Tham khảo thêm về đại lộ kinh hoàng để nhìn cuộc chiến khốc liệt từ phía bên kia, liệu có phải là căn nguyên biến thành cổ Quảng trị thành túi bom
(Nicholas Ruggieri/Trích Chiến Sĩ Cộng Hòa, số 275 – 01/10/1973)
Chúng tôi xin được chạy đăng lại nguyên văn bài viết của ký giả Nicholas
Ruggieri. Bài viết này được chuyển ngữ ra tiếng Việt và chạy đăng trong
mục Tài Liệu của báo Chiến Sĩ Cộng Hòa số 275 ra ngày 01-10 -1973. Bài
viết cho thấy sự tương phản trong nhận thức giữa Lê Xuân Thủy và Đặng
Thùy Trâm khi đối diện với thực tế tại chiến trường miền Nam. Bài viết
bắt đầu như sau:
Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng hồi vào tháng Tư
khi họ đang trốn tránh cuộc xăm lăng của Cộng Sản tại Quảng Trị vào thời
gian đó, đã được một lính Cộng Sản Bắc Việt từng mục kích và cho biết.
Câu chuyện này được một lính truyền tin quân đội CSBV 22 tuổi, kể lại.
Anh cho biết chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó sau này đã
khiến anh quay về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Anh cũng xác nhận về
nhiều chi tiết thuộc về câu chuyện mà hai sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến
Hoa Kỳ kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần
đó.
Câu chuyện của viên cựu hạ sĩ quân đội Bắc Việt Lê Xuân Thủy kể, đã cho biết thêm những chi tiết sau đây:
1. Các người chỉ huy quân CSBV trong cuộc phục kích đó đã được biết trước về những gì họ sẽ làm.
2. Một số quân lính Bắc Việt tham dự cuộc phục kích đã được chỉ thị giết dân chúng.
3. Cuộc tấn công này kéo dài trong 5 ngày từ 29 – 4 đến 3 – 5/1972 chứ không phải 2 ngày như người ta cho biết trước đây.
Cựu Hạ sĩ Thủy đã trở về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 31/7/1972
thuộc tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 Sư đoàn 324. Anh
được giao công tác thiết lập liên lạc giữ bộ chỉ huy Tiểu đoàn lực lượng
CSBV đang hoạt động trong khu vực Cầu Đài, gần quốc lộ 1, và đã chứng
kiến hành động tàn sát xẩy ra trong khu vực đặc biệt của anh.
Dường như dân chạy loạn được phép di chuyển trên quốc lộ 1 theo hướng đi
về Huế cho mãi tới chiều ngày 29/04, nhưng lính Cộng Sản Bắc Việt trong
khu vực này đã bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những
người này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó không
cho phép bất cứ thứ gì di chuyển trên quốc lộ này.
Vì đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy Cộng Sản Bắc Việt
nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ gì xuất hiện trên đường… Họ
sử dụng tới súng máy và súng cối bắn tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em,
bất kể họ đi bộ, đi xe đạp, trên xe vận tải hoặc xe tản thương, dù họ
cũng có thể phân biệt được mục tiêu họ nhắm bắn là dân sự hay quân sự,
theo lời hạ sĩ Thủy cho biết.
Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người tỵ nạn khác và những
nhóm không có đàn ông, nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân
lính CSBV chú ý tới. Khi một vài binh lính Bắc Việt phản đối việc nổ
súng bừa bãi đó thì cấp chỉ huy của họ đã cho biết là những người tỵ nạn
đều được coi là “dân địch”.
Sau đây là lời hạ sĩ quân đội CSBV Lê Xuân Thủy kể:
- “Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào trốn về hướng Nam
dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều
xe bị bắn, đủ các loại xe, từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị quân Cộng
Sản tấn công. Người chỉ huy trung đoàn đã ra lệnh như vậy. Chúng tôi
được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên, mặc dù họ đi bằng xe đạp
hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy
nhiên, môt xe dân sự chở đầy thường dân đã bị tấn công. Những người chỉ
huy cho hay là nếu những người nào trốn thoát về Nam thì họ là về phía
địch, vì thế họ đã bắn vào những người dân đó.
Cộng Sản cũng còn nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên,
binh lính và dân chúng. Viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh bắn súng cối 60
ly và 82 ly vào những xe này bằng những loạt đạn dữ dội. Những súng cối
82 ly được đặt cách đó khoảng 200 thước và súng cối 60 ly được đặt cách
mục tiêu khoảng 100 thước. Dân chúng đi thành từng nhóm, trong đó có cả
đàn ông thì bị bắn những loạt súng máy.
Cộng Sản được lệnh bắn tất cả đàn ông đi trên đường tuy họ được lệnh
không được bắn người già. Tuy nhiên khi những người trẻ đi lẫn trong đám
người già thì tất cả đều bị bắn tiêu diệt. Sau khi bắn, quân Cộng Sản
đi xét những xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân và họ coi đó là
chiến lợi phẩm. Tôi đã mục kích thấy nhiều đàn bà già cả và trẻ em chết
gục tại đó.
Tôi thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo
kích. Tôi không thể lưu ý đến họ vì tôi phải sửa chữa đường giây liên
lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố vì
khu vực này được coi là khu vực quân sự, và không một người nào được
phép ở trong đó, mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường
này.Vì vậy, tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh
nạn, đồng thời bất cứ có binh sĩ nào trong số người này đều bị bắn tức
khắc. Tôi đã chứng kiến 5 hoặc 6 người bị quân đội Bắc Việt giết như
thế. Những người dân bị thương đều bị bỏ nằm lại dọc đường.
Chiến trận dọc quốc lộ Quảng Trị – Thừa Thiên đã kéo dài từ 7 giờ sáng
29/4 đến tối 3/5. Theo tôi nhớ lại thì ngày 30/4, một đoàn xe chạy trên
quốc lộ này trong đó có một số thường dân đi xe hơi và một ít đi bằng xe
Hồng Thập Tự. Đoàn xe này bị tấn công. Hôm sau lại một đoàn xe nữa gồm
mấy chục chiếc cũng chạy tới và đoàn này cũng bị tấn công nữa. Mấy chiếc
xe cứu thương dù có sơn dấu Hồng Thập Tự rõ ràng mà cũng bị bắn. Họ
biết dấu Hồng Thập Tự là gì rồi, vì bên lính CSBV cũng có loại xe cứu
thương có dấu Hồng Thập Tự như thế. Tôi cũng thấy có một số người nằm
chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số lính CSBV hoạt động trong vùng
gần chỗ tôi ở đã bắn vào cả những người cưỡi xe đạp lẫn đi bộ.
Tối hôm đó, Cộng quân đã thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng,
trong đó có cả gạo của những người đã chết, súng, vải vóc, máy thu
thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này không phải để
để cho lính họ dùng, mà là để cho thượng cấp Trung đoàn Cộng Sản ấy… Họ
tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như nhẩn, vàng, bút máy, võng…”
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích bừa bãi như thế, hồi chánh viên này cho biết:
- Theo ý tôi, Cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phía
Nam đều là những người thân chính phủ, mà như thế thì họ còn bị coi là
những người chống Cộng và bị bắn, còn những người ở lại thị xã Quảng Trị
thì bị Cộng quân cưỡng bách phải đi Vĩnh Linh.
Hồi chánh viên này cho biết là trong thời gian có những cuộc tấn công,
anh ấy đã ở với một đại đội pháo binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu.
Trạm tiền thám đặt tại một nơi cách quốc lộ 1500 thước, còn hai bên bờ
quốc lộ đều có lính Cộng Sản phục kích, một bên cách đường 200 thước,
một bên cách 400 trăm thước… Anh cho hay Cộng quân đã quét hàng tràng
đại liên vào những xe đò chở đầy dân tỵ nạn. Khi có người hỏi phản ứng
của anh ra sao khi thấy thường dân bị giết, anh đã đáp:
- Tôi buồn hết sức, điều đó đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta
bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng khi tôi tới nơi, tôi lại thấy
mình đang chống lại người Việt. Cuộc tấn công của chúng tôi nhắm cả
người Việt dân sự lẫn quân sự.
- Khi anh tới quốc lộ, anh có thấy có xác trẻ em không?
- Có, chừng 10 em chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong một quảng chừng một cây số!
- Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?
- Cũng chừng 10 xác, nhưng số bị thương thì rất nhiều. Họ ngồi dưới cái rãnh thoát nước hay trong bụi rậm.
- Anh có thấy nhiều người già bị chết hay bị thương không?
- Nhiều…
- Có nhiều người còn trẻ chết không?
- Có nhiều người còn ít tuổi đã chết.
- Họ vận áo thường dân hay quân phục?
- Họ vận đủ thứ quần áo, kể cả quân phục tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Quần áo của họ đủ màu, xanh có, đỏ có…
- Theo nhận định của anh thì họ là thường dân hay quân nhân, họ là người quê hay thành thị?
- Theo ý tôi, họ là thanh niên đủ giai tầng xã hội…, thanh niên, học sinh không ở trong quân đội.
Anh nói thêm:
- Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự cuộc kiểm thảo thì có nhiều người đã
phàn nàn với cấp chỉ huy, họ không đồng ý. Bọn này nói thường dân ấy là
một phần của số dân theo địch, và nếu để cho họ thoát thì sau đó họ sẽ
cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai và chúng ta
phải thi hành lệnh ấy.
- Có phải sự bắn giết thường dân như thế đã khiến cho anh quyết định hồi chánh?
- Điều tôi nhìn thấy làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt
chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời
biện bạch của các cấp chỉ huy, và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy
tôi quyết định hồi chánh.
- Anh có biết chính sách 10 điều dân vận của Mặt Trận Giải Phóng?
- Có! Trước khi chúng tôi vào miền Nam, chúng tôi được học tập chính
sách đối xử với thương binh và tù binh địch, nhưng tôi nhận thấy chính
sách ấy không được áp dụng.
- Có phải anh muốn nói sự khác biệt giữa lý thuyết với thực hành?
- Khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi còn ở đất Bắc, người ta bảo
chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù và hàng binh. Nhưng trên thực tế,
những người như thế đã bị ngược đãi. Trong một vài trường hợp, có một số
tù binh đã bị bắn ngay khi bị bắt… Khi đem vấn đề đó ra thảo luận, các
cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực là họ đã áp dụng đúng lý thuyết….!
Nicholas Ruggieri