Tri thức VN

“KHÔNG BẰNG SÁNG CHẾ … là CHUYỆN BÌNH THƯỜNG !?”
“HƠN 9000 GIÁO SƯ SAO KHÔNG CÓ BẰNG SÁNG CHẾ?”
“Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.”
“Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.
Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.
Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.
Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.”

“Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.”
Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/78867/hon-9-000-giao-su-sao-khong-co-bang-sang-che-.html
· · · khoảng một giở trước ·

  • Bạn và 41 người khác người khác thích điều này.
  • 5 lượt chia sẻ

    • Nhật ký yêu nước ‎"Nguyên nhân vì đâu?
      Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.
      Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
      "Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.
      Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.
      Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!
      Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.
      Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.

      Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.
      Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".
      TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn


    • Anh Tuan tất cả chi là con số. VN chưa quen kiểu đki này thôi

    • Do Trung Kien Mấy ông admin của NKBN thay vì suốt ngày rình rập mò mẫm các xó xỉnh trên mạng kiếm nguồn để khóc lóc bới móc than vãn thì hãy rủ nhau sáng chế khoa học đăng đàn quốc tế cho rạng danh non sông VN đê.

    • Hnahk Nguyen neu co dang ki ve tai nang tham nhung thi csvn se la #1

    • Mai Phuong Việc đăng ký bằng sáng chế/sáng tạo không phải là thế mạnh của ta. Nhưng với Ngọc Trinh và Elly Trần, Việt Nam đã vượt Hà Lan để trở thành nước đứng đầu thế giới về chất lượng/mẫu mã sữa tươi

    • Long Bùi Hữu đáng để suy ngẫm quá. Chúng ta dốt hay cái gì làm chúng ta dốt.

    • Jandrito Vu Hoang Thế sao HVB không rủ nhau sáng chế khoa học để làm cho NKYN câm miệng đê. Vừa bịt mồm được người khác vừa được cống hiến cho đất nước, thích thế còn gì.

      Thích cãi cùn thì đây cũng chiều, nhé


    • Hữu Vị ủa,bữa có ông tiến sĩ giáo sư nào khoe tạo ra điện từ nước mà. Hay nổ to quá nên thấy quê mà chạy cmnr

    • Takeshi Hikaru d9ieu này chứng tỏ trình đo giao duc XHCN quá đinh cao! XHCN chỉ cần hoc Chu Nghia Mac,

    • Jonathan Nguyen ‎@Do Trung Kien: nhảm quá, vậy thì kêu các nhà báo đừng có săm soi các sao nữa đi, mà hãy tự cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà, các nhà phân tích kinh tế đừng có phân tích nữa, mà hãy tự làm giàu, đóng góp cho nhà nước đi, các nhà phê bình văn học đừng có phê bình nữa và hãy tự đi viết văn đi,...

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: tư nhiên đổ cho NKYN, thế hê thống giáo duc do NKYN quản lý à, nguy hiểm quá

    • Hanna Nguyen Hy vong ban Do Trung Kien se ko theo duoi nganh khoa hoc, hay dac biet la nghe luat su vi ly luan cua ban qua cun

    • Vô Danh Cụ Do Trung Kien phía trên "quá ngu, quá nguy hiểm"! Phê phán không có nghĩa là "để khóc lóc bới móc than vãn" đâu thưa cụ, mà là để các bạn trẻ có cơ hội nhìn vào thực tại đất nước ta, biết đâu sau này, ai đó trong số bạn trẻ ở đây nuôi quyết tâm thay đổi được điều đó. Còn xã hội thì mỗi người 1 việc, họ có quyền nêu nhận xét về mọi việc cụ ạ, một doanh nhân nhận xét, phê phán điều này rồi cụ bắt người ta đi chế tạo máy móc à, cụ ơi về lấy cái gì gậy não cho có tí nếp nhăn nhé, phẳng vô đối rồi!
      57 phút trước · · 2

    • Vũ Thế Long Thật ra là Mỹ chẳng là gì trình độ kém nên VN không đăng ký thôi hi hi hi chú VN nhiều bằng sáng chế lắm hi hi hi NHỤC lắm

    • Thairice Ngo May cai nay ko fai la the manh cua VN ta.Uoc chi co dang ky nuoc nao co nhieu bang sang kien an nhau thi...

    • Do Trung Kien Vâng tôi biết chứ, vào cái ổ này tôi hiểu tôi đang nói cái gì chứ, chỉ có các nhà rân chủ nửa mùa như các bợn thấy nhột thôi...Hố hố

    • Van Lee Chính cái thứ văn hoá tự sướng làm cho Vn ngày càng tụt hậu và có thể thấy là đến nay chưa làm xong chiếc xe máy phương tiện mà Vn chuộng nhất !!!

    • Nam Nguyen Ở VN Gs, Ts rác rưởi đầy đường.
      51 phút trước · · 3

    • Cid El Do Trung Kien :
      http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/05/dung-qua-tu-suong-ve-pham-chat-nguoi-viet/


      vnexpress.net
      Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: ...Xem thêm

      50 phút trước · · 1

    • El Niño Do Trung Kien: thôi ông nhảm nó vừa vừa thôi đi.
      49 phút trước · · 2

    • Tran Trong Tuan Vấn đề là phổ biến để mà bik đăng ký ...

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: cái ly do chính vê su yếu kém trong viec đào tao tiến sĩ nó nằm ở đây, câu đoc đi
      http://vietbao.vn/Giao-duc/Ca-nuoc-co-bao-nhieu-tien-si-that/40063258/202/


      vietbao.vn
      Vụ ĐH và sau ĐH - Bộ GD-ĐT thì thừa nhận, những khiếu nại gần đây về luận án tiế...Xem thêm

      46 phút trước · · 3

    • Typn Tiên Sinh đỉnh cao của trí tuệ

    • Cỏ Mây Nhìn là biết là tại sao VN nghèo òi !

    • Vô Danh Do Trung Kien: con lạy thím, vào đây thấy thím nói ngu hơn trẻ nít, góp ý rồi thím tự ái hão chụp mũ chúng con là "rân chủ", xin lỗi thím chứ mấy thằng "rân chủ nửa mùa" nó còn biết nói chuyện có suy nghĩ hơn thím đấy, về mẹ nó nhà mà nằm vắt tay lên trán suy nghĩ đi! "Rân chủ" thì liên quan gì đến cái này hả thím? Cãi hết nổi (đuối lý) thì chụp mũ, bó tay!

    • Takeshi Hikaru ‎@Do trung Kien: Vietnam ta có cái gọi là " chơ luận án" nằm ngay trong khuôn vien trường đai hoc. Ai muốn làm tiến sĩ cứ ra chợ mua cái luận án về nộp. LOLOLOL . Đoc báo đi chú! chú ko đoc báo mà lên đây nói lung ta lung tung!

    • Boncherry Eclipse Ts = money

    • Takeshi Hikaru ‎@Đo trung Kien: tôi phải quang báo cho chú đoc, mà chú vẫn ko đoc! chú rảnh rỗi thì đi đoc báo dùm cái, lo chống phản đong mà cái đầu trong nảo toàn bã đậu, mà đòi chống cái gi???
      http://vnn.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/
      Vietnam la nước có ít nhất báo cáo khoa hoc. noi nhu NKYN là còn hiền đấy!!!!


    • Takeshi Hikaru ‎@Do Trung Kien: toi day chú mà cứ phải mớm cơm như con nít ầy! theo cái link phía trên thì
      " Theo GS Phạm Duy Hiển, số người làm nghiên cứu (R&D) của ta hiện rất lớn so với Thái Lan: 21.000 so với 6.400, nhưng kết quả nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực quốc tế thì lại quá nghèo nàn so với họ"


    • Takeshi Hikaru ‎@Đo Trung Kien: chú còn điều gì phản biên không? hay để tôi quang tiếp cho chú thêm vài chuc tờ báo đoc nữa thì chú mới sáng cái eye balls của chú ra?????

    • Kinhdoanh Diaoc giáo sư chỉ là chức danh thôi có tiếng mà không có miếng ở vn nếu kêu tui chọn giửa giáo sư tiến sĩ và một người nông dân thì tui sẽ chọn nông dân vì nông dân họ tuy không có bằng cấp nhưng họ đã sáng chế ra được dụng cụ máy móc cho mọi người sử dụng còn gsts chỉ là chức danh địa vị xã hội mà thôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình