Hàng trăm người Séc từng tham chiến ở Việt Nam



Binh sĩ Séc đến Hà Nội năm 1950. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.















Chiến tranh Đông Dương trong những năm 50 của thế kỉ trước đã khiến hàng trăm binh lính Tiệp Khắc thiệt mạng. Tổng cộng có 1600 người Séc-Slovakia đã khi tham chiến dưới màu cờ Pháp.

Các thông tin này được phát hiện bởi một nhà sử học Séc Ladislav Kudrna với sự hỗ trợ của một cựu sĩ quan Pháp. Ông đã được cho xem một số tài liệu về những binh chủng người nước ngoài đã từng gia nhập quân đội Pháp. Trong 1600 nghìn người Tiệp Khắc tham chiến, 303 chiến sĩ đã thiệt mạng.
“Số quân sĩ lớn như vậy tham chiến là do hàng nghìn người Tiệp lúc đó bỏ chạy khỏi chế độ cộng sản. Việc được tham gia quân đội Pháp lúc đó có thể là sự giải thoát đối với họ, song cũng có thể họ tham chiến vì muốn đấu tranh chống lại cộng sản,“ nhà sử học Kudrna cho biết.
Cuộc chiến tại Việt Nam vào những năm 1945-1954 cũng được coi là nơi mà có số quân sĩ Séc tham chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sắp tới, một quyển sách ghi lại những khoảnh khắc về nó từ chính những người trong cuộc sẽ được xuất bản. Nó mang tên “Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất dựa trên số phận của Ladislav Charvát“.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Ladislav Charvát sinh ra tại Praha, là người đã từng tham chiến tại Đông Dương. Nhà sử học Kudrna đã lấy được những bức thư ông gửi cho người thân, trong đó có thể chứa những thông tin nhiều hơn của sự kiện lịch sử. Từ những dòng viết này, người ta đọc được cách ông nhìn nhận chiến tranh Việt Nam.
“Điều duy nhất mà tôi cầu mong đó là thoát khỏi thềm địa ngục này và sau đó có đủ thời gian để làm lại cuộc sống mà không có tiếng hét và tiếng súng,“ Charvát viết trong một bức thư. Tất cả những gì ông gửi đi đều không phải những lời tốt đẹp nhất.
“Bao lần tôi phải tự tàn ác với chính bản thân và kìm nén tất cả những cảm xúc trong mình,“ Charvát từng viết. Đó là bức thư ông gửi về quê hương Séc, nơi mà ông đã rời bỏ vào năm 1948 vì chế độ cộng sản.
Khi bỏ trốn về phía Tây, Charvát đã sống trong trại tị nạn. Ở đây, ông kí hợp đồng tham gia quân đội trong vòng 5 năm khi còn chưa đủ 20 tuổi. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại quân đội và sau đó được gửi tới Việt Nam. Tại đây, ông đã hi sinh.
Những bức thư của Ladislav Charvát hiện đang giữ bởi em gái ông, bà Jana Zyková. Để đến được Séc, chúng đã qua cả sự kiểm tra của chế độ cộng sản. Không phải bức thư nào sau đó cũng đến được tay người thân của họ.
“Chúng tôi ở Đông Dương, không ai nhận được thư từ Tiệp Khắc. Không ai có thể lấy làm lại rằng tôi viết ít, vì tôi không muốn ai đọc được suy nghĩ của tôi,“ Charvát chia sẻ trong một bức thư.
Theo nhà sử học Kudrna, Charvát là một trong những thanh niên đã rời khỏi Séc để sang Tây Âu, sau đó tiếc nuối nhưng rồi lại thay đổi quan điểm, kiếm được nhiều bạn mới và lọt vào đội quân tinh nhuệ. Tuy nhiên, ông đã không may mắn trong đợt chiến đấu ở Dong Khe, nơi đội quân này bị đánh bại.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
“Thật kinh khủng. Có 705 lính nhảy dù tham gia trận chiến này và chỉ có 20 người sống sót,“ nhà sử học nói về trận đánh vào đầu tháng 10/1950. Tại đây, ông đã hi sinh và đến giờ vẫn không ai biết Charrvát đang nằm ở đâu.
Bạn của ông, chiến binh Karel Mynář bị bắt sau này đã miêu tả lại rằng ông được chôn vào một chỗ đất bùn ở gần sông. Tuy nhiên, không một giấy báo tử nào được gửi về Tiệp Khắc dù vào năm 1952, Tiệp Khắc đã bắt đầu có những thông tin về cuộc chiến này từ phía Việt Nam. Chính Karel Mynář đã báo tin này cho gia đình của Charvát sau khi về Tiệp sau đợt thả tù binh của phía Việt Nam.
Về Ladislav Charvát, Pháp không quên ơn ông. Vào đầu năm nay, em gái ông, bà Jana Zyková đã đến đại sứ quán Pháp tại Séc để nhận huân chương danh dự cho ông.
Nhóm người Tiệp Khắc chụp ảnh kỉ niệm trong lúc rảnh rỗi. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Charvát ngồi đầu, thứ hai từ phải sang. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Nghiêm Trang vietinfo.eu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình