Ở ta, không phải làm vẫn có cái ăn, cái chơi, còn làm có sai cũng
không phải chịu trách nhiệm, không sợ bị xử lý. Đấy, sống và làm như thế
không hạnh phúc mới là lạ.
"Chúng tôi hạnh phúc vì chúng tôi rất là ngu" |
Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh
phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở
tại Anh, công bố hồi tháng 6/2012, Việt Nam được đánh giá và xếp hạng
là nước hạnh phúc thứ 2 thế giới (trên tổng số 151 quốc gia và vùng lãnh
thổ được khảo sát), do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi
thọ bình quân cao và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới
môi trường.
Chỉ số HPI được công bố lần đầu tiên năm 2006 và lần thứ 2 vào năm 2009, Việt Nam đã liên tục được thăng bậc tại các lần xếp hạng, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2 năm 2012. Việt Nam đã cho hàng loạt nước giàu có khác “ngửi khói”, như Nhật (45), Đức (46), Pháp (50), Ý (51), Mỹ (105), Nga (122)…
Chỉ số HPI được công bố lần đầu tiên năm 2006 và lần thứ 2 vào năm 2009, Việt Nam đã liên tục được thăng bậc tại các lần xếp hạng, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2 năm 2012. Việt Nam đã cho hàng loạt nước giàu có khác “ngửi khói”, như Nhật (45), Đức (46), Pháp (50), Ý (51), Mỹ (105), Nga (122)…
Bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) của Quỹ kinh tế mới thực hiện. |
Sau khi xem bảng xếp hạng trên, các bạn
có bao giờ tự hỏi: Tại sao người Việt lại hạnh phúc thế và thử tìm câu
trả lời? Này nhé, tiêu chí đầu tiên được đề cập tới trong bảng xếp hạng
trên là “người dân hài lòng với cuộc sống hiện có”, cái này thế giới giờ
mới nói, chứ các cụ ta xưa đã đúc kết thành châm ngôn rồi “nhìn lên
chẳng bằng ai, nhìn xuống được mấy ai bằng mình”, đấy là sự hài lòng,
nên chẳng cần gì phải cố gắng nhiều, chấp nhận suống với cuộc sống hiện
tại bạn sẽ thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn rất nhiều. Hay nói tóm lại, cái sự
không cần cố gắng nhiều đó là sự lười biếng, làm biếng, thích mơ tưởng
xa rời thực tế (viển vông).
Nhưng xem ra cái anh Quốc tế này đánh giá không được chuẩn xác lắm, chả biết các bạn có thường xuyên nghe hay không, chứ người viết thì đã được nghe quá nhiều, quá quen với những đánh giá người Việt ta là “siêng năng, cần cụ, chịu khó, thông mình, sáng tạo…”, nếu bạn chưa nghe tới những cụm từ đó tôi dám đồ rằng bạn chưa bao giờ xem ti vi, hoặc chưa nghe đọc những nghiên cứu, báo cáo, phát biểu về thế mạnh thu hút đầu tư của Việt Nam. Thậm chí, tôi dám tin lắm bạn chưa học hết lớp 12, hoặc bạn cũng học môn Địa lý rất kém, khi trong sách giáo khoa Địa lý lớp 12, ở phần nguồn nhân lực đã có đề cập tới những cụm từ này, và nó được xếp vào hàng thế mạnh thu hút đầu tư của Việt Nam.
Thêm nữa, nước ta là nước giàu tài nguyên, rừng vàng biển bạc cơ mà, nên người dân càng hạnh phúc hơn, vì chỉ cần chặt cây, đào đất, lội nước… là đã có cái để ăn, thậm chí dư thừa để bán lấy tiền mua ô tô sang nhất, smartphone mới nhất, đồ ăn ngon nhất. Thử hỏi, cuộc sống như thế sao không sướng cho được. Chính cái sự tự nhiên giàu đó càng làm con người ta ỷ lại, không phải lo nghĩ. Thế lại càng sướng hơn.
Dân ta sướng, thì công chức chúng ta sướng là hiển nhiên rồi, lãnh đạo Chính phủ còn phải thừa nhận: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Sau nhât xét đó, mới đây tờ Người lao động dẫn lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ trong một cuộc họp báo của Chính phủ rằng, ông từng làm việc ở nhiều cơ quan và nhận thấy ở đâu cũng có những cán bộ “có cũng được, không có cũng được”. Ngay trong Văn phòng Chính phủ cũng có chuyên viên làm cả ngày nghỉ nhưng không hết việc, trong khi có người lại rảnh rỗi.
Đấy, bạn nghĩ xem, đi làm công chức, hưởng lương cố định hằng tháng, lại không phải làm gì, nếu có làm, công việc cũng chỉ là sáng ngồi ô tô chở ô đi tới cơ quan tối lại chở ô về, không sướng sao được. Nên các bạn đừng hỏi tại sao người ta tìm đủ cách để thi vào công chức. Cả nước hiện có 2,8 triệu công chức, trong đó có khoảng 840.000 người đang làm việc “cắp ô đi - về” (30%), tính mức thu nhập trung bình mỗi người 2 triệu đồng/tháng thì số tiền thuế của người dân chi ra trả lương cho họ vào khoảng 168 tỷ đồng/tháng, mỗi năm lên tới khoảng 20.160 tỷ đồng.
Còn công chức nào làm việc, cứ làm thoải mái làm đi, không phải sợ sai, có gây hậu quả, thiệt mạng người cũng không vấn đề gì, vì đấy chỉ là tai nạn, do điều kiện chúng ta còn thiếu thốn. Nếu có lỗi thì là lỗi tập thể, lỗi hệ thống. Thậm chí lỗi là do nhận thức, ý thức của người dân còn kém, không biết quý trọng tính mạng mình mà tự bảo vệ lấy, có của cải không biết giấu, giết giữ hay sao mà để bọn tội phạm nó ngứa mắt nó cướp, nó giật là phải rồi. Cái gì cũng trông chờ, ỷ lại cho nhà nước là sao? Dân mình đến là kỳ. Ư, thôi thì lỗi là của tôi, tôi xin thành thật nhận lỗi, xin nhận khuyết đểm, kỷ luật của tổ chức. Biết nhận lỗi rồi thì tốt, người ta “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, cứ ngồi đấy làm việc tiếp đi!
Và nếu có làm, cũng không đi đâu mà vội, muốn nhanh phải từ từ, mới đây tờ Tuổi trẻ TP. HCM dẫn lời ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thanh ủy Hà Nội dẫn chứng về sự ì ạch, thiếu trách nhiệm của một số đơn vị Thành phố: “Kỷ niệm Quốc khánh và là năm chẵn về mối quan hệ với nước bạn Lào, thủ đô Vientiane gửi cho tôi một bức thư chúc mừng, mình cũng phải gửi thư lại cảm ơn, nhưng việc chuẩn bị thư cảm ơn đến tay tôi chỉ kém một ngày nữa là tròn một tháng. Chỉ mỗi lá thư nhưng cấp Sở Ngoại vụ làm chậm 8 ngày, sang Văn phòng UBND TP làm chậm thêm 22 ngày, thế thì còn cảm ơn gì nữa”.
Người Việt ta hạnh phúc số 2 thế giới là vị vậy, đâu như dân Mỹ lao đầu vào làm việc để chuốc mệt vào thân, rồi thì lúc nào thần kinh cũng căng như dây đàn, phải làm cẩn trọng vì nếu làm sai phải chịu trách nhiệm, nhẹ thì phải từ chức, nặng thì tù tội, thậm chí tử hình. Đến con chuột sống bên Mỹ cũng bị khởi tố và đối mặt với án tử hình vì cái tội không lặp lại thói quen làm con người hiểu nhầm, kỳ vọng nhầm, thì làm sao người dân có thể sung sướng được. Mỹ xếp thứ 105/151 quốc gia được xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc kể cũng đâu có sai.
Ấy là cái sự việc xảy ra cách đây mấy hôm, ông Mike Gmoser - Công tố viên quận Butler, bang Ohio (Mỹ) nói: “Tôi quyết định rằng, đã tới lúc chúng ta phải khởi tố con chuột chũi Punxsutawney Phil vì tội gian lận”. Vì bình thường nếu con chuột Phil chui ra khỏi hang mà nhìn vào cái bóng của nó thì mùa Đông sẽ kéo dài thêm nhiều tuần, nhưng đợt vừa rồi khi Phil chui ra khỏi hang đã không nhìn cái bóng của nó, đấy là tín hiêu để mọi người ngầm hiểu rằng mùa Xuân sẽ tới sớm. Nhưng thực tế mùa Xuân đã không tới sớm, và bang Ohio sẽ vẫn phải đón trận bão tuyết, khiến thời tiết lạnh kéo dài. Con chuột này đã bị khởi tố tội danh “phát tín hiệu sai về mùa Xuân tới sớm” và Công tối nói rằng hình phạt cho Phil có thể là… tử hình.
Nhưng xem ra cái anh Quốc tế này đánh giá không được chuẩn xác lắm, chả biết các bạn có thường xuyên nghe hay không, chứ người viết thì đã được nghe quá nhiều, quá quen với những đánh giá người Việt ta là “siêng năng, cần cụ, chịu khó, thông mình, sáng tạo…”, nếu bạn chưa nghe tới những cụm từ đó tôi dám đồ rằng bạn chưa bao giờ xem ti vi, hoặc chưa nghe đọc những nghiên cứu, báo cáo, phát biểu về thế mạnh thu hút đầu tư của Việt Nam. Thậm chí, tôi dám tin lắm bạn chưa học hết lớp 12, hoặc bạn cũng học môn Địa lý rất kém, khi trong sách giáo khoa Địa lý lớp 12, ở phần nguồn nhân lực đã có đề cập tới những cụm từ này, và nó được xếp vào hàng thế mạnh thu hút đầu tư của Việt Nam.
Thêm nữa, nước ta là nước giàu tài nguyên, rừng vàng biển bạc cơ mà, nên người dân càng hạnh phúc hơn, vì chỉ cần chặt cây, đào đất, lội nước… là đã có cái để ăn, thậm chí dư thừa để bán lấy tiền mua ô tô sang nhất, smartphone mới nhất, đồ ăn ngon nhất. Thử hỏi, cuộc sống như thế sao không sướng cho được. Chính cái sự tự nhiên giàu đó càng làm con người ta ỷ lại, không phải lo nghĩ. Thế lại càng sướng hơn.
Dân ta sướng, thì công chức chúng ta sướng là hiển nhiên rồi, lãnh đạo Chính phủ còn phải thừa nhận: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Sau nhât xét đó, mới đây tờ Người lao động dẫn lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ trong một cuộc họp báo của Chính phủ rằng, ông từng làm việc ở nhiều cơ quan và nhận thấy ở đâu cũng có những cán bộ “có cũng được, không có cũng được”. Ngay trong Văn phòng Chính phủ cũng có chuyên viên làm cả ngày nghỉ nhưng không hết việc, trong khi có người lại rảnh rỗi.
Đấy, bạn nghĩ xem, đi làm công chức, hưởng lương cố định hằng tháng, lại không phải làm gì, nếu có làm, công việc cũng chỉ là sáng ngồi ô tô chở ô đi tới cơ quan tối lại chở ô về, không sướng sao được. Nên các bạn đừng hỏi tại sao người ta tìm đủ cách để thi vào công chức. Cả nước hiện có 2,8 triệu công chức, trong đó có khoảng 840.000 người đang làm việc “cắp ô đi - về” (30%), tính mức thu nhập trung bình mỗi người 2 triệu đồng/tháng thì số tiền thuế của người dân chi ra trả lương cho họ vào khoảng 168 tỷ đồng/tháng, mỗi năm lên tới khoảng 20.160 tỷ đồng.
Còn công chức nào làm việc, cứ làm thoải mái làm đi, không phải sợ sai, có gây hậu quả, thiệt mạng người cũng không vấn đề gì, vì đấy chỉ là tai nạn, do điều kiện chúng ta còn thiếu thốn. Nếu có lỗi thì là lỗi tập thể, lỗi hệ thống. Thậm chí lỗi là do nhận thức, ý thức của người dân còn kém, không biết quý trọng tính mạng mình mà tự bảo vệ lấy, có của cải không biết giấu, giết giữ hay sao mà để bọn tội phạm nó ngứa mắt nó cướp, nó giật là phải rồi. Cái gì cũng trông chờ, ỷ lại cho nhà nước là sao? Dân mình đến là kỳ. Ư, thôi thì lỗi là của tôi, tôi xin thành thật nhận lỗi, xin nhận khuyết đểm, kỷ luật của tổ chức. Biết nhận lỗi rồi thì tốt, người ta “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, cứ ngồi đấy làm việc tiếp đi!
Và nếu có làm, cũng không đi đâu mà vội, muốn nhanh phải từ từ, mới đây tờ Tuổi trẻ TP. HCM dẫn lời ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thanh ủy Hà Nội dẫn chứng về sự ì ạch, thiếu trách nhiệm của một số đơn vị Thành phố: “Kỷ niệm Quốc khánh và là năm chẵn về mối quan hệ với nước bạn Lào, thủ đô Vientiane gửi cho tôi một bức thư chúc mừng, mình cũng phải gửi thư lại cảm ơn, nhưng việc chuẩn bị thư cảm ơn đến tay tôi chỉ kém một ngày nữa là tròn một tháng. Chỉ mỗi lá thư nhưng cấp Sở Ngoại vụ làm chậm 8 ngày, sang Văn phòng UBND TP làm chậm thêm 22 ngày, thế thì còn cảm ơn gì nữa”.
Người Việt ta hạnh phúc số 2 thế giới là vị vậy, đâu như dân Mỹ lao đầu vào làm việc để chuốc mệt vào thân, rồi thì lúc nào thần kinh cũng căng như dây đàn, phải làm cẩn trọng vì nếu làm sai phải chịu trách nhiệm, nhẹ thì phải từ chức, nặng thì tù tội, thậm chí tử hình. Đến con chuột sống bên Mỹ cũng bị khởi tố và đối mặt với án tử hình vì cái tội không lặp lại thói quen làm con người hiểu nhầm, kỳ vọng nhầm, thì làm sao người dân có thể sung sướng được. Mỹ xếp thứ 105/151 quốc gia được xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc kể cũng đâu có sai.
Ấy là cái sự việc xảy ra cách đây mấy hôm, ông Mike Gmoser - Công tố viên quận Butler, bang Ohio (Mỹ) nói: “Tôi quyết định rằng, đã tới lúc chúng ta phải khởi tố con chuột chũi Punxsutawney Phil vì tội gian lận”. Vì bình thường nếu con chuột Phil chui ra khỏi hang mà nhìn vào cái bóng của nó thì mùa Đông sẽ kéo dài thêm nhiều tuần, nhưng đợt vừa rồi khi Phil chui ra khỏi hang đã không nhìn cái bóng của nó, đấy là tín hiêu để mọi người ngầm hiểu rằng mùa Xuân sẽ tới sớm. Nhưng thực tế mùa Xuân đã không tới sớm, và bang Ohio sẽ vẫn phải đón trận bão tuyết, khiến thời tiết lạnh kéo dài. Con chuột này đã bị khởi tố tội danh “phát tín hiệu sai về mùa Xuân tới sớm” và Công tối nói rằng hình phạt cho Phil có thể là… tử hình.
Sống ở một đất nước mà tới con chuột
cũng phải đối mặt với cái chết vì “phát tín hiệu sai” thì làm sao hạnh
phúc được. Chỉ khổ con chuột không biết nói tiếng người, không thể tự
biện hộ cho mình, cũng không thể đổ lỗi cho tập thể, cho con người đã tự
suy diễn hành động của nó…
Thế đấy, các quý vị đã thấy hạnh phúc chưa?
Thế đấy, các quý vị đã thấy hạnh phúc chưa?
- Phạm Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình