Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS), một phân nhánh của Viện y tế quốc gia (National Institute of Health), định nghĩa hội chứng Asperger như sau:
Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger trong khi hành nghề đã quan sát 4 đứa trẻ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Dù trí tuệ của chúng không có gì bất thường, nhưng chúng lại thiếu những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, không thể hiện sự đồng cảm với bạn bè cùng trang lứa, và cơ thể rất lóng ngóng. Cách nói năng của chúng hoặc không mạch lạc hoặc quá trịnh trọng, và chúng trò chuyện toàn chỉ về một một chủ đề mà chúng đã bị cuốn hút vào đó.
Những quan sát của Asperger được xuất bản bằng tiếng Đức vẫn chưa được biết đến rộng rãi, cho mãi đến năm 1981, khi một bác sĩ người Anh tên là Lorna Wing đem xuất bản một loạt những nghiên cứu về những đứa trẻ mắc những triệu chứng tương tự nhau, mà bà gọi là hội chứng “Asperger”. Những bài viết của bà được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Hội chứng Asperger trở thành một tình trạng và định bệnh riêng biệt và được đặc tả từ năm 1992, thời điểm nó được bổ sung vào Cẩm nang chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) phiên bản 10, Phân loại dịch bệnh toàn cầu (International Classification of Diseases (ICD-10), và vào năm 1994, nó được thêm vào phiên bản thứ 4 của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV)), một tài liệu chẩn đoán tham khảo của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association).
Những cá nhân được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ hoặc rối loạn phổ tự kỉ có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn ngữ không bị chậm đáng kể, là những trường hợp rất giống với những trường hợp tự kỉ chức năng cao (High Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)) và có những triệu chứng giống nhau và được điều trị bằng những cách can thiệp giống nhau.
Những triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là gì?
Thông thường, chỉ khi trẻ đến tuổi đi học, người ta mới có chẩn đoán hội chứng Asperger. Không như chứng tự kỉ, hội chứng Asperger nói chung chỉ được nhận ra trên cơ sở những tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, bạn có thể để ý khi chúng tương tác với những người khác, chúng sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về hành vi khác như tăng động giảm tập trung chú ý (attention deficit hyperactivity disorder ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể con bạn được chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý, cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.
Sau đây là danh sách những triệu chứng có thể có ở trẻ mắc hội chứng Asperger:
Một triệu chứng khác của hội chứng Asperger là không có khả năng hiểu những hành động, lời nói hoặc hành vi của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger thường không hiểu những lời nói đùa, những lời ám chỉ hoặc những hành động của người khác. Những cử chỉ hoặc biểu hiện tinh tế như mỉm cười, cau mày hoặc ra hiệu “lại đây” có thể vô nghĩa với trẻ mắc hội chứng Asperger vì chúng không nhìn thấy mối liên hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ. Vì không hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nên thế giới con người dường như rất rối rắm và quá tải đối với chúng. Nói chung, người mắc hội chứng Asperger cảm thấy rất khó để nhìn ra những quan điểm của người khác. Tình trạng này khiến họ không thể dự đoán hoặc hiểu được những hành vi của người khác. Dù không phải đúng với mọi trường hợp, nhưng thường thì những người mắc hội chứng Asperger đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.
Những người mắc hội chứng Asperger thường nói năng lúng túng hoặc bất thường. Họ có thể nói rất to, giọng đều đều, hoặc nhấn giọng một cách kì lạ. Hầu như họ không thể hiểu được những tương tác xã hội, và hậu quả là họ không thể nhận ra rằng những chủ đề đang bàn luận hoặc cách nói chuyện của họ dường như không thích hợp hoặc gây phiền hà, nhất là trong những tình huống đặc biệt. Ví dụ như trẻ bình thường quen nói to khi bước vào nhà thờ mà không biết rằng mình không được nói to như vậy nữa.
Một dấu hiệu khác của hội chứng Asperger là những cử động bất thường, hoặc kĩ năng vận động bị chậm. Họ có thể đi đứng không bình thường hoặc phối hợp các thao tác rất kém. Những người này có thể rất thông minh và bộc lộ những kĩ năng ngôn ngữ thành thạo, nhưng họ lại không bắt được bóng hoặc không biết nhún nhảy trên tấm căng lò xo, bất chấp mọi cố gắng chỉ dẫn của người khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc hội chứng Asperger đều bộc lộ những triệu chứng trên, biểu hiện và mức độ từng triệu chứng của mỗi người là rất khác biệt tuy họ có cùng kết quả chẩn đoán. Tuy bộc lộ một số hoặc toàn bộ những triệu chứng trên nhưng trẻ tự kỉ cũng đồng thời sở hữu nhiều biệt tài.
Nguyên nhân của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao?
Điều quan trọng luôn nhớ là rối loạn phổ tự kỉ không phải chỉ là một rối loạn với một nguyên nhân duy nhất. Đúng hơn là thuật ngữ đó đại diện cho một nhóm rối loạn có liên quan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đa phần, hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có nguyên nhân là tập hợp các nhân tố nguy cơ về gen, có tương tác với những nguy cơ từ môi trường. Có rất nhiều gen góp phần vào hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Người ta cho rằng những gen này có tương tác với những yếu tố môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định cách thức mà cả hai yếu tố về di truyền và môi trường góp phần gây ra chứng tự kỉ.
Có một số quan niệm sai lầm về những người mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không phải là do cách nuôi dạy, do cha mẹ không quan tâm, hoặc những vấn đề cảm xúc mà trẻ đã trải qua trước đó. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là một loại rối loạn sinh học thần kinh, không phải là hậu quả của những vấn đề bắt nguồn từ trải nghiệm sống trong cuộc đời của trẻ.
- những lề thói hoặc nghi thức lặp đi lặp lại,
- ngôn ngữ và lời nói kì lạ, ví dụ như nói năng trịnh trọng thái quá bằng một giọng đều đều, hoặc hiểu lời nói theo nghĩa đen,
- hành vi không thích hợp về mặt xã hội và cảm xúc và thiếu khả năng tương tác với bạn bè cùng lứa,
- gặp khó khăn trong giao tiếp không lời, bao gồm hạn chế trong việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ, khả năng biểu cảm nét mặt bị hạn chế hoặc không thích hợp, hoặc hay nhìn chằm chằm một cách kì lạ, mất tự nhiên,
- cử động vụng về và thiếu nhịp nhàng.
Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger trong khi hành nghề đã quan sát 4 đứa trẻ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Dù trí tuệ của chúng không có gì bất thường, nhưng chúng lại thiếu những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, không thể hiện sự đồng cảm với bạn bè cùng trang lứa, và cơ thể rất lóng ngóng. Cách nói năng của chúng hoặc không mạch lạc hoặc quá trịnh trọng, và chúng trò chuyện toàn chỉ về một một chủ đề mà chúng đã bị cuốn hút vào đó.
Những quan sát của Asperger được xuất bản bằng tiếng Đức vẫn chưa được biết đến rộng rãi, cho mãi đến năm 1981, khi một bác sĩ người Anh tên là Lorna Wing đem xuất bản một loạt những nghiên cứu về những đứa trẻ mắc những triệu chứng tương tự nhau, mà bà gọi là hội chứng “Asperger”. Những bài viết của bà được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Hội chứng Asperger trở thành một tình trạng và định bệnh riêng biệt và được đặc tả từ năm 1992, thời điểm nó được bổ sung vào Cẩm nang chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) phiên bản 10, Phân loại dịch bệnh toàn cầu (International Classification of Diseases (ICD-10), và vào năm 1994, nó được thêm vào phiên bản thứ 4 của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV)), một tài liệu chẩn đoán tham khảo của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association).
Những cá nhân được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ hoặc rối loạn phổ tự kỉ có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn ngữ không bị chậm đáng kể, là những trường hợp rất giống với những trường hợp tự kỉ chức năng cao (High Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)) và có những triệu chứng giống nhau và được điều trị bằng những cách can thiệp giống nhau.
Những triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là gì?
Thông thường, chỉ khi trẻ đến tuổi đi học, người ta mới có chẩn đoán hội chứng Asperger. Không như chứng tự kỉ, hội chứng Asperger nói chung chỉ được nhận ra trên cơ sở những tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, bạn có thể để ý khi chúng tương tác với những người khác, chúng sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về hành vi khác như tăng động giảm tập trung chú ý (attention deficit hyperactivity disorder ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể con bạn được chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý, cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.
Sau đây là danh sách những triệu chứng có thể có ở trẻ mắc hội chứng Asperger:
- khả năng giao lưu với mọi người kém và không phù hợp
- lời nói “máy móc” hoặc lặp đi lặp lại
- giao tiếp phi ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, còn giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc trên trung bình
- có khuynh hướng bàn luận về bản thân hơn là nói về người khác
- không có khả năng hiểu những vấn đề và câu nói vốn được coi là “suy nghĩ thông thường”
- không biết giao tiếp mắt hoặc đối-thoại-hai-chiều
- ám ảnh bởi những chủ đề đặc dị
- nói-chuyện-một-chiều
- cử động và tác phong vụng về
Một triệu chứng khác của hội chứng Asperger là không có khả năng hiểu những hành động, lời nói hoặc hành vi của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger thường không hiểu những lời nói đùa, những lời ám chỉ hoặc những hành động của người khác. Những cử chỉ hoặc biểu hiện tinh tế như mỉm cười, cau mày hoặc ra hiệu “lại đây” có thể vô nghĩa với trẻ mắc hội chứng Asperger vì chúng không nhìn thấy mối liên hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ. Vì không hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nên thế giới con người dường như rất rối rắm và quá tải đối với chúng. Nói chung, người mắc hội chứng Asperger cảm thấy rất khó để nhìn ra những quan điểm của người khác. Tình trạng này khiến họ không thể dự đoán hoặc hiểu được những hành vi của người khác. Dù không phải đúng với mọi trường hợp, nhưng thường thì những người mắc hội chứng Asperger đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.
Những người mắc hội chứng Asperger thường nói năng lúng túng hoặc bất thường. Họ có thể nói rất to, giọng đều đều, hoặc nhấn giọng một cách kì lạ. Hầu như họ không thể hiểu được những tương tác xã hội, và hậu quả là họ không thể nhận ra rằng những chủ đề đang bàn luận hoặc cách nói chuyện của họ dường như không thích hợp hoặc gây phiền hà, nhất là trong những tình huống đặc biệt. Ví dụ như trẻ bình thường quen nói to khi bước vào nhà thờ mà không biết rằng mình không được nói to như vậy nữa.
Một dấu hiệu khác của hội chứng Asperger là những cử động bất thường, hoặc kĩ năng vận động bị chậm. Họ có thể đi đứng không bình thường hoặc phối hợp các thao tác rất kém. Những người này có thể rất thông minh và bộc lộ những kĩ năng ngôn ngữ thành thạo, nhưng họ lại không bắt được bóng hoặc không biết nhún nhảy trên tấm căng lò xo, bất chấp mọi cố gắng chỉ dẫn của người khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc hội chứng Asperger đều bộc lộ những triệu chứng trên, biểu hiện và mức độ từng triệu chứng của mỗi người là rất khác biệt tuy họ có cùng kết quả chẩn đoán. Tuy bộc lộ một số hoặc toàn bộ những triệu chứng trên nhưng trẻ tự kỉ cũng đồng thời sở hữu nhiều biệt tài.
Nguyên nhân của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao?
Điều quan trọng luôn nhớ là rối loạn phổ tự kỉ không phải chỉ là một rối loạn với một nguyên nhân duy nhất. Đúng hơn là thuật ngữ đó đại diện cho một nhóm rối loạn có liên quan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đa phần, hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có nguyên nhân là tập hợp các nhân tố nguy cơ về gen, có tương tác với những nguy cơ từ môi trường. Có rất nhiều gen góp phần vào hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Người ta cho rằng những gen này có tương tác với những yếu tố môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định cách thức mà cả hai yếu tố về di truyền và môi trường góp phần gây ra chứng tự kỉ.
Có một số quan niệm sai lầm về những người mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không phải là do cách nuôi dạy, do cha mẹ không quan tâm, hoặc những vấn đề cảm xúc mà trẻ đã trải qua trước đó. Hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao là một loại rối loạn sinh học thần kinh, không phải là hậu quả của những vấn đề bắt nguồn từ trải nghiệm sống trong cuộc đời của trẻ.