10 chuyện nổi bật ở Việt Nam năm 2012


Đất nước Việt Nam vừa trải qua 12 tháng nhiều sự kiện đầy kịch tính từ chính trị, xã hội tới kinh tế và quốc phòng.
BBC điểm lại những tin tức chính thu hút nhiều bạn đọc đến với trang bbcvietnamese.com trong năm 2012.

1. Cưỡng chế đất đai

Cưỡng chế ở Tiên Lãng hồi tháng Một năm 2012
Vụ Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 gây bất bình trong dư luận
Năm 2012 khởi đầu với những phát đạn hoa cải ở Bấm Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế trái luật khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Vươn và gia đình bị tố cáo bắn bị thương một số công an và quân nhân trong vụ cưỡng chế hồi đầu tháng Một.
Truyền thông trong nước mạnh mẽ chỉ trích các quan chức Hải Phòng và dẫn lời tướng Bấm Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, nói:
"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy? Điều này cần được khẩn trương làm rõ."
Hôm 28/12, báo chí trong nước nói ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai người anh em khác bị đề nghị truy tố Bấm tội giết người trong khi vợ của hai ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Sau Tiên Lãng, một vụ cưỡng chế với số đông công an hơn, dù không có sự tham gia của quân đội như Tiên Lãng, đã diễn ra tại Bấm Văn Giang, Hưng Yên hồi tháng Tư.
Người dân tố cáo chính quyền dùng Bấm vũ lực mạnh và hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã bị hành hung.
Đây chỉ là hai vụ lớn nhất trong số các vụ cưỡng chế đất đai trong năm qua ở Việt Nam.

2. 'Đồng chí X'

Trong tháng 10, một sự kiện được theo dõi sát sao là Bấm Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản mà kết quả là không ai bị kỷ luật vì để xảy ra các sai phạm kinh tế và tham nhũng tràn lan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Dũng nói Đảng còn giao nhiệm vụ, ông còn làm
Điều này diễn ra bất chấp chuyện toàn thể Bộ Chính trị và cá nhân một ủy viên, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gọi là 'đồng chí X', bị đưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương gồm 175 thành viên chính thức.
Mặc dù truyền thông Việt Nam không nêu tên nhưng các hãng thông tấn nước ngoài đều nói 'đồng chí X' chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được tờ The Economist nói tới trong bài ' Bấm Chúng ta tha cho chúng mình'.
Sau hội nghị, luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Bấm Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật 'Bộ chính trị và một ủy viên'.
Sang tháng 11, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc gợi ý với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng chính phủ nên bắt đầu " Bấm văn hóa từ chức" nhưng vị Thủ tướng nói Đảng còn giao cho ông nhiệm vụ thì ông còn làm mặc dù ông không 'xin' Đảng Cộng sản giao việc cho ông.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận ra rằng họ cần Bấm thay đổi nhưng có vẻ lúng túng trong chuyện thực hiện.

3. Nhóm lợi ích

Tranh chấp phe nhóm và Bấm nhóm lợi ích là hai vấn đề 'nóng' trong nhiều tháng qua. Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh Bấm nhận định hồi tháng Chín:
"Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án...
"Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội."
Một Bấm cựu quan chức nói các nhóm lợi ích luôn "gắn với một ông quan chức nào đấy" và nói khó có thể chống tham nhũng nếu chính các quan chức này cũng phụ trách luôn việc chống tham nhũng.

4. Ai làm báo?

Năm 2012 chứng kiến sự phát triển của một số blog chỉ trích chính quyền mà các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi là "phản động".
Trong số các trang này có Quan làm báo và Dân làm báo, hai trang bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cấm đọc.
Con gái ông Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng, cũng chỉ trích những ' Bấm blog phản động' trong một cuộc phỏng vấn.
Sự xuất hiện của Bấm Quan làm báo được xem là biểu hiện của những 'căng thẳng cung đình' bị 'bật mí' ra tại Việt Nam.
Cho tới giờ danh tính của các tác giả trên Quan làm báo vẫn còn là điều bí ấn.
Một trong những người bị cáo buộc đứng đằng sau trang web này, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, nói với BBC rằng bà và em trai, Đặng Thành Tâm, Bấm không có liên quan gì tới Quan làm báo.

5. 'Bầu' Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên
Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên được cho là nằm trong bối cảnh tranh chấp phe nhóm chính trị
Một loạt các cuộc Bấm bắt bớ và xét xử liên quan tới sai phạm kinh tế đã diễn ra mà vụ 'Bầu' Kiên, tức doanh nhân Nguyễn Đức Kiên, đã gây ra cú sốc cho thị trường tài chính Việt Nam.
Ông Kiên bị Bấm quy vào hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau ông Kiên, lần lượt Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, một cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, của ngân hàng có tiếng ACB đã bị bắt vào khởi tố.
Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bấm Trần Xuân Giá và một số nhân vật khác được tại ngoại hầu tra.

6. Vinashin - Vinalines

Hai vụ thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng ở hai tập đoàn chuyên đóng tàu (Vinashin) và vận tải hàng hải (Vinalines) đã dẫn tới các án tù lâu năm hoặc truy nã và bắt bớ.
Cuối tháng Ba, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án Bấm 20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng trong đó tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Sang tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines Dương Chí Dũng bị Bấm truy nã quốc tế và Bấm bị bắt vào tháng Chín.
Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống ' Bấm như chuyện đùa'.

7. Đường 'lưỡi bò'

Quan hệ Việt - Trung tiếp tục có nhiều căng thẳng liên quan tới chủ quyền biển đảo và người dân đã nhiều lần xuống đường để bày tỏ sự bất bình.
Bản đồ với đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông
Lần Bấm biểu tình cuối cùng, vốn nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, diễn ra hôm 9/12.
Một đương kim Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh Bấm nói chính quyền không muốn có biểu tình vì "lửa nhỏ có thể bùng thành đám cháy to" do người dân đã không còn tin vào chính quyền, vốn đã làm "quá nhiều điều sai trái".
Cuộc biểu tình hôm 9/12 diễn ra ít lâu sau khi tàu Trung Quốc bị cáo buộc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Bắc Kinh in hình 'lưỡi bò' thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông lên hộ chiếu mà Việt Nam từ chối đóng dấu.
Trước đó Việt Nam đã thông qua Bấm Luật biển khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và cả Hoàng Sa, hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.
Đáp lại, Bắc Kinh xác nhận việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo trong đó có Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).
Trong năm, Việt Nam tiếp tục đón các chuyến thăm viếng của hải quân nước ngoài và tăng cường quân bị qua việc đặt mua Bấm tàu chiến, phi cơ.

8. Blogger lãnh án

Hồi tháng 9/12, ba blogger được nhiều người biết tới, Điếu Cày (ông Nguyễn Văn Hải), bà Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý & Sự thật) và Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải) bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam.
Ông Hải bị kết án 12 năm, bà Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải bốn năm. Trong phiên Bấm phúc thẩm hôm 28/12, chỉ riêng ông Phan Thanh Hải được giảm án một năm xuống còn ba năm tù giam vì đã "nhận tội".
Mẹ bà Tần đã Bấm tự thiêu trong lúc con gái bị giam giữ.
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ việc Việt Nam dùng những điều luật "mơ hồ" để bỏ tù những người có quan điểm khác với chính quyền.
Việt Nam cũng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới coi là 'kẻ thù của internet' vì xét xử và sách nhiễu những cây viết trong không gian ảo, những người chính quyền nói bị trừng trị vi phạm pháp luật.

9. 'Hạt giống đỏ'

Tô Linh Hương, người mặc váy hồng, đi thăm công trường
Cô Tô Linh Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong hai tháng
Một trong những tin thu hút sự chú ý của dư luận hồi tháng Tư là chuyện con ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước Vinaconex - PVC.
Bấm Tô Linh Hương, sinh năm 1988, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành quan hệ quốc tế.
Nhưng con gái ông Rứa đã nhanh chóng Bấm rời ghế chủ tịch hồi tháng Sáu, hai tháng sau khi nhậm chức.
Hồi tháng Một có tin con trai út 23 tuổi của một ủy viên Bộ Chính trị khác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trở thành Bấm cán bộ đoàn cấp cơ sở sau khi du học ở Anh Quốc trở về.
Tới tháng 12/12, anh Nguyễn Minh Triết được bầu vào Bấm Ban chấp hành Trung ương đoàn.
Bấm Chị gái của anh Triết, bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, là lãnh đạo của một số công ty trong đó có chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Bản Việt.
Anh trai của anh, Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi là Bấm ủy viên trung ương dự khuyết và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

10. 'Bên Thắng Cuộc'

Cư dân mạng xôn xao về cuốn sách của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin trong những tuần cuối năm 2012.
Nhà báo Huy Đức viết về những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ trong cuốn Bên Thắng Cuộc.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Tác giả Huy Đức
Bấm Tác giả sách nói: "Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới."
Sách được Bấm đánh giá là giúp người đọc "hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức."
Phần một của Bên Thắng Cuộc với tựa đề Giải Phóng đã trở thành sách bán chạy nhất trong phần lịch sử Đông Nam Á trên Kindle Store của Amazon.
Vì gợi lại nhiều vấn đề tại Việt Nam thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, cuốn sách tiếp tục nhận các luồng ý kiến khen và chê trong các giới người Việt.
Một độc giả trên Amazon nói sách được viết "khá vội vã với lối hành văn và vô vàn các chi tiết được đưa vào" và "sách còn mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả, và lỗi đánh máy."
Trong khi đó một nhân vật được nêu trong sách cũng công khai lên tiếng nói rằng bài báo nói ông và đồng đội đầu hàng quân miền Bắc mà tác giả trích lại là không chính xác.
Tác giả Huy Đức hiện tiếp tục hiệu đính cho bản in của cuốn sách, ông cũng cho các bạn trên Facebook hay ông sẽ phản ánh những phản hồi của bạn đọc trong lần xuất bản tới.

Tỉnh dậy sau đột quỵ, nói thành thạo ngôn ngữ khác


Một cụ già 81 tuổi người Anh đã gây ngạc nhiên cho các bác sỹ khi sau cơn đột quỵ, cụ tỉnh dậy và nói thành thạo ngôn ngữ… xứ Wales.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bao bồm 4 phần lãnh thổ chính là Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Không phải tất cả 4 vùng lãnh thổ này đều nói ngôn ngữ giống nhau là tiếng Anh. Trong thời thế chiến thứ 2, cụ Alun Morgan, 81 tuổi đã cùng gia đình di tản đến xứ Wales.

Trong suốt thời gian ở nơi tản cư, xunh quanh cậu bé Alun toàn là những người nói tiếng Wales nhưng cậu chưa bao giờ tự học ngôn ngữ đó. Năm 10 tuổi, Alun cùng gia đình rời khỏi Wales và từ đó tới nay đã 70 năm cụ và gia đình sống ở Bathwick, hạt Somerset của Anh.

Cụ Alun bây giờ rất “siêu” ngoại ngữ khác
Cụ Alun bây giờ rất “siêu” ngoại ngữ khác


Khoảng 3 tuần trước, khi cụ đang xem tin tức buổi trưa trên ti vi thì vợ cụ, cụ bà Yvonne phát hiện chồng bị đột quỵ và rơi vào trạng thái hôn mê. Ngay lập tức, cụ Alun được đưa tới viện cấp cứu. Sau khi tỉnh dậy, các bác sỹ phát hiện thấy cụ nói tiếng xứ Wales và không thể nhớ nổi bất kỳ một từ tiếng Anh nào.

Người ta cho rằng có thể tiếng Wales đã đi vào đầu cậu bé Alun một cách vô thức khi cậu còn ở đó và ngôn ngữ này được “mở khóa” sau cơn đột quỵ.

Cụ Alun hiện tại đang phải học lại tiếng Anh. Cụ nói: “Tôi đã không sống ở Wales từ khi tôi rời khỏi Wales hồi chiến tranh thế giới. Dần dần tôi cũng nhớ ra những từ tiếng Anh nhưng điều đó không hề dễ dàng chút nào”.

Các bác sỹ chẩn đoán cụ Alun bị mắc phải chứng mất ngôn ngữ, một dạng tổn thương não gây thay đổi ở trung tâm ngôn ngữ của não bộ.

Cụ có thể nói thành thạo tiếng Wales dù chưa từng học ngôn ngữ này
Cụ có thể nói thành thạo tiếng Wales dù chưa từng học ngôn ngữ này


Trường hợp của cụ Alun không phải là trường hợp kỳ lạ đầu tiên có liên quan đến ngôn ngữ. Trong năm 2012, bà Kay Russell, 49 tuổi ở hạt Gloucestershire, tây nam nước Anh sau khi bị chứng đau nửa đầu đã bắt đầu chuyển qua nói giọng Pháp.

Chị Sarah Colwill, 35 tuổi ở thành phố Plymouth, hạt Devon cũng trải qua cơn đau nửa đầu và chuyển qua nói âm điệu Trung Quốc. Theo các bác sỹ, những người này bị mắc hội chứng Âm điệu nước ngoài, một loại hội chứng gây phá hủy phần não bộ có chức năng kiểm soát ngôn ngữ và hình thành từ ngữ.

Ông Chris Clark, thuộc Hiệp hội đột quỵ của Vương quốc Anh phát biểu: “Đột quỵ có thể ảnh hưởng lớn tới các bệnh nhân và dẫn tới các thay đổi về thể chất cũng như tính cách. Chứng mất ngôn ngữ xảy ra khi các vùng não bị tổn thương là các vùng có chức năng kiểm soát ngôn ngữ. Kết quả là, khả năng giao tiếp trước đây thông qua nói, hiểu, đọc hay viết của các bệnh nhân này sẽ bị hạn chế”.

Nhận diện những người gian dối trong công việc

 

Nếu một người lao động thường xuyên thực hiện hành vi gian dối khi còn học trong trường, họ sẽ không từ bỏ thói quen đó trong công việc hàng ngày.

Ảnh minh họa: CNN.
Ảnh minh họa: CNN.
Một số nhà khoa học của Đại học Minnesota tại Mỹ tìm hiểu mối quan hệ giữa hành vi gian dối trong trường và hành vi gian dối tại nơi làm việc.
“Thói quen thực hiện hành vi gian dối sẽ kéo dài từ lúc con người đi học tới lúc chúng ta bước vào thị trường lao động. Mối quan hệ giữa hành vi gian dối khi học và khi làm rõ rệt đến nỗi chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên”, Nathan Kuncel, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nói với Business News Daily.
Nhóm chuyên gia xem lại những nghiên cứu trước đây về tình trạng gian dối trong môi trường làm việc. Trong những nghiên cứu này, các nhà khoa học thu thập dữ liệu về hơn 1.500 người. Họ nhận thấy những hành vi gian dối phổ biến của sinh viên, học sinh bao gồm: bịa ra lý do để nghỉ học hoặc thi, quay bài, viết tiểu luận hộ người khác, canh lề rộng hoặc đặt khoảng cách lớn giữa các dòng để tăng số trang của tiểu luận. Những hành vi gian dối phổ biến trong không gian làm việc bao gồm: đánh cắp ý tưởng của đồng nghiệp, bịa ra lý do để nghỉ, khai man số tiền chi cho công ty, viết báo cáo hộ người khác.
Kết quả cho thấy phần lớn những người từng thực hiện hành vi gian dối nhiều lần khi còn học sẽ tiếp tục áp dụng những hành vi đó khi đi làm.
Nghiên cứu của Đại học Minnesota có ý nghĩa rất lớn đối với giới chủ doanh nghiệp và chuyên viên nhân sự. Kuncel cho rằng họ nên loại những ứng cử viên từng thực hiện hành vi gian dối khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
“Chúng ta đã có bằng chứng rõ ràng về việc những hành vi gian dối của họ sẽ tiếp tục được thực hiện trong công việc”, ông nói.

Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa

Nhiều người có thói quen ăn xong trứng gà ngải cứu buổi sáng, gọi thêm cốc sữa đậu nành, đang uống thuốc Đông y thì ăn xôi đỗ xanh...


Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...

Sữa đầu nành phối hợp với trứng gà sẽ khó tiêu.
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể...

Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.

Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.

Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
"Các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong)"

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.

Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.

Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.

Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.

Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.

Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.

Rau cải không nên trộn sống với cá, rong biển làm gỏi.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài...

Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.

Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.

Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.

Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.

Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)

Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng  của thuốc.

Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.

Ứng xử với bé quá nhút nhát

.

Bố mẹ là hình mẫu của trẻ, vì thế hãy luôn tự tin và cởi mở để làm tấm gương tốt cho bé.
Trẻ con thường khao khát khám phá thế giới xung quanh nhưng cũng rất thận trọng trước những cái mới. Đó là điều bình thường trong quá trình phát triển của các bé. Tuy nhiên, nếu con nhút nhát thái quá thì có khi lại là dấu hiệu chỉ ra vấn đề về hành vi nghiêm trọng hơn.
Theo Thebump, bố mẹ có thể giúp con xây dựng lòng tự tin và vượt qua sự nhút nhát bằng cách chú ý đến cá tính riêng của con và thay đổi cách nuôi dạy bé.
nhut-nhat-jpg-1355825173_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Thebump.
Đừng dán nhãn là bé nhút nhát trước mặt người khác
Nói rằng con là một cô bé nhút nhát có thể khiến bé cảm thấy mình có điều gì đó không tốt. Đừng xin lỗi những người bạn hay người thân vì sự rụt rè của con. Nhút nhát là một nét tính cách, không phải là lỗi. Một số trẻ có bản chất cởi mở trong khi số khác lại e dè. Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ rơi vào khoảng giữa hai trạng thái này.
Thừa nhận và tôn trọng cảm giác của con
Sự nhút nhát có thể chỉ là một giai đoạn nhưng cũng có khi là tính khí tự nhiên của bé. Điều quan trọng là bạn nhận ra và tôn trọng cảm xúc của con khi không dễ dàng tiếp cận với một người hay cảnh mới.
Trẻ thường rất rập khuôn với các thói quen của mình và không mấy cởi mở tiếp nhận sự thay đổi.
Hãy nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ và đảm bảo với bé rằng bạn hiểu cảm giác của con. Bạn cũng cần tìm hiểu để nhận ra những tín hiệu cho thấy bé đang cảm thấy khó chịu hay lo lắng khi giao tiếp xã hội. Hãy gần gũi và trấn an con. Nếu bé khóc hay nổi cơn giận dỗi vì muốn rời nơi nào đó thì bạn cũng đừng bắt con phải ở lại.
Tạo cơ hội cho con giao lưu bạn bè
Các bé nhút nhát thường chỉ thích ở nhà với bố mẹ, vì thế hãy giúp con bắt đầu các mối quan hệ xã hội từ môi trường gia đình. Bạn có thể tạo điều kiện để bé chơi với một hay hai trẻ khác tại nhà. Hãy để con thật sự thoải mái trước khi thêm nhiều bạn chơi mới hay di chuyển tới một địa điểm chơi khác. Trong vài tuần đầu tiên, cho bé chơi cùng bạn trong thời gian ngắn, sau đó tăng lên từ từ để bé quen dần và thấy hoàn toàn thoải mái. Bố mẹ có thể đề nghị những người thân khác và bạn bè của mình tạo cơ hội để con giao lưu với họ trong trạng thái an toàn.
Chuẩn bị tâm lý cho bé khi gặp người mới
Trò chuyện với con và để bé biết khi có người đến thăm hoặc gặp ai mới. Một trẻ nhút nhát có thể khó chịu ngay cả khi một người thân mà bé không biết hoặc lâu gặp đến thăm. Dùng những câu chuyện và tấm ảnh để bé làm quen với các thành viên gia đình hay bạn bè trước khi bé gặp họ. Bố mẹ có thể cùng con xem hình và và chia sẻ những ký ức thú vị với bé.
Kiên nhẫn và làm gương
Đừng ép con vào tình huống khiến bé khó chịu. Một số trẻ luôn e dè và có cảm giác bất an hơn những bé khác. Hãy để con có thời gian thích nghi với người hay hoàn cảnh mới. Đừng bao giờ chì chiết vì con nhút nhát. Bạn hãy chấp nhận tính cách này của con mà không phán xét. Bố mẹ là hình mẫu của con. Vì thế bạn hãy luôn tự tin và cởi mở để là một tấm gương tốt cho bé. Nếu con quá nhút nhát hay khép kín, hãy nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ tâm lý nhi.

Hàng trăm người Séc từng tham chiến ở Việt Nam



Binh sĩ Séc đến Hà Nội năm 1950. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.















Chiến tranh Đông Dương trong những năm 50 của thế kỉ trước đã khiến hàng trăm binh lính Tiệp Khắc thiệt mạng. Tổng cộng có 1600 người Séc-Slovakia đã khi tham chiến dưới màu cờ Pháp.

Các thông tin này được phát hiện bởi một nhà sử học Séc Ladislav Kudrna với sự hỗ trợ của một cựu sĩ quan Pháp. Ông đã được cho xem một số tài liệu về những binh chủng người nước ngoài đã từng gia nhập quân đội Pháp. Trong 1600 nghìn người Tiệp Khắc tham chiến, 303 chiến sĩ đã thiệt mạng.
“Số quân sĩ lớn như vậy tham chiến là do hàng nghìn người Tiệp lúc đó bỏ chạy khỏi chế độ cộng sản. Việc được tham gia quân đội Pháp lúc đó có thể là sự giải thoát đối với họ, song cũng có thể họ tham chiến vì muốn đấu tranh chống lại cộng sản,“ nhà sử học Kudrna cho biết.
Cuộc chiến tại Việt Nam vào những năm 1945-1954 cũng được coi là nơi mà có số quân sĩ Séc tham chiến lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sắp tới, một quyển sách ghi lại những khoảnh khắc về nó từ chính những người trong cuộc sẽ được xuất bản. Nó mang tên “Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất dựa trên số phận của Ladislav Charvát“.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Quân binh Tiệp Khắc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Ladislav Charvát sinh ra tại Praha, là người đã từng tham chiến tại Đông Dương. Nhà sử học Kudrna đã lấy được những bức thư ông gửi cho người thân, trong đó có thể chứa những thông tin nhiều hơn của sự kiện lịch sử. Từ những dòng viết này, người ta đọc được cách ông nhìn nhận chiến tranh Việt Nam.
“Điều duy nhất mà tôi cầu mong đó là thoát khỏi thềm địa ngục này và sau đó có đủ thời gian để làm lại cuộc sống mà không có tiếng hét và tiếng súng,“ Charvát viết trong một bức thư. Tất cả những gì ông gửi đi đều không phải những lời tốt đẹp nhất.
“Bao lần tôi phải tự tàn ác với chính bản thân và kìm nén tất cả những cảm xúc trong mình,“ Charvát từng viết. Đó là bức thư ông gửi về quê hương Séc, nơi mà ông đã rời bỏ vào năm 1948 vì chế độ cộng sản.
Khi bỏ trốn về phía Tây, Charvát đã sống trong trại tị nạn. Ở đây, ông kí hợp đồng tham gia quân đội trong vòng 5 năm khi còn chưa đủ 20 tuổi. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại quân đội và sau đó được gửi tới Việt Nam. Tại đây, ông đã hi sinh.
Những bức thư của Ladislav Charvát hiện đang giữ bởi em gái ông, bà Jana Zyková. Để đến được Séc, chúng đã qua cả sự kiểm tra của chế độ cộng sản. Không phải bức thư nào sau đó cũng đến được tay người thân của họ.
“Chúng tôi ở Đông Dương, không ai nhận được thư từ Tiệp Khắc. Không ai có thể lấy làm lại rằng tôi viết ít, vì tôi không muốn ai đọc được suy nghĩ của tôi,“ Charvát chia sẻ trong một bức thư.
Theo nhà sử học Kudrna, Charvát là một trong những thanh niên đã rời khỏi Séc để sang Tây Âu, sau đó tiếc nuối nhưng rồi lại thay đổi quan điểm, kiếm được nhiều bạn mới và lọt vào đội quân tinh nhuệ. Tuy nhiên, ông đã không may mắn trong đợt chiến đấu ở Dong Khe, nơi đội quân này bị đánh bại.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Binh sĩ quân đội Pháp canh giữ mộ của những liệt sĩ. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
“Thật kinh khủng. Có 705 lính nhảy dù tham gia trận chiến này và chỉ có 20 người sống sót,“ nhà sử học nói về trận đánh vào đầu tháng 10/1950. Tại đây, ông đã hi sinh và đến giờ vẫn không ai biết Charrvát đang nằm ở đâu.
Bạn của ông, chiến binh Karel Mynář bị bắt sau này đã miêu tả lại rằng ông được chôn vào một chỗ đất bùn ở gần sông. Tuy nhiên, không một giấy báo tử nào được gửi về Tiệp Khắc dù vào năm 1952, Tiệp Khắc đã bắt đầu có những thông tin về cuộc chiến này từ phía Việt Nam. Chính Karel Mynář đã báo tin này cho gia đình của Charvát sau khi về Tiệp sau đợt thả tù binh của phía Việt Nam.
Về Ladislav Charvát, Pháp không quên ơn ông. Vào đầu năm nay, em gái ông, bà Jana Zyková đã đến đại sứ quán Pháp tại Séc để nhận huân chương danh dự cho ông.
Nhóm người Tiệp Khắc chụp ảnh kỉ niệm trong lúc rảnh rỗi. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Charvát ngồi đầu, thứ hai từ phải sang. Ảnh tư liệu của Ladislav Charvát.
Nghiêm Trang vietinfo.eu

