22/5/2012 Phi thuyền tư nhân đầu tiên lên vũ trụ

Tên lửa đẩy phi thuyền Dragon lên vũ trụ hôm qua, lmở ra trang mới trong lịch sử thám hiểm vũ trụ thế giới, trong đó tư nhân đã chinh phục được không gian.

Tên lửa Falcon 9 và tàu Dragon rời bệ phóng hôm 22/5. Ảnh:
Tên lửa Falcon 9 và tàu Dragon rời bệ phóng hôm 22/5. Ảnh: AP.
Ngay trước 4h sáng hôm 22/5 theo giờ Mỹ, tên lửa Falcon 9 cùng phi thuyền Dragon rời bệ phóng tại Trạm Không quân Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ, Los Angeles Times đưa tin. Vài phút khói từ tên lửa tạo thành một hình vòng cung trên bầu trời. 9 phút sau khi rời bệ phóng, Dragon tiến tới quỹ đạo trái đất. Sau đó các tấm pin mặt trời trên thân tàu mở ra và nó tiến về phía Trạm Không gian Quốc tế (ISS).
Vụ phóng Dragon là một sự kiện lịch sử, bởi nó là phi thuyền đầu tiên thuộc sở hữu của tư nhân bay tới Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Từ trước tới nay các phi thuyền bay vào vũ trụ đều thuộc sở hữu của chính phủ.
"Hôm nay là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong thám hiểm vũ trụ. Dù chúng ta còn nhiều việc phải làm để chuyến bay kết thúc thành công, song chắc chắn chúng ta đã khởi đầu tốt đẹp. Đây là ngày tuyệt vời đối với nước Mỹ và thế giới", ông Charles Bolden, giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), phát biểu sau khi tên lửa Falcon 9 đẩy tàu Dragon tại trạm không quân Mũi Canaveral.
Chuyến bay của Dragon được coi là một thử nghiệm. Trên thực tế, phi thuyền mang theo những thứ không quan trọng nhằm đề phòng trường hợp sự cố xảy ra. Song nếu nó kết nối thành công với ISS trong vài ngày tới, các chuyến bay tới ISS do tư nhân đảm nhiệm sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 tới 5 năm tới.
Khói từ tên lửa tạo thành vòng cung trong không trung. Ảnh: AP.
Khói từ tên lửa tạo thành vòng cung trong không trung. Ảnh: AP.
Nhà Trắng cũng gửi lời chúc mừng tới NASA và SpaceX, công ty chế tạo tàu Dragon.
"Mọi chuyến bay vào vũ trụ đều là sự kiện thú vị, song sự kiện này khiến chúng ta cảm thấy phấn khích một cách đặc biệt. Nó mở rộng vai trò của tư nhân trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ và sẽ giúp NASA tập trung nguồn lực vào những việc mà NASA làm tốt nhất", ông John Holdren, trưởng nhóm cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ, phát biểu.

Sau quá trình thử nghiệm kéo dài nhiều năm, NASA hy vọng họ sẽ giao việc vận chuyển hàng hóa và con người cho tư nhân để họ tập trung tiền vào các chương trình thám hiểm không gian xa hơn quỹ đạo trái đất. Mục tiêu sắp tới của NASA là sao Hỏa và các thiên thạch. Nhiều công ty, bao gồm cả SpaceX, đang cố gắng giành cơ hội mà NASA tạo ra. Hiện tại Mỹ phải trả Nga 63 triệu USD mỗi khi đưa người lên ISS bằng tàu của Nga. Đây là khoản tiền đáng mơ ước đối với mọi doanh nhân.
NASA đã chi gần 400 triệu USD cho SpaceX - công ty có trụ sở tại bang California - với hy vọng một ngày nào đó SpaceX sẽ thực hiện các chuyến bay lên ISS. Tuy nhiên, một bộ phận dư luận - bao gồm nhiều cựu phi hành gia - phản đối chủ trương giao hoạt động vận tải lên ISS cho tư nhân. Họ lo ngại các công ty tư nhân không đủ trình độ công nghệ để thực hiện hoạt động vận chuyển trong không gian.

Bé 2 tuổi 'lái' xe máy gây tai nạn

Trong khi mẹ mải nhặt hộp sữa rơi xuống đường, bé trai 2 tuổi bất ngờ vặn tay ga khiến chiếc xe máy lao thẳng ra giữa quốc lộ 1A.

Sáng 23/5, chị Bùi Thị Bích Hà (22 tuổi, trú huyện Phù Mỹ, Bình Định) chạy xe máy chở con trai 2 tuổi trên quốc lộ 1A. Thấy hộp sữa của con trai rơi xuống đường, người mẹ trẻ dừng xe vào lề để đi nhặt mà quên tắt máy.
Con trai chị Hà ngồi trên xe bất ngờ vặn tay ga khiến chiếc xe lao thẳng ra giữa quốc lộ 1A. Cháu bé ngã xuống đường. Cùng lúc, anh Trần Xuân Hùng (ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân) chở cháu gái 16 tuổi bằng xe máy chạy hướng Bắc - Nam trờ tới. Sau cú va chạm với xe chị Hà, xe anh Hùng bốc cháy dữ dội cho đến khi chỉ còn trơ khung. Rất may không có thiệt hại về người.

Từ vụ 'nuốt đất' Vĩnh Phúc đến Viethaus Berlin: Đọan kết đã có hậu?

Lệnh truy nã Nguyễn Anh Quân.


"Vua lừa đảo" đã bị bắt! Với sự "giúp đỡ" của ngài đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình, ông Nguyễn Anh Quân có visa và bay sang Mỹ. Tại cửa khẩu sân bay Dulles ông ta đã bị bắt.

Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế với Nguyễn Anh Quân về tội “lợi dụng quyền hạn chức vụ” để lừa gạt qua các dự án đầu tư địa ốc dính đến rất nhiều xếp ở tỉnh Vĩnh Phúc và cả ở Hà Nội, đã bị cảnh sát Mỹ bắt giữ tại sân bay Dulles, thủ đô Washington, D.C.
Vụ bắt giữ này xảy ra ngày 23/2/2012, khi ông Nguyễn Anh Quân, 41 tuổi, từ Berlin bay đến sân bay quốc tế Dulles, nay mới được tờ báo Washington Examiner đang tải, trong khi đó báo chí ở Việt Nam cho đến nay không hề đề cập đến vụ bắt giữ này.
Trong tháng 2/2012, khi Nguyễn Anh Quân còn ở bên Ðức, Vietinfo.eu và một số tờ báo Việt Nam có nói đến nhân vật này và trong một “bữa nhậu hoành tráng” do ông chủ trì tại Viethaus (cơ sở do Nguyễn Anh Quân làm chủ) có sự hiện diện của "ân nhân" là ông đại sứ Ðỗ Hòa Bình cùng nhiều viên chức ngoại giao Việt Nam khác.
Qua một số dự án xây dựng nhà cửa ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, ông Quân có dấu hiệu dính líu đến nhiều quan chức cao cấp không những ở tỉnh Vĩnh Phúc mà còn cả với nhân vật cấp tướng của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Nguyễn Anh Quân bị truy nã quốc tế từ ngày 3/2/2012. Trước đó, ông bị truy tố (20/12/2011) theo lệnh của công an Vĩnh Phúc sau khi ông đáp máy bay đi Ðức ngày 5/12/2011. Điều thú vị là mãi 19 ngày sau khi ra khỏi Việt Nam, ngày 24/12/2011 mới có “lệnh truy nã” để điều tra về các hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại dự án trang trại phường Ðồng Tâm”.
Nguyễn Anh Quân và dự án Thanh Hà ở Vĩnh Phúc. (Hình: Pháp Luật Việt Nam)
Ít nhất, có tám cán bộ đảng viên cao cấp của tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến các “phi vụ” của Nguyễn Anh Quân bị truy tố từ cuối năm ngoái đến nay, trong đó, nguyên chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên đã bị bắt ngày 4/5/2012 về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan việc thu hồi hơn 25ha quy hoạch trang trại”.  Trước đó, ông Lại Hữu Lân, 63 tuổi, nguyên bí thư thành ủy kiêm chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên, cũng đã bị tống giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nguyễn Anh Quân bị bắt giữ khi nhân viên an ninh sân bay Dulles kiểm tra lý lịch hành khách thì thấy đương sự đang bị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã. Khi bị thẩm vấn, ông Quân công nhận từng bị kết án từ năm 1999 về tội lừa gạt liên quan đến địa ốc. Trong nhiều đơn xin nhập cảnh Mỹ, từ  tháng 8/2008 đến tháng 1/2012, ông này đều khai “chưa hề bị bắt hay bị truy tố về bất cứ tội gì.”
Tuần trước, cơ quan điều tra của Mỹ đã thụ lý và nộp hồ sơ tại tòa án liên bang ở Alexandria cáo buộc ông Nguyễn Anh Quân tội khai gian trong đơn xin nhập cảnh. Trong khi đó, cơ quan quan thuế của Mỹ (CBP) cáo buộc ông này là “lừa gạt và cố ý gian dối”.
Việc ông Nguyễn Anh Quân bị điều tra sau nhiều lời tố cáo dữ dội trên báo thuộc “diện cấm xuất cảnh” từ tháng 10/2011 mà vẫn dễ dàng leo lên máy bay đi Ðức rồi đến Mỹ là một bí ẩn. Các chuyện làm ăn lường gạt “chạy dự án” của ông Quân nằm dưới những cái vỏ rất “ấn tượng”.  Theo hồ sơ tại sở KH&ÐT Vĩnh Phúc, Tam Ðảo Mới là công ty cổ phần (của Nguyễn Anh Quân) có trụ sở tại TP. Vĩnh Yên thành lập ngày 11/3/2005 (trước khi xuất hiện 'dự án trang trại' ở phường Ðồng Tâm một thời gian ngắn). Dù ngành nghề kinh doanh của ông ty này là ngành bất động sản, xây dựng, khách sạn, du lịch... không có nghề nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ông ta lại lập 'Dự án trang trại lập ra để trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, thủy sản... '”
Sau khi được cấp giấy phép, với sự "nhắm mắt" của quan chức từ tỉnh ủy đến cấp dưới, “Dự án Trang trại” đã được phù phép để 25.5 ha đất nông nghiệp “chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất xây dựng khu đô thị để bán lại cho các doanh nghiệp đầu tư địa ốc,” kiếm lời.
Tổng cục 2 - Vietinfo.eu
Ảnh minh họa.
Dựa vào đâu mà giỏi pháp thuật như thế?
Nguyễn Anh Quân thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục mang quân hàm sỹ quan cao cấp, đi xe biển đỏ của quân đội” ; “có thể vỗ vai các cán bộ chủ chốt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đây cũng như hiện nay”; “vườn cây cảnh của Quân thuê gần nhà thi đấu Vĩnh Yên trưng bày mấy chục cây tùng nhập ngoại, lúc nào cũng có một trung đội cảnh sát bảo vệ”...
Nhiều dấu hiệu chứng tỏ ông là một sĩ quan quân đội dưới vỏ bọc của “Tổng Cục 2,” tức cơ quan tình báo quân đội.
Nguyễn Anh Quân với tư cách tổng giám đốc - đại diện theo pháp luật công ty cổ phần BETA BQP (địa chỉ 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã làm giả hồ sơ, tự nhận là nhà đầu tư thứ cấp (một hình thức thầu phụ) của công ty CIENCO 5 trong dự án Thanh Hà, Hà Nội. Việc giả mạo này đã được thực hiện trót lọt một cách dễ dàng vì Quân có trong tay một công văn giới thiệu do một vị quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng ký tên, đóng dấu.
Theo một nguồn tin, số tiền Nguyễn Anh Quân huy động của nhiều người trong dự án này lên tới hơn 500 tỷ đồng (khoảng $25 triệu) và Quân "không phải" sĩ quân quân đội, còn vì sao ông ta là giám đốc công ty BETA Bộ Quốc phòng vẫn còn là một dấu hỏi.”
Với cộng đồng người Việt tại CHLB Đức và đông Âu, còn nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tương tự như vụ Văn Giang, ai thật sự đứng đằng sau những vụ cướp đất này? Bằng cách nào Nguyễn Anh Quân đang bị truy tố lại có thể dễ dàng bay sang Đức và là "chủ đầu tư mới" của Viethaus tại Berlin? Phải chăng có bàn tay của Tổng cục 2, tình báo quân đội Việt  Nam giúp đỡ và Ai đã lo lót vụ này? Vai trò của công ty SASCO trong vụ Nguyễn Anh Quân như thế nào? Ông đại sứ Đỗ Hòa Bình đã "giúp" kẻ tội phạm đang bị truy tố và Interpol truy nã đã làm sai nguyên tắc, luật pháp của nước CHXHCN VN?
Những câu hỏi ngỏ đó đang chờ các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết!
Nguồn:http://www.vietinfo.eu

Triều Tiên xử tử 3 kẻ ăn thịt người?

Nguồn: (VTC News)
- Mới đây, Triều Tiên đã tử hình 3 kẻ liên quan tới tội ác ăn thịt đồng loại, trong khi quốc gia này vẫn đang phải đấu tranh chống lại nạn đói trên diện rộng, tờ Daily Mail đưa tin.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời 230 người tị nạn Triều Tiên nói rằng các vụ tử hình được thực hiện đối với những kẻ ăn hoặc bán thịt người.

Theo đó, vào năm 2009, nạn đói hoành hành đã khiến một cô gái tại vùng Hyesan bị giết và ăn thịt.

Vụ thứ hai là một người đàn ông do quá đói nên đã dùng rìu giết và ăn các phần cơ thể của một đồng nghiệp. Sau đó, kẻ thủ ác cố gắng bán những phần còn lại tại một khu chợ dưới danh nghĩa ‘thịt cừu’.

Triều Tiên xử tử 3 kẻ ăn thịt người?
Nạn đói trầm trọng đang là một vấn đề lớn tại Triều Tiên (Ảnh: Yonhap)

Vụ án ăn thịt người thứ 3 gần đây nhất là vào năm ngoái khi  2 cha con bị cảnh sát bắt giữ tại thị trấn Doksong vì bị phát hiện tiêu thụ thịt người. Tuy nhiên, Yonhap thừa nhận, họ không thể kiểm chứng thông tin từ phía Triều Tiên.

Một quan chức chính phủ Triều Tiên trốn ra nước ngoài vào năm 2001, khẳng định đã có trên 10 vụ ăn thịt người xảy ra tại đất nước này kể từ năm 1999, tờ Daily Mail của Anh cho hay.

Quan chức nêu trên nói rằng, những vụ ăn thịt đồng loại bắt đầu nổi lên sau nạn đói lớn vào cuối những năm 90 làm chết khoảng 2 triệu người.

Triều Tiên xử tử 3 kẻ ăn thịt người?
Cậu bé Triều Tiên làm việc tại một trang trại tập thể ở tỉnh phía nam Hwanghae, nơi bị tàn phá bởi lũ lụt và bão năm 2011, quét sạch 65% lương thực và hoa màu (Ảnh: Reuters)

Những báo cáo mới đây về nạn ăn thịt người được đưa ra sau khi một nhóm nhân quyền cáo buộc Triều Tiên đã sử dụng các nguồn cung cấp thực phẩm như một vũ khí để khống chế người dân.

Theo Daily Mail, phần nhiều trong số những người tị nạn nói họ chưa bao giờ nhận được viện trợ lương thực. Những người tị nạn khác kể rằng, họ buộc phải giao lại số thực phẩm cứu trợ cho chính quyền sau khi người đại diện các tổ chức viện trợ quốc tế đi khỏi.

Khách bất tỉnh, nhà xe đẩy xuống đường?


Đến chiều 21/5, ông Bùi Văn Bốn (59 tuổi, quê ở thôn Trường An 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã hồi phục dần, nhưng vẫn còn yếu.


Các bác sĩ ở Trung tâm Y tế Hoài Nhơn cho biết ông Bốn bị rối loạn tuần hoàn não nặng chưa xác định được nguyên nhân. Lúc nhập viện, ông không tự đi lại được, mặt sưng húp, đỏ tía, ho nhiều.
Trước đó, khoảng 7h30’ ngày 18/5, ông Bùi Đồng ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) đi thăm ruộng thấy một xe khách dừng lại bên lề đường đoạn cống Rừng Đài giữa cánh đồng ruộng Tân Thành I (cách ngã ba Tam Quan 300m) rồi đẩy một người khách xuống.

Người khách liểng xiểng rồi ngã nhào xuống ruộng nằm bất tỉnh. Ông Đồng cùng một số người dân đưa ông Bốn (người khách trên) đến bệnh viện. Nhờ cấp cứu kịp thời, đến trưa ông Bốn hoàn toàn tỉnh lại. Ông Đồng cho biết nếu không có người phát hiện thì tính mạng ông Bốn rất nguy hiểm vì chỗ ông Bốn té xuống là mương nước, đồng trống vắng người.
 
Xấp vé giữ xe được thay thế xấp tiền trong ví của ông Bốn và vé xe khách ông Bốn đã đi.
Trước đó, ngày 17/5, được tin em gái mất ở quê nên ông Bốn, đang làm thợ hồ ở TP.HCM, đến bến xe miền Đông vội mua vé xe thuộc HTX xe khách Trung Nam về quê với giá 500.000 đồng. Khi đi, ông mang theo 10 triệu đồng, trong đó 2,5 triệu đồng do ông gom góp, còn 7,5 triệu là tiền anh em bà con gửi về cúng. Số tiền được ông gói cẩn thận bằng hai lớp giấy trắng bọc trong túi quần.

Ông Bốn cho biết: “Trên xe tôi ngồi một mình một ghế, ngồi cạnh một người về Phú Yên. Sau khi xe đến Phan Rang dừng ăn cơm, tôi không ăn vì nghĩ đã gần đến nhà, chỉ uống một chai bia Sài Gòn. Khi lên xe đi tiếp thì tôi không còn nhớ gì, đến lúc tỉnh lại mới biết mình nằm ở bệnh viện và 10 triệu đồng trong túi bị thay bằng một xấp phiếu giữ xe dày như xấp tiền”.
Trên vé xe ông Bốn đi ghi xe xuất bến lúc 10h ngày 17/5 đi tuyến TP.HCM - Hà Nội nhưng không ghi số xe.
Tuy nhiên, ông Lý Văn Thông - chủ nhiệm Hợp tác xã xe khách Trung Nam - qua nắm thông tin từ chủ xe (xe này đang trên đường từ Hà Nội về TP.HCM) cho biết theo yêu cầu của ông Bốn, nhà xe đã cho ông xuống xe tại ngã ba Tam Quan. Đồng thời, sáng 21/5 đã điện thoại gặp trực tiếp ông Bùi Văn Bốn.
Theo ông Thông, Hợp tác xã Trung Nam đang chờ chủ xe và lái xe về TP.HCM làm tường trình, sau đó sẽ cùng ban chủ nhiệm hợp tác xã ra Bình Định gặp trực tiếp ông Bùi Văn Bốn. Qua đó, đôi bên sẽ xác minh sự việc để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ông Thượng Thanh Hải - phó giám đốc bến xe miền Đông - cũng cho biết bến xe chờ chủ xe tường trình sự việc. Việc Hợp tác xã xe khách Trung Nam gặp trực tiếp hành khách để giải quyết vụ việc là phù hợp. Trường hợp hành khách không hài lòng thì gửi đơn trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cơ quan quản lý tuyến - để được giải quyết. Bến xe cũng yêu cầu hợp tác xã chấn chỉnh việc bán vé xe không ghi số xe chở khách.

Tham khảo 1

Nguồn:

Tết Mậu thân 1968

Tham khảo, động não liệu có bao nhiêu phần sự thật. Các liên kết của bài này cần phải đăng nhập facebook mới vào được




Mậu Thân Ở Huế - Những hành động dã man của Việt-Cộng

1.- Tại Phú Cam, khi VC tiến vào làng này, lực lượng nghĩa quân ở đây chiến đấu rất hăng say. Nhưng quân số VC quá đông, cấp tiểu đoàn, nên anh em nghĩa quân giấu súng và chạy lẫn lộn trong dân chúng. Việt Cộng đã vào nhà thờ bắt tất cả các người đàn ông, thanh niên đem đi.

Có hơn 300 người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá... hai người nầy từ Nam Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên. Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và xương lẫn lộn.

Tháng 10-1969, sau gần hai năm mới tìm được chỗ đó. Thân nhân đến nhận các dấu vết như thẻ căn cước bọc nhựa, quần áo, đồ dùng, tràng hạt, tượng ảnh. Trong số các di vật nầy có thẻ căn cước của Lê Hữu Bôi (Bôi là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sai gòn, năm 1963 nổi tiếng qua phong trào tranh đấu của Phật tử chống TT. Ngô Đình Diệm).

Có những em học sinh bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam, cũng bị giết chết tập thể bằng đại liên, bằng mìn tại Khe Đá Mài như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi) v.v.. Đại úy Trung, khóa 16 Đàlạt, sĩ quan liên lạc của SĐ 101 Dù Mỹ bị kẹt ở Phú Cam. Ông trốn ra được và cùng lực lượng quân đội ta trở lại tái chiếm Phú Cam đã bị tử trận.

2. Tại Thành Nội và Gia Hội là nơi Cộng Sản chiếm đóng rất lâu, nhiều người bị bắt, bị đem ra xét xử. Cộng Sản đã lập ra tổ chức Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình đưa giáo sư Lê Văn Hảo (Đại Học Văn Khoa Huê) lên làm Chủ Tịch và Thượng Tọa Thích Đôn Hậu (Chánh Đại Diện Miền Vạn Hạnh) và Bà Nguyễn Đình Chi (Nguyên Hiệu Trưởng Trường Đồng Khánh Huê) làm Phó Chủ Tịch.

Nguy hiểm nhất là bọn theo phong trào tranh đấu chống chính quyền VNCH năm 1966 như Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo sư), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư Phạm), Trần Quang Long (sinh viên Sư Phạm), Phan Chánh Dinh tức Phan Duy Nhân (sinh viên) v.v...

Khi quân đội Chính Phủ ở Sài gòn ra Huế tái lập trật tự vào mùa hè 1966, bọn chúng chạy vào chiến khu theo Việt Cộng, nay trở lại Huế, dẫn VC đi lùng bắt bạn bè, những sinh viên ở trong các chính đảng quốc gia chống Cộng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng và những anh em công chức, cán bộ, cảnh sát, sĩ quan v.v... bị kẹt lại trong khu vực VC kiểm soát. Chúng lập tòa án nhân dân để xét xử họ trả thù những người trước đây đã chống lại chúng.

Trước Tết Mậu Thân mấy tháng, Lê văn Hảo đã bị Cảnh Sát Thừa Thiên bắt giam vì lý do đã phát hành báo bí mật tuyên truyền chống Mỹ, chống chiến tranh và ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Nhưng sau đó y đã làm đơn nhận lỗi và xin khoan hồng, đồng thời giáo sư Lâm Ngọc Huỳnh, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa cũng đã vận động xin chính quyền VNCH tại tỉnh Thừa Thiên khoan hồng cho y nên ông Đoàn Công Lập, Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đã trả tự do cho y.

Sau khi quân đội VNCH tái chiếm Thành Nội Huế, Lê văn Hảo chạy theo Việt Cộng ra Hà Nội và trở lại Huế năm 1975, được cho làm ở Ty Thông Tin Văn Hóa. Nhân cơ hội được Cộng Sản cho đi Úc, Lê Văn Hảo đã xin tỵ nạn chính trị, hiện y đang sống ở Pháp. Trả lời cuộc phỏng vấn của Đài BBC, y đã xác nhận việc Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn đã lập tòa án nhân dân trong Tết Mậu Thân để xét xử sinh viên và những người quốc gia ở Huế là đúng. Y nói y không tham gia tòa án đó.

Việt Cộng đã bắt được ông Nguyễn văn Đãi (Phụ Tá Đại Biểu Chính Phủ), ông Bảo Lộc (Phó Tỉnh Trưởng) tại tư gia. Riêng ông Lê Đình Thương, Phó Thị Trưởng Huế, không chịu ra đầu hàng, khi VC tấn công vào, ông tự tử bằng lựu đạn.

Nghị Sĩ Trần Điền, Chủ Tịch ủy Ban Canh Nông Thượng Nghị Viện, một trong những vị lãnh đạo cao cấp của Hướng Đạo VN, đã từng làm Tỉnh Trưởng Quáng Trị, làm giáo sư ở Huế, đã bị bắt và bị chôn sống.

Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, nhà ở 176 Bạch Đằng (gần cầu Đông Ba) Huế, trốn trong nhà đã ba bốn ngày. VC vào nhà bắt vợ con ra đứng giữa sân và tuyên bố nếu ông Kháng không ra trình diện thì sẽ tàn sát cả nhà khiến ông phải ra nộp mạng. VC đã trói tay ông, cột ông vào cọc giữa sân, xẻo tai, cắt mũi, tra tấn cho đến chết, thật là dã man và kinh hoàng.

Ông Trần Ngọc Lộ, Bí Thư Đại Việt Cách Mạng (ĐVCM) Quận Phú Vang, người lập ra môn phái võ Thần Quyền ở Huế, bị bắt cùng với vợ của ông, đã bị chúng giết để lại bầy con dại bơ vơ. Anh Trần Mậu Tý, thuộc Đặc Khu Sinh Viên ĐVCM ở Huế bị bắt và tra tấn dã man cho đến chết.

Con số đảng viên ĐVCM chết tại Huế trong Tết Mậu Thân lên đến trên 300 người, trước 1975, tôi có giữ danh sách đó, sau vì hoàn cảnh phải thủ tiêu, nay đang sưu tầm lại. Bên VN Quốc Dân Đảng, có Giáo sư Phạm Đức Phác, ông Lê Ngọc Kỳ v.v... là những đảng viên cao cấp cũng bị VC giết chết trong Tết Mậu Thân.

VC đã tàn sát cả nhà bà Từ Thị Như Tùng và chồng là Trung Tá Nguyễn Tuấn, chỉ huy Thiết Giáp ở Gò Vấp, chỉ có một em bé may mắn sống sót hiện ở Mỹ. Ngày 9 tháng 2, 1968, tiểu đoàn K.8 của Việt Cộng tấn công vào làng Dương Lộc, nghĩa quân và dân làng chiến đấu quyết liệt, VC thiệt hại nặng. Sau khi nghĩa quân rút ra khỏi làng, VC đã bắt Linh Mục Lê văn Hộ và em Nguyễn Tiếp mới 13 tuổi, giúp lễ cho cha. Chúng đã chôn sống Linh Mục và em Tiếp tại vùng Chợ Cạn (Triệu Phong). Tại Phú Vang, VC vào trường La San bắt ba sư huynh và chôn sống với đồng bào vô tội VC cũng bắt Linh mục Bửu Đồng đi và sau đó đã giết ngài.

3. Những mồ chôn tập thể tại chùa áo Vàng (đường Võ Tánh), tại Sân Trường Gia Hội, phường Phú Cát hoặc vùng Phú Vang, Phú Thứ v.v... hàng trăm nạn nhân bị chôn trong những mồ chôn tập thể, nạn nhân bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cán cuốc vào sọ, bị bắn bằng súng hay bị chôn sống, tay bị trói bằng giây điện hay giây tre v v. .

Ba bác sĩ Alterkoster, Discher và Krainick, người Tây Đức, giảng dạy tại Đại Học Y Khoa Huế cũng bị VC giết trong Tết Mậu Thân vì cho là CIA. ông Võ Thành Minh (người thổi sáo kêu gọi hòa bình ở Genève, 1954), Tết Mậu Thân 1968, ông đang ở trong từ đường cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Huế bị VC bắt và đề nghị ông đứng ra làm Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của VC. Ông từ chối, bị bắt lên núi, và bị chúng giết. Những nơi khác ngoài Huế mà chúng tôi được biết, cũng không kém phần dã man, như ở quận Hoài Nhơn, VC đã tàn sát 200 người một lúc trong đó có cả em bé 12, 13 tuổi, có các cụ già v.v... vì tất cả những người nầy đã cùng ông Nguyễn Giảng (ĐVCM) chống lại chúng, không chịu đầu hàng. Nhân dân địa phương có lập bia kỷ niệm, nhưng bia đá nầy đã bị VC phá sau 30-4-1975.

Đi tìm xác các nạn nhân

Theo con số tổn thất về nhân mạng được chính quyền VNCH công bố, tại Huế có khoảng 6000 người chết trong đó về phía quân đội VNCH có 384 người chết và 1800 người bị thương, về phía Mỹ có 147 chết và 857 người bị thương. Con số nầy đã được các sách vở, báo chí thời đó ghi lại. Riêng cá nhân tôi trong thời gian làm Dân Biểu và hoạt động cho Hội Nạn Nhân CS trong Tết Mậu Thân tại Huế và Thừa Thiên, chúng tôi ghi nhận được 4000 gia đình có thân nhân chết, có khai báo tên tuổi để xin trợ cấp. Thiệt hại ở các tỉnh khác, tôi không rõ.

Nhưng có lẽ không nơi nào trên toàn lãnh thổ VNCH có số tổn thất cao hơn Huế được, vì Huế đã bị VC chiếm giữ trong thời gian quá lâu.

Sau Tết Mậu Thân ít lâu, tình hình Huế và Thừa Thiên trở nên yên tĩnh, kế hoạch bình định phát triển rất tốt Một số các gia đình nạn nhân bỗng nhiên được người chết về báo mộng và họ bắt đầu đi tìm, nhờ đồng bào bí mật hướng dẫn nên họ đã tìm ra các nạn nhân. Sau đó chính quyền Huế đã mở các cuộc hành quân tìm xác nạn nhân và đã tìm được ở những nơi xa như Phú Vang, Phú Thứ v v những hầm chôn tập thể. Những nơi trong thành phố đã được phát hiện rất sớm, khoảng trong vòng một tuần sau khi VC bị đẩy ra khỏi thành phố.

Nhưng những nơi xa, có nơi vài ba tháng, có nơi gần hai năm sau mới tìm được như tại Khe Đá Mài mà chúng tôi đã nói trên đây.

Năm 1968 và 1969, có một ủy Ban đi tìm xác đã làm việc tích cực và họ cũng đã vào Sài gòn thuyết trình và trưng bày bằng chứng tại Quốc Hội (Hạ Nghị Viện). Theo tôi được biết ông Võ văn Bằng, nghị viên ở Thừa Thiên đã từng tham gia các đoàn người đi tìm xác nạn nhân năm 1968 hiện đang có mặt ở quận Cam, Nam Cali. Những buổi lễ tưởng niệm và an táng các nạn nhân tại Huế được tổ chức nhiều lần: Tại núi Ba Vành vào mùa hè 1968 và tại núi Ba Tầng (Ngự Bình) vào tháng 10. 1969. Những nơi đó đã được xây dựng thành di tích, trồng cây, dựng bia v v Ngày nay VC đã cho lệnh phá các di tích đó để cho hậu thế không còn nhắc nhở đến nữa.

Viết về Mậu Thân 1968, có lẽ phải đến cả cuốn sách dày. Đây chỉ là một vài điều nhỏ gợi nhớ mà thôi. Ước mong những người trong cuộc, còn nhớ nhiều, biết nhiều sẽ đóng góp thêm, lên tiếng bổ túc cho chúng tôi ...

Tết Mậu Thân là bài học cho người quốc gia, cho các thế hệ mai sau. Khi chúng tôi đứng trước một mồ chôn tập thể ở Huế, chúng tôi thấy trong đó có đủ mọi hạng người, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, địa phương hay thành phần xã hội. Tất cả đều là nạn nhân của Cộng Sản, cùng chôn chung một hố. Khi thân nhân đến nhận xác đem đi rồi, chỉ còn lại máu nạn nhân thấm vào đất. Và không ai phân biệt được trong hố đất đó, đâu là máu của người Công Giáo hay Phật tử, đâu là máu của quân nhân hay sinh viên học sinh, đâu là máu của cán bộ đảng nầy hay đảng nọ. Tất cả chỉ là máu của người quốc gia, nạn nhân CS mà thôi.

Năm 1975, khi bước chân vào nhà tù Cộng Sản, chúng tôi cũng gặp đủ mọi hạng người, thuộc đủ mọi tôn giáo, mọi thành phần xã hội. Nhà tù cũng chẳng khác chi cái mồ chôn nạn nhân VC trong Tết Mậu Thân. Khi đất nước rơi vào tay Cộng Sản thì mọi người không phân biệt tôn giáo, đảng phái đều là nạn nhân của CS hết. Đó là bài học rất đắt giá cho tất cả chúng ta.

Hình: Hài cốt nạn nhân của Việt cộng Tết Mậu Thân 1968

Nguyễn Lý Tưởng
· · Chia sẻ · 29 phút trước

Cô học trò cá biệt


(Dân trí) - Học sinh và giáo viên khác trong trường đều “ngán” cô học trò cá biệt, xem em như thành phần… “bất trị”. Nhưng cô học trò "bất trị" ấy đã thay đổi nhờ câu nói của một sinh viên sư phạm vừa ra trường còn nhiều vụng về, bỡ ngỡ.
Lần đó, cô giáo trẻ tham gia chương trình tình nguyện hè, dạy phụ đạo tại một vùng quê nghèo. Trong lớp, cô phải “đương đầu” với một nữ sinh lớp 7 ngỗ ngược, quậy phá, chửi thề liên tục… mà các bạn HS cũng như các giáo viên khác trong trường đều “ngán”.
Trong giờ học, em này liên tục phá bĩnh như thách thức cô giáo trẻ. Đứng lớp còn "non" nên cô chỉ biết lắc đầu, tạm thời “thua cuộc” khi nữ sinh này đáp gọn lỏn: “Không ra thì làm gì tui” sau lời mời của cô: “Em không học thì đi ra”.
Mỗi học trò đều có ưu thể, khả năng của riêng mình. (Ảnh minh họa)

Hôm sau, trong tiết Thể dục, em này tiếp tục chọc phá đám con trai. Bực bội quá, hai nam sinh trong lớp đã cùng “hợp sức” quay lại uýnh cô bạn. Biết một không thể chọi hai nên cô bé… bỏ chạy thục mạng.
Tốc độ chạy của em làm cô giáo cũng phải bất ngờ. Sau hôm đó, cô gọi em đến nói nhỏ: “Nè, hôm qua cô thấy em chạy hay ghê đó, nhanh quá chừng luôn. Bây giờ mỗi sáng thay vì tập thể dục nhịp điệu em chuyển sang tập chạy cho cô, tập cự ly 100m để cuối hè mình đăng ký thi Hội khỏe Phù Đổng nghe. Cô thấy em chạy được đó”.
Thật diệu kỳ! Chỉ sau một câu nói, cô học trò đã thay đổi đến bất ngờ. Không chỉ chăm tập chạy mà trong giờ học thái độ lấc cấc của em cũng không còn. Cuối hè, em đạt giải Nhì cuộc thi chạy, được lên bục nhận vòng hoa, phần thưởng trong sự chúc mừng của mọi người. Điều mà thành phần cá biệt như em chưa từng nghĩ đến. Cô giáo thực tập trở thành thần tượng của em, nói gì em cũng... chấp hành.
Một lời động viên tưởng chừng rất nhỏ của một giáo viên nhưng đằng sau đó, không chỉ chứa đựng cái nhìn cảm thông với học trò của cô mà còn thể hiện kỹ năng sư phạm. Cô không săm soi vào lỗi của em và hiểu rằng, việc em “quậy” cũng chỉ là nhu cầu tự khẳng định bản thân nhưng bị lệnh do chưa biết cách. Khi cơ hội đến, cô đã nắm ngay cơ hội để gợi lên ưu điểm cho em thấy.
Điều này giúp em học sinh phát hiện ra mình cũng có khả năng nào đó chứ không hẳn là thứ “bỏ đi” như nhiều người nghĩ. Đặc biệt, lời động viên cùng sự tin tưởng của cô giáo đã tiếp thêm sức mạnh để em khẳng định giá trị của mình. 
Trong giáo dục, quan trọng nhất là việc tìm ra và phát huy được ưu điểm, thế mạnh của học sinh. Nắm được nguyên tắc đó, cùng với tâm huyết, tấm lòng của mình, cô giáo trẻ ngày đó giờ là Tiến sĩ về giáo dục - thần tượng của rất nhiều học sinh, đặc biệt là những em từng mang danh “cá biệt”.

Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám


  "Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại
"Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám" - GS Phan Huy Lê.
Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình  những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948?” sau sự kiện trên.

Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.

Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.

- Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.

- Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám. 

Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:

Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.

Nhân chứng lịch sử:

Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu - lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.

Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

Tư liệu báo chí:

Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ. 

Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?- 10 - 1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.

Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 - 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 - 10 - 1945.

Báo Thời mới số 6 ngày 28 - 10 - 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.

Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.

Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.

Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.
Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.

Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.

Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: "trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.

Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.

Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”
.
Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 - 10 - 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 - 10 - 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 - 10 - 1945, ít ra là ngày  7-10-1945.  

Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.
Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.

Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là "Kèn gọi lính" do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.

Báo Quyết Chiến ngày 19? - 10 - 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 - 10 - 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 - 10 - 1945.

Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.
Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.

Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.

Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.

Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.  

Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”:

Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.

Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.
Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử  đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.

Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm...

Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.

Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.

Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.

Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.

  • GS Phan Huy Lê (Bài đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009)
Nguồn:  http://bee.net.vn/channel/1984/200910/GS-Phan-Huy-Le-Tra-lai-su-that-hinh-tuong-Le-Van-Tam-1724804/

Đường có thể làm giảm khả năng tư duy

Thói quen ăn quá nhiều đường có thể gây tác động tiêu cực tới khả năng tư duy và ghi nhớ, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo.

Đường frutose là thành phần phổ biến trong gia vị, soda, thức ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác. Ảnh: blogspot.com.
AFP cho biết, các nhà khoa học của Đại học California tại thành phố Los Angeles huấn luyện một đàn chuột bạch cách tìm lối thoát trong mê cung. Quá trình huấn luyện diễn ra trong 5 ngày. Sau đó họ cho chúng uống nước xi-rô chứa đường frutose trong 6 tuần.
Trong giai đoạn tiếp theo, đàn chuột được chia thành hai nhóm. Các nhà nghiên cứu cho một nhóm ăn omega-3, một dạng axit béo, còn nhóm kia không được ăn. Omega-3 có khả năng làm tăng hoạt động tư duy của động vật.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đặt chuột vào mê cung để chúng tìm lối ra. Kết quả cho thấy nhóm được ăn omega-3 tìm lối ra nhanh hơn nhóm kia.
"Hoạt động trao đổi thông tin giữa các tế bào não của những con chuột không ăn omega-3 giảm rõ rệt khiến chúng gặp khó khăn trong nỗ lực tìm lối ra khỏi mê cung", giáo sư Fernando Gomez-Pinilla, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả.
Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy những dấu hiệu chống insulin, một loại hoóc môn kiểm soát đường huyết và chức năng não, trong cơ thể những con chuột không ăn omega-3.
Do insuslin có thể xâm nhập vào não, nó có thể gây nên những phản ứng khiến trí nhớ và khả năng tư duy giảm", Gomez-Pinilla nhận định.
Nếu nói theo cách khác, nếu cơ thể tiếp nhận một lượng đường frutose lớn, quá trình xử lý cảm xúc và tư duy của động vật sẽ giảm.
"Insulin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bởi nó kiểm soát đường huyết. Song insulin lại đóng một vai trò hoàn toàn khác trong não. Tại não nó tác động tiêu cực tới khả năng nhớ và học tập. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những món ăn giàu đường frutose có thể gây hại cho cả não lẫn cơ thể. Đó là một điều mới", Gomez-Pinilla kết luận.
Đường frutose là thành phần khá phổ biến trong gia vị, soda, thức ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác.

Lý do giết người không hiểu nổi

Nữ sinh dìm chết bạn dưới ao

Bị gia đình bạn cấm đoán không cho chơi cùng, Giang đã rủ bạn đi chơi rồi dìm chết.

Chiều 16/5, Công an tỉnh Hưng Yên đã ký quyết định khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Giang (15 tuổi, ở xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang) để điều tra về hành vi giết người. Cơ quan điều tra đã cho Giang thực nghiệm hiện trường.
Nhiều người dân đến hiện trường xem thực nghiệm. Ảnh: Tuấn Việt.
Nhiều người dân đến hiện trường xem thực nghiệm. Ảnh: Tuấn Việt.
Theo điều tra, Giang và Đặng Thị Thùy (15 tuổi), Nguyễn Thị Ngoan (15 tuổi) học cùng lớp, chơi thân với nhau. Cho rằng Giang không ngoan ngoãn nên gia đình Thùy và Ngoan cấm các con qua lại.
Tối 11/5, nữ sinh lớp 9 qua nhà rủ hai bạn đi ăn kem, song chỉ có Thùy đi, còn Ngoan bị bố mẹ cấm. Đợi bạn không được, Thùy đứng lên định đi thì Giang kéo lại, lôi mạnh về phía trước khiến cả hai ngã xuống ao làng Phù Đình. Khi bạn chấp chới dưới nước, Giang giữ chặt không để bạn ngoi lên.
Thấy Thùy nằm im, Giang ngụp xuống nước định tự tử, nhưng không chết nên trèo lên bờ. Nữ sinh này đẩy chiếc xe đạp của nạn nhân xuống ao rồi đi về nhà. Ngày 12/5, mọi người vớt được xác Thùy, hành vi của Giang đã bị lật tẩy.
"Giang chưa đến tuổi thành niên nhưng do hành vi đặc biệt nghiêm trọng nên chúng tôi đã thi hành lệnh tạm giam với nữ sinh này", thượng tá Đào Trọng Bằng, Phó phòng cảnh sát hình sự, cho biết.