Người của đảng?




  • Trong khi đang tranh luận trên fb về việc công an có quyền nổ súng vào dân hay ko thì nhận được tin nhắn:

    Từ:+841252942579
    Lat nua e mua thu0c tranh thai u0ng di nhe. a k0 mu0n c0 c0n va0 th0i diem nay. anh xin l0i. anh va em deu k0 mu0n c0 l0i vs ngu0i yeu minh phai k0..?

    Trả lời đến: +841252942579
    Nay du luan vien, hen lam, ngu lam

    Từ:+841252942579
    Djt k0n me may
    Bỏ thích · · · 13 giờ trước ·
  • Chức năng điều hành của não và Thuyết tâm ý


    Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hiểu những kỹ năng xã hội và ẩn ý từ người khác. Họ có thể gặp khó khăn trong việc xử lí một lượng lớn thông tin và kết nối với người khác. Hai thuật ngữ chính liên quan đến những khó khăn này là Chức năng điều hành của não (Executive Functioning) và Thuyết tâm ý (Theory of Mind). Chức năng điều hành của não bao gồm những kĩ năng như tổ chức, lập kế hoạch, duy trì sự chú ý và tiết chế các phản ứng không phù hợp. Thuyết tâm ý đề cập đến khả năng hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của người khác, và những điều đó có liên hệ gì đến bản thân. Cả hai vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến hành vi của người mắc hội chứng Asperger.
    Những khó khăn về Chức năng điều hành của não có thể thể hiện ra theo nhiều cách khác nhau. Có người quá chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng không nhận ra chúng nằm ở đâu trong bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Số khác gặp khó khăn trong việc tư duy phức tạp, đòi hỏi phải duy trì vài luồng suy nghĩ đồng thời. Số khác có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, hoặc trong việc sắp xếp suy nghĩ và hành động. Chức năng điều hành của não cũng đồng thời đi kèm với sự kém kiểm soát những hành động bột phát. Temple Grandin từng nói: “Tôi không thể duy trì được thông tin về phần trước khi tôi thực hiện bước tiếp theo”. Những người mắc hội chứng Asperger thường thiếu khả năng sử dụng các kĩ năng liên quan tới chức năng điều hành của não như lập kế hoạch, lên trình tự và tự điều chỉnh.
    Có thể tóm tắt Thuyết tâm ý là thiếu khả năng hiểu và nhận ra những ý nghĩ, cảm xúc và ý định của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có thể gặp phải những khó khăn trong việc nhận ra và xử lí cảm nghĩ của người khác, điều này đôi khi còn gọi là “sự vô tâm”. Hậu quả của tình trạng vô tâm là người bị tự kỉ không thể nhận ra những hành vi của người khác là có chủ tâm hay không. Vì khó khăn này mà người khác thường cho rằng người mắc hội chứng Asperger không biểu lộ sự đồng cảm và hiểu họ, khiến họ có thể vấp váp trong những tình huống xã hội.
    Khiếm khuyết về Thuyết tâm ý có thể có tác động lớn đến những người mắc hội chứng Asperger. Trong cuốn sách mang tên Asperger Syndrome and Difficult Moments (Hội chứng Asperger và những thời khắc khó khăn), Brenda Smith Myles và Jack Southwick đã minh họa những thiếu hụt trong tương tác xã hội do khiếm khuyết về Thuyết tâm ý gây ra như sau:
    1. Khó khăn trong việc lý giải hành vi của người khác
    2. Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc
    3. Khó khăn trong việc dự đoán hành vi hoặc trạng thái cảm xúc của người khác
    4. Gặp vấn đề trong việc hiểu quan điểm của người khác
    5. Gặp vấn đề trong việc suy luận ra ý định của người khác
    6. Không thấy được hành vi có tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác ra sao
    7. Không biết cùng hướng đến những điều người khác đang quan tâm và những thỏa ước xã hội
    8. Gặp vấn đề trong việc phân biệt giữa hư cấu và thực tại
    Ozonoff, Dawson, và McPartland đã nêu trong cuốn sách họ viết “A Parent’s Guide to Asperger Syndrome and High Fuctioning Autism” (Cẩm nang về hội chứng Asperger và tự kỉ chức năng cao dành cho phụ huynh), vài gợi ý để giúp trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có thể đi học thành công. Họ đưa ra những gợi ý sau để giải quyết những khó khăn về Chức năng điều hành của não:
    • Có bản danh sách các bài tập trong tuần của trường gửi về nhà và ngược lại, thông báo cho những người liên quan biết bài tập nào đang làm tiến hành và bài nào đã đến hạn hoàn thành.
    • Danh sách những việc được giao chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và vừa sức bao quát của học sinh.
    • Lịch làm việc hàng ngày, có thể sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân (PDA) để giúp con bạn sắp xếp, tổ chức mọi việc.
    • Thời khóa biểu của lớp dán ở chỗ dễ nhìn.
    • Dành đủ thời gian để chỉ dẫn, lặp lại chỉ dẫn và trợ giúp cá nhân cho các học sinh.
    • Xếp cho học sinh ngồi ở bàn ưu tiên gần giáo viên và tránh xa những gì làm học sinh phân tâm.

    Nguồn : tại đây http://vuicungcon.com

    Sự khác biệt giữa não người giỏi và người dốt


    Nhìn cách bọn trộm phá khóa bạn có rút được kinh nghiệm gì? Cấu tạo của vam phá khóa là cứ tra được vào lỗ khóa nào đều có khả năng phá được ổ khóa đó. Bọn nó chỉ cần vài loại vam là có thể phá được rất nhiều ổ khóa. Trên thị trường có bán ổ khóa chống vam, chống cắt. Chống cắt nhiều người hiểu, chống vam ít người biết.

    Việc rút kinh nghiệm từ sai lầm bản thân khác nhau khiến có sự khác biệt lớn trong chuyện học hành giữa những người giỏi và người kém.

    Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London vừa công bố kế quả nghiên cứu đáng chú ý về bộ não của con người trên tạp chí Journal of Neuroscience.
    Các nhà khoa học nghiên cứu sóng não của 36 tình nguyện viên bằng cách cho họ đoán thời gian. Tình nguyện viên sẽ nhấn nút khi họ nghĩ rằng 1,7 giây đã trôi qua. Sau đó họ được cho biết họ đoán đúng, quá ngắn hoặc quá dài trước khi thử cơ hội khác.
    Người học tốt có phản ứng điện não lớn hơn khi họ trả lời sai. Bộ não của họ cũng truyền đạt tốt hơn thông tin giữa các vùng não quyết định việc đưa ra hành động, các vùng não quyết định sự kết hợp các giác quan của con người.
    Joydeep Bhattacharya, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay: "Chúng ta luôn nói về tầm quan trọng của việc rút kinh nghiệm từ sai lầm của bản thân nhưng có đúng thế không? Bởi nếu vậy, tại sao chúng ta không rút ra những kinh nghiệm giống nhau? Dường như một số người còn hiếm khi làm điều đó ngay cả khi không ngừng được nhắc nhở về lỗi lầm của họ".
    "Nghiên cứu này cho thấy một cái nhìn đầy mỉa mai rằng não của chúng ta xử lý các thông tin phản hồi thế nào và nó làm gì với thông tin này. Học hỏi từ nó hay gạt nó sang một bên?", ông Bhattacharya nói.
    Kết quả nghiên cứu công bố cho thấy phản ứng não bộ liên hệ chặt chẽ với việc các tình nguyện viên học tốt như thế nào và duy trì các kỹ năng học tập ra sao.
    "Những người học tốt sử dụng thông tin phản hồi không chỉ kiểm tra hành động trong quá khứ, mà còn để điều chỉnh những hành động tiếp theo", Caroline Di Bernardi Luft, một người tham gia dự án nghiên cứu kết luận.

    Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao (Asperger Syndrome/HFA) là gì?


    Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS), một phân nhánh của Viện y tế quốc gia (National Institute of Health), định nghĩa hội chứng Asperger như sau:
    • những lề thói hoặc nghi thức lặp đi lặp lại,
    • ngôn ngữ và lời nói kì lạ, ví dụ như nói năng trịnh trọng thái quá bằng một giọng đều đều, hoặc hiểu lời nói theo nghĩa đen,
    • hành vi không thích hợp về mặt xã hội và cảm xúc và thiếu khả năng tương tác với bạn bè cùng lứa,
    • gặp khó khăn trong giao tiếp không lời, bao gồm hạn chế trong việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ, khả năng biểu cảm nét mặt bị hạn chế hoặc không thích hợp, hoặc hay nhìn chằm chằm một cách kì lạ, mất tự nhiên,
    • cử động vụng về và thiếu nhịp nhàng.
    Dưới đây là lịch sử hội về hội chứng Asperger do Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia viết ra, mà chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng rối loạn này và ý nghĩa của nó đối với bạn và gia đình bạn:
    Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger trong khi hành nghề đã quan sát 4 đứa trẻ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Dù trí tuệ của chúng không có gì bất thường, nhưng chúng lại thiếu những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, không thể hiện sự đồng cảm với bạn bè cùng trang lứa, và cơ thể rất lóng ngóng. Cách nói năng của chúng hoặc không mạch lạc hoặc quá trịnh trọng, và chúng trò chuyện toàn chỉ về một một chủ đề mà chúng đã bị cuốn hút vào đó.
    Những quan sát của Asperger được xuất bản bằng tiếng Đức vẫn chưa được biết đến rộng rãi, cho mãi đến năm 1981, khi một bác sĩ người Anh tên là Lorna Wing đem xuất bản một loạt những nghiên cứu về những đứa trẻ mắc những triệu chứng tương tự nhau, mà bà gọi là hội chứng “Asperger”. Những bài viết của bà được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Hội chứng Asperger trở thành một tình trạng và định bệnh riêng biệt và được đặc tả từ năm 1992, thời điểm nó được bổ sung vào Cẩm nang chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) phiên bản 10, Phân loại dịch bệnh toàn cầu (International Classification of Diseases (ICD-10), và vào năm 1994, nó được thêm vào phiên bản thứ 4 của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV)), một tài liệu chẩn đoán tham khảo của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association).
    Những cá nhân được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ hoặc rối loạn phổ tự kỉ có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn ngữ không bị chậm đáng kể, là những trường hợp rất giống với những trường hợp tự kỉ chức năng cao (High Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)) và có những triệu chứng giống nhau và được điều trị bằng những cách can thiệp giống nhau.
    Những triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là gì?
    Thông thường, chỉ khi trẻ đến tuổi đi học, người ta mới có chẩn đoán hội chứng Asperger. Không như chứng tự kỉ, hội chứng Asperger nói chung chỉ được nhận ra trên cơ sở những tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, bạn có thể để ý khi chúng tương tác với những người khác, chúng sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về hành vi khác như tăng động giảm tập trung chú ý (attention deficit hyperactivity disorder ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể con bạn được chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý, cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.
    Sau đây là danh sách những triệu chứng có thể có ở trẻ mắc hội chứng Asperger:
    • khả năng giao lưu với mọi người kém và không phù hợp
    • lời nói “máy móc” hoặc lặp đi lặp lại
    • giao tiếp phi ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, còn giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc trên trung bình
    • có khuynh hướng bàn luận về bản thân hơn là nói về người khác
    • không có khả năng hiểu những vấn đề và câu nói vốn được coi là “suy nghĩ thông thường”
    • không biết giao tiếp mắt hoặc đối-thoại-hai-chiều
    • ám ảnh bởi những chủ đề đặc dị
    • nói-chuyện-một-chiều
    • cử động và tác phong vụng về
    Dấu hiệu rất rõ ràng và đặc trưng của hội chứng Asperger là bị bận tâm bởi một vấn đề cụ thể, từ những điều đơn giản như tủ lạnh hoặc thời tiết, đến những chủ đề phức tạp như tổng thống Franklin D. Roosevelt trong thời kì Đại suy thoái. Chúng trở nên chăm chú vào những đề tài này đến độ cố gắng tìm hiểu hết mức có thể từng dữ kiện và chi tiết, để rồi sau đó trở thành những chuyên gia đáng kinh ngạc. Trẻ mắc hội chứng Asperger có thể khởi đầu một cuộc nói-chuyện-một-chiều với người khác bằng cách chỉ nói về những vấn đề liên quan đến chủ đề đặc biệt ưa thích của chúng. Chúng có thể không thích thảo luận về những vấn đề khác, hoặc không thể lắng nghe và thấu hiểu những phản hồi của người khác. Con bạn có thể không nhận thấy rằng những người đối thoại với chúng đã không còn lắng nghe nữa, hoặc đã không còn thảo luận về chủ đề đó nữa.
    Một triệu chứng khác của hội chứng Asperger là không có khả năng hiểu những hành động, lời nói hoặc hành vi của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger thường không hiểu những lời nói đùa, những lời ám chỉ hoặc những hành động của người khác. Những cử chỉ hoặc biểu hiện tinh tế như mỉm cười, cau mày hoặc ra hiệu “lại đây” có thể vô nghĩa với trẻ mắc hội chứng Asperger vì chúng không nhìn thấy mối liên hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ. Vì không hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nên thế giới con người dường như rất rối rắm và quá tải đối với chúng. Nói chung, người mắc hội chứng Asperger cảm thấy rất khó để nhìn ra những quan điểm của người khác. Tình trạng này khiến họ không thể dự đoán hoặc hiểu được những hành vi của người khác. Dù không phải đúng với mọi trường hợp, nhưng thường thì những người mắc hội chứng Asperger đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.
    Những người mắc hội chứng Asperger thường nói năng lúng túng hoặc bất thường. Họ có thể nói rất to, giọng đều đều, hoặc nhấn giọng một cách kì lạ. Hầu như họ không thể hiểu được những tương tác xã hội, và hậu quả là họ không thể nhận ra rằng những chủ đề đang bàn luận hoặc cách nói chuyện của họ dường như không thích hợp hoặc gây phiền hà, nhất là trong những tình huống đặc biệt. Ví dụ như trẻ bình thường quen nói to khi bước vào nhà thờ mà không biết rằng mình không được nói to như vậy nữa.
    Một dấu hiệu khác của hội chứng Asperger là những cử động bất thường, hoặc kĩ năng vận động bị chậm. Họ có thể đi đứng không bình thường hoặc phối hợp các thao tác rất kém. Những người này có thể rất thông minh và bộc lộ những kĩ năng ngôn ngữ thành thạo, nhưng họ lại không bắt được bóng hoặc không biết nhún nhảy trên tấm căng lò xo, bất chấp mọi cố gắng chỉ dẫn của người khác.
    Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc hội chứng Asperger đều bộc lộ những triệu chứng trên, biểu hiện và mức độ từng triệu chứng của mỗi người là rất khác biệt tuy họ có cùng kết quả chẩn đoán. Tuy bộc lộ một số hoặc toàn bộ những triệu chứng trên nhưng trẻ tự kỉ cũng đồng thời sở hữu nhiều biệt tài.
    Nguyên nhân của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao?
    Điều quan trọng luôn nhớ là rối loạn phổ tự kỉ không phải chỉ là một rối loạn với một nguyên nhân duy nhất. Đúng hơn là thuật ngữ đó đại diện cho một nhóm rối loạn có liên quan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đa phần, hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có nguyên nhân là tập hợp các nhân tố nguy cơ về gen, có tương tác với những nguy cơ từ môi trường. Có rất nhiều gen góp phần vào hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Người ta cho rằng những gen này có tương tác với những yếu tố môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định cách thức mà cả hai yếu tố về di truyền và môi trường góp phần gây ra chứng tự kỉ.
    Có một số quan niệm sai lầm về những người mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không phải là do cách nuôi dạy, do cha mẹ không quan tâm, hoặc những vấn đề cảm xúc mà trẻ đã trải qua trước đó. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là một loại rối loạn sinh học thần kinh, không phải là hậu quả của những vấn đề bắt nguồn từ trải nghiệm sống trong cuộc đời của trẻ.





    Mang thai giả 'làm khó' bác sĩ


    Thoạt nhìn, người phụ nữ đang chuyển dạ và chạy tới nhà hộ sinh lúc nửa đêm kia trông giống hệt như những người còn lại. Chị có cái bụng to và mang theo một túi đồ lớn.
    Nhưng cô y tá chật vật mãi mà vẫn không nghe thấy tim thai khi đặt ống nghe lên bụng Pittsburgh brunette - người phụ nữ trung lưu ở giữa tuổi 30. Sau đó, bác sĩ tiến hành siêu âm. Kết quả là chẳng có đứa bé nào trong bụng cả.
    "Hầu hết mọi người thuyết phục họ rằng họ đang mang thai 38 tuần, và họ dần tin vào suy nghĩ mình đang chuyển dạ - thở nặng nhọc, suốt thai kỳ, với đầy đủ các triệu chứng", tiến sĩ Kimberly Gecsi, một bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện đại học ở Cleveland, người trong thập kỷ qua đã bắt gặp "4 đến 5" ca mang thai giả rất hiếm gặp này, cho biết.
    Khi được hỏi có từng thăm khám khi mang bầu, người phụ nữ nọ thừa nhận không, bác sĩ Gesci cho biết. Chồng cô nhìn vợ với ánh mắt hoài nghi. Cả gia đình họ đã chuẩn bị cho sự chào đời của một đứa trẻ mới.
    sieuam-jpg-1362046089_500x0.jpg
    Mang thai giả là tình trạng người phụ nữ không có thai, nhưng tin rằng mình có bầu. Ảnh minh họa: goodtoknow.co.uk
    Báo chí gần đây đưa tin một tình huống ngược lại, thường gặp hơn: Người phụ nữ đi sinh con mới biết mình mang bầu. Mới đây nhất là một trường hợp người phụ nữ 44 tuổi ở Michigan - đến bệnh viện vì nghĩ mình bị thoát vị, và rồi sinh hạ một em bé nặng hơn 4kg.
    Tuy vậy, các bác sĩ cũng ghi nhận những trường hợp hiếm gặp phụ nữ tin rằng mình đang mang thai giai đoạn cuối, mà thực ra không hề có thai, được biết đến với tên gọi pseudocyesis. Tình huống điển hình thường là những phụ này có đủ triệu chứng mang thai, như gia tăng lượng hoóc môn thai nghén, ngực to...
    "Những điều duy nhất không xuất hiện là nhịp tim của thai nhi, một bức tranh thật về em bé, và ca sinh nở", tiến sĩ Paul Paulman, giáo sư y tế gia đình tại Trường Y, Đại học Nebraska, cho biết. "Còn lại mọi thứ khác đều xuất hiện".
    Nhưng một thực tế là, theo Paulman, chỉ riêng niềm tin của người phụ nữ cũng đủ khiến cơ thể phản ứng như đang có mang, khiến cho tuyến yên ở vùng đáy não - tuyến kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và sự tiết sữa - thay đổi hoạt động.
    "Não nhận định cơ thể đang mang bầu", ông nói. "Điều tốt lành là những thay đổi thể chất này - trừ phi bạn bị mổ đẻ - sẽ không gây ảnh hưởng gì hết", Paulman nhấn mạnh.
    Đôi khi, chính các bác sĩ cũng bị lừa. Hai năm trước, một ca mổ đẻ cấp cứu đã được tiến hành trên một phụ nữ mang thai giả, sau khi các bác sĩ cho thuốc giục đẻ hai ngày trời mà không thành công tại một bệnh viện ở Bắc Carolina. Hai bác sĩ sau đó đã bị kỷ luật.
    Tiến sĩ Orit Avni-Barron, chuyên gia về tâm thần và là giám đốc Trung tâm The Fish về sức khỏe phụ nữ tại Brigham và Bệnh viện phụ sản cho biết, đến nay chưa có những số liệu đáng tin cậy cho thấy mức độ thường gặp của tình trạng mang thai giả. Còn theo Avni-Barron, tác giả của một báo cáo về mang thai giả vào năm 2010, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 39, và thuộc về mọi chủng tộc, hay nhóm thu nhập. Các nghiên cứu đều chỉ được thực hiện trên những ca điển hình, không phải là thử nghiệm ngẫu nhiên.
    "Hầu như không thể lần theo dấu vết các ca này. Họ không muốn nói nhiều thông tin xung quanh hay trả lời câu hỏi khi họ phát hiện mình không mang thai", Paulman nói. Những phụ nữ đó thường bối rối sau khi phát hiện ra sự thật. Thường là họ chấp nhận thực tế và quay trở về nhà để "sống bình thường".
    Mang thai giả: Một rối loạn từ thời cổ đại
    Mang thai giả không phải là hiện tượng gần đây mới có, hoặc thậm chí chỉ có ở trên người. Tình trạng này - được gọi là "rối loạn somatoform" trong cuốn Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần, một bản chỉ dẫn tham khảo do Hiệp hội Bệnh tâm thần Mỹ công bố - đã quan sát thấy trên các loài động vật có vú khác như chó. Thậm chí các ghi chép từ thời Trung cổ cũng nói đến hiện tượng này.
    Nhiều sử gia tranh luận rằng Nữ hoàng Anh Mary Tudor cũng từng mắc "mang thai giả" và từng nhiều lần yêu cầu đốt các cọc để thoát khỏi nỗi ám ảnh về việc không thể sinh được người kế vị. Ngày nay, một số chương trình biểu diễn cũng có các nhân vật mắc các chứng giống với hiện tượng mang thai giả.
    Mang thai giả phổ biến nhất ở các quốc gia đang phát triển, nơi gia đình quy mô lớn được đánh giá cao và vị thế người phụ nữ bị gắn chặt với việc làm mẹ, Avni-Barron nói.
    "Nó gần như là một rối loạn xã hội. Thật thú vị", bà nói. Ngày nay, tình trạng này dường như hiếm hơn ở các quốc gia phát triển, khi quy mô gia đình nhỏ lại và vai trò của phụ nữ không chỉ còn gắn với việc nuôi con.
    Các yếu tố gây nên tình trạng mang thai giả bao gồm ham muốn có con mãnh liệt, yếu đuối, xu hướng phán đoán nhầm và dễ dàng đưa ra kết luận, theo Avni-Barron. Nếu cộng thêm sự trầm cảm, nó có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh để "gây ra một thay đổi thực sự" trong cơ thể người phụ nữ.
    Các bác sĩ khi gặp phải những phụ nữ mang thai giả kiểu này nên giải thích sự thật một cách rõ ràng - Paulman khuyến cáo, bởi ông từng gặp trường hợp một phụ nữ từng cắt tử cung nhưng vẫn tin rằng mình có bầu. Ông đã phải cho cô này xem siêu âm.
    Đôi khi ngay cả việc cho xem ảnh một tử cung trống rỗng cũng không đủ để làm lung lay niềm tin của người phụ nữ - hay máy móc trong cơ thể cô ấy. Một phụ nữ ở thành phố New York đã bảo với bác sĩ rằng em bé không nhìn thấy trên siêu âm vì bị khuất sau xương sườn! Sự bảo thủ của người phụ nữ trẻ rất có thể sẽ hủy hoại đời cô ấy.

     Kỷ ám thị có khả năng đáng kinh ngạc. Từ nhận thức sai lầm có thể tác động tới hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết. Cho nên rất nhiều bệnh được BS điều trị bằng tâm lý, họ cho bệnh nhân uống thuốc giả mà cũng hết bệnh. Dù mắc bệnh thật nhưng với niềm tin chữa khỏi nhiều người chỉ cần cúng bái, chữa mẹo cũng khỏi bệnh.
    Sự thật này tuy khó lý giải nhưng bắt buộc phải công nhận.