Sai lầm sửa sai lầm

Trẻ con đi học có những bài giảng đi giảng lại mà chúng vẫn không hiểu. Trong cuộc sống tất nhiên chúng cũng cần phải giảng giải nhiều lần mới hiểu, mới nhớ. Vậy mà nhiều bậc cha mẹ chỉ biêt dùng mệnh lệnh hoặc hình phạt mà không nghĩ đến khả năng tiếp thu của trẻ. Cái lỗi của chúng là chưa hiểu chứ không phải ương bướng.

Doan Thanh Huong

Trước nay, dạy con theo cách: thấy tụi nhóc làm gì sai thì nhắc, không bảo tụi nhóc là phải thế này hay phải thế kia. Hôm nay, xảy ra một việc nhỏ khiến con bị đau, nhận ra rằng trẻ con vẫn là trẻ con, chúng không thể tự nhận biết được cái gì là đúng, là sai, là có hại hay không có hại, những tai nạn vô tình có thể làm chúng đau. Bố mẹ vẫn phải dạy chúng bằng lời nói, nhắc nhở chúng chứ không phải để chúng tự xoay xở, chống đỡ và tự học, kể cả khi chúng là con trai.Bỏ thích · · Chia sẻ · 45 phút trước gần Hanoi ·


Bạn và 4 người khác người khác thích điều này.

Viet Nguyen Theo em thì vẫn phải đông tây y kết hợp, chứ 1 kiểu ko ổn vì chúng ta đang ở VN - môi trường có khác, tư duy cũng mixed. Nhưng giáo dục nên có phương pháp và nhất quán, như thế sẽ dễ cho cả bố mẹ lẫn con cái.
42 phút trước · Thích · 1

Doan Thanh Huong Thì thế . Chị cứ mặc định là tụi trẻ con nên tự tìm hiểu cuộc sống nhưng hôm nay vô tình thằng bé cho chân vào nan hoa xe mới thấy đau đời vì quên không nhắc con chuyện ý trước khi lên xe :((
40 phút trước thông qua di động · Thích · 1

Viet Nguyen Vâng, cũng vẫn phải nhắc nhở vì người lớn nhiều lúc còn ko rành hết nói gì trẻ con. Nhưng khi nhìn thấy những thứ gây nguy hiểm có thể giáo dục cho tụi nó để nó hiểu, chứ ko nói chung chung. Ví dụ có thể lấy chân cụ Vẹt ra nhét vào cho tụi nó thấy hiệu quả. Hiện thực khách quan, sinh động.
38 phút trước · Thích

Doan Thanh Huong Chân Vẹt mà nhét vào chắc gẫy nan hoa, hỏng xe. Chẳng có tác dụng thị phạm đâu :))
35 phút trước thông qua di động · Thích

Viet Nguyen thì hỏng xe đóa =))
35 phút trước · Thích

Doan Thanh Huong Thế tác dụng ngược à? =))
34 phút trước thông qua di động · Thích

Viet Nguyen thì dạy bài khác: ngu dốt sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường, thiệt hại về kinh tế blah blah. Nói chung ko bổ chỗ này thì bổ chỗ khác. Nên nhất định chị phải cho chân cụ Vẹt vào thử coi
32 phút trước · Thích

Snow June Thế con trai thế nào rồi ? Giờ leo lên xe không phải là nhét chân vào nan hoa đâu bà ạ. Còn cẩn thận với tấm chắn ống xả của xe bên cạnh nữa cơ. Kinh lắm. Con mà ngồi trước cần phải chú ý không nó táy máy lại vặn ga thì cả mẹ lẫn con đều ngã. Nhà mình dính rồi đấy. Bình thường thằng con nhà tôi nó có nghịch thế đâu, hôm ấy thế nào bố chỉ dừng lại, chưa về số và tắt máy, đợi mẹ mở khóa cửa. Ông con thò tay vặn ga luôn. May bố nó vẫn còn giữ phanh, ghì lại được chứ k 2 bố con lao thẳng vào tường. Hết cả hồn.
32 phút trước · Thích · 1

Doan Thanh Huong :)) Vẹt hôm trước đỡ con trai trượt patin đã ngã đau tay rồi, đợi đỡ đau tay thì nhắc Vẹt nhét chân vào nan hoa vậy. Em cứ thế này thảo nào Vẹt cảnh giác cao độ với em :))
30 phút trước thông qua di động · Thích · 1

Hoangnguyen Phan ok vơi quan điểm dạy con của em gái.
30 phút trước · Thích · 1

Doan Thanh Huong @ Châu: ông con tôi xước gót chân, chỗ cái gân sau. Gớm, ông ý nước mắt ngắn dài mãi. Vụ ga, ống bô xe thì nhắc suốt rồi. Hôm nay tôi đi cái xe như xe đạp ý vì bọn trẻ đòi đi, chiều con mà quên ko nhắc nhở thành ra khổ thân nó quá
29 phút trước thông qua di động · Thích

Viet Nguyen Em cũng từng làm phát giống con của chị Snow June
29 phút trước · Thích · 1

Snow June Trẻ con nhanh quên lắm. Con nhà tôi sập cửa dập vào ngòn tay đến mức độ rụng một cái móng tay. Thế mà giờ nó lại quên rồi. Vẫn sập cửa rầm rầm. Bó tay với con luôn.
20 phút trước · Thích

Doan Thanh Huong tôi hay có kiểu: cứ để cho đau thì khắc nhớ để lần sau chừa. Nhưng thấy tụi nó bị đau thì mình lại không chịu được.
17 phút trước thông qua di động · Thích · 1

Snow June Làm mẹ thì ai mà không để ý được. Câu nói cửa miệng của tôi là "Cho đáng đời vì không nghe lời người lớn", nhưng sau đó thì "soi" con từng ly từng tí một luôn. Lúc nào cũng giật mình thon thót với chúng nó.
15 phút trước · Thích · 1

Doan Thanh Huong Uh. Tôi cũng thế đấy. Ngày xưa hồi chúng nó còn nhỏ, mỗi lần chúng nó ốm là tôi còn ko tập trung đầu óc để làm gì được cơ. Mình mắc bệnh thương con quá, phải khắc phục ngay.
13 phút trước thông qua di động · Thích · 2

Nguyễn Thị Thu Hà úi chị nhớ nhắc 2 a e đi xe cẩn thận, nếu đang tập xe không cản thận ảnhhưởng đến cả "anh chuối" nữa đấy. Ngày nhỏ em thấy nhiều tai nạn do vụ tập xe này lắm: nhất là vỡ gót chân vì nan hoa xe đạp. Em nghĩ cứ như các bạn Tây con đi xe 2 bánh thì MBH, băng đầu gối và khuỷu tay cho an tâm.
vài giây trước · Thích