Lao động Trung Quốc quậy tung quê nghèo, đánh nhau với công nhân Việt và lao động không phép

Đàn bà con gái miền tây
Hơn 200 lao động nước ngoài có mặt tại KCN Long Giang (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) dùng tiền làm hư con gái mới lớn, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn.

Tan nát gia đình
Từ khi bắt đầu khởi động việc xây dựng, KCN Long Giang đã có rất nhiều công nhân người nước ngoài đến làm việc. Nhiều chị em đã có chồng, thấy mấy anh công nhân người nước ngoài này "vừa đẹp trai vừa có tiền" liền đem ra bàn cân để so sánh với chồng. Đó là mở đầu cho bi kịch của nhiều gia đình. Còn mấy cô gái trẻ cũng mê tít mấy tay công nhân ngoại quốc này, mặc cho thiên hạ dèm pha, chê bai…

Chị T - sinh năm 1986, cao 1,73m với làn da trắng ngần, được coi là hoa khôi của xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước). Hồi chưa có chồng, chị T nhiều lần tham gia các cuộc thi thanh niên thanh lịch ở huyện và thường "gom" giải cao nhất. 20 tuổi, chị yêu anh V - công nhân gần nhà, chỉ vì anh hiền lành, ăn nói có duyên.
*

*
Khu nhà lưu trú của công nhân KCN Long Giang
Cưới nhau được đầy năm, gia đình nhỏ của họ có thêm đứa con trai bụ bẫm, cuộc sống gia đình càng đầy ắp tiếng cười. Khi KCN Long Giang khởi động, anh V mở quán cà phê để vợ ở nhà có thêm thu nhập. Thấy khách có nhu cầu ăn uống, chị T bán thêm rượu bia và vài món ăn đơn giản.

Trong nhóm công nhân kỹ sư người Trung Quốc là "mối ruột" của quán, có một người đàn ông dáng cao lớn, bệ vệ, gần 60 tuổi luôn hào hứng "chi đẹp" khi chị T ra tính tiền. Chỉ sau một tháng người đàn ông này ghé quán, chị T chuyển từ chiếc xe gắn máy Tàu sang xe tay ga Air Blade nhập khẩu từ Thái với giá lên đến hơn 60 triệu đồng.

Anh V gặng hỏi, chị T mặt nặng mày nhẹ bóng gió chê chồng lâu nay bất tài nên chị thua thiệt với người ta. Và chiếc xe này là "quà tặng" làm quen của một người đàn ông ngoại quốc vì khen chị "nấu ăn ngon"!

Đến khi anh V phát hiện chị T "tòm tem" với gã kỹ sư đáng tuổi ông nội, anh mới ngã ngửa khi lâu nay không để ý tới những biểu hiện khác thường của vợ. Lúc này chị V ném lá đơn ly hôn ra bắt anh ký và... đuổi anh khỏi nhà.

Thương vợ, thương con, anh V cố nhịn nhục và hứa với vợ sẽ cố gắng phấn đấu làm thật chăm chỉ để vợ con sung sướng. Thế nhưng, anh V càng xuống nước năn nỉ chị T càng coi thường chồng. Chị công khai qua lại với gã đàn ông kia mà không cần biết tâm trạng của chồng mình ra sao.

Uất ức, anh V canh vợ chạy xe trên đường rồi cho xe tông vào để "cả hai cùng chết". Cú tông khá mạnh, cả hai phải nhập viện cấp cứu. Xuất viện, anh V đồng ý ly hôn và dọn đồ ra khỏi nhà. Còn người vợ đầu ấp tay gối với anh lâu nay lấy tiền của nhân tình cất thêm căn nhà tường khang trang bên cạnh căn nhà cũ để vui vầy duyên mới.

Mẹ cặp bồ, con cũng noi theo
Theo anh V, lương của những công nhân nước ngoài tại KCN Long Giang cả chục triệu đồng, còn bậc kỹ sư thì thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Do vậy, họ chi xài rất thoải mái so với những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn trong xã. Với mẽ ngoài bảnh bao, tiền bạc rủng rỉnh họ nhanh chóng hạ gục những phụ nữ muốn "đổi đời".
*

*
Anh Nguyễn Văn Thảnh - một nạn nhân của nhóm công nhân Trung Quốc.


Ông Ba K - ở ấp 4, có cô con gái mới 16 tuổi dáng vẻ phổng phao, đã lọt vào tầm ngắm mấy tay công nhân ngoại quốc. Thấy cô con gái ông K phải tắm ngoài cầu ao, đám công nhân chi ngay 20 triệu đồng làm nhà tắm. Khi thấy cô gái mới lớn xiêu lòng, cả nhóm thay nhau ve vãn, hết anh này "chia tay" lại tới lượt anh khác xáp vô…

Còn bà M ở ấp 5, thấy mình "hết lửa" khó cặp bồ với mấy tay công nhân ngoại, nên xúi đứa cháu gái chưa tới 18 tuổi "dụ" tay công nhân ngoại quốc lớn hơn tuổi bà, về ăn ở trong nhà như vợ chồng. Chưa hết, cũng tại ấp 4, có trường hợp cả hai mẹ con cùng cặp bồ với đám công nhân ngoại. Họ bất chấp mọi thứ, "miễn có tiền là được". Thậm chí, “thấy con cháu người ta cặp bồ mà phát ham", bà còn rước đứa cháu mới 16 tuổi ở Kiên Giang đem lên mai mối cho một anh chàng xấp xỉ 50 tuổi.

Theo một cán bộ xã Tân Lập 1, chỉ riêng ấp 4, nơi có KCN, đã có hơn chục trường hợp các bà vợ chủ động xin ly hôn với chồng. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, say xỉn, quan điểm bất đồng... "Ly hôn bữa trước, bữa sau đã thấy các chị công khai qua lại với mấy ông chồng hờ ngoại quốc" - vị cán bộ này nói.


Đánh công nhân Việt
Không chỉ ve vãn đàn bà con gái, một số công nhân ngoại quốc còn đánh nhau với công nhân Việt. Anh Nguyễn Văn Thảnh kể lại: Mất hết đất sản xuất, tui với mấy ông bạn xin vào KCN làm phụ hồ. Cùng phận cu li như nhau nhưng lương của mấy ông Trung Quốc cao gấp 3-4 lần chúng tôi, tới 350.000 đồng/ngày.

Có lần tôi đang trộn hồ thì một công nhân tên A Sịn tự dưng cầm cán cuốc gõ vào đầu tôi, miệng xí xô tiếng Trung. Đau quá, tôi cầm cái vá trộn hồ quật luôn vào chân A Sịn. Anh ta quăng cuốc bỏ chạy. Tôi tưởng vậy là thôi, nào ngờ A Sịn vác ra cây búa và tụ tập mấy công nhân khác đòi ăn thua đủ với tôi. May mà sự việc sau đó được can ngăn kịp thời, nếu không sẽ có án mạng.

Mới đây, một nhân công người Việt tên Danh C, khi làm việc trong KCN gây ra lỗi. Thay vì giải quyết theo Luật Lao động, một nhóm công nhân "ngoại" đã lôi Danh C vào phòng, đánh cho một trận thâm tím mặt mày.

Anh Hồ Quang Huấn- một công nhân ở đây kể: "Có lần nhóm công nhân ngoại quốc không biết mượn ở đâu chiếc xe ô tô 7 chỗ lượn lờ trước cổng KCN. Anh chàng ôm vô lăng không có bằng lái, khi bo cua ôm không sát tông phải chiếc xe gắn máy đi cùng chiều làm hai cha con đang đi trên xe ngã lăn ra đất. Họ xuống xe, nói xí xô mấy câu, đưa vài tờ giấy bạc cho nạn nhân rồi toan bỏ đi khiến người dân bất bình".

Trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Rớt - cán bộ tư pháp xã Tân Lập 1, cho biết: "Chúng tôi vận động tuyên truyền để chị em hiểu và cố gắng giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tình hình phụ nữ cặp bồ với mấy ông công nhân Trung Quốc hồi mới thành lập KCN Long Giang gây xôn xao dư luận dữ lắm, nhưng bây giờ lắng dịu rồi. Theo tôi biết, chỉ có 2 trường hợp làm đám cưới, còn lại là theo kiểu chồng hờ vợ tạm, hết hợp đồng lao động mấy ổng bỏ về nước, mấy chị trót bỏ chồng phải chịu thiệt thòi. Dư luận thì nhiều nhưng tôi nắm chỉ khoảng chục trường hợp xin ly hôn thôi…".

Theo hồ sơ của Ban quản lý các KCN Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh này có 204 lao động nước ngoài đang làm việc, trong số này có 69 lao động chưa có giấy phép. Hiện nay, số lao động có phép lẫn không phép đều tập trung chủ yếu tại KCN Long Giang. Hầu hết những lao động này là lao động phổ thông, không có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn và phần đông là người Trung Quốc.

Hữu Danh

http://www.danviet.vn/53353p1c24/lao-dong-ngoai-quay-tung-que-ngheo.htm
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/lao-ong-trung-quoc-quay-tung-que-ngheo.html

Đông Đức đã bán cho Tây Đức 30 ngàn người

Lời người dịch: Đây mới là một phần mặt thật của Erich Honecker (1912 -1994) và đồng đảng của hắn. Chỉ có lũ súc sinh mới có thể đối xử với đồng bào của mình như vậy mà thôi!

Có những bảng giá đặc biệt cho việc trao đổi tù nhân: một người bình thường “giá” 40 ngàn bảng, nhưng nếu là người có bằng cấp thì giá cao hơn nhiều, Giampaolo Kadalanu viết trong bài báo được tờ La Repubblica công bố như thế.

“Những cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm: một bên là vương quốc tư bản, đấy là bên mua, bên kia là nước cộng hòa công nông, tức là bên bán. Đối tượng mua bán là người: hơn 33 ngàn chính trị phạm của Cộng hòa dân chủ Đức, để giải phóng họ, từ năm 1963 đến năm 1989 Cộng hòa liên bang Đức đã phải trả tổng cộng 3 tỉ mác”, tờ báo này viết như thế.

“Đông Đức không bao giờ công nhận là có chính trị phạm: các cuộc đàm phán là nói về những kẻ phạm tội “hoạt động chống là chế độ bài phát xít”, nói cách khác, là về những người định chạy sang phương Tây hay giúp những người khác bỏ chạy, hay phê phán chế độ, được người ta coi là chuyển thông tin cho Tây Đức. Theo lời hai luật sư từng tham gia vào những vụ trao đổi như thế, ông Iurgen Stange ở phía Tây và ông Bolfgan Fogel ở phía Đông thì giá một người là 40 ngàn mác (khoảng 20 ngàn Uero). Kĩ sư, bác sĩ là những người mà Cộng hòa dân chủ Đức không muốn thả thì giá cao gấp đôi. Những người bị kết tội giúp người khác chạy trốn hay chuyển thông tin sang phương Tây có giá tới 200 ngàn mác”, tác giả bài báo viết.

“Việc chuyển giao diễn ra trực tiếp giữa hai luật sư, các cuộc gặp gỡ diễn ra tại bến xe điện ngầm Friedrichstrasse, hệt như các điệp viên vậy. “Những cuộc trao đổi chính thức diễn ra từ năm 1963, được thủ tường Tây Đức lúc đó là Konrad Adenauer chấp thuận. Nhưng nếu không có sự can thiệp của nhà thờ Thiên chúa giáo thì việc mua bán có thể đã ngừng lại rồi”, tác giả viết như thế.

“Ở Đông Đức việc “trao đổi” được các quan chức cấp cao trong bộ an ninh Stasi phụ trách. Mọi người đều hài lòng: sau một thời gian ngắn việc mua bán tù nhân đã trở thành điểm quan trọng trong quan hệ giữa hai nhà nước Đức. Ban đầu những tù nhân được giải phóng chỉ được quyền trở về nguyên quán ở Cộng hòa dân chủ Đức. Nhưng sau đó Bonn đã đạt được thỏa thuận là những người “đã được mua” có thể tự do lựa chọn. Cho đến năm 1989 Đông Đức là quốc gia duy nhất mà để tồn tại họ sẵn sàng bán các công dân của mình”, tác giả bài báo viết như thế.

Nguồn: La Repubblica

Dịch lại theo bản tóm tắt tại địa chỉ: http://inopressa.ru/article/05Aug2011/repubblica/gdr.html

Quái thai

Hôm nay phải đăng nhập vào giờ này mới được. Rõ là các máy ở khu vực mình bị nhiễm virut nhằm tấn công blogspot.com. Mình vẫn xem được bằng cách thông qua một số trang. Hôm trước qua trang này http://www.unblock4all.info/ Mình có đăng nhập được 1 lần nhưng những lần sau đó bị báo lỗi 404

Đức mở cửa thị trường lao động, bóc lột láng giềng


Đức mở cửa thị trường lao động, bóc lột láng giềng
foto: Shutterstock

Người Séc nếu muốn đã có thể tự do sang Đức làm việc. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn từ khi nước Đức mở cửa thị trường lao động, đã ghi nhận thấy có trường hợp công dân Séc bị bóc lột như nô lệ.

Theo nhật báo Mladá fronta Dnes hôm 20.7.2011, thì nhiều công ty môi giới lao động sử dụng nhân công Séc thường vi phạm pháp luật. Công nhân Séc không được lĩnh cả mức lương tối thiểu, không được trả tiền làm thêm giờ. Các cơ quan chức năng đã bắt đầu tìm hiểu xác minh một số trường hợp khiếu nại.

Mf Dnes nói về trường hợp cụ thể của một hãng chế biến đồ kim loại tại bang Saschen, nằm gần biên giới với CH Séc, mà hiện nay đang phải đương đầu với phiền toái phức tạp bất ngờ. Chủ yếu là liên quan tới việc vi phạm luật pháp của Đức về mức lương tối thiểu. Trong cuộc tiếp xúc tình cờ với nhân viên sở lao động tỉnh Ústí nad Labem, chủ sở hữu công ty này bất ngờ được biết về mức chênh lệch tiền công mà ông ta đã thanh toán cho văn phòng môi giới nhân lực từ CH Séc với đồng lương thực tế mà công nhân nhận được. Thay vì mức lương thô tối thiểu 6,89 euro cho một giờ công làm việc, công ty môi giới chỉ trả cho công nhân gần một nửa mức này.

“Chúng tôi nhận được thông tin của những người, làm việc bên đó như nhân công của một văn phòng môi giới lao động, rằng họ chỉ nhận được mức lương Séc tối thiểu, nghĩa là 8 nghìn korun và thêm một chút tiền thưởng. Nhưng tổng cộng cũng chưa thể bằng được mức lương tối thiểu theo qui định của luật tại Đức. Hãng này vì vậy đang bị đe doạ phạt và đang tìm biện pháp giải quyết,“ bà Leona Bláhová từ chi nhánh sở lao động Ústí cho biết và bổ xung thêm, rằng cùng với các đồng nghiệp từ Đức đã nhận được một số khiếu nại về cách đối xử của nhiều văn phòng môi giới lao động với công nhân.

Từ tháng 5, Đức đã hoàn toàn mở cửa thị trường lao động và cơ hội làm việc cũng có tương đối nhiều cho người Séc. Nhưng một trong những yêu cầu cơ bản là khả năng hiểu tiếng Đức, mà theo bà Bláhová, thì chính đó là điều kiện mà nhiều người Séc muốn sang Đức làm việc không đạt được. Vì thế nên họ đang phải nhờ đến dịch vụ của các văn phòng môi giới lao động. Nhưng cũng chính vì thế, nhiều văn phòng đã có thể dễ dàng lợi dụng.

“Với chúng tôi, hiện nay không có cách nào khác là chuyển những khiếu nại lên Uỷ ban Thanh tra lao động Nhà nước. Thế nhưng nhiều người lại không muốn chính thức khiếu nại, nên cái vòng luẩn quẩn này vẫn tiếp diễn,“ bà Leona Bláhová kết luận.

Nguyen Nguyen- Vietinfo.eu

Mladá fronta Dnes


Quái thai

Mấy ngày nay khi vào tất cả các trang blogspot.com từ 7h-17h30' đều gặp phải thông báo này

thông báo của blogspot.com

Nữ hacker 10 tuổi tìm ra lỗi trong game iOS và Android

Cô học sinh lớp 4 tại California (Mỹ) giành được sự kính nể của giới hacker khi công bố một lỗ hổng chưa từng được phát hiện trong nhiều trò chơi dành cho các thiết bị chạy trên hai nền tảng di động phổ biến nhất hiện nay.

Hacker nhí có biệt danh CyFi này đã trình bày khám phá của mình trong hội thảo bảo mật DefCon 19 ở Mỹ tuần qua.
CyFi tại hội thảo DefCon 19.
CyFi tại hội thảo DefCon 19. Ảnh: CNet.

Từ tháng 1/2011, CyFi bắt đầu thấy chán một số game nông trại do mất quá nhiều thời gian chờ đợi. Chẳng hạn, để trồng ngô, người chơi phải chờ tới 10 tiếng mới có thể thu hoạch.

"Vì thế cháu nghĩ sao mình không tìm cách đẩy thời gian nhanh lên", CyFi chia sẻ trên CNet. Với một số game, CyFi đơn giản chỉ cần chỉnh đồng hồ điện thoại hoặc tablet. Cũng có game tích hợp sẵn cơ chế ngăn chặn việc gian lận thời gian nhưng CyFi vẫn tìm ra đường vòng để đánh lừa chương trình, trong đó có việc ngắt Wi-Fi.

Cô bé này không tiết lộ những game nào đang bị ảnh hưởng nhưng đã thông báo cho các nhà phát triển để họ khắc phục lỗi.

Châu An

4 yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.


Hình mang tính minh họa. Ảnh: Health.
Hình mang tính minh họa. Ảnh: Health.

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Nếu cha mẹ là người cùng địa phương thì chỉ số IQ trung bình của trẻ là 102, còn người ở khác tỉnh kết hôn, trẻ sinh ra chí số thông minh 109. Bố mẹ có quan hệ họ hàng thì chỉ số thông minh của trẻ giảm rõ rệt.

Chỉ số thông minh không bất biến mà có thể thay đổi sau một thời gian. Người có điểm IQ từ 85 đến 115 được đánh giá là trí tuệ bình thường, chiếm khoảng 67% dân số; 145-160 điểm IQ là thiên tài, chỉ chiếm 0,13%. Chỉ số này không chỉ bị chi phối bởi di truyền mà còn chịu tác động của môi trường sống, chế độ ăn, học tập…

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ:

1. Di truyền

Nhìn chung, cha mẹ có chỉ số IQ cao thì trẻ sẽ không có chỉ số thông minh thấp. Ngoài ra, các yếu tố di truyền cũng được phản ánh trong quan hệ huyết thống.

Cụ thể, nếu cha mẹ là người cùng tỉnh thì chỉ số thông minh trung bình của trẻ là 102, còn nếu ở khác tỉnh, trẻ sinh ra sẽ có IQ 109. Nếu như hai người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau thì sinh con có chỉ số thông minh giảm rõ rệt, phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết.

2. Dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như: protein, DHA, kẽm, sắt, iốt, chollin, folate, B6, B12... tác động xấu tới sự phát triển não bộ và nhận thức lâu dài của trẻ.

Khảo sát cho thấy, bé bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn 3-10 điểm so với trẻ được dùng sữa thay thế. Sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3.

Ngoài ra, trẻ tham ăn hoặc ăn quá nhiều thịt thì chỉ số thông minh cũng giảm. Trẻ thông minh mà không ăn sáng cũng bị ảnh hưởng; vì việc hấp thụ protein, đường, yếu tố vi lượng vào buổi sáng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự phát triển của trí não.

3. Phản ứng thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, chẳng hạn việc sử dụng lâu dài thuốc chống động kinh.

4. Sức khỏe - môi trường

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình tìm hiểu nguồn gốc sự khác biệt trong các điểm kiểm tra IQ. Các bệnh nhiễm trùng đường ruột (tiêu chảy, tả, thương hàn) làm trẻ mất 10 điểm IQ so với nhóm trẻ không mắc bệnh.

Những trẻ bị bỏ rơi, không có tình yêu thương của mẹ và không được giáo dục tốt, IQ sẽ thấp. Theo một nghiên cứu trên thế giới, chỉ số IQ của những bé này ở độ tuổi lên 3 trung bình chỉ 60,5; trong khi nếu trẻ được sống trong môi trường tốt thì chỉ số thông minh 91,8.

Phương Trang

Đòn ác hiểm của thương lái Trung quốc

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.


Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.

Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách,
nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ.


Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta mất hút trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

“Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.

Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán.

Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.

3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu
nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ.


Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi.

Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.

Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.

Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì “rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này”. GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: “Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

(Theo Giáo dục Việt Nam)

Tưởng con là thần đồng, hóa mắc bệnh

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Khi thấy vợ chồng chị Thuận trầm trồ khoe cậu con trai lớp 1 làm toán siêu, đọc sách làu làu, người dì liền đưa cho Tũn cuốn truyện. Cu cậu đọc trôi chảy nhưng khi bảo tóm tắt lại hoặc hỏi về nội dung thì không biết gì.

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt- máy lạnh- tủ lạnh- linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.Các bạn thông cảm nhé

Hè năm nay, để thưởng cho cậu con trai vừa đạt học sinh giỏi lớp 1, chị Thuận đưa cháu từ Quảng Ninh lên Hà Nội chơi, ghé thăm vài người thân. Đi đâu, chị cũng tự hào kể về cậu nhóc với nhiều khả năng như "thần đồng" của mình: "Nó siêu lắm, từ lúc bé tí đã biết hết các số, chữ, chơi trên máy tính nhoay nhoáy, dù không ai dạy. Đến lớp được vài buổi thì đọc thông, làm toán thạo luôn, khiến cô giáo cũng 'choáng'".

Thế nhưng, khi nhìn cậu cháu trai, với vẻ ngoài sáng sủa nhưng chân tay lại hết sức lóng ngóng, không thể tự đi vệ sinh, hay nói lan man khi được hỏi những điều đơn giản..., người dì cảm thấy lo lắng. Chị thử đưa cho Tũn một cuốn truyện, cu cậu đọc rất lưu loát nhưng sau đó hỏi lại thì không hiểu ý nghĩa gì trong sách. Làm về giáo dục, chị thấy bất ổn và khuyên chị Thuận nên đưa con đi khám. Khi bác sĩ xác định cu Tũn mắc một rối loạn về phát triển, gọi là hội chứng Asperger, chị Thuận mới bàng hoàng.

Thật ra, trước đó, ông bà ngoại bé và một số người quen từng góp ý nhưng chị Thuận thường gạt đi vì thấy con biết nói sớm, nhận biết nhanh, ở lớp luôn đạt điểm tốt, thậm chí còn nổi trội hẳn về môn toán so với các bạn. Bấy lâu nay, chị chỉ hơi buồn vì thấy cháu không gắn bó, chẳng thích chơi hay thể hiện tình cảm với mẹ, nhưng lại nghĩ do tính cách của bé trai là vậy.

Trái ngược với chị Thuận, chị Ngọc (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) thấy con "khang khác" từ lúc cháu hơn 2 tuổi nhưng thổ lộ điều này với ai chị cũng bị mắng vì mọi người đều cho là cháu rất thông minh, lanh lợi. Lúc cháu hơn 3 tuổi, khi cho con đến trường mầm non, chị Ngọc mới tìm được sự đồng cảm từ cô giáo của bé.

Cô cho biết, trong lớp cháu không thích chơi với các bạn, cô hỏi không nói, nhưng thỉnh thoảng lại nói một mình hoặc nói những điều chẳng liên quan. Trong những giờ tập vận động như ném bóng, bật cao... cháu không làm được như các bạn. Cháu nhận biết chữ, số nhanh, thậm chí đọc sách tốt nhưng những việc dễ dàng như gọi tên bố mẹ, đồ vật, phân biệt màu sắc thì lại không làm được dù mẹ và cô đã dạy.

Cho con đi khám, chị Ngọc không ngạc nhiên nhưng vẫn thẫn thờ khi bác sĩ nói cháu bị Asperger. Hiện chị cho cháu đi trị liệu tuần hai buổi ngoài thời gian lên lớp bình thường.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, cố vấn đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em 18001567, cho biết, Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển. Người ta mới biết đến bệnh này chỉ từ hơn chục năm nay dù những trẻ bị hội chứng đã được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.

"Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ Asperger ở giữa, gần với bình thường hơn, và bác sĩ sẽ không gọi trẻ asperger là trẻ tự kỷ", nhà tâm lý giải thích.

Vì lý do đó, những trẻ mắc hội chứng này thường dễ can thiệp, tác động, nhất là được phát hiện sớm, và có thể trở thành trẻ gần như bình thường.

Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ mắc Asperger khá khó khăn, khiến nhiều phụ huynh chỉ đưa con đi khám khi trẻ đã vào tiểu học. Không như trẻ tự kỷ, thường chậm nói và kém phát triển trí tuệ, các em Asperger phần lớn vẫn nói bình thường, thậm chí nói khá nhiều, và có trí tuệ trung bình, khá.

Nhiều bậc phụ huynh còn nhầm tưởng con có khả năng vượt trội do những trẻ này thường có tư duy về toán, kỹ thuật tốt. Không ít em từ nhỏ đã có sở thích đặc biệt về mặt tri thức như toán, vật lý, có khả năng đọc sách, thuộc lòng thơ, truyện, say mê nghiên cứu máy móc, đồ điện tử, tin học... Trẻ cũng có thể có trí nhớ phi thường, khả năng tự học những gì mình yêu thích.

Những em mắc chứng này thường có vốn từ nhiều, nhưng lại hay nói rườm rà, không đúng hoàn cảnh. Kỹ năng xã hội của các em kém, không biết chủ động giao tiếp và gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ như nét mặt, điệu bộ... để diễn đạt. Các em giao tiếp bằng mắt kém, ít có khả năng hiểu được người đối diện nói gì. Những trẻ này thường thích sống cô đơn. Hơn nữa, khả năng phối hợp vận động tay chân của các em không tốt khiến trẻ rất vụng về, lóng ngóng.

Theo tiến sĩ Kim Quý, hiện nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh này và cũng không có thuốc đặc hiệu nào để điều trị. Bởi thế, không còn cách nào khác là bố mẹ, kết hợp với các thày cô giáo tìm ra những cách giáo dục phù hợp, giúp trẻ khắc phục những điểm yếu như dạy giao tiếp, ứng xử... và phát huy các thế mạnh, là khả năng tư duy thiên về kỹ thuật, toán, tin học...

Nhà tâm lý giáo dục cũng khẳng định, với bệnh này, phát hiện càng sớm thì việc can thiệp càng hiệu quả và càng giúp trẻ dễ hòa đồng với môi trường, xã hội, tốt nhất là trong 3 năm đầu đời.

"Để làm được việc này, không có cách nào khác là bố mẹ cần luôn quan tâm theo sát từng mốc trưởng thành của con, tham khảo thêm các thang đánh giá về chuẩn phát triển theo độ tuổi, các dấu hiệu bất thường... để kịp thời phát hiện và trị liệu, mang đến cơ hội được hòa nhập và sống như những người bình thường cho trẻ", bà nói.

Minh Thùy

Đùa dai



Một sinh viên năm thứ nhất vào thăm bác ở Hà nội đúng lúc bác đang ăn cơm

- Cháu chào bác ạ

- À, cháu đấy à? Ăn cơm chưa?

- Dạ cháu chưa ăn ạ

- Cháu cứ đùa, bác là bác hỏi thật đấy

- Dạ cháu chưa ăn thật ạ

- Thằng này, chỉ được cái đùa dai. Thế ăn thật chưa?

- dạ cháu chưa ăn thật mà

- Uhm.. bác có lòng thành hỏi thật mà mày cứ đùa với bác hòai. Bác hỏi lần nữa nhé: ăn thật hay chưa nào?

- Dạ cháu ăn rồi ạ

- Ừ có thế chứ, phải thật thà vậy chứ

Đùa

DNS chuyện nhỏ

Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.
Sống ở Việt nam thật thiệt thòi nếu như không biết đặt DNS và vài trang proxy hơn 1/2 thông tin và tri thức nhân loại bị phong tỏa.
DNS viết tắt từ Domain Name System (tạm dịch Hệ thống tên miền) là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet. Bất cứ thiết bị nào(máy tính, máy chủ web, camera , máy ATM ...) có kết nối mạng đều có 1 địa chỉ IP (tĩnh hoặc động) Trong khi địa chỉ IP khó nhớ dễ nhầm, nên các trang web có địa chỉ là tên chữ cái thực ra tương đương với 1 địa chỉ IP, cần phải có máy giải mã tên miền sang địa chỉ IP. Ở Việt nam có khoảng 6 máy giải mã tên miền. Khi ta gõ tên trang web nên thanh địa chỉ và bấm enter gói tin đó được gửi đến 1 trong 6 máy chủ giải mã, nếu máy đó có lưu địa chỉ trang đó nó sẽ trả về máy của ta kết quả, gói tin thứ 2 được gửi đi đúng địa chỉ IP của trang web (ví dụ http:///tuoitre.vn có IP là 123.30.128.10 ). Còn rất nhiều trang không lưu trong cơ sở dữ liệu của máy chủ giải mã đó. Máy chủ đó sẽ thay ta truy vấn các máy giải mã khác rồi chuyển kết quả về cho ta. Có nhiều trang hết hạn, trang ta gõ nhầm địa chỉ và trang bị chặn được trả lời là trang không tồn tại...nên nhớ trang bị chặn được trả lời nhanh hơn trang gõ nhầm vì không cần truy vấn thêm.
Thiết lập DNS mặc định là tự động , tất nhiên sẽ là 1 trong số các máy chủ giải mã của Việt nam. Nghiệp dư mới để tự động, hàng ngàn máy chủ giải mã tên miền trên thế giới tha hồ chọn. Để thiết lập phải đăng nhập máy tính của mình quyền admin, có mấy cách để mở internet protocol ( TCP/IP ) properties.
Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

1. cách đi đường dài vào control panel > network connections ra hình 1
Photobucket
(hình 1 , 2 và 3 )
Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

2. Cách kích đúp vào biểu tượng 2 chiếc tivi ở khung đồng hồ phía dưới bên phải màn hình ra hình dưới
Photobucket
( hình 3 )
Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Photobucket
( hình 4)Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Photobucket
(hình 5 )
Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

nhớ kích ok ở hình 5 lúc lành ảnh quên không khoanh nút ok
Điện lạnh giá rẻ : máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, linh kiện đã qua sử dụng là sở trường kinh doanh của chúng tôi.
Sửa chữa tại nhà khách hàng, nhanh chóng, chất lượng, uy tín, linh kiện phong phú, cũ mà din.

Vượt cách này thực ra là vượt mấy máy chủ giải mã tên miền trả kết quả láo . Những trang bị chặn thực sự là chặn trực tiếp địa chỉ IP. Chắc chắn máy chủ web những trang này nằm ở nước ngoài, nếu nằm ở VN chỉ việc vác nghị quyết đến là ổn. Cách chặn của nó là nằm ở các máy có nhiệm vụ kết nối, việc các máy này phải chặn nhiều trang sẽ bị chậm toàn bộ hệ thống kết nối của VN .
Chặn địa chỉ IP cụ thể phải thông qua các trang web hỗ trợ mới có thể xem được.
Có rất nhiều cách để xem :
-Với đề tài cụ thể nếu qua google nên kích vào đường link ghi là ( đã lưu trong bộ nhớ cache ) nên có thói quen kích vào nó vì không sợ virut , Việt nam không cấm được đường lưu này, bất tiện là phải thường xuyên copy tựa bài để tìm kiếm.
- Một số trang hỗ trợ gửi bằng đường thư, có trang gửi ảnh chụp trang cần xem .
-Nhưng vẫn không tiện bằng những trang sử lý trực tiếp cho mình http://www.unblock4all.info/ . Trước tiên vào trang này kéo thanh cuộn xuống chút gõ địa chỉ trang bị chặn kích nút go là ok khá nhanh. Nên lưu trang này vào favorite , những trang bị chặn cũng lưu vào favorite luôn tiện vô cùng. Thêm 1 số trang khác http://search.cmmb8.com/go2world.php chịu khó tìm thêm nhiều lắm đấy, chúc các bạn làm hay hơn tớ.

Chủ nợ của Vinashin ‘cảm thấy bị lừa’

Giới chủ nợ ngày càng thất vọng về việc Vinashin không trả được nợ đáo hạn vào năm ngoái trong bối cảnh chính phủ tảng lờ quan ngại của chủ nợ.

Bài viết trên báo tài chính The Wall Street Journal ra ngày 16/05 nhận định diễn biến này nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới những kế hoạch cải thiện kinh tế của Việt Nam.

Các vấn đề xảy ra với Vinashin cho thấy những rủi ro khi đầu tư vào một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong các nước mới nổi lên trên thế giới, ít nhất là những gì có thể nhìn thấy trên bề mặt.

Chính phủ Việt Nam lập ra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cốt để trở thành tập đoàn có vị thế lớn trong thị trường đóng tàu quốc tế nhằm có thể cạnh tranh với các tập đoàn đóng tàu lớn mạnh của Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản.

Chính phủ cũng đã đổ toàn bộ số tiền 750 triệu đôla thu được từ lần phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường nước ngoài lần đầu tiên trong năm 2005 cho Vinashin.

Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam viết thư bảo lãnh cho tập đoàn này để rồi họ có được thêm khoản vay 600 triệu đôla vốn bổ sung, thông qua hợp đồng đi vay được ngân hàng ở nước ngoài thu xếp.

Nhưng khi Vinashin vỡ nợ vào cuối tháng 12 năm ngoái, chính phủ đã từ chối trả nợ thay.

Đã có hàng chục định chế tài chính đầu tư vào các khoản cho Vinashin vay.

'Chủ nợ bị lừa'

Trong số này có Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và quỹ đầu tư dạng hedge fund là Elliott Advisers Ltd.

Một số chủ nợ của Vinashin nay phàn nàn rằng họ đã 'bị lừa gạt'.

Đối với nhiều công ty tài chính khác, thư bảo lãnh của chính phủ là lý do duy nhất mà họ cảm thấy đủ an toàn để cho tập đoàn này vay.

Trong tháng này, một nhóm gồm hơn phân nửa các chủ nợ đã gửi một lá thư cho chính phủ của Việt Nam đòi thanh toán khoản nợ đầu tiên là 60 triệu đôla vốn đáo hạn từ tháng 12 năm ngoái.

"Đây luôn là khoản vay được chính phủ bảo lãnh theo cách hiểu của giới chủ nợ,” một người thạo tin liên quan tới diễn biến này nói với The Wall Street Journal.

"Trong tương lai, đồng vốn sẽ không đổ vào những nơi mà vốn không được đối xử đúng mực." Người này nói thêm.

The Wall Street Journal cho biết các quan chức tại Vinashin và giới chức chính phủ Việt Nam không phản hồi lại yêu cầu bình luận của báo này.

Trong tương lai, đồng vốn sẽ không đổ vào những nơi mà vốn không được đối xử đúng mực

Các vấn đề với Vinashin cho thấy rõ những rủi ro mà các nhà đầu tư phải lĩnh hội khi họ bỏ tiền vào những thị trường nhỏ.

Bế tắc về việc Vinashin không trả được nợ có thể gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với triển vọng của Việt Nam.

Chính phủ đã và đang phải vật lộn với mức lạm phát ngày càng tồi tệ.

Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng ngưỡng 17,51% vào tháng Tư và có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới làm phức tạp thêm triển vọng kinh tế trước mắt.

Thêm vào đó là những vấn đề liên quan tới niềm tin đối với tiền đồng, vốn bị phá giá năm lần kể từ giữa năm 2008.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này trong những năm gần đây.

Mục đích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mục đích là biến Vinashin thành một cỗ máy chế tạo có thể giữ cho ngành công nghiệp đóng tàu nằm trong tay nhà nước.

Thế nhưng dự án này đổ bể khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong năm 2008, để lại gánh nặng về nợ cho Vinashin với khoảng 4,4 tỉ đôla.

Các đơn hàng của công ty bị cắt giảm, làm tê liệt vốn hoạt động.

Mùa hè năm ngoái, nhà chức trách đã bắt một số quan chức hàng đầu của Vinashin, bao gồm cả cựu Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình, và cáo buộc họ khai man báo cáo tài chính để che dấu tình trạng thật về tài chính của tập đoàn này.

'Chính phủ tảng lờ'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển một số đơn vị kinh doanh của Vinashin sang các tập đoàn khác.

Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm như Investors Service của Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều đã hạ điểm xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong những tháng gần đây, đa phần do các vấn đề tại Vinashin.

Thủ tướng Việt Nam đã xin lỗi về vai trò của mình trong việc quản lý yếu kém của Vinashin tại một phiên chất vấn ở quốc hội được truyền hình trực tiếp.

Các nhà đầu tư bị dính vào khoản cho Vinashin vay 600 triệu đôla nói họ rất ngạc nhiên về sự thờ ơ của chính phủ Việt Nam trước những quan ngại của họ.

Những chủ nợ đã cố gắng rất nhiều lần trong vài tháng qua để biết xem điều gì đang xảy ra với Vinashin.

Trong số các việc làm của chính phủ có cả việc chuyển một số đơn vị Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác mà không cần sự chấp thuận của các chủ nợ của tập đoàn này.

Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nói rằng các khoản nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của nhà nước, khiến chủ nợ của Vinashin không hiểu nổi làm sao để có thể lấy lại được tiền đã cho tập đoàn này vay mượn.

Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin dường như ngày càng bấp bênh hơn.

"Chúng tôi không kiếm thêm được tiền tự hoạt động đóng tàu và chính phủ đang yêu cầu các ngân hàng trong nước cho Vinashin vay thêm cũng như yêu cầu các nhà cung cấp hỗ trợ thêm," một người nắm rõ diễn biến tại Vinashin nói.

Người này nói thêm rằng "Nhưng người ta sẽ không thể biết chuyện gì đang xảy ra. Mọi thứ đều hết sức vẩn đục”.

Copy từ BBC

Con kiến đi kiện củ khoai