Các tế bào ung thư
Institut Curie
Phải nói là cho đến nay, nói đến ung thư, người ta nghĩ ngay
đến các nguyên nhân di truyền, môi trường, cách sinh hoạt của người
bệnh... Thế nhưng, căn bệnh hiểm nghèo này cũng có thể bắt nguồn từ việc
bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Dù ít được nhắc tới, nhưng căn
nguyên ung thư do nhiễm trùng rất phổ biến.
Trên đây là kết luận của công trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (CIRC) tại thành phố Lyon (miền nam Pháp), vừa công bố trong tạp chí Anh "Lancet Oncology". Trung tâm nghiên cứu này đã phân tích 12,7 triệu trường hợp mới bị ung thư được ghi nhận tại 184 quốc gia trong năm 2008. Bệnh lý ung thư do nhiễm trùng chiếm hơn 16% ca.
Một trong sáu trường hợp bị ung thư có thể tránh được
Bà Catherine de Martel, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu giải thích : « Từ lâu rồi, giới khoa học đã biết là có 15 loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là tác nhân có thể gây ra ung thư ». Bốn tác nhân chính là virus gây viêm gan B và C, dẫn đến bệnh ung thư gan, virus papillomavirus gây nên ung thư cổ tử cung và vi khuẩn Helicobacter pylori (HPV) làm ung thư dạ dày.
Theo các nhà nghiên cứu đã làm việc trên công trình này, việc áp dụng biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, tuân thủ quy tắc vệ sinh, dò tìm vi rút... sẽ cho phép tránh được loại ung thư này. Tuy vậy, vấn đề là làm sao thúc đẩy được các phương thức phòng chống đó. Bác sĩ Catherine de Martel nhấn mạnh : "Cần phải nỗ lực chống lại tâm lý dè dặt trước việc chủng ngừa, cũng như nhấn mạnh đến sự cần thiết nơi phụ nữ là phải đi xét nghiệm tìm ung thư cổ tử cung".
Các nước nghèo bị nhiều ca ung thư do nhiễm trùng hơn
Dù có đến 16% ca ung thư là do nhiễm trùng, nhưng tỷ lệ phân bổ các trường hợp này rất khác nhau tùy theo khu vực địa dư. Tại các nước đang phát triển, các ca ung thư do nhiễm trùng lớn hơn nhiều so với mức trung bình : 37% ở vùng châu Phi dưới sa mạc Sahara, so với 3,3% ở Úc hay 5% ở Pháp.
Tính ra, một phần ba người bị ung thư ở các nước đang phát triển là do nhiễm trùng, trong lúc tỷ lệ này ở các nước đã phát triển là 1/30.
Đối với Tiến sĩ Christopher Wild, Giám đốc Trung tâm CIRC, công trình nghiên cứu vừa công bố "nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xác định rõ các ưu tiên chống lại bệnh ung thư ở cấp quốc gia và cấp khu vực". Nói cách khác, tại các nước thu nhập thấp và trung bình, tức là các nước đang phát triển, phải chú ý nhiều hơn đến việc chống lại bệnh ung thư do nhiễm trùng.
Bệnh ung thư do nhiễm trùng, trong đó có virus viêm gan B và C, xuất hiện rất nhiều trong giới người có cuộc sống bấp bênh, giới lao động di cư và giới sử dụng ma túy. Số người bị ung thư trong các tâng lớp này cao hơn gấp ba lần số người bị nhiễm SIDA/AIDS, với nửa triệu người bị nhiễm bệnh, một nửa trong số đó không hề biết là mình bị bệnh.
Trên đây là kết luận của công trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (CIRC) tại thành phố Lyon (miền nam Pháp), vừa công bố trong tạp chí Anh "Lancet Oncology". Trung tâm nghiên cứu này đã phân tích 12,7 triệu trường hợp mới bị ung thư được ghi nhận tại 184 quốc gia trong năm 2008. Bệnh lý ung thư do nhiễm trùng chiếm hơn 16% ca.
Một trong sáu trường hợp bị ung thư có thể tránh được
Bà Catherine de Martel, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu giải thích : « Từ lâu rồi, giới khoa học đã biết là có 15 loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là tác nhân có thể gây ra ung thư ». Bốn tác nhân chính là virus gây viêm gan B và C, dẫn đến bệnh ung thư gan, virus papillomavirus gây nên ung thư cổ tử cung và vi khuẩn Helicobacter pylori (HPV) làm ung thư dạ dày.
Theo các nhà nghiên cứu đã làm việc trên công trình này, việc áp dụng biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, tuân thủ quy tắc vệ sinh, dò tìm vi rút... sẽ cho phép tránh được loại ung thư này. Tuy vậy, vấn đề là làm sao thúc đẩy được các phương thức phòng chống đó. Bác sĩ Catherine de Martel nhấn mạnh : "Cần phải nỗ lực chống lại tâm lý dè dặt trước việc chủng ngừa, cũng như nhấn mạnh đến sự cần thiết nơi phụ nữ là phải đi xét nghiệm tìm ung thư cổ tử cung".
Các nước nghèo bị nhiều ca ung thư do nhiễm trùng hơn
Dù có đến 16% ca ung thư là do nhiễm trùng, nhưng tỷ lệ phân bổ các trường hợp này rất khác nhau tùy theo khu vực địa dư. Tại các nước đang phát triển, các ca ung thư do nhiễm trùng lớn hơn nhiều so với mức trung bình : 37% ở vùng châu Phi dưới sa mạc Sahara, so với 3,3% ở Úc hay 5% ở Pháp.
Tính ra, một phần ba người bị ung thư ở các nước đang phát triển là do nhiễm trùng, trong lúc tỷ lệ này ở các nước đã phát triển là 1/30.
Đối với Tiến sĩ Christopher Wild, Giám đốc Trung tâm CIRC, công trình nghiên cứu vừa công bố "nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xác định rõ các ưu tiên chống lại bệnh ung thư ở cấp quốc gia và cấp khu vực". Nói cách khác, tại các nước thu nhập thấp và trung bình, tức là các nước đang phát triển, phải chú ý nhiều hơn đến việc chống lại bệnh ung thư do nhiễm trùng.
Bệnh ung thư do nhiễm trùng, trong đó có virus viêm gan B và C, xuất hiện rất nhiều trong giới người có cuộc sống bấp bênh, giới lao động di cư và giới sử dụng ma túy. Số người bị ung thư trong các tâng lớp này cao hơn gấp ba lần số người bị nhiễm SIDA/AIDS, với nửa triệu người bị nhiễm bệnh, một nửa trong số đó không hề biết là mình bị bệnh.