Tiến sĩ Alan Phan: “Đại gia thích khoe mẽ vì mặc cảm”


Theo Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, các đại gia Việt Nam đa số mới giàu nên thích khoe mẽ. Những đại gia thích khoe mẽ có lẽ vì mặc cảm.
Thời gian qua, dư luận chứng kiến nhiều vụ thể hiện đẳng cấp của đại gia Việt như đám cưới diễu hành bằng siêu xe, thuê hàng loạt sao khủng giá nhiều tỷ hát đám cưới. Ông thấy gì từ hiện tượng này?

Mình thích cái gì thì mình làm thôi. Nhưng chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi. Đại gia Việt Nam đa số mới giàu, chứ thời bao cấp có ai giàu đâu. Bởi vì họ mới giàu lên nên thích khoe. Đó cũng là điều dễ thông cảm.

Khi tôi còn trẻ, khoảng 30 tuổi lúc ấy cũng mới giàu nên cũng hay khoe, nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Thời kỳ mới ra trường, có lương cao, tôi thích đi với phụ nữ Tây phương xinh đẹp vào chốn sang trọng, nơi có những đại gia Mỹ để chọc tức họ. Chỉ vài năm sau tôi bắt đầu chán nên thôi.
“Hồi còn trẻ tôi cũng từng chơi trội”, Tiến sĩ Alan Phan

Vậy ông nghĩ gì về những đám cưới “chục tỷ” của đại gia diễn ra tại Việt Nam thời gian qua?

Cái này có thể là hiện tượng gây phản cảm trong xã hội, nhưng dần dần nó cũng biến mất thôi vì sẽ có những thay bậc đổi ngôi về tiền bạc. Tiền không dính liền với bất cứ anh chị nào, nay nó thuộc về người này, mai nó thuộc về người khác. Tiêu xài hoài cũng bớt tiền hay mất hết nên còn gì để khoe. Sau khi làm vài lần phản ứng dư luận sẽ không tốt cho tên tuổi nên rồi họ cũng sẽ không làm nữa.

Ở những nước phát triển trên thế giới, các đại gia thường “chơi” như thế nào và có chuyện khoe mẽ không thưa ông?

Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe và vẫn có những người giàu khoe của. Nhưng vì một xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay mướn siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm.

Ngược lại, những tỷ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi. Ví dụ như ông Warren Buffett, người giàu thứ nhì, thứ ba thế giới nhưng vẫn ở căn nhà mua đã 50 năm trước trị giá 31.000 USD. Hiện nay ông Buffett có tới 39 tỷ USD nhưng vẫn tự lái xe đi mỗi ngày. Chiếc xe này ông mua 15 năm trước với giá 18.000 USD.

Cách thể hiện của những đại gia đẳng cấp là gì?

Thực ra đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình. Như Bill Gates thường say sưa với công nghệ mới, tỷ phú Larry Ellison thì thích chơi đua thuyền buồm. Một đại gia khác, ông Cooperman âm thầm quyên hàng trăm triệu USD cho ngành y tế và giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi các tỉ phú làm từ thiện của Bill Gates và Warren Buffett. Điều đó cho thấy cách chơi của các đại gia trên thế giới chủ yếu là sở thích.

Ông từng kể rằng từng thuê chuyên cơ riêng, chi bộn tiền để “bao” một người đẹp Hollywood tới Paris chơi vài ngày. Giờ ông nhìn nhận thế nào về lần “chơi ngông” đó?

Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế. Cũng có thể lúc ấy tôi cũng uống hơi ngà ngà nên làm chuyện ngu xuẩn.

Nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, liệu ông có “ngu xuẩn” thêm lần nữa?

Bây giờ nếu tôi còn cảm xúc thì có thể tôi cũng làm vậy lắm. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn.

Tôi vẫn hay nói đùa với người ở tuổi 67, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to. Con người có rất nhiều ham muốn vì hormone. Khi hormone bớt rồi thì tài sản, danh vọng, xe đua hay phụ nữ cũng không còn nhiều hấp dẫn nữa. Vì thế, mình sẽ chọn đến những thú vui nhẹ nhàng hơn.
 
Theo Tiến sĩ Alan Phan, kinh nghiệm ở Trung Quốc cũng như nhiều nơi trên thế giới cho thấy những người giàu hay khoe mẽ thường dễ bị sờ gáy. Hơn hai mươi năm gần đây, mỗi năm tạp chí Forbes luôn có danh sách những người giàu nhất. Nhưng theo một thống kê thì có đến gần 20% đại gia trong danh sách này đã hay đang ở tù. “Việc khoe của trong nhiều trường hợp có vẻ là không khôn ngoan lắm”, ông Alan Phan nhận định.

Nghị sĩ Mỹ và Trung Quốc, ai giàu hơn?

Tài sản của 70 người giàu nhất trong quốc hội Trung Quốc nhiều hơn của 535 nghị sĩ, tổng thống cùng nội các, và các thẩm phán tối cao của Mỹ cộng lại.

Tông Khánh Hậu, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Wahaha, người giàu thứ hai Trung Quốc trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc năm nay. Ảnh: Sina
Những ngày này, 3.000 nghị sĩ Trung Quốc tề tựu tại Bắc Kinh tham dự kỳ họp quốc hội hàng năm. Hãng Bloomberg của Mỹ phát hiện ra rằng 70 người giàu nhất trong số này kiếm thêm được 11,5 tỷ USD chỉ riêng trong năm ngoái, nhiều hơn hẳn so với con số 7,5 tỷ USD là tổng tài sản của 660 người đứng đầu bộ máy nhà nước Mỹ, gồm các nghị sĩ, tổng thống và quan chức, và các quan tòa.
Tổng giá trị tài sản của 70 nhà lập pháp tỷ phú Trung Quốc là gần 90 tỷ USD.
"Thật thú vị khi quan sát mối liên hệ giữa các tỷ phú trên thương trường và các nhà lập pháp trên chính trường ở Trung Quốc", Kenneth Lieberthal, giám đốc viện nghiên cứu về Trung Quốc tại Washington nói với Bloomberg.
Lieberthal chứng minh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa bộ máy chính trị và các thành phần kinh tế tư nhân ở Trung Quốc bằng dẫn chứng ngày càng có nhiều chi bộ đảng được thành lập trong các doanh nghiệp tư nhân, và số lượng các ông chủ tư nhân gia nhập đảng cũng ngày một tăng lên.
Ngoài ra, người giàu nhất Trung Quốc, ông Lương Ổn Căn, có thể sẽ là doanh nhân đầu tiên trở thành Ủy viên Trung ương và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc còn có nhiều doanh nhân giàu có khác như ông Tông Khánh Hậu, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Wahaha, giàu thứ hai Trung Quốc hay bà Ngô Á Quân, người phụ nữ có thế lực với tổng tài sản của gia đình lên đến 6,5 tỷ USD.
Trong khi đó, kể cả những người giàu có nhất trong quốc hội Mỹ cũng không là gì so với các đại biểu quốc hội Trung Quốc. Darrell Issa, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang California, năm 2010, có khối tài sản lớn nhất trong số các nghị sĩ, với hơn 700 triệu USD, nhưng nếu xếp trong danh sách các đại biểu quốc hội Trung Quốc, Issa chỉ đứng thứ 40.
Những con số trên quả thật gây bất ngờ bởi thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc năm 2010 là 2.425 USD, thấp hơn nhiều thu nhập bình quân của người dân Mỹ là 37.527 USD. Thế nhưng khi so sánh những nghị sĩ giàu nhất của hai quốc gia thì kết quả là các vị đại diện nhân dân Trung Quốc giàu hơn rất nhiều so với các đại diện của cử tri Mỹ.

Hơn 40% dân số Việt Nam đã nhiễm lao

Theo điều tra tại nước ta, cứ 5 người thì có 2 người nhiễm lao nhưng chưa thành bệnh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể kém đi hoặc đến tuổi trung niên, bị cao huyết áp, tiểu đường.., sức đề kháng giảm là vi khuẩn lao có cơ hội trỗi dậy.

Hiện nước ta xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc.
Phó giáo sư Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nước ta có tỷ lệ dân số bị nhiễm lao cao, trong đó bệnh nhân lao phổi mỗi năm có khoảng 70.000 người. Dù đã có cả một chương trình chống lao quốc gia thế nhưng số người mắc lao vẫn ngày một đông. Thực trạng này là do sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh.
Ảnh:
Nhiều bệnh nhân mắc lao nhưng không điều trị là mối nguy lớn làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng. Ảnh: Bệnh viện lao và bệnh phổi Ninh Thuận.
Bên cạnh đó phải kể đến sự thiếu hụt về nhân lực đang ở mức báo động đỏ. Sau cải tổ hệ thống y tế tuyến huyện, 50% số cán bộ làm công tác chống lao là mới và chưa được đào tạo. Cán bộ làm công tác chống lao đang "già đi", không có người thay thế trong khi bệnh lao lại đang "trẻ lại", phó giáo sư Ngọc Sỹ cho biết.
Giám đốc một bệnh viện lao và phổi tại Đà Nẵng lo ngại: "Sau thế hệ chúng tôi không biết còn ai sẽ làm lao nữa. Đã 10 năm nay chúng tôi chưa tuyển được thêm bác sĩ nào".
Theo các chuyên gia, việc khai báo các ca bệnh theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được thực hiện nghiêm túc. Lao lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí như các bệnh cảm cúm. Khi người nhiễm có vi khuẩn lao trong phổi ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ “bắn” vào không khí và người khác có thể hít phải.
Thế nhưng có đến 7% số người mắc bệnh lao không điều trị do tâm lý e ngại. Thực tế này làm cho căn bệnh dễ chữa thành khó chữa. Ngược lại, có bệnh nhân bị bệnh nhưng chữa trị không đúng cách, tự ý ngưng điều trị giữa chừng, hoặc trong quá trình điều trị không tuân thủ những dặn dò của bác sĩ (như ăn riêng bát đũa). Điều này gây nhiễm chéo trong gia đình, cộng đồng khiến việc điều trị rất phức tạp.
Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng khuyến cáo, ngày càng nhiều người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đã mắc lao. Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người sẽ tạo điều kiện cho cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là bệnh lao.
"Một số bệnh nhân nhiễm lao có HIV do sợ bị kỳ thị khi đi khám bệnh, nên đã phần muốn giấu bệnh, không đến cơ sở điều trị làm cho bệnh tình càng trầm trọng hơn. Tâm lý này là mối họa tiềm ẩn gia tăng nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng", tiến sĩ Tuệ nói.
Vì thế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút chán ăn, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm đau tức ngực, khó thở, ho ra máu, người bệnh cần phải đến đúng cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh vì điều đó không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng, mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
"Bệnh lao là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta hiểu và đầu tư đúng. 'Vì một thế giới không còn bệnh lao', hãy hành động ngay từ ngày hôm nay. Đây cũng là chủ đề Ngày Thế giới Chống lao năm nay", phó giáo sư Sỹ khẳng định.
Tại Việt Nam, trung mình mỗi năm có thêm 200.000 bệnh nhân mắc lao mới vào 30.000 người tử vong. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở tuổi lao động (22-44 tuổi) chiếm tới 40%, trong đó đa phần là nam. Đặc biệt, ước tính có 5.000-6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc.
Nam Phương


Ôtô 'điên' kéo lê xe máy gần một km

Sau khi tông văng hai nữ sinh đi xe máy ngã xuống đường, tài xế Chevrolet Captiva liền bỏ chạy, kéo lê chiếc Wave suốt quãng đường gần một km.

Khoảng 15h ngày 10/3, hai nữ sinh đi xe Wave từ phố Lê Trọng Tấn ra đường Trường Chinh (Hà Nội). Khi đến gần Bảo tàng Phòng không Không quân, chiếc xe này bị ôtô Chevrolet Captiva màu bạc tông mạnh từ phía sau.
Ảnh: Otofun.
Chiếc ôtô "điên" chỉ dừng lại khi xe máy bị kẹt không thể di chuyển được. Ảnh: Otofun.
Cú đâm mạnh khiến hai nữ sinh bị hất văng ra đường, còn xe máy bị kẹt dưới gầm ôtô. Không dừng lại, tài xế tiếp tục nhấn ga chạy, kéo lê xe máy dưới gầm. Sau gần một km, khi tới gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng, do xe máy bị kẹt dưới đường và không thể di chuyển, tài xế mới chịu dừng lại.
Bức xúc trước cảnh ôtô gây tai nạn rồi bỏ chạy, người dân đã lôi tài xế ra khỏi xe và trói tay lại. Nhiều thanh niên không kìm chế đã xông vào hành hung tài xế.
Rất may, hai nữ sinh chỉ bị thương nhẹ ở chân. Còn xe máy do bị kéo lê gần một km nên đã hư hỏng nặng.
Phương Sơn

Internet điều trị chứng mệt mỏi mãn tính

TT - Hành vi trị liệu dựa vào Internet là công cụ điều trị mới hiệu quả hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) ở thanh thiếu niên.
Đây là hội chứng với những biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và có thể kết hợp với các triệu chứng như đau cơ khớp, đau đầu hoặc đau khi sờ vào các hạch bạch huyết.
Nghiên cứu được thực hiện trên 135 thanh thiếu niên bị chứng CFS. Trong đó, nửa số được cho điều trị bằng liệu pháp hành vi dựa vào Internet mà nhóm nghiên cứu phát triển (gồm 21 môđun giáo dục tương tác email thường xuyên giữa bệnh nhân và bác sĩ trị liệu), nửa số còn lại được điều trị theo phương pháp cũ dựa trên việc tập thể dục.
Kết quả phân tích sau khoảng sáu tháng điều trị cho thấy nhóm trị liệu dựa vào Internet có tỉ lệ hồi phục bệnh cao gấp tám lần so với phương pháp truyền thống.
Liệu pháp hành vi cung cấp thông qua mạng toàn cầu đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị chứng trầm cảm, tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên được áp dụng để điều trị chứng mệt mỏi.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH (Theo The Lancet) 
Nguồn: tai đây

Đọc bài này cảm tưởng như đọc tin vịt, nó mô tả hiện tương mà không xác định được hiện tượng. Hội chứng trên có thể của nhiều bệnh. Trường hợp do trầm cảm , căng thẳng kéo dài, bệnh nhân cần chia sẻ, thông cảm thì internet là 1 biện pháp thế thôi. 

TS Nguyễn Đình Thắng hội đàm trên Paltalk

2 bé gái tự tử để 'vượt thời gian' như phim

Chuỗi phim trên truyền hình Trung Quốc về những chuyến du lịch ngược thời gian đã bị dư luận "ném đá" sau khi 2 em bé lớp 5 ở tỉnh Phúc Kiến tự tử bởi muốn được trở lại thời cổ đại như trong phim.

Theo Asiaone.com, hai cô bé Xiao Mei và Xiao Hua (tên đã được thay đổi) cùng học lớp 5 tại một trường tiểu học ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Ngày 1/3, Xiao Hua làm mất chiếc remote điều khiển cánh cửa cuốn ở nhà. Em rất lo lắng nên tâm sự với bạn thân là Xiao Mei. Đến 16h cùng ngày, hai em viết lời từ giã trong một mẩu giấy và kẹp nó ở tủ quần áo nhà Xiao Hua; sau đó cả hai gieo mình xuống hồ nước quyên sinh.
Trong mẩu giấy để lại, Xiao Hua dặn dò chị chăm sóc cha mẹ cẩn thận. Còn Xiao Mei kể, Xiao Hua lo lắng làm mất chiếc remote điều khiển từ xa nên cả hai đã quyết định cùng tự tử vì là bạn tốt của nhau.
Xiao Mei cũng bày tỏ rằng em có hai ước mơ: một là vượt thời gian trở lại thời nhà Thanh (1644-1911) để thực hiện một bộ phim về vị hoàng đế, hai là đi du lịch ra ngoài không gian. Những gì cô bé miêu tả giống như chi tiết trong một bộ phim truyền hình đang công chiếu rộng rãi tại Trung Quốc.
"Trẻ thì rất tò mò nhưng lại không biết suy xét vấn đề. Vì thế mà thời đại nào cũng xảy ra những thảm kịch tương tự như vậy", ông Sun Yunxiao, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu về thanh niên và trẻ em Trung Quốc nhìn nhận.
Ông này cũng kể về trường hợp những đứa trẻ gieo mình từ trên tòa nhà cao tầng xuống sau khi xem một nam diễn viên bay trong chương trình ảo thuật. "Hành vi bắt chước là đặc điểm tự nhiên của trẻ, nhưng đôi khi nó rất nguy hiểm. Vì thế chúng ta nên gắn thêm những dòng tin cảnh báo trên các chương trình truyền hình", ông Sun nói thêm.
Tại Trung Quốc, các bộ phim truyền hình về những chuyến du lịch ngược thời gian đang được công chiếu phổ biến. Nội dung của phim thường xoay quanh chuyện những con người ở thế giới hiện đại nhờ một biến cố tình cờ nào đó đã trở lại thời kỳ cổ đại và gặp được người tình là con nhà vương giả.
Cũng liên quan đến vấn đề này, bản tin truyền hình hồi tháng 2 tại Trung Quốc cho biết, một cô gái 19 tuổi sống ở tỉnh Liêu Linh đã khai với cảnh sát rằng cô phải trả 1.800 nhân dân tệ (gần 6 triệu đồng) cho một người bạn quen qua mạng để giúp cô du lịch vượt thời gian. Người bạn này đã cao chạy xa bay sau khi nhận được tiền.
Từ hàng loạt những chuyện nghiêm trọng đã xảy ra thời gian gần đây, đầu năm 2012 Cục Quản lý Đài phát thanh, Phim truyện và Truyền hình Trung Quốc cấm phát sóng những bộ phim thuộc thể loại này trong "giờ vàng" (từ 19 đến 21h) trên các kênh truyền hình dành cho trẻ em.

Bi hài chuyện bị phạt tiền vì một... sợi len


(Dân trí) - Khi một sợi len từ găng tay của mình rơi xuống đường, bà Valerie George thậm chí không hay biết. Tuy nhiên, chỉ vì sợi len này mà bà đã phải nhận phiếu phạt 75 bảng Anh do tội... vứt rác nơi công cộng.
“Tôi thậm chí còn không tin vào mắt mình” - bà Valerie, 71 tuổi sống tại London cho biết sau khi bị cảnh sát đưa phiếu phạt vì tội xả rác.

Vụ việc xảy ra sau khi bà Valerie rời khỏi một trung tâm mua sắm ở thị trấn Ebbw Vale, miền nam xứ Wales. Trên đường lên xe để về nhà, bà đã bị một cảnh sát môi trường chặn lại để ghi phiếu phạt, bất chấp việc bà nhất mực phản đối không hay biết về lỗi mà mình mắc phải.
Bà Valerie và “sợi len tội đồ”, lý do khiến bà bị phạt

Tuy nhiên, viên cảnh sát môi trường sau đó đã đưa bà đến vị trí sợi len bị rơi trên  đường và chỉ cho bà thấy, như một bằng chứng về tội mắc phải.

“Thật là một chuyện nực cười. Găng tay của tôi bị vướng vào chiếc đồng hồ đang đeo khiến cho một sợi len bị rơi xuống đất. Tôi thậm chí không hay biết chuyện gì xảy ra, nếu không tôi đã lượm sợi len lên và vứt vào thùng rác” - Bà Valerie cho biết.

Tuy nhiên, bà Valerie sẽ không phải đóng tiền phạt, mà thay vào đó Hội đồng thị trấn sẽ trừ vào khoản tiền lương hưu mà bà đang nhận. Hiện bà Valerie George đang nhận số tiền 105 bảng Anh mỗi tuần.
Tờ giấy phạt mà bà Valerie phải nhận vì lỗi không đáng có

Đây không phải là trường hợp bị phạt đầu tiên vì những lý do khá hài hước về môi trường. Năm 2009, Kerrie-Anne Hickin, 30 tuổi sống tại hạt West Midlands (miền trung nước Anh) cũng đã bị phạt 75 bảng Anh vì tờ giấy cô dùng để lau mũi đã bị gió cuốn bay đi trong khi cô đang cố gắng chạy theo chiếc xe buýt.

Mới đây nhất, vào năm ngoái, Nicola Bayston đã bị phạt đến 75.000 bảng Anh sau khi cô dán 1.000 tấm áp phích thông báo khu vực xung quanh nhà mình ở hạt South Yorkshire (Anh) để  thông báo tìm chú chó bị thất lạc của mình.


Mở đầu 'lịch sử' cho người Việt ở Mỹ

Cập nhật: 05:00 GMT - thứ ba, 6 tháng 3, 2012
Ảnh của Radio Chân Trời Mới
Ông Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, trao bản thỉnh nguyện thư cho ông Eddie Lee, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc
Cuộc thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam giữa Tòa Bạch Ốc và phái đoàn người Việt hôm 5/03 kéo dài ba tiếng, từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Ban đầu Tòa Bạch Ốc cho khoảng 165 người đi vào, gồm ít nhất 50 người đại diện 50 tiểu bang, còn lại là các cộng đồng khác, nhân viên đài SBTN, ca sĩ trung tâm Asia và báo chí.
Sau đó, họ lại cho thêm bốn mấy người vô, vị chi là gần 200 người. Phía bên ngoài rất nhiều người đứng cầm cờ, biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ.
Khi vào đến bên trong, họ mời ba bạn trẻ lên phát biểu, gồm cô Cindy Đinh ở Texas đại diện Hội đồng Nhân quyền Việt Nam, anh Billy Le từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam California và ca sĩ Quốc Khanh. Mỗi người phát biểu khoảng hai phút, kêu gọi chú trọng nhân quyền Việt Nam.
Cử tọa đa số là người đứng tuổi, đã hoạt động cộng đồng lâu năm. Số bạn trẻ cũng có nhưng không đông lắm. Nhưng ban tổ chức cho ba bạn trẻ lên nói vì muốn chọn những người dưới 30 tuổi. Để Việt Nam không nói là chỉ vì các anh thua trận nên bây giờ đi vận động.
Sau đó, có bốn người đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu về những gì họ làm, gồm có cả ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động.
Họ nói những gì cộng đồng quan tâm qua 130,000 chữ ký cũng là quan tâm của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama cũng xem nhân quyền là vấn đề quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, không chỉ song phương mà cả đa phương. Cuối cùng khoảng 20 người lên đặt câu hỏi, nhưng vì thiếu thời gian và một vài câu hỏi lặp lại, chỉ có 10 người đặt câu hỏi và được trả lời. Tựu trung các câu hỏi vây quanh vấn đề nhân quyền, thí dụ việc bắt bớ blogger, vấn đề lao động, buôn người.
Ông Posner nói mỗi lần gặp giới chức Việt Nam, đều đưa vấn đề nhân quyền ra cũng như các trường hợp cá nhân như Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, hay ông Cù Huy Hà Vũ.
Ảnh của Radio Chân Trời Mới
Nhạc sĩ Trúc Hồ của Trung tâm Asia nói chuyện ở bữa ăn tối sau cuộc gặp
Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang, có ca sĩ Quốc Khanh và một số người nêu ra. Ông Posner nói Hoa Kỳ biết và đã báo với Việt Nam rằng đây là trường hợp được quan tâm. Đến giờ này, Hoa Kỳ chỉ mới làm vậy thôi và sẽ tiếp tục chú ý.
Trước khi vào, tôi phỏng vấn một số người và hỏi giả sử hôm nay gặp Tổng thống Obama thì sẽ nói gì. Đa số cho biết sẽ bảo rằng ông Obama là tổng thống quyền lực nhất thế giới, ông nên chú ý đừng để Việt Nam trở thành Syria hiện nay. Cũng có người nói nên chú ý để làm sao người Việt cũng bình đẳng nhân quyền như người Mỹ.
Những người trả lời hôm nay đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Mỹ. Hầu hết những gì nêu ra, họ đều nói có biết hoặc đang nghiên cứu. Nếu quý vị đưa thêm vấn đề gì ra mà chúng tôi chưa biết, thì sẽ nghiên cứu thêm.
"Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới."
Một người nói đây chỉ là bước đầu để Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao đối thoại với cộng đồng trực tiếp. Chưa bao giờ có chuyện 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc để nói về nhân quyền. Họ nói quý vị phải từ từ, đây là lúc chúng ta làm đối tác của nhau để tìm hiểu. Họ nói sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng để có đối thoại nhiều hơn.
Qua trang web We The People, họ nói đây là lần đầu tiên có sự đối thoại trực tiếp với người dân. Hôm nay chỉ là mở đầu, và hy vọng trong tương lai cộng đồng có thỉnh nguyện thư như vậy để chính quyền biết nguyện vọng của cộng đồng.
Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới.
Bài tường thuật dựa trên phỏng vấn qua điện thoại với nhà báo Đỗ Dũng của báo Người Việt.
Nguồn: BBC 

TS Nguyễn Đình Thắng hội đàm trên Paltalk
by

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại Toà Bạch Ốc

2012-03-05
Tường trình cuộc tập trung của hơn 1.000 người Việt trước Toà Bạch Ốc để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào gặp hành pháp Hoa Kỳ.

RFA photo
Một góc trong khung cảnh 1500 người tập trung trước toà Bạch ốc

Phái đoàn gồm 165 người Việt sáng nay 12 giờ (giờ washinton ) vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.  

Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ  buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới.  
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo

Một đại biểu:  Tôi từ Philadelphia, về đây để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào toà Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Từ Philadelphia về có 47 người, dùng 3 xe van.
Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt:  Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.
Một người Việt đến từ California:  Chúng tôi là Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, từ San Diego tới đây, với hai mục đích.
Thứ nhất là đi cùng phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, ủng hộ thình nguyện thư nạp lên Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Mục đích thứ hai là đi vào quốc hội Hoa Kỳ  để vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Chúng tôi biết Hạ viện Hoa Kỳ  đã thông qua dự luật này cho năm nay, nhưng ở Thượng Viện chưa được cứu xét, nên lần này chúng tôi tích cực vận động, đặc biệt là nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện, và nghị sĩ Jim Webb của Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương sự vụ.
Cuộc vận động kỳ này co nhiều hy vọng hơn những năm trước đây, bằng cớ là thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống Obama đến nay đã có được hơn 120 ngàn chữ ký. Thứ nhì là dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm nay được đệ nạp từ năm ngoái đã không đòi hỏi những biện pháp trừng phạt về thương mại và cắt viện trợ không nhân đạo. Dự luật này chỉ đòi hỏi hai điều, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là trừng phạt những giới chức Cộng Sản xâm phạm nhân quyền …. 
Đoàn Illinois- RFA Photo
Đoàn Illinois- RFA Photo

Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ  nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả  những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.
Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.
Một người Mỹ trẻ cầm biểu ngữ chung với những người trẻ VIỆT NAM: Tôi ở Michigan nhưng có mặt chung với cộng đồng người Việt Illinois để cùng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ bên cạnh: Dạ đến để ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng.
Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .
Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.
Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.

Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo

Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo
Một đại biểu người H’Mong:  Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồntg sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán.
Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…
Tôi mong nói lên những điều này cho cộng đồng quốc tế can thiệp giúp đỡ cho giòng tộc H’mong chúng tôi. 
Đại biểu từ Úc về: Tôi là Bảo Khánh, làm việc cho Sydney Radio và khối 1706 yểm trợ dân chủ từ Úc châu.
(còn nữa)
Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo
Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo
Nguồn: RFA

Thủ tục đăng ký hai quốc tịch




“Công dân Việt Nam tại nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và không phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài”

Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và Mục 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn đến hết ngày 1/7/2014.
Theo quy định nói trên, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì công dân đó sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp công dân đó muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Để không mất quốc tịch Việt Nam, bạn cần đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại để làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam mà bạn cần chuẩn bị - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (theo mẫu do ĐSQ cấp),
- Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam hết giá trị sử dụng;
+ Bản sao hoặc trích lục Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (nếu có).
- Giấy tờ cư trú tại nước sở tại.
Nếu bạn không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam bạn còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch (theo mẫu) và các giấy tờ khác để phục vụ việc xác minh quốc tịch (nếu có). Khi đó Đại sứ quán (Lãnh sự quán) sẽ tiến hành xác minh, nếu kết quả xác minh là bạn có quốc tịch Việt Nam thì sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho bạn.
Trong trường hợp bạn trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, pháp luật về quốc tịch Việt Nam và các quy định có liên quan không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, bạn vẫn có thể có quốc tịch nước sở tại bên cạnh quốc tịch Việt Nam, nếu pháp luật sở tại không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch đó.