Hôm nay lại có cuộc gọi nhỡ, vẫn trò lừa đảo, mình không mắc mưu nhưng cứ viết chia sẻ cho mọi người cảnh giác. Bọn lừa đảo bỏ ra 5 ngàn đăng ký dịch vụ chuyển cuộc gọi. Khi mình tò mò gọi lại số giọ nhỡ, thực tế là gọi vào đầu số điện thoại vệ tinh có cước phí cực đắt. Không như cuộc gọi thường gọi ĐT vệ tinh bị tính tiền từ lúc đổ chuông, 1 hồi chuông là mất cả trăm ngàn. Lại nhớ cách đây 3 năm có thằng nó gọi mình báo trúng thưởng xe máy. Mình hỏi nó bắt mình gọi lại, nhưng mình lại hỏi tổng đài trước về chương trình trúng thưởng. Đời lắm cạm bẫy
1. Hội chứng co rút bộ phận sinh dục (GRS)
Tên khoa học của chứng bệnh này là Genital Retraction Syndrome (viết tắt là GRS) - hội chứng co rút bộ phận sinh dục.
Người
bị triệu chứng kỳ quặc này thường mất tinh thần vì sợ hãi, khi cơ quan
sinh dục bên ngoài (dương vật hoặc núm vú nữ) bị co hoặc rút lại vào
trong cơ thể đến mức hoàn toàn bị biến mất. GRS được coi là một trong
những rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân của bệnh được cho rằng có sự xung đột tâm lý, lo lắng hay sợ mất năng lực tình dục.
Nó là nỗi ám ảnh lớn trong nhiều nền văn hóa, người bị bệnh thường không được chữa trị đầy đủ vì tâm lý e ngại. Ở một số khu vực kém văn minh, nguyên nhân của căn bệnh này thường được quy cho tà thuật, các phù thủy, pháp sư gây ra.
Nó là nỗi ám ảnh lớn trong nhiều nền văn hóa, người bị bệnh thường không được chữa trị đầy đủ vì tâm lý e ngại. Ở một số khu vực kém văn minh, nguyên nhân của căn bệnh này thường được quy cho tà thuật, các phù thủy, pháp sư gây ra.
2. Hội chứng xác sống
Hội
chứng này được phát hiện bởi nhà thần kinh học người Pháp - Jules
Cotard (1840 - 1889) vào năm 1880. Tên khoa học của chứng bệnh này là
Walking Corpse Syndrome (viết tắt là WCS) - hội chứng xác sống.
Đây là chứng bệnh thần kinh đặc biệt hiếm gặp, một dạng bệnh đánh lừa cảm xúc mà người mắc có cảm tưởng như họ đã chết, không tồn tại, cơ thể bị thối rữa hay cơ thể không có máu hoặc bị mất cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Đây là chứng bệnh thần kinh đặc biệt hiếm gặp, một dạng bệnh đánh lừa cảm xúc mà người mắc có cảm tưởng như họ đã chết, không tồn tại, cơ thể bị thối rữa hay cơ thể không có máu hoặc bị mất cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Không
những thế, những người mắc bệnh luôn phủ nhận sự tồn tại của chính mình
cũng như phủ nhận sự hiện hữu của Chúa trời, quỷ dữ... Cuối cùng họ tìm
đến cái chết theo lẽ tự nhiên. Sự rối loạn này có xu hướng xảy ra liên
tục và là một dạng của rối loạn tâm lý, tâm thần phân liệt.
3. Hội chứng Moebius
Hội
chứng Moebius được nhà thần kinh học Paul Julius Mobius phát hiện và mô
tả vào năm 1888. Nó là một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện
từ lúc sinh.
Những người bị mắc hội chứng này sinh ra với khuôn mặt hoàn toàn tê liệt, không thể cười, nhăn mặt, nhấp nháy mắt, thậm chí không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia.
Những người bị mắc hội chứng này sinh ra với khuôn mặt hoàn toàn tê liệt, không thể cười, nhăn mặt, nhấp nháy mắt, thậm chí không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia.
Một
nghiên cứu đã chỉ ra, hội chứng Mobius là do các dây thần kinh sọ, dây
thần kinh mặt bị tổn thương. Đặc biệt, dây thần kinh sọ VI (kiểm soát
chuyển động mắt bên) và VII (kiểm soát biểu hiện nét mặt) kém phát triển
khiến cho người bệnh không thể đảo mắt hay nhăn mặt...
Bên cạnh đó, môi trên có hiện tượng bị rút lại do sự co rút cơ ở mặt. Thỉnh thoảng, các dây thần kinh sọ V và VIII cũng bị ảnh hưởng. Nếu là dây thần kinh sọ VIII, người bệnh có thể bị mất thính giác.
Bên cạnh đó, môi trên có hiện tượng bị rút lại do sự co rút cơ ở mặt. Thỉnh thoảng, các dây thần kinh sọ V và VIII cũng bị ảnh hưởng. Nếu là dây thần kinh sọ VIII, người bệnh có thể bị mất thính giác.
Một
nguyên nhân khác của hội chứng này cũng được đề cập đến là sự gián đoạn
mạch máu ở não, thiếu máu cục bộ hoặc không đủ lượng oxy cần thiết cung
cấp cho não khi bào thai đang phát triển.
Do gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp qua biểu hiện trên khuôn mặt và mỉm cười nên khoảng 30% trẻ em bị hội chứng Moebius đều mắc bệnh tự kỷ.
Do gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp qua biểu hiện trên khuôn mặt và mỉm cười nên khoảng 30% trẻ em bị hội chứng Moebius đều mắc bệnh tự kỷ.
4. Hội chứng mùi cá
Được
mô tả lần đầu tiên vào năm 1970, hội chứng mùi cá (hay còn gọi
Trimethylaminuria) là sự rối loạn trao đổi chất hiếm gặp, gây ra sự
khiếm khuyết trong việc sản sinh các enzyme flavin có chứa monooxygenase
3 (FMO3).
Bình thường, khi ta ăn thực phẩm có nhiều chất choline (cá, gan động vật, trứng), một loại protein có tên trimethylamine (TMA) sẽ được hình thành tại ruột dưới tác dụng của một số vi khuẩn. Sau đó, chất này được một enzyme trong cơ thể chứa FMO3 chuyển hóa.
Khi FMO3 hoạt động không đúng hoặc số lượng enzym này sản sinh ra không đủ sẽ khiến TMA không được chuyển hóa, tích tụ lại và toát ra khỏi cơ thể (qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu). Tùy theo nồng độ TMA trong máu mà người bệnh có các mức độ hôi khác nhau.
Bình thường, khi ta ăn thực phẩm có nhiều chất choline (cá, gan động vật, trứng), một loại protein có tên trimethylamine (TMA) sẽ được hình thành tại ruột dưới tác dụng của một số vi khuẩn. Sau đó, chất này được một enzyme trong cơ thể chứa FMO3 chuyển hóa.
Khi FMO3 hoạt động không đúng hoặc số lượng enzym này sản sinh ra không đủ sẽ khiến TMA không được chuyển hóa, tích tụ lại và toát ra khỏi cơ thể (qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu). Tùy theo nồng độ TMA trong máu mà người bệnh có các mức độ hôi khác nhau.
Khi bị triệu chứng này, cơ thể của người bệnh sẽ có mùi như mùi cá, nước tiểu, mồ hôi và hơi thở rất nặng và tanh.
Tình
trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Nhiều nhà khoa học nghi ngờ
rằng, các hormone giới tính nữ, chẳng hạn như progesterone hoặc estrogen
càng làm trầm trọng thêm triệu chứng mùi cá này.
5. Hội chứng nổ đầu
Hội chứng nổ đầu là một dạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh nghe thấy một tiếng nổ lớn trong đầu mình.
"Tiếng
nổ" thường xảy ra ngay sau khi người mắc bệnh ngủ và nghe như một tiếng
gầm, tiếng súng, tiếng la hét, tiếng chuông hay chập điện.
Mặc
dù người mắc triệu chứng này không bị thương về thể chất, nhưng họ phải
trải qua cảm giác sợ hãi và lo lắng như bị tấn công. Hiện các nhà khoa
học chưa tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị triệu chứng này, mặc dù nó có
liên hệ với sự căng thẳng và thường biến mất mà không cần điều trị.
6. Hội chứng Phonagnosia
Được
mô tả lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu của Van Lancker và Cantor vào năm
1982, phonagnosia là một rối loạn rất hiếm gặp, liên quan đến sự xáo
trộn trong việc nhận ra người khác thông qua tiếng nói của họ.
Những
người bị rối loạn này có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện mặt đối
mặt, nhưng họ gặp khó khăn trong giao tiếp qua điện thoại. Lý do là bởi
người bệnh không thể xác định được người mà họ đang nói chuyện, ngay cả
khi đó là người họ biết.
Hầu hết các trường hợp mắc phonagnosia được ghi nhận là những người bị tổn thương não sau một chấn thương não hoặc đột quỵ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình