Bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ em


 
Sách truyện cũng được coi là một trong những món đồ chơi được yêu thích nhất của trẻ em. Trong vương quốc của những cuốn sách, trẻ em có thể cảm nhận xấu tốt, có thể tìm thấy hình tượng yêu thích của mình. Thói quen đọc sách, một mặt có thể làm phong phú kiến thức của trẻ em, nuôi dưỡng tình cảm của chúng, mặt khác nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy của trẻ. Thế nhưng, chỉ cần ngày một ngày hai, chúng ta sẽ chẳng khó khăn gì để phát hiện ra, ở hầu hết các phân mảng sách trẻ em nói chung và một cuốn sách mới bất kỳ nào đó nói riêng, không chỗ này thiếu thì chỗ kia hỏng. Như vậy, các bậc cha mẹ hoặc thầy cô giáo chọn lựa sách gì cho trẻ em xem hoặc dạy trẻ em đọc thế nào đối với sự phát triển của chúng là vô cùng quan trọng.
Đầu tiên, hãy chọn cho trẻ những cuốn sách phù hợp.
Do mức độ nhận thức, khả năng phân biệt cũng như khả năng thẩm mỹ của trẻ còn hạn chế, khi lựa chọn sách cho trẻ bạn cần chú ý đến đặc trưng lứa tuổi, nên chọn những cuốn sách có nội dung vui nhộn, tư tưởng tích cực kiểu trẻ con. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nên được minh họa với những màu sắc, hình ảnh sinh động.
Từ góc độ giáo dục ngôn ngữ, sách cho trẻ nhỏ thường dùng hình ảnh dẫn dụ cho từ ngữ và câu chữ, là công cụ hiệu quả để đi từ ngôn ngữ nói thông thường đến ngôn ngữ văn học. Sách đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hoàn thành tốt đepj hai quá trình chuyển đổi nói trên. Ngoài ra khi chọn sách cho trẻ nhỏ, bạn cũng cần chú ý: những cuốn sách tuy có nội dung hấp dẫn cảm động nhưng chỉ thuần dùng chữ viết thường không làm trẻ hứng thú, chưa kể đến những cuốn tình tiết vô lý, hình vẽ xấu xí hoặc nội dung kinh dị, bạo lực thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như sự phát triển năng lực thẩm mỹ của trẻ. Những loại sách này hoàn toàn không phù hợp và cần được tránh xa.
Thứ hai, cần nắm rõ phương pháp dạy trẻ đọc.
Khi trẻ em nhận được một cuốn sách, đầu tiên chúng sẽ bị thu hút bởi những hình ảnh đầy màu sắc. Chúng có thể bắt đầu xem từ trang đầu, cũng có thể từ trang giữa, cũng có thể xoay ngược lại xem, hoặc lật giở nhanh nhanh từ đầu tới cuối, thế là coi như hết truyện. Với thời gian đọc quá ngắn, cuốn sách không thể để lại ấn tượng gì sâu sắc trong trẻ, do đó phương pháp đọc này đối với sự phát triển mọi phương diện năng lực của trẻ đều không có tác dụng gì. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô giáo cần hướng dẫn trẻ đọc từng trang, cẩn thận quan sát từng hình vẽ và đọc từng chữ một. Ngoài ra, để trẻ nhớ lâu hơn, bạn có thể đề ra một số câu hỏi đơn giản trước khi trẻ bắt đầu đọc và yêu cầu chúng trả lời khi xem xong. Phương pháp này giúp trẻ chú ý hơn đến những tình tiết quan trọng trong truyện. Vừa xem vừa suy nghĩ, trẻ em sẽ “tự do” tiếp thu kiến thức, phát triển ý thức quan sát cẩn thận – đây là một thói quen tốt của tư duy độc lập. Khi kết thúc hoạt động đọc, giáo viên hoặc cha mẹ có thể cùng trao đổi với trẻ về nội dung vừa đọc, bàn bạc về các tình tiết, nhằm giúp trẻ hiểu rõ thêm về nội dung của cuốn sách và trau dồi trí nhớ của chúng.
Cuối cùng, phải cổ vũ trẻ nói nhiều hơn trong khi đọc sách.
Một số cha mẹ thường yêu cầu trẻ em giữ yên lặng, không được nói năng, cười đùa, trong khi đọc sách. Điều này, đối với trẻ lớn thì không thành vấn đề lắm, nhưng lại thực sự là khó khăn đối với trẻ nhỏ bởi chúng thường quen với việc tự nói một mình. Trên thực tế, đây không phải là một điều xấu, chúng ta không cần phải quá nhấn mạnh vào sự tập trung khi đọc sách mà có thể đợi trong quá trình phát triển nuôi dưỡng trẻ dần dần đưa ra các yêu cầu với chúng, phát triển dần thói quen đọc trong yên lặng.
Nhiều trẻ em sau khi đọc một cuốn sách thường thích kể lại câu chuyện mình vừa đọc cho người khác. Đây là một thói quen tốt, bởi một mặt có thể phát triển kỹ năng nói của trẻ em, mặt khác, những điều mà trẻ nói, có thể là nội dung của cuốn sách, cũng có thể do trẻ tự nghĩ ra – đóng một vai trò quan trọng trong sự sáng tạo của trẻ. Vì vậy, kể lại câu chuyện sau khi đọc là rất quan trọng. Trẻ em sau khi đọc sách, nhớ phải kể lại, đừng quên!!!!
Vương quốc sách truyện là một thế giới kỳ diệu. Với một phương pháp đọc đúng đắn, bạn sẽ thu được rất nhiều kiến thức hữu ích, nhưng ngược lại, một phương pháp sai thậm chí còn có hại. Sách là bậc thang của sự tiến bộ của con người, và vì tương lai con em chúng ta, hãy cùng chung sức giúp trẻ em nắm vững những phương pháp đọc đúng đắn, và chúng sẽ thu được nhiều hơn, nhiều hơn nữa trong biển sách mênh mông này … …

 Phản biện của  

Làm thế nào để dạy con bạn đọc sách ?

line
Một người quen của tôi giới thiệu cách dạy trẻ em đọc sách trên blog cá nhân. Tôi tuyệt nhiên không phản đối những phương pháp này. Nhưng tôi cam đoan rằng chừng đó là không đủ.
Tôi vốn học báo chí, và một trong những điều quý giá hiếm hoi tôi học được trong bốn năm đại học là trước khi hỏi “như thế nào”, chúng ta cần biết “cái gì” (what) “tại sao” hoặc “để làm gì” (why). Nếu bạn muốn con mình đọc sách, bạn phải cho đứa trẻ biết “sách là gì” và đọc nó “để làm gì”. Đây là nguyên nhân chính khiến cho người Việt Nam, từ trẻ đến già, không đọc sách (hoặc nếu có thì đọc một cách vô cùng “méo mó”).
Nền giáo dục thảm hại của đất nước này không hướng tới mục tiêu đào tạo ra những con người tự do và biết tư duy độc lập. Học sinh, từ các cấp học thấp nhất, đã được dạy phải “yêu Đảng”, “yêu Bác Hồ”, phải viết văn theo mẫu, phải đọc sách lịch sử một chiều, vân vân và vân vân. Kiểu giáo dục đó phản động không chỉ ở chỗ nó giết chết tính độc lập và sáng tạo ở các cá nhân mà còn vì, lấy ví dụ, Đảng và Bác Hồ tốt thì tự khắc người ta sẽ yêu quý, trân trọng, cần gì phải tuyên truyền “nhồi sọ”.
Vậy, con bạn sẽ đọc sách để làm gì nếu chúng chỉ cần sao chép văn mẫu là được điểm cao? Bạn không thể nói với một học sinh rằng điểm cao là không cần thiết vì điểm là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới những vấn đề quan trọng đối với học sinh, chẳng hạn như lên lớp hay chọn trường.
Nếu con bạn đọc, nói, viết theo “lề phải”, không những bản thân đứa trẻ được điểm cao mà cả giáo viên cũng được thưởng vì thành tích “tập thể”. Ngược lại, nếu chuyển sang “lề trái”, nó có thể bị tống cổ khỏi trường – nhẹ thì cũng bị điểm kém, hạnh kiểm tồi, chịu nhiều hình thức phạt vì tội “có tư tưởng chống đối”.
Ngay cả khi con bạn chịu đọc thì bạn có những sách gì cho nó? Triết học Marx-Lenin chăng? Hay là “văn-học-mạng” Trung Quốc? Bạn không có nhiều sự lựa chọn, nhất là khi muốn tìm sách khoa học xã hội, triết học và chính trị học.
Liên quan tới việc chọn sách, John Stuart Mill, trong cuốn Utilitarianism (1863) – tạm dịch là chủ nghĩa công lợi (hoặc thuyết vị lợi) – có nói đại ý rằng để biết niềm vui nào là cao quý  (higher pleasure) và niềm vui nào là thấp kém (lower pleasure) thì người thụ hưởng phải được trải nghiệm cả hai. Mill cho rằng mọi người được giáo dục và có cơ hội trải nghiệm cả hai loại niềm vui đều sẽ chọn hưởng thụ niềm vui cao quý và bỏ qua những thứ thấp kém.
Ví dụ, tôi là người [tạm được coi như] có giáo dục và có cơ hội trải nghiệm, tôi sẽ đọc Haruki Murakami chứ không đời nào gặm truyện của Tào Đình; tôi sẽ nghiềm ngẫm chủ nghĩa tự do, tân tự do hoặc thuyết vị lợi thay vì tụng niệm chủ nghĩa Marx đã bị xuyên tạc; tôi thích tới Nhà hát lớn nghe nhạc giao hưởng chứ tuyệt đối không mất tiền cho mấy vị ca sĩ ăn mặc thiếu vải; vân vân và vân vân.
Tóm lại, bạn cần cho con bạn hai điều: GIÁO DỤC và CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM.
Giáo dục thì ở đâu trên đất Việt Nam này cũng đều chung một lối dạy nhồi nhét, trừ các trường quốc tế. Còn sách thì rất nhiều, nhưng phần lớn là loại “hạ cám” chứ không có “thượng vàng”, trừ sách tiếng nước ngoài.
Vậy, bạn có thể chọn hoặc gửi con vào trường quốc tế, hoặc dạy nó ngoại ngữ từ sớm để nó đọc sách “tiếng Tây” – nghe có vẻ sính ngoại một chút nhưng đúng đường lối của cụ Phan Chu Trinh.
Còn nếu bạn không thể làm được những việc đó thì… chẳng có lý do gì để dạy một người sống thành thật rồi lại ném hắn ta vào một nơi mà phải dối trá mới tồn tại được. Dù sao thì, ngay từ đầu, chính bạn cũng có đọc sách đâu !

Chuyện người đọc sách

line
Chúng ta thường xuyên bắt gặp những bài báo chê bai văn hóa đọc của người Việt Nam trên báo. Hầu như bài nào cũng nói kiểu “thực trạng và giải pháp”. Tôi thì thích hỏi một câu đơn giản và thẳng thắn hơn: CHÚNG TA CÓ ĐỌC SÁCH KHÔNG?
Dĩ nhiên là chúng ta ai cũng từng phải đọc những thứ được-tạm-gọi-là sách giáo khoa mà đến nay người ta vẫn có thói quen thay đổi như mốt ăn mặc hàng năm. Một số trong chúng ta còn đọc truyện chưởng Kim Dung, tiểu thuyết ba xu Tây Tàu đủ loại – người ta còn sáng tạo ra cả thuật ngữ “văn học mạng” để phục vụ sở thích đọc của mình cơ mà.
Thế thì CHÚNG TA CÓ ĐỌC SÁCH KHÔNG? KHÔNG. Rất tiếc là KHÔNG.
Người Việt Nam – trừ một nhóm vô cùng nhỏ những trí thức tinh tuyển – chưa từng biết cách đọc. Người ta đọc sách để tìm những kiến thức mới, những quan điểm mới. Ở Việt Nam, mọi thứ phải tuân theo “lề phải” hết nên chẳng việc gì phải đọc.
Học trò cứ chép văn mẫu là điểm cao. Sinh viên cứ thuộc lịch sử đảng là tốt nghiệp. Nhà báo cứ dẫn đúng lời nghị quyết là có nhuận bút. Một xã hội méo mó như thế thì làm sao có văn hóa đọc ngay thẳng!  Còn chúng ta thì trở thành những người đọc cũng như không đọc.
Tôi còn nhớ một chuyện đùa (nhưng có lẽ là thật) như sau: Ông Tô Hoài vốn là nhà văn rất giỏi mô tả được mời nhận xét bài văn đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi thủ đô. Đề bài lúc đó là tả con chim. Nhà văn đọc xong, khen ngợi bài văn xuất sắc, nhưng nói thêm một câu, “thế nó tả chim gì vậy?” – Hóa ra, học trò Việt Nam từ bé đã bị biến thành những con vẹt, chỉ biết nhại lung tung lời kẻ khác.
Đôi lúc, tôi cảm thấy có thể nói rằng sách ở Việt Nam không phải là sách, bởi vì những thứ rác rưởi tầm thường thì được truyền thông tung hô còn những tác phẩm thực sự giúp con người ta mở mang đầu óc thì ít người dám bàn đến. Diễn đạt theo một cách khiêm tốn hơn thì sách ở Việt Nam là một khái niệm không đầy đủ, hoặc là méo mó. Điều này cũng chẳng có gì lạ trong một xã hội toàn trị, nơi mọi thứ đều bị chính trị hóa, bao gồm cả khoa học và giáo dục.
Thế hệ cha mẹ chúng ta, những người sinh ra trong chiến tranh, có lẽ chăm đọc hơn lũ trẻ ngày nay. Nhưng đó là vì họ không có thú vui nào khác. Hơn nữa, họ cũng chẳng đọc được bao nhiêu vì thời ấy, sách gần như đồng nghĩa với văn học Xô Viết/cách mạng; cũng vài tác phẩm bất hủ thật, nhưng loại ba lăng nhăng thì không đếm xuể. Sách phương Tây hầu như không có.
Tôi từng được xem ảnh chụp bìa và mấy trang đầu cuốn Giết con chim nhại phát hành những năm 1980. Cuốn sách nghe nói bị cắt bỏ rất nhiều. Lời giới thiệu mà tôi đọc qua ảnh thì xa xả chê bai tác giả không có… lập trường cộng sản.
Bởi vậy, khi Liên Xô sụp đổ và văn hóa Phương Tây tràn vào Việt Nam, các bậc cha mẹ “mọt sách” chẳng biết đường nào mà hướng dẫn con cái họ đọc. Thế là họ dễ dàng quay sang nghe theo truyền thông “lề phải”.
Nhìn lại xa hơn nữa thì có lẽ chính nền văn hóa Nho giáo, chỉ trọng “sách thánh hiền” đã góp phần làm hại văn hóa đọc và tinh thần tự do của Việt Nam.
Cá nhân tôi không dám nhận mình là người yêu sách, nhưng tôi thích đọc – và tôi có thể tự hào rằng mình là người không chấp nhận để cho kẻ khác áp đặt quan điểm.
Giống như phần đông bạn bè cùng trang lứa, tôi lớn lên dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa” – tức là cái gì cũng phải “cách mạng”, kể cả văn học – nghệ thuật. Tôi không thể nào nuốt nổi những bài giảng văn chương vớ vẩn trong sách giáo khoa và trong suốt mười hai năm học phổ thông, tôi hầu như không đọc. Đơn giản là vì có đọc thì tôi cũng vẫn phải hiểu – đúng hơn là nói với người ta rằng tôi hiểu – mọi thứ theo quan điểm chính thống mà nhà trường đã triệt để phân phối tới từng học trò.
Tôi luôn luôn khinh bỉ những kẻ đọc hàng đống sách nhưng rồi vẫn cứ lải nhải lời của một cuốn sách dòng chính nào đó. Điều mỉa mai là rất nhiều bạn bè cùng khóa nghĩ rằng tôi phải đọc ghê gớm lắm vì tôi luôn luôn có chính kiến (trừ lúc làm bài kiểm tra).
Và tôi bước chân vào trường báo chí – nơi hóa ra cũng chẳng tự do gì hơn – chỉ với một chút kiến thức từ ngữ – ngữ pháp tiếng Việt. Những gì liên quan tới văn chương, nghệ thuật, cách đọc sách,… tôi đều quăng đi cả (ấy là trong trường hợp tôi đã bằng cách nào đó nhồi được chúng vào đầu mình).
Mạng internet và thời gian rảnh rỗi trong những năm đại học giúp tôi nhận ra rằng mình chẳng biết gì cả: không kiến thức xã hội, không kiến thức nghệ thuật, không phương pháp luận,… Mấy cuốn sách lịch sử tôi yêu thích từ khi vào cấp hai hóa ra cũng chỉ là thứ rác rưởi chuyên né tránh sự thật.
Thế thì – Lạy Chúa! – tôi sẽ làm báo thế nào đây? Đối với một nhà báo, ác mộng thật sự là hoàn toàn không hiểu được những thông tin mà mọi người cung cấp cho mình.
Vậy là tôi bắt đầu tập đọc sách, bắt đầu từ O’Henry, một tác giả tôi rất có cảm tình (“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn duy nhất tôi thực sự đọc từ đầu đến cuối, không sót từ nào trong suốt những năm chấp ba). Tôi thường rút ngẫu nhiên một tập sách O’Henry trên giá và đọc một, hai truyện trước khi đi ngủ.
Thói quen không kéo dài lâu hơn một năm này, may mắn thay, giúp tôi có đủ kiên nhẫn đọc những tác phẩm khoa học – xã hội dài dòng và phức tạp. Nó cũng giúp tôi nhận ra rằng mình không quan tâm tới những cái nhãn danh giá như “best seller” hay “prize-winning”.
Tôi đọc một tác phẩm văn học vì tôi muốn thưởng thức văn học, bất kể nó nói về chủ đề gì, lấy bối cảnh ở đâu,… Tôi đọc một tác phẩm khoa học vì tôi muốn có kiến thức khoa học, củng cố tư duy của mình – không cần biết nó bàn về sex hay chủ nghĩa Mác.
Khi có nhiều thời gian, tôi đọc sách thiếu nhi và thử kể lại câu chuyện bằng lời của mình – đôi lúc, tôi nghĩ đó là để nuôi dưỡng phần trẻ thơ còn lại trong mình (có ai muốn già nua đâu). Nhưng phần lớn thời gian đọc sách của tôi vẫn dành cho sách khoa học xã hội nói chung, bao gồm cả lịch sử.
Cũng chẳng rõ tôi có giỏi giang tinh tế gì hơn trước không, nhưng về cơ bản, tôi không cảm thấy bối rối khi tiếp xúc với những người hoàn toàn mới, những thông tin hoàn toàn xa lạ nữa. Tôi có thể ngồi xuống bên họ và bắt đầu cái các nhà báo vẫn gọi là “việc khai thác thông tin” theo cách của mình.
Và trên hết, tôi đang tiến dần – dù chỉ từng bước chậm chạp – tới sự tự do về tư duy. Theo tôi, đó là lý do quan trọng nhất để chúng ta bắt đầu đọc sách và tiếp tục đọc sách.

Hormone - “thủ phạm” khiến phụ nữ chọn nhầm chồng?


Rất nhiều phụ nữ có hình dung rõ ràng về người đàn ông lý tưởng mình sẽ yêu thậm chí lấy làm chồng. Nhưng ý tưởng về người chồng/người cha hoàn hảo đó, trái với suy nghĩ của họ, không hề cố định, mà còn có thể thay đổi vô cùng linh hoạt.
 

Thực tế, “chuẩn” đánh giá đàn ông của phụ nữ thay đổi theo... chu kỳ đèn đỏ. Khi mức độ hormone rơi vào thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất, thì các ứng viên đẹp trai, ăn nói ngọt ngào bỗng dưng được đánh giá cao vọt và dễ được cân nhắc.

Cũng do sự thay đổi về nồng độ hormone mà một người đàn ông bình thường sẽ bị loại ngay vì “không thích hợp với cuộc sống gia đình” bỗng chốc được phụ nữ đánh giá cao vì “có vẻ sẽ đảm nhận tốt vai trò chăm sóc những đứa con trong tương lai”. Nói cách khác, “Chàng Thiếu Sót” bỗng chốc hóa thành “Ngài Hoàn Hảo”.

Nghiên cứu về vấn đề này, TS. Durant, ĐH Texas (Mỹ) cho biết: “Phụ nữ không nhận ra điều này, nhưng các hormone liên quan đến thời kỳ rụng trứng có thể làm họ mờ mắt và đánh giá nhầm lẫn khi đứng trước đàn ông hư hỏng nhưng quyến rũ. Thay vì đánh giá những người đàn ông này là không đáng tin, họ lại cho rằng “anh ấy có thể sẽ trở thành người bạn đời tận tụy, người cha tốt”.

Trong nghiên cứu của mình, TS. Durant tạo ra 2 hồ sơ không có thật trên web hẹn hò về 2 người đàn ông, một là người leo núi đẹp trai, cuốn hút, một có ngoại hình rất bình thường nhưng thành đạt với nghề kế toán.

Câu hỏi đặt ra cho những phụ nữ tham gia nghiên cứu là “bạn có nghĩ những người đàn ông này có thể là người cha tốt được không?”.

Những phụ nữ tham gia nghiên cứu làm thử nghiệm 2 lần, khi thời điểm rụng trứng ở vào mức độ cao nhất và thấp nhất. Kết quả, đánh giá của họ về người làm nghề kế toán không thay đổi giữa hai lần nhưng đánh giá về người leo núi có thay đổi - cao hơn vào thời điểm rụng trứng.

Nghiên cứu của ĐH Texas công bố trên tờ “Journal of Personality and Social Psychology” (Báo Nhân cách và Tâm lý Xã hội).
 
Điều này là đương nhiên. Từ xa xưa người ta đã biết, Những ngày này người phụ nữ có thể phát điên, trần truồng chạy ra ngoài đường. Estrogen có sức mạnh điều khiển nhận thức đã được phát hiện từ lâu rồi

Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm


Vì sao “Công nghệ giáo dục” (vẫn còn được gọi là thực nghiệm), mặc dù ra đời đã 35 năm nay và người khen cũng nhiều mà người chê không phải là ít, bỗng nhiên sống dậy? Để hiểu rõ hơn hiện tượng này chúng ta hãy cùng nghe cha đẻ của “Công nghệ giáo dục”- GS TS Hồ Ngọc Đại giãi bày.

Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm
GS Hồ Ngọc Đại - "cha đẻ" của mô hình thực nghiệm (Ảnh: Nguyễn Đình Toán) 


Đưa Công nghệ giáo dục vào Việt Nam
           
-  Thưa ông, ông bắt đầu câu chuyện về “công nghệ giáo dục” (CNGD) như thế nào?


GS Hồ Ngọc Đại: Có một chuyện vui thế này, hồi còn đi dạy học môn toán tôi được xếp loại giáo viên giỏi qua các kỳ hội thao ngành. Tôi cứ thắc mắc: “Mình mà là giáo viên giỏi thì vô lý quá!”. Từ đó, tôi cứ trăn trở: toán học thì có thể nhập cảng được nhưng phương pháp sư phạm thì không.


Sau khi nghe tôi nói ý định muốn đi sâu nghiên cứu giáo dục nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm, một người bạn vong niên là giáo sư Đặng Nghiêm Vạn đã khuyên: “Cậu có gan đi vào sư phạm, sao không đi thẳng vào tâm lý học?”.


Một lời khuyên ngẫu hứng chăng? Chỉ biết rằng lời khuyên ấy đã thuyết phục được tôi và tôi dứt khoát tìm cách nghiên cứu tâm lý học. Cuối năm 1960, tôi sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Lômônôxôp. Tại đây, tôi có may mắn là được gặp các nhà sư phạm nổi tiếng như Galperin, Elkônhin, Đavưđốp...


- Và ông bắt đầu “sao chép” các ý tưởng của các nhà sư phạm này?


GS Hồ Ngọc Đại: Hồi đó ở Liên Xô có một lý thuyết mới hình thành. Lý thuyết này mới, gây bỡ ngỡ đến mức người ta không cho dạy ở những khoa chính thống. Thế là tôi vào học ở Trường thực nghiệm 91 Matxcơva.


Đây là “cuốn sách tâm lý học” mở ra trước mắt tôi. Hàng ngày tới trường trực tiếp theo dõi các giờ thực nghiệm trên lớp. Vào học một cách rất hồn nhiên.


Cứ thế suốt hai năm ở trường thực nghiệm học tập cật lực từ sáng sớm cho tới tối mịt. Tôi tự mày mò làm các phép thử đo nghiệm trên những trẻ em đang học. Và tôi bất chợt nhận ra rằng các nhà tâm lý học - thầy của mình đã “dùng công cụ mới vào việc chuyên chở vật liệu cũ”.


Có thể sửa chữa được trì trệ này chăng? Tôi đề nghị: “Cho tôi thử dạy toán hiện đại cho trẻ em ngay từ lớp 1 và cấp I”. Làm được chăng? Đa số bỏ phiếu chống.


Chỉ có hai người ủng hộ. Một người là Viện sĩ V. Đavưđốp, hơn tôi năm tuổi, ủng hộ với lý do: “Lạ thật! Chúng ta nghiên cứu khoa học, chúng ta lại đi ngăn cản một nhà khoa học tìm tòi chăng?”.


Người thứ hai là một viện sĩ lão thành nhưng với một cái thở dài: “Thôi được, chàng trai trẻ ạ, cậu cứ làm đi. Nếu thành công thì vòng nguyệt quế sẽ khoác lên đầu cậu, còn thất bại thì gánh nặng sẽ trút lên đôi vai già của tôi đấy!”.


Hai vòng thực nghiệm dạy toán hiện đại cho trẻ em lớp 1, lớp 2 và 3 (bậc tiểu học ở Liên Xô khi đó) đã thành công và luận án tiến sĩ của tôi là bản tổng kết công cuộc thực nghiệm đó.
Trường Thực nghiệm: Học không thi cử, không chấm điểm
Hàng trăm phụ huynh đội mưa, thức trắng đêm để mua hồ sơ cho con vào trường Thực nghiệm ngày 13/5 (Ảnh: Phạm Thịnh)

- Vậy thực chất thì CNGD được hiểu như thế nào, thưa ông?


GS Hồ Ngọc Đại: Có thể diễn đạt bằng công thức: A  a, trong đó “A” là thành tựu của nền văn minh hiện đại như khoa học, nghệ thuật, lối sống và “a” thuộc nhân cách trẻ em, còn “” là quy trình công nghệ.


Có thể nói, CNGD là công nghệ biến nội dung “A” của nền văn minh hiện đại ở bên ngoài trẻ em (khoa học, nghệ thuật, lối sống...) thành cái “a” trong mỗi học sinh, có nghĩa là từ “A” chuyển thành “a”.


Kết quả thực tế là trẻ em ngay từ ở lớp 1 đã vừa có năng lực thực tiễn (biết đọc, viết tiếng mẹ đẻ), lại vừa có năng lực tư duy phân tích, khác về chất với cách học theo lối bắt chước. Với đối tượng lối sống cũng vậy, trẻ em bắt đầu cuộc sống xã hội trong tập thể học sinh từ lớp 1.


Toàn người tốt gây khó khăn cho tôi


- Thưa ông, khi đưa cái CNGD ấy về nước thì ai là người cản trở ông nhiều nhất?


GS Hồ Ngọc Đại: Sau này, có một lần Tổng Bí thư Đỗ Mười hỏi tôi: “Trong công việc của mình, ai gây khó khăn cho anh nhiều nhất?”. Tôi trả lời là “Toàn người tốt gây khó khăn cho tôi”.


“Tại sao lại thế?” - ông Đỗ Mười ngạc nhiên. Tôi trả lời: “Vì những người tốt đó họ tưởng tôi làm sai, để bảo vệ nền giáo dục đương thời nên họ phải chống lại lý thuyết của tôi”.


Phải nói thật là lý thuyết của tôi đã đảo ngược lại toàn bộ nền giáo dục của nước ta. Ví dụ, tôi đề ra các nguyên tắc: học trò là trung tâm chứ không phải là thầy giáo; học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ; học không có thi cử, không có chấm điểm...


- Thế còn ý kiến của các nhà khoa học nước ta lúc đó ra sao?


GS Hồ Ngọc Đại: Khoảng năm 1978, tôi có mời một cuộc họp lớn lắm, gần 70 người. Thành phần toàn là giới chóp bu của khoa học cả, như Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Hiệu...


Anh em họ nói đùa là “Hôm nay thằng nào đầu độc thì cả nền khoa học Việt Nam chết hết”. Và nói chung là giới khoa học Việt Nam ủng hộ. Kết thúc hội nghị, giáo sư Tạ Quang Bửu nói với tôi: “Không ai nói ra nhưng trong thâm tâm họ đều ủng hộ cậu cả!”.


- Vậy ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đứng đầu Hội đồng cải cách giáo dục thời bấy giờ?


GS Hồ Ngọc Đại: Sau khi về nước, tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Hội đồng Chính phủ tổ chức đón tiếp tại Văn phòng chính phủ, nay là Phủ Chủ tịch, rất thân mật.


Ông hỏi rất nhiều chuyện. Cuối cùng, ông hỏi về cải cách giáo dục. Tôi nói: “Cái cải cách giáo dục mà chúng ta đang làm hiện nay sẽ thất bại”. Ông đứng dậy đi đi lại lại (sau này người ta nói với tôi là khi nào cụ Đồng giận lắm thì mới làm thế).


Một lúc sau, ông trịnh trọng: “Thưa tiến sĩ, tại sao chưa làm mà tiến sĩ đã thấy thất bại?”. Tôi chỉ nói mấy lý do của sự thất bại.


Một là, cuộc cải cách giáo dục này được chuẩn bị trong vòng hơn 20 năm, lại chuẩn bị trong thời chiến. Nay sang thời bình rồi nên phải khác.


Thứ hai, đòi hỏi của cuộc cách mạng hiện nay đã khác.


Thứ ba, những mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước sau chiến tranh hoàn toàn khác. Nếu giả dụ như hai mươi năm chuẩn bị vừa rồi là đúng thì khi sang tình hình mới đã là không đúng nữa. Nếu như hai mươi năm trước chuẩn bị không đúng thì sang quá trình mới càng không đúng.


Sau gần hai, ba tiếng đồng hồ trao đi đổi lại, cuối cùng ông Đồng hỏi: “Vậy thì tiến sĩ muốn gì? Có đề nghị gì với Chính phủ không?”. Tôi nói: “Tôi xin đi dạy lớp 1”.


Kết thúc cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định: “Thôi, cứ để chị Bình (bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời bấy giờ - TG) triển khai cải cách giáo dục, còn anh Đại cho mở trường thử nghiệm lớp 1”.      



Cách làm giáo dục của Hồ Ngọc Đại là đưa người thầy vào vị trí hướng dẫn, cộng sự với trò. Tức là mọi thầy giáo đều thi công cùng học trò trên lớp học và cho ra sản phẩm tương đương với sản phẩm thực nghiệm. Cách làm đó Hồ Ngọc Đại gọi là CÔNG NGHỆ DẠY HỌC.

Công việc này được Hồ Ngọc Đại thực sự bắt đầu từ năm học 1978-1979 ở Giảng Võ, Hà Nội. Lựa chọn Hà Nội để thể nghiệm một phương pháp giáo dục hầu như còn hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam thời bấy giờ, Hồ Ngọc Đại đã đem cả cuộc đời và học vấn tiến sĩ để “đánh cược” với nền giáo dục truyền thống hiện tại.

Ban đầu chỉ là một cơ sở thực nghiệm khoa học giáo dục vẻn vẹn có hơn chục cán bộ nghiên cứu và giáo viên. Đến nay hệ thống giáo dục thực nghiệm đã được xây dựng ở phần lớn các tỉnh thành trong cả nước.

Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là, ngay từ khi công nghệ giáo dục này ra đời, cho tới nay đã gần 35 năm tồn tại, nhưng người ta vẫn không ngớt tranh luận về hiệu quả đích thực của nó. Người khen cũng nhiều, mà kẻ chê cũng không phải là ít. 
Với tôi, TBT Lê Duẩn vừa là bạn vừa là cha


- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?


GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”.


GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!
Cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ vào trường thực nghiệm 

Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề.



- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?


GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: “Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu”. Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: “Nó đã chảy máu!”.


Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nền giáo dục đương thời mất thiêng.
- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?


GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn.
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: “Mày đúng!”.


-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?


GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển.


Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: “Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!”. Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: “Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm”. Rồi ông chỉ vào tôi: “Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu”.      
                                            
Kẻ gây bất hòa
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh) 



- Từ khi ra đời cho tới nay đã gần 40 năm, CNGD luôn chia xã hội thành hai “phe”. “Phe” ủng hộ thì hết lời ca ngợi. “Phe” chống thì phản ứng kịch liệt. Vậy còn “cha đẻ” của công nghệ này – giáo sư Hồ Ngọc Đại thì sao?


GS Hồ Ngọc Đại: Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối.


Tôi xin kể một câu chuyện thế này. Nghe có người nói mình nói chuyện hay lắm, giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình mới đưa xe con lên tận Hà Nội mời mình, long trọng lắm. Suốt buổi sáng nói chuyện, anh chị em giáo viên vỗ tay liên tục, còn các quan chức đầu ngành của tỉnh thì tái xanh mặt mày.


Hết buổi, tôi phải ra đi xe đò về Hà Nội. Chỉ thương cho ông giám đốc sở sau đó bị cách chức.


Một lần khác được mời vào trong Thanh Hóa nói chuyện, tôi nói rất nhiều chuyện về hình thành nhân cách.


Sau đó, tôi bảo: “Nếu như chẳng may đồng chí Bí thư Tỉnh ủy của chúng ta có mệnh hệ gì thì 10 phút sau có 10 ứng cử viên thay thế, còn anh Tấn (nhà sử học Hà Văn Tấn - TG) bạn tôi đang ngồi kia có mệnh hệ gì xảy ra thì 10 năm sau chưa chắc đã có người thay”.


Tôi biết không phải ai cũng lọt tai cách nói như vậy. Thực ra thì mục đích của tôi là muốn làm mất thiêng những quan niệm cũ đi, rồi trên cơ sở đó mình mới xây dựng cái mới.


- Ông có nghĩ rằng đa số các quan chức thời bấy giờ không hiểu nổi việc làm của ông không?


GS Hồ Ngọc Đại: Thực ra họ đều cảm nhận được cuộc sống này phải khác đi, có điều họ không dám nói ra thôi.


Năm 1985, tôi vào dự giờ của một cô giáo ở Long An, mình khen cô ấy dạy tốt bởi cô này giảng dạy có phương pháp sư phạm. Cậu trưởng phòng mới bảo: “Thầy ơi, thầy khen thật đấy chứ?”. “Ừ, khen thật”. “Vậy thì chốc nữa lên tỉnh, lên huyện, thầy đừng khen”. Mình hỏi làm sao thì được biết chồng cô đang cải tạo.


Sau đó, tỉnh Long An tổ chức buổi nói chuyện cho 500 giáo viên. Mình nói thế này: “Chúng ta sống trong hoàn cảnh đất nước thống nhất rồi. Nếu có sai lầm thì chỉ có một việc họ sai lầm, chỉ có một thế hệ sai lầm thôi, còn mấy trăm thế hệ trước họ vì đất nước này. Đất nước này tồn tại vì có cả các thế hệ đó.


Tất cả trẻ em sinh ra trên đất nước này, bất kể ở đâu đều được quyền bình đẳng và cơ hội học tập như nhau. Không có nền giáo dục dành riêng cho con em quan chức!”.

Lê Thọ Bình (thực hiện)

Phụ huynh thích con 'thực nghiệm', nhà quản lý e dè

Nhiều phụ huynh hào hứng khi các bé theo học PTCS Thực nghiệm được phát huy sáng tạo, không bị áp lực, còn lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lại e dè vì "chương trình chuyên biệt" và "khó hòa nhập các trường phổ thông khác".

Là một trong những phụ huynh tham gia màn "đạp đổ cổng trường" PTCS Thực nghiệm sáng 12/5, chị Thư tâm sự, đây là sự lựa chọn số 1 cho cô con gái thứ hai. Con gái lớn - bé Phương cũng đang học lớp 3 tại PTCS Thực nghiệm (thuộc Bộ GD&ĐT).
"Tôi thấy con gái mình thật sự có "tuổi thơ". Trong khi nhiều bạn bè tối về đánh vật với con, kèm cặp từng tý, thì tôi rất thảnh thơi. Trường không dạy thêm, trẻ có ít bài tập. Khi về nhà, bé có thời gian vui chơi, thi thoảng cháu tự học và mẹ chỉ phải nhắc nhở tư thế ngồi khoa học", chị Thư nói.
Theo chị Thư, chương trình học thực nghiệm có môn Toán là khác chương trình đại trà nhiều nhất. Em trai chị đang học đại học năm thứ ba khi xem sách vở của bé Phương phải "choáng" vì lớp 2 đã học giải phương trình. Vị phụ huynh đặc biệt thích cách dạy văn của trường Thực nghiệm. Học sinh được thoải mái tự bày tỏ suy nghĩ và cô giáo sẽ chấm theo kiểu sửa câu đúng hay sai.
Nhiều phụ huynh cho biết PTCS Thực nghiệm đáp ứng những tiêu chí mà học đặt ra: không gây áp lực cho trẻ, hợp túi tiền, môi trường trong lành. Ảnh: Hoàng Hà.
Ở trường Thực nghiệm, mỗi học kỳ, các bé đều có một buổi đi dã ngoại, tổ chức trung thu, lễ hội... Cuối học kỳ sẽ có hội chợ để các bé tự mua bán - trao đổi hàng hóa.
Có con sắp tốt nghiệp tiểu học của trường Thực nghiệm, chị Tú (phố Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết, chị đã đăng ký cho con học tiếp lớp 6 vì "trường dạy bé kiến thức căn bản và chú trọng kỹ năng sống". Sau 5 năm con gái học ở trường này, chị Tú nhận xét, giáo viên tập trung dạy trẻ cách tư duy thay vì nhồi nhét kiến thức. Nếu như chương trình đại trà dạy 1 + 1 = 2 thì ở trường Thực nghiệm dạy bản chất của phép cộng, bản chất của các số tự nhiên, dạy học sinh tư duy bản chất vấn đề trước, sau đó mới làm tính sau. Với cách dạy này, trẻ sẽ khó tiếp cận lúc đầu, nhưng khi học quen rồi thì làm các phép tính nhanh hơn.
Cũng như chị Thư, chị Tú rất hài lòng với cách dạy Văn ở trường Thực nghiệm. Trừ những quy định bắt buộc như có mở bài, thân bài, kết luận thì các cháu không phải làm theo khuôn phép. "Hồi lớp 3 đi họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm của con nói rằng đọc bài văn của bọn trẻ biết ngay bài nào có hướng dẫn của phụ huynh bài nào không. Bài có bố mẹ hướng dẫn cô đề nghị viết lại theo đúng cảm nhận lứa tuổi và cũng nhắc phụ huynh không can thiệp", chị Tú kể.
Theo bé Diệu (lớp 5), tại lớp bé không phải học quá nhiều, lại hay được đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử. "Cháu thích nói chuyện với thầy hiệu trưởng vì thầy hay hỏi cháu "học hành thế nào, ăn uống có tốt không, rồi hỏi ngủ có đủ giấc không". Cô giáo coi chúng cháu như bạn và thường xưng hô bạn - tớ", Diệu Anh nói.
Bé Phương (lớp 3) chia sẻ, ở lớp, chỗ ngồi của học sinh được thay đổi thường xuyên, thế nên có thể thân thiện với nhiều bạn. "Mỗi bạn sẽ được làm lớp trưởng hoặc tổ trưởng một tuần theo hình thức quay vòng. Chúng cháu cũng sẽ phân chia lao động, chia cơm phục vụ lẫn nhau và dọn dẹp phòng học. Ai cũng cảm thấy vui vẻ", Phương nói.
Nếu như nhiều trường không có khuôn viên cho trẻ chơi thì ở trường thực nghiệm, khuôn viên quá rộng, lại rất nhiều sân chơi thể thao hết giờ trẻ xếp cặp sách lại một góc rồi tung tăng chơi. "Nhiều lần đến đón con mình phải bở hơi tai đi tìm. Trường có sân sỏi đầy bóng mát, trẻ có thể hái lá chơi đồ hàng. Nếu không thỏa thuận trước với con thì rất mất thời gian đi tìm", chị Thư nói.
Không gian xung quanh trường cũng là điểm mà chị Tú rất ưng ý. Chị cho biết, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng đãng và có vị trí cách biệt với nhà dân, hàng quán, tạo môi trường sư phạm tốt. Vấn đề ăn uống và sinh hoạt của trẻ tại trường cũng đảm bảo.
Với nhiều vị phụ huynh, PTCS Thực nghiệm còn "hấp dẫn" bởi học phí vừa phải. Chị Thư cho biết, con chị học lớp 3, mỗi tháng phải đóng gần 1 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của gia đình. Chị Tú cũng rất ưng ý với khoản học phí phải đóng cho con gái lớp 5, dao động 800 - 900 nghìn đồng một tháng (gồm cả ăn bán trú).
Tuy nhiên, theo một số phụ huynh "điểm trừ" của trường Thực nghiệm là chưa chú trọng rèn luyện chữ viết nên các em viết khá xấu. Trẻ tự do viết theo các nét khác nhau bởi thầy cô chỉ chú tâm dạy cho trẻ tư tưởng, định hướng hơn là luyện chữ.
Trao đổi với VnExpress.net, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Lê Tiến Thành cho biết, mô hình đào tạo thực nghiệm được áp dụng ở Việt Nam hơn 30 năm và đã thành công. Mô hình này được Bộ GD&ĐT thông báo ứng dụng và nhân rộng trên cả nước. Hiện, có 16 tỉnh, với hàng chục trường đang dạy theo mô hình này. "Tuy nhiên, do Sở GD&ĐT Hà Nội chưa đăng ký nên Bộ cũng không thể ép buộc", Vụ trưởng Thành nói thêm.
Trả lời An ninh thủ đô, Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở cũng nhận được thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc vì sao không mở rộng mô hình thực nghiệm cho học sinh Hà Nội. Theo lý giải của ông Thống, chương trình thực nghiệm đang trong thời gian triển khai thí điểm. Ngay các nhà quản lý hay giáo viên các trường khác ở Hà Nội cũng chưa nắm được nội dung chương trình đào tạo của trường Thực nghiệm.
"Tôi cũng muốn lưu ý, đây là chương trình giáo dục khá chuyên biệt nên khi phụ huynh cho con vào học trường này cần cân nhắc kỹ vì nếu không tiếp tục theo học ở đây, các cháu sẽ rất khó trong việc hòa nhập với các trường phổ thông khác trên địa bàn Hà Nội bởi nội dung kiến thức, phương pháp học tập khác nhau", ông Thống nói.
PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) trực thuộc Bộ GD&ĐT, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, tôn trọng tính sáng tạo, tự chủ của học sinh. Nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học ở đây, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.
Đêm 11 đến sáng 12/5, hàng trăm phụ huynh đã xếp hàng trước cổng trường, xô đổ cổng, chen lấn để mua đơn vào lớp 1 cho con.
Hoàng Thùy

trên facebook

Nguyễn Lân Thắng2 bạn khác đã chia sẻ một liên kết.

Cuối cùng thì cưỡng chế đã thành công. Thành công này nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, sâu sát của đảng ta, chẳng hạn như đồng chí Chánh văn phòng UBND Tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh đã làm bản báo công “Hôm đó tôi ngồi tại sở chỉ huy dã chiến, cầm bộ đàm chỉ đạo liên tục”.

Cưỡng chế thì thành công, với lực lượng bên ta nhỏ bé, chỉ có khoảng 3.000 quân từ Bộ Công an, Tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã
thắng lợi giòn giã trước một bọn địch là nông dân Văn Giang với lực lượng đến mấy trăm đàn bà, trẻ con, ông bà già. Toàn bộ đất của chúng, chúng ta đã “thu hồi” về tay tập đoàn Việt Hưng, toàn bộ cây cối, tài sản của chúng, ta đã phá hủy và làm mất sức chiến đấu không còn sót cây nào, chỉ còn vài cây không có giá trị gì không tính.

Không chỉ có chúng ta đã thắng bọn nông dân còn sống, mà ngay cả bọn nông dân đã nằm dưới mồ, cũng phải đào chúng nó lên cho phơi xương trắng ra đồng mà đền tội. Tội chúng nó là đã trót đẻ ra loại con cháu cứng đầu cứng cổ, tội lớn hơn của chúng là đã để lại ruộng đất cho con cháu mà nay nhà nước bảo giao lại để nhà nước “thu hồi” cho những kẻ nhiều tiền hơn lại không chịu.

· · 6 giờ trước ·

  • Bạn, Pham Chinh, Nghiem Vietanh31 người khác thích điều này.
    • Vy Vu Hay quá Anh Nguyễn Lân Thắng! Giá mà được bấm like nhiều lần ạ! Thanks.
      6 giờ trước ·
    • Lão Hạc Bọn họ đang ăn mừng chia chiến lợi phẩm đấy các bác ạ!
    • Nguyen Bui Trung Chúng đánh nhân dân như vậy mà vẫn mang danh Công an Nhân dân. Thật nực cười
      5 giờ trước · · 1
    • Lee Flower Cán bộ Hưng yên là cu Thanh báo công là đã thụi lấy thụi để vào phần phụ của người phụ nữ đã vất vả làm ra lúa gạo để đổ vào mồm gia đình cu Thanh đấy.
      5 giờ trước qua di động · · 2
    • Lee Flower Anh công an nhân dân đấm vào phần phụ của một người là phụ nữ xin hỏi cảm giác lúc đó thế nào?
    • Nguyễn Lân Thắng Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút.
      http://hungyen.gov.vn/vi-vn/Pages/Article.aspx?ChannelId=275&articleID=10929
      4 giờ trước · · 1
    • Ku Win Hacker đâu không thấy bịt mấy cái lỗ cống này lại dùm, thối quá! Trò mị dân cũ rích!
      4 giờ trước ·
    • Huyen Pham Cả 1 lưc lượng hùng hậu thế mà k chiến thắng nổi phu nữ và trẻ em, người già thì có mà mặt mo à?
      4 giờ trước ·
    • Giao Luu Vụ cưỡng chế này gay cấn ác liệt như mùa hè đỏ lửa 1972 ấy nhỉ? Địch và ta giành giật từng tấc đất, rồi tái chiếm...
    • Huyen Pham Cái chết của bất cứ con người nào cũng sẽ làm cho chính ta bé đi,vì ta là 1 thể thống nhất với toàn nhân loại. Do đó anh đừng bao giờ hỏi "chuông nguyện hồn ai?" Chuông nguyện chính hồn anh đấy!
      3 giờ trước ·
    • Lee Flower Theo luật nhân quả thì vạc dầu sôi đang chờ bọn quan tham ở dưới ÂM PHÙ đấy
    • Mua Thu ông Ngọc Năm hôm 26/4 đã công bố tác phẩm mang tựa đề “Hoàn thành cưỡng chế 72 ha đất ở Văn Giang – Hưng Yên“ . Chắc do viết sai HÒANH HÀNH thành hoàn thành nên bữa nay thấy tháo xuống rồi :)
      2 giờ trước ·

Đóng lồng sắt, “nhốt” cục đá của dân

- Viên đá của bà Trần Thị Sắc nằm chình ình tại UBND huyện Chư Sê và được bảo vệ rất cẩn thận bằng một chiếc lồng sắt kiên cố, tựa như đang nhốt một con hổ dữ.

Việc thu hồi 3 cục đá của UBND huyện Chư Sê (Gia Lai) vẫn chưa có kết luận đúng, sai và tính hợp pháp, hợp lý về quy trình, thủ tục thanh, kiểm tra. Thế nhưng UBND huyện này đã có phản hồi tới các cơ quan báo chí cho rằng: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 03 cục đá là phù hợp” (?)
Phản hồi mập mờ, thiếu cơ sở
Sau vụ việc hai cấp chính quyền huyện Chư Sê cưỡng chế thu hồi 2 cục đá tại nhà ông Lê Hùng Dũng (vào ngày 29/3) và tịch thu một cục đá của bà Trần Thị Sắc (vào ngày 28/3) thuộc xã H’bông (huyện Chư Sê, Gia Lai), dư luận địa phương đã quyết liệt phản ứng về cách hành xử của chính quyền huyện này.
Sự việc đến nay vẫn chưa đi đến kết luận đúng, sai và tính hợp pháp, hợp lý về quy trình, thủ tục thanh, kiểm tra tại nhà ông Lê Hùng Dũng. Tuy nhiên, UBND huyện Chư Sê đã có phản hồi với báo chí một cách rất mập mờ, thiếu cơ sở…


Cục đá của bà Trần Thị Sắc đang được “bảo vệ” rất cẩn thận tại UBND huyện Chư Sê.

Cụ thể, theo phản hồi của UBND huyện Chư Sê ngày 25/4 đăng trên trang thông tin điện tử của huyện: sau khi đoàn kiểm tra do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) kiểm tra và có kết luận: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 03 cục đá nói trên là phù hợp và là việc làm thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được qui định tại Luật Khoáng sản”.
UBND huyện Chư Sê cho rằng, các báo đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của địa phương, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của huyện, làm nóng lên tình hình của địa phương và làm giảm uy tín trong quá trình kêu gọi, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội…
Tuy nhiên, theo báo cáo của số 42/BC-STNMT của Sở TN&MT không hề có kết luận: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 03 cục đá nói trên là phù hợp”?, theo báo cáo này, Sở TN&MT chỉ đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai: “Chỉ đạo Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh: kiểm tra làm rõ đúng, sai và tính hợp pháp, hợp lý về quy trình, thủ tục thanh tra, kiểm tra nhà ông Lê Hùng Dũng theo quy định; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để xem xét, xử lý”.
Cũng theo báo cáo này, ngày 28/3/2012, Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện phát hiện xe cẩu chở một viên đá có khối lượng 3,2m3 (chiều dài 3,2m, chiều rộng, 1,7m, chiều cao 0,8m) và đã tiến hành lập biên bản tạm giữ, đưa về UBND huyện để chờ xử lý.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi, biên bản được lập để đưa cục đá của bà Trần Thị Sắc về huyện là tịch thu chứ không phải là tạm giữ để chờ xử lý như báo cáo của Sở TN&MT.
Đối với 2 cục đá của ông Dũng, theo báo cáo của Sở TN&MT, từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, ngày 29/3/2012, Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện phát hiện 2 viên đá có khối lượng 1,72m3 tại sân nhà ông Dũng và đã tiến hành lập 3 biên bản tạm giữ.
Trong 3 biên bản này có 1 biên bản kiểm tra được ông Lê Trung Lâm (con ông Dũng) ký. Hai biên bản còn lại gia đình ông Dũng không ký. Do vậy mà UBND huyện không đưa 2 cục đá này về UBND xã mà giao cho UBND xã tổ chức quản lý.
Có một nghịch lý trong báo cáo của Sở TN&MT là không hiểu vì sao viên đá của bà Sắc, sau khi phát hiện, ngay lập tức Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã lập biên bản tịch thu và đưa về UBND huyện, còn 2 cục đá của ông Dũng thì lại lập biên bản tạm giữ để đưa về UBND xã H’bông?
Đâu là giá trị thực của những cục đá
Việc làm của UBND huyện Chư Sê đến nay vẫn chưa được làm rõ đúng, sai. Tuy nhiên 2 cục đá của ông Dũng thì đã “bốc hơi” không rõ lý do ngay sau khi lập biên bản thu hồi bất thành.
Còn viên đá của bà Trần Thị Sắc thì đang nằm chình ình tại UBND huyện và được bảo vệ rất cẩn thận bằng một chiếc lồng sắt kiên cố tựa như đang nhốt một con hổ dữ.

Vụ cưỡng chế 02 cục đá nhà ông Lê Hùng Dũng

UBND tỉnh Gia Lai một lần nữa chỉ đạo cho Sở TN&MT phải có trách nhiệm làm rõ và kết luận việc làm của UBND huyện Chư Sê là đúng hay sai, hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý về quy trình thủ tục thanh, kiểm tra, sau đó đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý chứ không phải là một cơ quan nào khác theo như đề xuất, kiến nghị của Sở TN&MT.
Trở lại xã H’bông vào những ngày này, dư luận địa phương vẫn đang còn rất bất bình về sự việc 3 cục đá. Đặc biệt là bà Sắc, dù chưa rõ giá trị viên đá của mình thế nào nhưng bà cho biết vẫn đang…chờ các cơ quan chức năng làm rõ sự việc để đem lại sự công bằng theo đúng pháp luật.
Theo anh Huỳnh Bửu Quyết, Hội viên hội sinh vật cảnh Việt Nam, đã từng có 9 năm trong nghề chế tác đá cảnh tại địa bàn xà H’bông, 3 viên đá nói trên thuộc vào dòng đá opan chuyển thể đá mã não.
Những viên đá hiện đang còn nguyên khối thô nên chưa thể khẳng định được giá trị thực tế của nó. Nếu thành phần đá opan bên trong nhiều hơn mã não thì giá trị của cục đá là không lớn.
“Để biết giá trị thực của những viên đá này thì cần phải lột bỏ lớp vỏ đá vôi bám bên ngoài để xem thành phần đá opan chuyển thể bên trong có bị thối, bị rạn nứt hay không. Sau đó phải đánh bóng cục đá để xem nó có màu sắc thế nào và đường vân đá có đẹp hay không. Bước cuối cùng là phải xem viên đá đó có thể chế tác thành một tác phẩm gì”- anh Quyết bộc bạch.
Cùng là hội viên Hội sinh vật cảnh Việt Nam đang hành nghề gia công đá cảnh tại xã H’bông, anh Trần Xuân Hải cho biết: Đối với cục đá của bà Sắc, nếu đúng là đá opan chuyển thể thì giá trị thô của nó củng chỉ vào khoảng 40 triệu đồng/tấn.
Cục đá của bà Sắc có khối lượng khoảng 6 tấn, thì giá trị thô cao lắm cũng chỉ khoảng 300 triệu đồng nhờ khối đá lớn.
Cũng theo anh Hải, 2 viên đá của ông Dũng trước đó đã có người trả giá 200 triệu đồng nhưng ông Dũng không bán mà chỉ để chơi cảnh.
Nhiều người dân hành nghề đá cảnh ở xã H’bông cho hay, việc giá trị của những viên đá như thế nào đều phụ thuộc vào phong trào chơi đá cảnh của người dân. Cách đây chừng vài năm, dòng đá opan chuyển thể tại xã H’bông có giá khoảng 100 triệu/tấn đá thô. Những năm gần đây, phong trào chơi đá không còn rầm rộ nên giá trị của dòng đá này cũng đã giảm đi rất nhiều.
Tiến Thành

Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế, liều mạng nổ bom làm 2 người chết




Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)
Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)

Thụy My
Hôm nay 10/05/2012 tại Vân Nam, Trung Quốc, một phụ nữ bị cưỡng chế nhà đất đã cho nổ bom liều chết, làm 2 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương. Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng, giờ địa phương, 1 giờ sáng giờ quốc tế, tại trụ sở ủy ban huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, ở miền tây nam Trung Quốc. Người phụ nữ đã chết ngay tại chỗ.

Theo các nhân chứng được Tân Hoa Xã trích dẫn thì người phụ nữ đã cho nổ bom liều chết « là một người sẽ được tái định cư, sau khi nhà của bà này bị cưỡng chế và phá hủy. Bà ta được chính quyền huyện triệu tập để ký kết thỏa thuận. Trong khi đang thương lượng đền bù, người phụ nữ này đã cho nổ tung khối chất nổ mang theo trong người ».
Một viên chức chính quyền huyện giấu tên cho AFP biết, trong số những người bị thương, có bốn người thương tích rất nặng đã được đưa đến bệnh viện ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
Các vụ cưỡng chế tịch thu nhà đất, vốn là nguồn thu tài chính quan trọng cho các chính quyền địa phương, thường xuyên là nguyên nhân gây nên các vụ phản kháng đôi khi rất dữ dội tại Trung Quốc. Nhưng các vụ đánh bom liều chết rất hiếm hoi tại nước này.
Vào tháng 5/2011, ông Tiễn Minh Kỳ, một người thất nghiệp 52 tuổi tự cho là bị đối xử bất công, đã gây ra ba vụ nổ gần trụ sở ủy ban thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Giang Tây, làm cho bốn người thiệt mạng. Trước đó hai tuần, một cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải đã phóng hỏa một chi nhánh tại Cam Túc, làm cho trên 40 nhân viên bị thương. Còn vào năm 2010 cũng đã xảy ra một loạt những vụ tấn công vào các trường học, làm cho 17 người chết trong đó có 15 trẻ em, và trên 80 người bị thương.
tags: Châu Á - Trung Quốc - Xã hội

KẾT NẠP USD VÀO ĐẢNG


Wednesday, May 09, 2012


KẾT NẠP USD VÀO ĐẢNG




Trong diễn văn khai mạc Hội nghị TW 5 diễn ra ngày 7-5, tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến một thành tựu về kinh tế trong giai đoạn vừa qua là: “Dự trữ ngoại hối tăng nhanh”.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam lấy tiền ở đâu để mua ngoại tệ trong khi đang bội chị ngân sách, thắt chặt tín dụng, tiền tệ và chi tiêu công ?

“Việt Nam Đồng Hóa” tiền gửi nhân dân
Theo một nguồn tin khả tín thì từ đầu năm ngoái đến nay, Chính quyền đã in ra hơn 120 ngàn tỷ tiền VND để mua 6 tỷ USD dự trữ. Vậy in tiền ra tại sao lại không gây lạm phát, không có tiền trong lưu thông ? Câu trả lời cay đắng này dành cho những ai đang có tiền USD đang gửi ở Ngân hàng. Lượng “ngoại tệ” dự trữ mà ông Nguyễn Phú Trọng tự hào không phải là do tích lũy tiền bạc, thặng dư ngân sách mà có rồi đem đi mua đô dự trữ. Mà thực chất là tiền đô la Mỹ của nhân dân gửi trong các Ngân hàng của Nhà nước đã bị “VND hóa”. Nhà nước đã in tiền giấy ra và bơm vào hệ thống ngân hàng để rút tiền USD của dân về theo một chu trình khép kín. Thực chất dân không còn tiền đô nữa mà đã bị “quốc hữu hóa” toàn bộ số USD của mình trong ngân hàng.
 Nhà nước, về mặt kỹ thuật, đã thế chân tất cả các đồng USD của bà con gửi trong Ngân hàng bằng tiền đồng VND. Tuy nhiên về mặt thực tế thì họ rất nhiều cách để cùng hệ thống ngân hàng đảm bảo là “tiền bà con vẫn là tiền còn trong ngân hàng”. Nhưng dòng máu USD đó đang hòa trộn vào nền kinh tế và thực chất đã biến thành VND, còn đồng “USD” thực sự đã trở thành “dự trữ ngoại tệ”, cái mà Đảng đang tự hào. Đồng thời làm tăng tiền đồng, gián tiếp tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng. 
        
          Như vậy kịch bản xấu nhất xảy ra là tất cả những người có tiền USD trong các Ngân hàng có thể đồng loạt đến rút hết ra và nhà nước sẽ lấy tiền đô ở đâu để bù vào ? Xin thưa không thể có kịch bản đó vì trước đó Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP quản lý USD và vàng thật chặt. Nghị định này có những chế tài khủng khiếp, tăng đột ngột gấp 17 lần so với những vi phạm trước kia và có những khoản phạt so với dự thảo ở  45 triệu đồng nhưng khi ban hành chính thức đã vọt lên đến 500 triệu đồng, giao dịch USD tự do sẽ bị bắt và tịch thu. Điều đáng ngờ nhất là Nghị định này có hiệu lực ngay lập tức từ ngày ký là 20/10/2011. Ngoài ra hàng loạt các quy định khác nhằm quản lý và siết chặt việc sử dụng tiền USD, tùy thuộc và tình hình, đã và đang được xây dựng.
Tất cả những điều đó là kế hoạch chuẩn bị cho một vụ ăn cướp USD trắng trợn của bất cứ ai đang có tiền USD gửi trong ngân hàng. Họ chỉ được rút ra để làm các công việc “chính đáng” theo luật mà các công việc đó thì khó khăn vô cùng. Bởi vậy một số lượng tiền USD rất lớn đã được nhà nước “kết nạp” vào túi của “Đảng Cộng Sản”. Một số người dám giao dịch đã bị “trấn lột” ngay tại cửa ngân hàng.  
Chiêu này của ai ? và tại sao ?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cùng những quan chức khác trong hệ thống, với sự tiếp tay của các đại gia ngân hàng vốn đang rất cần sự “ưu ái” của chính phủ là tác giả của chiêu ăn trộm hợp pháp này. Họ là những người giỏi chuyên môn đến mức tinh quái trong việc sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ. Để tâng công với đảng và để thành công trong ngắn hạn họ đã cố gắng dở hết chiêu cong queo của mình nhằm kết nạp hết các ông Washington và túi của đảng CS.
Điều duy nhất ông Bình và các “cố vấn gia” sợ hãi là sự quanh co và ngắn hạn trong các quyết định của mình. Tuy nhiên niềm an ủi vẫn còn khi các cán bộ đầy “lâm thời” đều đưa đơn vị tính cho nền kinh tế theo “quý”. Các ông đều biết mình tồn tại trong cơ chế tệ hại này thì không thể lập kế hoạch sống dài hạn một cách mạch lạc và đúng lương tâm. 
Không biết với lượng ngoại tệ dự trữ mới đầy hình ông “Washington" của dân nằm cựa quậy trong ngân khố của Đảng liệu có giải quyết được sự khủng hoảng thật sự về kinh tế hiện nay hay không. Chắc chắn là không vì đó thực sự không phải là tiền của Đảng mà là tiền “thay máu” của dân.
Đồng thời trên đồng tiền USD có chữ “In God We Trust” nghĩa là “Chúng tôi tin vào Thượng đế” để mách bảo con người những điều thuộc về lương tâm, nó cao quý hơn đồng tiền của loài người. Bây giờ nằm trong ngân khố của một tập đoàn theo chủ thuyết vô thần và duy vật, liệu những chữ đầy duy tâm, tha thiết ghi trên đồng tiền USD có đánh thức được sự khắc khoải trong ai không ?

         Chắc là không ! Và như vậy thì có ai đảm bảo rằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đang phấn đấu đi lên CNXH sắp tới lại không ra một  quyết định “cấm sử dụng USD” ?.  Khi đó “lực lượng cưỡng chế” có thể vào bất cứ nhà nào để "phá két hoặc đào nền nhà" lên cướp tiền dân một cách hợp pháp.

Video ==

NGHĨ VỀ NGÀNH CÔNG AN, TỪ VỤ HAI NHÀ BÁO BỊ ĐÁNH Ở VĂN GIANG

Minh Đoàn
 
Việc hai nhà báo bị đáng túi bụi và các cơ quan báo chí( trong đó có cơ qua chủ quản là Đài TNVN) lên tiếng yếu xìu, thôi không bàn nữa. Tôi chỉ xin nêu một góc cạnh khác. Đó là thái độ của các công an viên ( CAV- mặc sắc phục và thường phục) trong việc đánh người. Điều làm tôi thật sự bức xúc và không hiểu nổi là: tại sao người ta có thể ra tay tàn như bạo thế, “hội đồng” đông đảo như thế với một người dân ( tạm cho là không biết PV), khi người đó không hề có biểu hiện nào sai trái, không hề tỏ ý chống cự, không hề có hung khí trong tay? Xem video thì thấy những cú đánh như thế có thể gây thương tật, chết người.
Điều băn khoăn nhất là, tôi đoan chắc các CAV ra tay hung bạo kia không phải vì quyền lợi cá nhân, cũng không vì nhiệm vụ cụ thể được giao. Cụ thể là, tôi nghĩ lính tráng như họ chẳng nhận được “phong bao phong bì” gì từ phía nhà đầu tư lấy đất. Họ cũng không được cấp trên giao cụ thể: phải đấm, đá hết cỡ bất cứ ai mà họ thấy…gai mắt! Bởi xem video, tôi thấy vụ việc như là một sự “tự phát” vậy thôi, không có ai chỉ huy, chỉ đạo gì. Đại loại như một công thức chia động từ một cách thuần thục, máy móc, quen thuộc: “tôi đấm, anh đá, nó thọc gậy…” Nó cũng như cú đạp liên tiếp của một CAV vào mặt một người biểu tình ở Hồ Gươm, khi người này đã bị giữ chặt chân tay. Tôi tin là không có cấp trên nào chỉ đạo cụ thể phải đạp như thế, và người đạp cũng “vô tư”, không dự tính  ”hưởng lợi” trực tiếp gì từ hành động trên.
Vậy thì tất cả do đâu?
Đây chính là điều khiến tôi băn khoăn, lo sợ nhất.
Phải chăng những hành động vô nhân tính một cách ” bột phát, hồn nhiên, vô tư” trên của một số CAV xuất phát từ khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, rèn luyện của ngành CA? Phải chăng đã có sự xóa nhòa, đánh đồng giữa người dân vô tội và bọn tội phạm, trong ý thức, trong cách nhìn nhận của nhiều CAV? Phải chăng thói quen bạo hành, trấn áp, đánh người đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của không ít CAV- khiến họ không còn phân biệt được đâu là dân( phải tôn trọng, lễ phép), đâu là kẻ thù( phải kiên quyết, khôn khéo) như cụ Hồ đã từng căn dặn? Nên nhớ trên thế giới không ai gọi tên ngành CA là CAND như ở VN, điều đó nói lên điều gì?
Đuợc biết ngành CA đang chấn chỉnh lại đội ngũ, học tập theo gương Bác Hồ. Xin gửi ông Bộ trưởng Bộ CA nổi sợ hãi trên. Bởi với tình trạng trên, rồi đây bất cứ ai trong chúng ta( kể cả người thân của các CAV) cũng sẽ có lúc trở thành nạn nhân của thói vô cảm, tàn bạo trên.