụ này vẫn còn để ngỏ, nếu ai có hứng thú xin liên lạc  với Văn Phòng kiến trúc Ben Seidel, số điện thoại 0049403172558 hoac 004917696788375, khi gặp nói do Dr. Le giới thiệu)
 
 Cuối tháng 4, có một đôi vợ chồng người Đức, qua giới thiệu của một chủ cửa hàng Á Châu, tìm đến tôi trị bệnh. Người vợ bị bệnh mất ngủ triền miên và lo âu, mệt mỏi vô cùng, bệnh viện khám bảo, bị co thắt mạch máu não gì đó, phải mỗ mới khỏi. He he he...đến lượt tôi khám, phán ngay, Tâm Thận Bất Giao, Thủy Hỏa Vị Tế. Dùng Thiết Hỏa Chưởng đả thông Thái Âm Chân Khí, sau hai lần điều trị ngủ ngon như gấu mùa đông.
alt
 
Đôi vợ chồng Đức này là fan du lịch Việt Nam, năm nào cũng về Việt Nam ba tháng mùa đông hết. Sài Gòn Mũi Né Resort và dân vùng Mũi Né, Bình Thuận chắc không lạ gì hai khuôn mặt này.
Nếu Mũi Né và người Việt làm cho hai người này có ký ức về một vùng đất cổ tích, thì phát vuốt Liệt Hỏa Chưởng của tôi sẽ là cổ tích về Đông Y trong hai người này. Hơ hơ...hiện nay gần như cả dòng họ của ông bà này đều đến tôi đòi khám bệnh, mặc dầu có nhiều người chả bệnh tật gì.
 
 
    alt

Đầu tháng 5 một bé gái mới có 7 tháng tuổi, bị bí đái, và được bệnh viện xác định là phù thận bẩm sinh. Họ hốt hoảng tìm đến liệu pháp tự nhiên. Tôi dùng liệt hoả chưởng, đặt mấy lần lên huyệt dũng tuyền và thận du, sau đó bày cho mẹ cháu, hàng ngày đặt tay vào hai chỗ đó lúc cháu nằm ngủ. Sau hai tuần đi tái khám, Bác sĩ bảo là phép mầu của Thượng Đế

    
Cũng vào tuần đầu của tháng 5, một bệnh nhân có khối u ở cườm tay, là khối u lành, đã mổ nhiều lần, nhưng cứ tái phát, và đau nhức dữ dội. Tôi khám bệnh tìm ra nguyên nhân là do vết sẹo tai nạn xe máy ở ngay bẹn háng.
  alt

Vết sẹo này sâu, lớn, vô tình đã cắt đứt toàn bộ Cân Kinh của Tỳ, Thận, Vị, và Can Kinh,
 alt
alt
vì vậy khí huyết không lưu chuyển được và không nối được với các Kinh Âm ở bàn tay nên gây chứng này. Tôi dùng thôi thủ Thái Cực vận Thái Âm Chân Khí, nối lại các kinh mạch bị đứt, sau hai tuần điều trị, khối u co thắt lại, và đã đỡ đau nhức rất nhiều.
 
 
Tôi có phép thần thông chăng. Không, hoàn toàn không. Những liệu pháp mà tôi vừa trị liệu trên, ai cũng có thể làm được. Vì ai cũng có hai bàn tay, và tay ai cũng có nhiệt năng và điện năng cả. Tôi nói là trăm trăm phần trăm, ai cũng có thể làm được hết. Chỉ khác là tôi chữa nhanh hơn, là vì tôi biết cách tích liễm chân khí, nhờ vào trì luyện thường xuyên 3 môn Dưỡng Sinh, Thái Cực Liệt Hỏa Chưởng, Thái Cực Quyền và Ngũ Hành Khí Công.

Đó là ba môn dưỡng sinh, nhẹ nhàng, uyển chuyển và mềm mại, mà bất kỳ ai cũng có thể luyện được. Vừa đơn giản, vừa tuân thủ theo hơi thở nhịp nhàng tự nhiên, hoàn toàn không có môt nguy hại hai tác dụng phụ gì khi luyện tập sai
 
Phát hiện ra ảnh hưởng của vòng Thái Âm Chân Khí đến sức khỏe của người bệnh, trước đây tôi và đồng đạo đã chiết xuất ra một sộ loại tinh dầu của thảo dược, kích hoạt vòng Thái Âm Chân Khí để trị bệnh.

Sau đó khi tiếp xúc và trì luyện Thái Âm Công, tôi đã vận dụng Thôi Thủ Thái Cức  (Bàn Tay Của Thái Cực), kết hợp với kỹ thuật của liệu Pháp Vuốt Âm (Ying Strick) của trường phái Châm Cứu Penzel. Mà hình thành liệu pháp Tai Chi Therapie (Liệu Pháp Thái Cực). Chính nhờ liệu pháp này,tôi đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp Hội Quốc Tế Những Chuyên Viên Châm Cứu_Massage và Liệu Pháp Năng Lượng Sinh Học. Và đã đưa tôi lên hàng top teen Khí Công Sư của hiệp hội này.
 
Tôi đã hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân ở xa, như Pháp, Thụy Sĩ, Bĩ, Áo, Đan Mạch, Trung Quốc...cách luyện tập và ứng dụng hai bàn tay của mình để tự trị bệnh và tất cả đều có hiệu quả khả quan.
 
Ai cũng có khả năng trị bệnh bằng chính bàn tay của mình cả, nếu như có lòng tin, có tính kiên nhẫn và lòng từ tâm. Nếu bạn không tin, bạn hãy tự thử nghiệm mà xem.

Nếu con cái của bạn bị sốt, bạn cứ úp bàn tay lên trán con, nhiệt độ sẽ hạ xuống đáng kể. Bạn đang đau một chỗ nào đó, bạn xoa hai bàn tay vào nhau và úp lên chỗ đó cơn đau sẽ được cải thiện. Bạn có người thân đang vật vả đau đớn về thể xác hay tinh thần. Bạn hãy ngồi xuống bên giường bệnh, ân cần úp hai bàn tay của bạn lên tay người bạn, và cứ nắm chặt như vậy vài chục phút với một lòng yêu thương vô hạn. Người thân của bạn sẽ được nhẹ nhõm đi nhiều phần
  
Công nâng đó của hai bàn tay của bạn sẽ tăng lên rất nhiều lần, nếu bạn đang trì luyện một môn dưỡng sinh chính thống nào đó.
   
Theo kinh nghiệm của tôi. Thái Cực Liệt Hỏa Chưởng, Thái Cực Quyền (Miên Quyền) và Ngũ Hành Khí Công là những môn dưỡng sinh nhẹ nhàng, dễ tập, hơi thở tự nhiên, không dùng kỹ thuật vận khí mà công phu tự nhiên tích liễm nội lực rất cao. Và cái đặc biệt là khả năng tự nhiên tích lũy và chuyển hóa khí Hậu Thiên (Khí Tỳ Vị) lên hai lòng bàn tay rất hài hòa và liễu nghiệm. Nhờ đó mà làm tăng khả năng trị bệnh lên rất cao
   
Đó cũng chính là mục đích của loạt bài về Y Đạo, (LUẬN VỀ BÀN TAY CỦA THÁI CỰC) để phổ cập cho bạn bè, đồng đạo và những người biết quí trọng sức khỏe của mình, về 3 pho dưỡng sinh đơn giản mà cực kỳ hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, đó là ba pho Dưỡng Sinh Khí Công từ khó đến dễ: Thái Cực Liệt Hỏa Chưởng, Thái Cực Miên Quyền, và Ngũ Hành Khí Công.
   
Hy vọng rằng sẽ được sự đón nhận và cỗ vũ của mọi người
    

     (Hai video Clip trên thực ra là mới được quay ngày hôm qua, nhằm mục đích minh chứng cho topic này. Trong một ngày tôi phải dùng những liệu pháp này để trị bệnh cho khoảng hơn 10 người. Nói chung là khá hao tổn nguyên khí. Có một điều khá nan giải là, nếu ăn uống các chất giàu năng lượng như thịt cá thì trọc khí huôn trượt, kh vận khí dụng công. Nếu ăn các chất thanh đạm, thì không đủ năng lượng. Vì vậy cơ thể tôi phải tự đốt các lớp mỡ tích lũy dưới da để tạo năng lượng nhiệt theo ý muốn.
  
Cũng chính vì vậy mà cơ thể tôi thường bị gầy gò. Gầy nhưng sinh lực không suy giảm, lịch sử của cuộc đời chưa bao giờ dùng một viên thuốc Tây nào, vì tôi thường xuyên tập luyện dưỡng sinh, bồi bổ chân nguyên.
 
Cũng chính vì thế mà tôi thường lang thang ở các bờ biển, bìa rừng, những nơi vắng người, he hehe.. và cả đầu đường xó chợ, gầm cầu... để lấy lại sinh lực từ Tự Nhiên, nhờ vào các bài dưỡng sinh.

Mỗi ngày, dù mua hay nắng, tôi có không dưới hai tiếng đồng hồ để tập luyện. Thường thì 3 đến 4 tiếng. Tuy vậy tôi vẫn có đủ thời gian để làm những việc mình muốn, và thành quả công việc của tôi khá đồ sộ. Đến bây giờ tôi vẫn chưa lý giải được tại sao có nhiều người lại nói không có thời gian để luyện tập dưỡng sinh nhỉ.
 
Sau một ngày trị bệnh của tôi, thường là không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, từ 9 sáng , đến 19 giờ chiều. Dù tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ, nhưng sinh lực khá suy giảm, tinh thần có phần như uể oải và khá nhạy cảm, hơi hơi mềm yếu, vì vậy tôi rất cần có một bàn tay mềm mại và dịu dàng từ ái để cầm nắm mà nương tựa linh hồn. Nhưng...của ấy thời buổi này kiếm đâu ra. Vì vậy hàng ngày tôi đểu phải ra kè cảng nắm mấy hòn đá, lên bìa rừng nắm mấy cành cây.., hoặc đến các công viên xin nắm tay trẻ con, hoặc ra đến các gầm cầu nắm tay mấy người vô gia cư (Obdachlos). Chớ coi thường mấy người vô gia cư nhé, họ có tâm địa rất hiền lương. Cũng có thể là vì họ hiền lương quá, không màng đến công danh sự nghiệp nên mới Obdachlos. ( He he he...mình cũng vô gia cư chứ bộ, hộ khẩu một nơi, ăn một nơi, ngủ một nơi, và làm việc một nơi khác, thời gian rảnh rỗi thì cù bất cù bơ một mình ngoài kè đá hay bìa rừng. Vậy là vô gia cư chứ còn giề nữa hè, chính nhờ Vô Gia Cư vậy mới làm được Thơ, chứ không có mà khối......)

  
Đôi khi nghĩ cũng mũi lòng, thứ gì mình cũng làm được, cũng tìm ra, vậy mà không tìm ra cho mình nổi một bàn tay. Tệ thật!)

“Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ

Đời sống tâm lý trẻ con ngày càng phức tạp, trong khi nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa quan tâm hoặc nhận thức hết tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý cho trẻ.

Sợ cho con đi khám

 
Sợ cho con đi khám

“Tôi ghét bà!”. Chị Đ.Nghi (cán bộ ngân hàng) sững người khi nghe cô con gái 16 tuổi hét câu nói đó trước khi đóng sập cửa phòng. Học giỏi và lễ phép, con chị từng là niềm tự hào của gia đình. Chỉ vài tháng nay con chị bỗng dưng cộc tính, sức học tuột không phanh... Chị muốn đưa con tới phòng tham vấn tâm lý nhưng vì sợ người ngoài dị nghị nên tặc lưỡi cho qua. Chọn giải pháp đọc lén nhật ký của con và chị bị con phát hiện...

Con trai của chị P.Trinh (Q.3, TPHCM) thường xuyên đánh nhau và ăn cắp vặt trong lớp dù gia đình thuộc hàng khá giả. Trò chuyện với con không ăn thua, dắt con tới phòng tham vấn được vài lần nhưng mọi chuyện cũng không thay đổi, chị với chồng đều lắc đầu, tự nhủ: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính!”.

Cả hai bạn trẻ này đều cho biết không nhận được sự đồng cảm của gia đình, khoảng cách giữa họ theo đó ngày một xa dần. Khi được hỏi vì sao không tìm tới phòng tham vấn tâm lý ở trường, hai bạn trẻ này đều chung câu trả lời: “Ở trường, những ai bước ra bước vô phòng này đều bị mọi người “soi” rất kỹ”.

Hầu hết tham vấn viên tâm lý đều cho rằng hai câu chuyện trên là thực trạng phổ biến. Chuyên viên tâm lý Huỳnh Thị Hoàng Oanh (Nhà Thiếu nhi TPHCM) cho biết: “Phụ huynh thường e dè khi tìm đến các địa điểm tham vấn tâm lý vì chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc này. Bên cạnh đó phụ huynh thường nôn nóng, luôn muốn vấn đề được dứt điểm sớm”.

Theo bà Oanh, một số phụ huynh còn nhìn vấn đề ngắn hạn, khi thấy triệu chứng ở trẻ giảm là lập tức dừng quá trình trị liệu tâm lý. Một số khác thường chỉ đưa trẻ tới phòng khám khi các triệu chứng tâm lý đã rơi vào giai đoạn trầm trọng.

Do không được sự hỗ trợ từ cha mẹ nên nhiều trẻ chỉ dám liên lạc, nhờ tham vấn thông qua đường dây nóng hoặc hộp email của trung tâm dù nơi này luôn mở cửa các ngày trong tuần và hoàn toàn miễn phí. “Khách tới gặp trực tiếp hầu hết đều là phụ huynh và thường đi một mình”, bà Oanh cho biết.

Tương tự, ThS tâm lý Trần Thị Hồng Nhi (khoa tâm lý Bệnh viện FV TPHCM) cũng cho rằng nhiều phụ huynh thường bỏ cuộc nửa chừng: “Một phần họ thiếu kiên nhẫn, phần do họ chưa có cơ hội được giải thích một cách đầy đủ, thuyết phục từ những nhà chuyên môn”.
Trẻ sẽ phát triển hơn nếu được quan tâm

Trẻ em thời đại ngày nay có mức phát triển tâm sinh lý nhanh, phức tạp hơn nhiều so với các thế hệ trước, đó là khẳng định của giáo sư tâm lý Neal Newfield (ĐH West Virginia, Hoa Kỳ). Theo ông, hoạt động tham vấn tâm lý cần được đặc biệt chú trọng bởi đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sẽ học, phát triển toàn diện hơn nếu có sự hỗ trợ về việc phát triển tâm lý. Thông qua ba năm kinh nghiệm tham vấn ở cả trường học lẫn trung tâm tham vấn, bà Oanh lại cho rằng: “Gốc rễ vấn đề vẫn là ở phụ huynh. Nếu phụ huynh không dành thời gian lắng nghe, san sẻ cùng trẻ thì trẻ sẽ tự tìm hiểu hoặc hỏi những người bạn cũng non vốn sống giống mình. Và nếu phụ huynh viện lý do quá bận rộn mà không thể hỗ trợ việc tham vấn thì chúng tôi cũng đành bó tay”.

Làm việc trong lĩnh vực tâm lý trên 25 năm (trong đó có bảy năm tại Việt Nam), giáo sư Neal nhận thấy việc hiểu tâm lý trẻ không chỉ khó khăn cho các bậc phụ huynh (vốn đã bận rộn với việc mưu sinh) mà cũng là thử thách lớn cho chính những người làm công tác chuyên môn. Ông cho rằng công nghệ đang kéo giãn khoảng cách giữa hai bên và việc hiểu trẻ để tư vấn trẻ đúng đắn đòi hỏi một nỗ lực lớn, liên tục từ nhiều phía. “Chỉ tới khi người lớn quan tâm, đầu tư nhiều hơn mảng tham vấn tâm lý thì chúng tôi nghĩ những điều đáng tiếc với giới trẻ mới được cải thiện”, ông khẳng định.

Lộ trình tham vấn tâm lý

Thực chất không có một lộ trình tham vấn nhất định. Tuy nhiên dưới đây là một lộ trình tham khảo:

Buổi khám đầu tiên: Được dành để tiếp trẻ và người yêu cầu khám (thường là phụ huynh) để lý do tới khám được nói ra trước mặt trẻ. Chuyên viên tâm lý lắng nghe phụ huynh nói về các triệu chứng, hành vi gây lo lắng, quá trình phát triển của thanh thiếu niên, quan hệ trong gia đình... Sau đó sẽ giải thích quy trình làm việc cho phụ huynh và phụ huynh sẽ được mời ra ngoài để trẻ cho ý kiến về nguyên nhân tới khám, bày tỏ ý kiến riêng.

Khám tâm lý tổng hợp: Tùy thuộc nguyên nhân tới khám mà chuyên viên tâm lý có thể sử dụng một hoặc các công cụ làm việc khác nhau: phỏng vấn lâm sàng, trắc nghiệm trí tuệ, bảng hỏi, trắc nghiệm tình cảm, tranh vẽ, kể chuyện... Khám tâm lý có thể kéo dài từ 1-3 buổi/45 phút.

Báo cáo kết quả: Chuyên viên tâm lý sẽ trả báo cáo về kết quả khám tâm lý, các khuyến nghị cho nhà trường, gia đình.

Trị liệu tâm lý: Trong trường hợp có khó khăn thật sự (bệnh lý hay cường độ mạnh, kéo dài), trẻ sẽ được tiếp nhận tâm lý trị liệu (thông qua lời nói và các phương pháp trung gian khác mà không dùng thuốc). Tâm lý trị liệu có thể kéo dài từ hai buổi tới sáu tháng.