Mở đầu 'lịch sử' cho người Việt ở Mỹ

Cập nhật: 05:00 GMT - thứ ba, 6 tháng 3, 2012
Ảnh của Radio Chân Trời Mới
Ông Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, trao bản thỉnh nguyện thư cho ông Eddie Lee, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc
Cuộc thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam giữa Tòa Bạch Ốc và phái đoàn người Việt hôm 5/03 kéo dài ba tiếng, từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Ban đầu Tòa Bạch Ốc cho khoảng 165 người đi vào, gồm ít nhất 50 người đại diện 50 tiểu bang, còn lại là các cộng đồng khác, nhân viên đài SBTN, ca sĩ trung tâm Asia và báo chí.
Sau đó, họ lại cho thêm bốn mấy người vô, vị chi là gần 200 người. Phía bên ngoài rất nhiều người đứng cầm cờ, biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ.
Khi vào đến bên trong, họ mời ba bạn trẻ lên phát biểu, gồm cô Cindy Đinh ở Texas đại diện Hội đồng Nhân quyền Việt Nam, anh Billy Le từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam California và ca sĩ Quốc Khanh. Mỗi người phát biểu khoảng hai phút, kêu gọi chú trọng nhân quyền Việt Nam.
Cử tọa đa số là người đứng tuổi, đã hoạt động cộng đồng lâu năm. Số bạn trẻ cũng có nhưng không đông lắm. Nhưng ban tổ chức cho ba bạn trẻ lên nói vì muốn chọn những người dưới 30 tuổi. Để Việt Nam không nói là chỉ vì các anh thua trận nên bây giờ đi vận động.
Sau đó, có bốn người đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu về những gì họ làm, gồm có cả ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động.
Họ nói những gì cộng đồng quan tâm qua 130,000 chữ ký cũng là quan tâm của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama cũng xem nhân quyền là vấn đề quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, không chỉ song phương mà cả đa phương. Cuối cùng khoảng 20 người lên đặt câu hỏi, nhưng vì thiếu thời gian và một vài câu hỏi lặp lại, chỉ có 10 người đặt câu hỏi và được trả lời. Tựu trung các câu hỏi vây quanh vấn đề nhân quyền, thí dụ việc bắt bớ blogger, vấn đề lao động, buôn người.
Ông Posner nói mỗi lần gặp giới chức Việt Nam, đều đưa vấn đề nhân quyền ra cũng như các trường hợp cá nhân như Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, hay ông Cù Huy Hà Vũ.
Ảnh của Radio Chân Trời Mới
Nhạc sĩ Trúc Hồ của Trung tâm Asia nói chuyện ở bữa ăn tối sau cuộc gặp
Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang, có ca sĩ Quốc Khanh và một số người nêu ra. Ông Posner nói Hoa Kỳ biết và đã báo với Việt Nam rằng đây là trường hợp được quan tâm. Đến giờ này, Hoa Kỳ chỉ mới làm vậy thôi và sẽ tiếp tục chú ý.
Trước khi vào, tôi phỏng vấn một số người và hỏi giả sử hôm nay gặp Tổng thống Obama thì sẽ nói gì. Đa số cho biết sẽ bảo rằng ông Obama là tổng thống quyền lực nhất thế giới, ông nên chú ý đừng để Việt Nam trở thành Syria hiện nay. Cũng có người nói nên chú ý để làm sao người Việt cũng bình đẳng nhân quyền như người Mỹ.
Những người trả lời hôm nay đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Mỹ. Hầu hết những gì nêu ra, họ đều nói có biết hoặc đang nghiên cứu. Nếu quý vị đưa thêm vấn đề gì ra mà chúng tôi chưa biết, thì sẽ nghiên cứu thêm.
"Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới."
Một người nói đây chỉ là bước đầu để Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao đối thoại với cộng đồng trực tiếp. Chưa bao giờ có chuyện 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc để nói về nhân quyền. Họ nói quý vị phải từ từ, đây là lúc chúng ta làm đối tác của nhau để tìm hiểu. Họ nói sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng để có đối thoại nhiều hơn.
Qua trang web We The People, họ nói đây là lần đầu tiên có sự đối thoại trực tiếp với người dân. Hôm nay chỉ là mở đầu, và hy vọng trong tương lai cộng đồng có thỉnh nguyện thư như vậy để chính quyền biết nguyện vọng của cộng đồng.
Đây là sự mở đầu lịch sử, vì chưa bao giờ có chuyện 130,000 người ký tên và chưa bao giờ có 200 người Việt vào Tòa Bạch Ốc. Theo tôi đây là hai sự kiện xứng đáng để lịch sử nói tới.
Bài tường thuật dựa trên phỏng vấn qua điện thoại với nhà báo Đỗ Dũng của báo Người Việt.
Nguồn: BBC 

TS Nguyễn Đình Thắng hội đàm trên Paltalk
by

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại Toà Bạch Ốc

2012-03-05
Tường trình cuộc tập trung của hơn 1.000 người Việt trước Toà Bạch Ốc để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào gặp hành pháp Hoa Kỳ.

RFA photo
Một góc trong khung cảnh 1500 người tập trung trước toà Bạch ốc

Phái đoàn gồm 165 người Việt sáng nay 12 giờ (giờ washinton ) vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.  

Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ  buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị giam cầm vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới.  
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo
Khung cảnh một góc cuộc tập trung- RFA photo

Một đại biểu:  Tôi từ Philadelphia, về đây để yểm trợ cho phái đoàn người Việt vào toà Bạch Ốc yêu cầu Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Từ Philadelphia về có 47 người, dùng 3 xe van.
Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt:  Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.
Một người Việt đến từ California:  Chúng tôi là Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, từ San Diego tới đây, với hai mục đích.
Thứ nhất là đi cùng phái đoàn vào Toà Bạch Ốc, ủng hộ thình nguyện thư nạp lên Tổng thống Obama đòi nhân quyền cho Việt Nam. Mục đích thứ hai là đi vào quốc hội Hoa Kỳ  để vận động dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Chúng tôi biết Hạ viện Hoa Kỳ  đã thông qua dự luật này cho năm nay, nhưng ở Thượng Viện chưa được cứu xét, nên lần này chúng tôi tích cực vận động, đặc biệt là nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện, và nghị sĩ Jim Webb của Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương sự vụ.
Cuộc vận động kỳ này co nhiều hy vọng hơn những năm trước đây, bằng cớ là thỉnh nguyện thư gởi Tổng thống Obama đến nay đã có được hơn 120 ngàn chữ ký. Thứ nhì là dự luật nhân quyền cho Việt Nam năm nay được đệ nạp từ năm ngoái đã không đòi hỏi những biện pháp trừng phạt về thương mại và cắt viện trợ không nhân đạo. Dự luật này chỉ đòi hỏi hai điều, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là trừng phạt những giới chức Cộng Sản xâm phạm nhân quyền …. 
Đoàn Illinois- RFA Photo
Đoàn Illinois- RFA Photo

Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ  nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả  những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.
Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.
Một người Mỹ trẻ cầm biểu ngữ chung với những người trẻ VIỆT NAM: Tôi ở Michigan nhưng có mặt chung với cộng đồng người Việt Illinois để cùng đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ bên cạnh: Dạ đến để ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.
Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng.
Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .
Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.
Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.

Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo

Một đồng bào khuyết tật đến tập trung- RFA photo
Một đại biểu người H’Mong:  Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồntg sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán.
Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…
Tôi mong nói lên những điều này cho cộng đồng quốc tế can thiệp giúp đỡ cho giòng tộc H’mong chúng tôi. 
Đại biểu từ Úc về: Tôi là Bảo Khánh, làm việc cho Sydney Radio và khối 1706 yểm trợ dân chủ từ Úc châu.
(còn nữa)
Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo
Ban nhạc nhẹ từ California- RFA photo
Nguồn: RFA

Thủ tục đăng ký hai quốc tịch




“Công dân Việt Nam tại nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và không phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài”

Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và Mục 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn đến hết ngày 1/7/2014.
Theo quy định nói trên, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì công dân đó sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp công dân đó muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Để không mất quốc tịch Việt Nam, bạn cần đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại để làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam mà bạn cần chuẩn bị - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (theo mẫu do ĐSQ cấp),
- Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam hết giá trị sử dụng;
+ Bản sao hoặc trích lục Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (nếu có).
- Giấy tờ cư trú tại nước sở tại.
Nếu bạn không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam bạn còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch (theo mẫu) và các giấy tờ khác để phục vụ việc xác minh quốc tịch (nếu có). Khi đó Đại sứ quán (Lãnh sự quán) sẽ tiến hành xác minh, nếu kết quả xác minh là bạn có quốc tịch Việt Nam thì sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho bạn.
Trong trường hợp bạn trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, pháp luật về quốc tịch Việt Nam và các quy định có liên quan không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, bạn vẫn có thể có quốc tịch nước sở tại bên cạnh quốc tịch Việt Nam, nếu pháp luật sở tại không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch đó.

Tin từ Tây Tạng: Một người mẹ có 4 con tự thiêu


 Hình: Reuters
Tu viện Kirti trong thị trấn Ngaba của tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Trung Quốc

Các nguồn tin Tây Tạng cho hay một người mẹ có 4 con đã chết sau khi nổi lửa tự thiêu để phản đối chính sách của chính phủ Trung Quốc trong những vùng của người Tây Tạng.

Tổ chức Tự Do cho Tây Tạng có trụ sở ở London cho biết phụ nữ được biết dưới tên Rinchen đã tự thiêu ở bên ngoài tu viện Kirti trong thị trấn Ngaba của tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Trung Quốc. Bà quả phụ 32 tuổi đã chết ngay tại hiện trường. Nguồn tin bên trong Tây Tạng đã xác nhận vụ này với ban Tây Tạng của VOA, nhưng không thấy nhà chức trách Trung Quốc xác nhận tin này.

Hơn 20 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ tháng Ba năm ngoái để phản đối sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc nhắm vào văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng.

Các giới chức tại Bắc Kinh đã lên án hành động tự thiêu là một hình thức khủng bố. Họ đã cáo buộc lãnh tụ tinh thần lưu vong của người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma, ủng hộ cho những người tự thiêu.

Syria bắt 120 lính Pháp hỗ trợ cho quân nổi dậy


(Dân trí) - Chính phủ Syria cho biết nhóm gồm 120 binh sỹ Pháp thuộc đơn vị tới để hỗ trợ cho quân nổi dậy tại nước này đã bị lực lượng trung thành với chính quyền của Tổng thống Assad bắt giữ.

Syria hôm qua đã trao thi thể của 2 phóng viên người Mỹ và người Pháp bị thiệt mạng tại thành phố Homs.
Tin tức được phát đi sau khi phe nổi dậy ở Syria thừa nhận với các phóng viên vào đầu tuần này rằng Pháp và Mỹ hiện đang cung cấp tên lửa phòng không cùng các loại vũ khí khác cho lực lượng đối lập ở Syria.

Syria đã bắt giữ những binh sỹ này tại khu vực Zabadani sau khi họ tái chiếm một khu vực trọng điểm trong thành phố Homs, điểm nóng của cuộc khủng hoảng.

Nhiều nước châu Âu gần đây liên tục kêu gọi cung cấp đạn dược cùng các hình thức hỗ trợ khác cho phe nổi dậy ở Syria. Cũng có tin đồn và các thông tin tình báo cho rằng một nhóm đặc nhiệm của Anh đã ở trên đất Syria trực tiếp hỗ trợ cho quân nổi dậy.

Trước đó, theo hãng thông tấn AP, tổ chức SNC, đã được thành lập tại London và được EU công nhận là đại diện thực sự của người dân Syria. SNC được lập nên theo lời kêu gọi của EU, nhằm hợp nhất các lực lượng nổi dậy tại Syria thành một lực lượng duy nhất để họ có thể được châu Âu hỗ trợ về vũ khí.

Những thông tin mới đây khiến nhiều người không khỏi nhớ lại những gì từng xảy ra ở Libya. Vào đầu cuộc nội chiến Libya, các binh sỹ trung thành với nhà lãnh đạo Gadhafi cũng bắt được 8 thành viên của cơ quan tình báo Anh. Nhóm người này sau đó đã được thả.

Những động thái mới trong cuộc khủng hoảng tại Syria cho thấy lực lượng phương Tây có thể đang thực hiện những nước bước họ đã từng dùng ở Libya.

Ahram Online, trang tin bằng tiếng Anh của Al-Ahram Establishment, tổ chức tin tức lớn nhất Ai Cập, cũng đăng tải về vụ bắt giữ các binh sỹ Pháp. Hãng tin này dẫn lời một thành viên quốc hội Li-băng còn cho biết 70 binh sỹ Li-băng cũng bị bắt cùng với nhóm binh sỹ Pháp.

Theo nghị sỹ Li-băng này, 18 sỹ quan và 100 lính nhảy dù Pháp đã bị bắt ở Homs.

Vũ Quý
Theo RT, Ahram

Thiết bị 'chặn họng' người nói nhiều

Hai nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo một thiết bị có khả năng “hủy diệt” sự hưng phấn của những người nói quá nhiều hoặc quá to.

Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con người gần như không thể phát ngôn nếu những từ mà chúng ta nói dội lại tai của chúng ta trong khoảng thời gian nhỏ hơn một giây.
Từ kết quả nghiên cứu đó, Kazutaka Kurihara, một nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Nhật Bản, cùng giáo sư Koji Tsukada của Đại học Ochanomizu tại Tokyo, nảy ra ý tưởng chế tạo thiết bị ngăn chặn những “diễn giả” gây phiền toái cho người khác, Telegraph đưa tin.
SpeechJammer, tên của thiết bị, chứa một microphone hướng về phía người nói để ghi âm. Sau đó nó truyền âm thanh sang một loa để phát về phía người nói. Độ trễ thời gian từ lúc người nói phát ngôn tới khi âm thanh được phát lại là 0,2 giây.
“Thiết bị của chúng tôi có thể ngăn chặn hành vi phát ngôn của con người mà không gây nên bất kỳ phiền toái nào về mặt thể chất”, hai nhà sáng chế khẳng định.
SpeechJammer có thể
SpeechJammer có thể "chặn họng" những người nói chuyện trong thư viện công cộng. Ảnh: courriermail.com.au.
Trong quá trình thử nghiệm thiết bị, Kurihara và Tsukada cũng phát hiện nhiều điều thú vị. Chẳng hạn, SpeechJammer hoạt động hiệu quả hơn đối với người nói to, chứ không phải người nói nhiều. Việc thay đổi thường xuyên độ trễ thời gian cũng khiến thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. SpeechJammer tỏ ra “bất lực” nếu người nói phát ngôn những âm thanh vô nghĩa, như "aaaargh”.
Kurihara and Tsukada chưa nghĩ tới khả năng biến thiết bị thành sản phẩm thương mại, song họ cho rằng nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống. Chẳng hạn, người ta có thể đặt SpeechJammer trong thư viện công cộng để duy trì sự im lặng, hay đặt nó trong phòng họp để rút ngắn thời gian của những người nói quá nhiều, nhờ đó những người nói ít có cơ hội đóng góp ý kiến. Theo hai nhà sáng chế, những người nói nhiều và nói to trong cuộc họp có thể vô tình tước đoạt cơ hội đóng góp ý kiến của những người khác, làm tăng mức độ căng thẳng hoặc nhàm chán trong cuộc họp.
Minh Long

Bí mật của người bất tài

Những người có tài năng thấp thường không đủ trình độ để nhận ra năng lực khiêm tốn của họ, các nhà tâm lý Mỹ tuyên bố.

Livescience
cho biết, David Dunning, một nhà tâm lý của Đại học Cornell tại Mỹ, đã nghiên cứu hành vi và suy nghĩ của người lao động trong hơn một thập kỷ. Ông cùng các đồng nghiệp thực hiện hàng loạt thử nghiệm để kiểm tra nhiều khả năng - như tư duy logic, trí tuệ cảm xúc, ngữ pháp, khiếu hài hước và thậm chí cả khả năng chơi cờ. Sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành các bài kiểm tra, Dunning yêu cầu họ tự đoán số điểm mà họ có thể đạt.
Nhóm nhà nghiên cứu nhận thấy những người đạt điểm cao tỏ ra tự tin khi đoán số điểm. Đây là kết quả mà các chuyên gia đã tiên liệu. Nhưng họ cảm thấy sửng sốt khi phát hiện ngay cả những người làm bài kiểm tra rất tệ cũng đoán họ sẽ được điểm cao.
“Phần lớn người chỉ làm đúng 10 đến 15% số câu hỏi trong bài kiểm tra nghĩ họ làm được từ 55 tới 60%, nghĩa là cao hơn mức điểm trung bình. Hóa ra những người có năng lực thấp nhất vẫn nghĩ họ thực hiện bài thi tốt hơn những người khác”, Dunning nói.
Ảnh minh họa: zimbio.com.
Ảnh minh họa: zimbio.com.
Dunning khẳng định hiện tượng người có năng lực thấp đánh giá quá cao năng lực của bản thân không phải là biểu hiện của tinh thần lạc quan. Theo ông, năng lực tư duy kém khiến những người bất tài không thể đánh giá khả năng thực sự của họ.
“Ngay cả khi chúng tôi hứa với các đối tượng nghiên cứu kém tài rằng họ sẽ được thưởng 100 USD nếu đánh giá đúng số điểm thì họ vẫn không thể đoán chính xác”, Dunning kể.
Việc những người bất tài không thể nhận ra năng lực tệ hại của họ là nguyên nhân gây nên vô số vấn đề tiêu cực của xã hội, Dunning nhận xét. Chẳng hạn, quan chức bất tài sẽ kéo tụt sự phát triển của đất nước, còn quan tòa bất tài sẽ khiến nhiều người vô tội lĩnh án oan.
Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nếu một người không có khả năng trong một lĩnh vực nào đó, họ cũng sẽ không thể nhận ra tài năng hay ý tưởng hay của người khác trong lĩnh vực ấy. Xu hướng này đúng với mọi đối tượng trong xã hội – từ công nhân cho tới chính trị gia.
“Hiện tượng đó có thể phá hủy xã hội dân chủ, bởi nền dân chủ chỉ thực sự phát triển nếu mọi công dân có khả năng nhận ra những ứng cử viên tài năng nhất hoặc ủng hộ những chính sách đúng đắn nhất”, Dunning bình luận.
Minh Long

Không cho bảo lãnh người ăn xin

Trung tâm Hỗ trợ xã hội hay trại tập trung ?
TT - Theo quyết định của UBND TP.HCM, người lang thang ăn xin bị đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM nhưng nếu xác định được nơi cư trú sẽ chuyển về địa phương. Thế nhưng thực tế lại khác.
Nhiều trường hợp gia đình đến bảo lãnh, trung tâm này hẹn sau ba tháng mới giải quyết.
Chị T.D. và chị Trần Thị Ngọc N. (thứ nhất và thứ hai từ phải qua) tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội sáng 28-2 - Ảnh: N.Triều
Ngày 26-2, một nhóm bạn khiếm thị gồm bảy người từ Gò Dầu (Tây Ninh) đi xe đò xuống khu vực trước chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (TP.HCM) bán vé số. Trong thời gian này, cơ quan chức năng địa phương tổ chức tập trung những người lang thang ăn xin và nhóm bạn khiếm thị này cũng bị chuyển vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP vì có tham gia ăn xin.
Từ không thể đến có thể cho bảo lãnh
Trong số những người bị tập trung về Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP có chị Trần Thị Ngọc N., 27 tuổi. Biết tin, ngày 27-2 ông Trần Văn Thuận - cha chị N. - mang theo đơn bảo lãnh có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú cùng giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu gia đình đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP bảo lãnh cho con nhưng bà Lê Thị Thanh Thanh (trưởng phòng hồ sơ) từ chối cho bảo lãnh.
Theo bà Thanh, những trường hợp hồ sơ từ công an chuyển sang thể hiện là “ăn xin” thì phải lưu giữ, sau ba tháng mới cho người nhà bảo lãnh. Việc này trung tâm thực hiện theo quyết định 88 ngày 6-11-2009 của UBND TP, ông Thuận muốn khiếu nại thì liên hệ Công an xã Tân Hiệp. Ông Thuận trình bày chồng chị N. cũng bị khiếm thị, con gái mới 5 tuổi và đề nghị được gặp lãnh đạo trung tâm để xin bảo lãnh hoặc chí ít là gặp mặt để thăm chị N. nhưng cũng bị từ chối.
Trong số những người khiếm thị bị tập trung có chị T.D. bị bệnh thận, cứ cách ngày phải chạy thận nhân tạo.
Sáng 28-2, tại buổi làm việc với ông Nguyễn Trung Trực - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP, chị N. thừa nhận sau khi bán hết vé số đã nán lại trước chùa Hoằng Pháp và được rủ rê ăn xin. Một số người khiếm thị cùng nhóm chưa bán hết vé số cũng bị rủ rê và có ngửa tay xin tiền khách đi chùa nên cũng bị lập biên bản đưa về trung tâm. Sau khi nghe gia đình chị N. tha thiết xin bảo lãnh cho con, ông Trực đồng ý nhưng đề nghị phải bổ sung giấy kết hôn của chị N., khai sinh của con gái chị N., giấy xác nhận chồng chị N. cũng bị khiếm thị để bổ sung hồ sơ đề nghị giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP quyết định cho bảo lãnh trước thời hạn.
Riêng trường hợp chị T.D., ông Trực cho hay không được nhân viên báo chị T.D. bị bệnh thận. Sau khi biết thông tin này và kiểm tra xác định chị T.D. phải chạy thận nhân tạo từ nhiều năm nay, ông Trực nói trường hợp chị T.D. nếu gia đình xin bảo lãnh cũng sẽ được cho về trước thời hạn. Một đôi vợ chồng khiếm thị khác là ông Dương Chí T. (42 tuổi) và bà Nguyễn Thị P. (37 tuổi) có hai con còn nhỏ nên nếu gia đình làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh, có giấy tờ chứng minh cũng có thể được bảo lãnh về - ông Trực nói.
Làm sai quy định của TP
Tuy nhiên, ông Trực cho rằng việc cho gia đình bảo lãnh những trường hợp trên là giải quyết linh động chứ theo quy định của UBND TP, những trường hợp ăn xin nếu bị đưa vào trung tâm lần đầu thì phải sau ba tháng mới được bảo lãnh cho về. Ông Trực trưng ra các cơ sở pháp lý gồm quyết định 104 ngày 27-6-2003, quyết định 183 ngày 26-12-2006 và quyết định 88 ngày 6-11-2009 của UBND TP.HCM về quản lý người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP.
Trong đó, quyết định 183 (là văn bản sửa đổi bổ sung quyết định 104) quy định người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng sau khi bị tập trung về Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP sẽ được phân loại để giải quyết theo ba nhóm: 1. Đưa về địa phương nơi cư trú đối với người xác định được địa chỉ cư trú. 2. Đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội những người bị tâm thần, người già cô đơn, người tàn tật, người chưa thành niên không còn thân nhân, không nơi nương tựa hoặc bị ngược đãi, trẻ em bị lạm dụng sức lao động. 3. Giới thiệu việc làm và vận động người còn trong độ tuổi lao động đến làm việc tại các cơ sở sản xuất, đến các vùng kinh tế mới.
Riêng quyết định 88 chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã có quyết định đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội sau khi phân loại ban đầu, tức chỉ áp dụng cho các đối tượng thuộc nhóm thứ hai nói trên.
Theo các quyết định trên đây, trường hợp người lang thang, ăn xin nếu bị đưa về trung tâm và trong giai đoạn phân loại hồ sơ (tối đa 15 ngày) mà xác định được nơi cư trú, có thân nhân thì phải giải quyết cho về địa phương. Như vậy, trường hợp chị N., chị T.D. đã xác định được địa chỉ cư trú, có người thân đến bảo lãnh mà Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP không giải quyết cho về là làm sai quy định của TP. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trung Trực vẫn khẳng định trung tâm làm đúng quy định của TP.
Nếu xác định được nơi cư trú phải cho về địa phương
Ông Lê Trọng Sang, phó giám đốc thường trực Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, nhìn nhận nếu áp dụng quyết định 88 của UBND TP cho tất cả các trường hợp người ăn xin như giải thích của ông Nguyễn Trung Trực thì không ổn, vì quyết định 88 không thay thế, không phủ định quyết định 183 của UBND TP. Theo ông Sang, phải áp dụng quy định “đưa về địa phương nơi cư trú đối với người xác định được địa chỉ cư trú” theo quyết định 183, chứ không phải cứ đã tập trung về trung tâm thì sau ba tháng mới được bảo lãnh theo quyết định 88.
NGUYỄN TRIỀU

Bookmark and Share

Hải quân Mỹ thử nghiệm súng điện từ siêu việt


(Dân trí) - Hải quân Mỹ đang phát triển một loại súng điện từ có khả năng bắn các tên lửa đi xa 100-200km với tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh.
Một cuộc thử nghiệm của loại vũ khí mới.
Loại vũ khí mới, dài 12,2m, đang được phát triển cho các tàu chiến hải quân Mỹ. Hiện tại, các tàu chiến Mỹ chỉ được trang bị loại súng dài 12,7m, với tầm bắn khoảng 24km.
Súng điện sử bao gồm các rãnh song song và sử dụng dòng điện và từ trường, thay vì các chất hoá học, để sản sinh ra năng lượng cần thiết nhằm bắn đi các băng đạn.
Hải quân Mỹ tiết lộ rằng một nguyên mẫu súng điện từ do lĩnh vực tư nhân chế tạo đang đuợc sử dụng nghiệm tại một trung tâm ở Bắc Virginia. Một đoạn video ngắn chứng tỏ sức mạnh phi thường của vũ khí mới cũng được công bố.
Các nhà khoa học hiện đang tập trung vào việc đo vòng đời của nòng súng và sự nguyên vẹn cấu trúc của nó vì loại súng này có thể bắn đạn đi với vận tốc tên tới 9.000km/h, hơn gấp 7 lần vận tốc âm thanh.
Trong 5 năm tới, các nhà khoa học cần phát triển hệ thống làm mát cho phép súng có khả năng bắn liên tục. Các quan chức hải quân mong muốn súng điện từ có thể bắn 10 phát đạn trong một phút hoặc bắn tên lửa bay xa tới 400km.
Theo các nhà nghiên cứu hải quân, tầm xa và tốc độ cao của súng điện từ cho phép các tàu chiến hỗ trợ các binh sĩ tham gia các sứ mệnh đổ bộ và tấn công các tàu của đối phương từ khoảng cách an toàn. Họ cũng khẳng định rằng súng điện từ có thể bảo vệ khỏi các tên lửa đạn đạo và hành trình.
Được phát triển kể từ năm 2005, súng điện từ cho tới nay đã tiêu tốn của quân đội Mỹ 240 triệu USD. Hải quân Mỹ cần chi một khoản kinh phí tương tự để tiếp tục chương trình cho tới năm 2017, khi vũ khí mới sẵn sàng để đưa vào sử dụng.
Một nguyên mẫu súng điện từ thứ 2 dự kiến sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ để thử nghiệm vào tháng 4 năm nay.
General Atomics, một trong 2 công ty tư nhân cung cấp nguyên mẫu súng điện từ, đã đầu tư 20 triệu USD vào dự án.
Xem video:
 
An BìnhTheo Telegraph
Bookmark and Share

Thiên tài và hội chứng asperger



Một người hài hước như Einstein có thể là bệnh nhân tự kỷ?
Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, gọi chung là hội chứng Asperger. Vấn đề này đang được tranh cãi, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý được nhiều người tin.
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.

Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, gọi chung là hội chứng Asperger. Vấn đề này đang được tranh cãi, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý được nhiều người tin.
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.
Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách... Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Asperger được mô tả như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.
Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.
Những người mắc chứng Asperger dễ trở thành nạn nhân của sự bắt nạt hoặc chọc ghẹo nhưng đôi khi lại có chỉ số thông minh đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực.
Hai nhà bác học lừng danh thế giới Einstein và Newton cũng được đưa lên "tầm ngắm" của các nhà khoa học vì một số biểu hiện bất thường trong cuộc sống. Các công trình nghiên cứu ở Đại học tổng hợp Cambridge và Oxford đã cho rằng cả hai ông đều có tính lập dị, là biểu hiện của hội chứng Asperger.
Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, người nghe chẳng ai hiểu được.
Có một giai thoại liên quan đến tính lẩm cẩm của Eistein: Vốn dĩ Einstein rất thương mèo. Con mèo ông nuôi sinh được 4 mèo con. Ông bèn gọi thợ sửa nhà đến, bảo đục cho một lỗ lớn và 4 lỗ nhỏ để ban đêm mèo mẹ, mèo con có thể vào phòng ngủ của ông. Người thợ ngạc nhiên: "Thưa giáo sư, tôi nghĩ chỉ cần đục một lỗ lớn là đủ vì mèo mẹ vào được, tất nhiên mèo con cũng vào được". Lúc đó, nhà bác học mới thấy mình quả là khờ. Đấy cũng là một biểu hiện của hội chứng Asperger.
Còn Newton nổi tiếng với chuyện ngồi dưới gốc cây, bị trái táo rơi trúng người và nhờ đó tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong cuộc sống, ông là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm. Tính lập dị còn thể hiện ở chỗ khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không người. Đến tuổi 50, ông mắc bệnh thần kinh dẫn đến tình trạng chán nản và hoang tưởng.
Lời biện minh cho các thiên tài
Nhiều người nghi ngờ giả thuyết cho rằng tính lập dị và đãng trí của hai nhà bác học trên là do hội chứng Asperger. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Simon Baron Cohen (Anh), những người bị hội chứng Asperger có thể trở thành nhân vật xuất chúng nếu họ xác định được mục tiêu thích hợp trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý học Glen Elliot tại Đại học California (Mỹ), thiên tài có thể lạc lõng nhưng không tự kỷ. Vì quá giỏi nên họ thường bực mình, cáu gắt khi thấy mọi người chậm hiểu, do đó tạo ra tâm lý cô lập và khó gần. Tuy nhiên, Einstein là người có khiếu hài hước nên có lẽ ông không thể là người bị hội chứng Asperger. Chuyện kể rằng có một nữ phóng viên trẻ hỏi ông: "Xin giáo sư vui lòng giải thích thật đơn giản về Thuyết tương đối để mọi người có thể hiểu được". Nhà bác học hóm hỉnh đáp: "Rất dễ, cô đứng chờ người yêu một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm. Rồi khi người yêu đến, cô đi chơi với người yêu trong một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Đó chính là thuyết tương đối trong vũ trụ".
Ngoài sự nghiệp khoa học lẫy lừng (giải Nobel vật lý năm 1921), cuộc đời Einstein còn có 3 sự kiện quan trọng ít người biết đến:
Từ chối làm Tổng thống: Einstein là người Đức gốc Do Thái nên sau khi tổng thống đầu tiên của Israel qua đời, ông đã được mời về làm tổng thống thứ hai của quốc gia này vào năm 1952, Nhưng nhà bác học đã từ chối với lý do: "Tôi lấy làm xấu hổ thừa nhận rằng mình không thể đảm đương chức vụ ấy. Cả đời tôi làm việc về những vấn đề khách quan, vì vậy tôi thiếu năng lực bẩm sinh và kinh nghiệm để ứng xử hợp lý với con người cũng như nhiệm vụ quản lý".
Đấu tranh cho hòa bình: Một tuần trước khi qua đời, ông đã viết lá thư cuối cùng gửi cho Bertrand Russell, đồng ý đưa tên ông vào danh sách bản tuyên ngôn thúc đẩy thế giới từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân. Điều đó phù hợp với mục tiêu cống hiến suốt cuộc đời của ông, đó là đấu tranh cho hòa bình thế giới.
Dâng hiến bộ não cho nghiên cứu khoa học: Einstein qua đời ngày 18/4/1955. Trước khi chết, ông đã có nguyện vọng hiến dâng bộ não của mình cho khoa học. Sau khi mất, não của ông đã được các nhà khoa học lấy ra khỏi hộp sọ, ngâm trong formalin rồi đo đạc, chụp ảnh, cắt thành 240 khối nhỏ ngâm trong celloidin để nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Canada đã kết luận: Phần lập luận toán học trong não của Einstein rộng hơn 15% và không chia thành nếp gấp như người bình thường.
Nhiều người cho rằng, dù hai nhà bác học Newton và Einstein có bị hội chứng Asperger đi chăng nữa thì họ chính là những người "điên" vĩ đại của nhân loại.
DS Trương Tất Thọ