Tôi có dịp đi từ một tỉnh miền Trung về Sài Gòn, ngang qua Hố Nai, Biên Hòa, một địa danh nổi tiếng trước khi vào Sài Gòn.
Hôm
đó trên xe của chúng tôi có mẹ con một người bạn, và có cả một linh mục
cao tuổi, cùng ngồi trên chiếc Jolie đi ngang vùng này vào buổi xế
trưa.
Người
lái xe là con trai chị bạn tôi, cậu tuy trẻ nhưng lái xe vững chãi và
điềm đạm, nhất là trên xe toàn người cao tuổi trên 60, 70.
Đến
bùng binh Tam Hiệp thì cậu lái xe chậm lại vì đường khá đông, và giữ
đúng luật giao thông, là đi sát con lươn giữa đường, làn đường dành cho
xe hơi.
Bỗng
đâu một bác lớn tuổi khoảng trên 60, từ lề đường bên phải phóng xe gắn
máy vèo qua trước mũi xe hơi và đi lượn lờ trước đầu xe, khiến em tài xế
phải nhanh tay thắng lại, nếu không thì đã đụng phải xe gắn máy của
người đàn ông lưu hành sai tuyến kia.
Sự
may mắn như vậy lẽ ra đáng mừng, và người lái xe gắn máy lẽ ra phải
thấy lỗi của mình, nhưng thật đáng ngạc nhiên, ông ta vòng xe lên chặn
đầu xe hơi lại để gây sự.
Em
tài xế tuy đi đúng, và cũng không gây va quẹt gì, nhưng vì thấy người
già nên em tỏ ra kính trọng dừng xe lại và quay kiếng xuống để nói lời
phải quấy và xin lỗi, thì liền bị người đàn ông này sừng sổ chỉ vào mặt
la lên một cách thiếu kềm chế: “Mày ỷ mày đi xe hơi nên ép tao hả?
Mày muốn chết tao cho mày chết tại đây!”
Mọi
người trên xe còn chưa kịp phản ứng gì thì từ lề đường bên phải ùa ra
cả chục người khác toàn đàn ông, tuổi từ trên năm mươi, sáu mươi, có
người đầu đã bạc trắng.
Tôi cứ ngỡ họ ra để can ngăn người đàn ông đi sai luật, nào ngờ cả đám
ào áo tấn công.
Họ
đập mạnh vào xe, miệng chửi tục, hăm dọa tài xế bằng những lời vừa vô
văn hóa, vừa vô luật lệ, như “mày có tin tao cho mày vào tù mọt gông”,
“mày có tin tao cho mày chết tại đây”, “Đ.m. lôi nó xuống đánh chết mẹ
nó đi…”, tóm lại họ như một bầy sói dữ muốn lấy thịt đè người, lấy số
đông uy hiếp người cô thế, và sẵn sàng đổ máu, dù họ ở vào cái tuổi hầu
như đã có con cháu đầy đàn!
Tất
cả chúng tôi trên xe đều kinh hoàng sợ hãi, và có cảm tưởng như mình
lọt vào sào huyệt của những kẻ đầu trâu mặt ngựa, hay một bầy sói đói!
Nói
thế không quá, vì họ vừa đông, vừa dữ dằn kinh khủng! Họ giật cửa xe
ra, xông vào thoi lấy thoi để trên mặt, trên đầu em tài xế và chửi bới:
“Mày là thằng nào?
Bộ Mày tưởng mày đi xe hơi mày ngon hả?
Ông
đánh chết mẹ mày bây giờ!”… Em tài xế bị lũ người đông đảo thình lình
trấn áp không kịp trở tay, còn bà mẹ vào tuổi gần 70, thấy vậy từ băng
dưới chồm lên đưa đầu và người ra che chắn cho con, miệng dịu dàng nói
gần như năn nỉ: “Cháu là con của tôi!
Cho tôi xin các bác, đi xe trên đường thì mình nên nhường nhịn nhau một chút!”.
Mặc cho bà mẹ nói, bọn người kia đưa những nắm đấm vào nhắm đầu tài xế mà giáng.
Nhờ
bà mẹ đưa người ra hứng, nếu không có lẽ con bà đã bị bọn người côn đồ
tống những quả đấm hung bạo vào đầu, và chưa biết hậu quả gì sẽ xảy ra!
Còn riêng bà thì bị những quả đấm văng cả mắt kiếng khỏi xe, và trúng vào vai, vào tay khá đau.
Một
tên khá trẻ, vì không lôi được tài xế ra đánh cho thỏa nên tức tối vung
tay đấm vào kiếng chiếu hậu, tấm kiếng bể nát đâm vào tay hắn máu văng
vào đầy trong xe.
Bị trúng thương hắn càng hăng máu, vòng qua bên kia xe đập cửa kiếng để vào, may mà chưa bể!
Vị
linh mục là anh của chủ xe thấy vậy cũng phải lên tiếng van xin để đám
người “hổ đói” kia bớt giận mà “tha mạng” cho cả đám và cho xe
đi.
Đám hỗn loạn làm cản trở cả lưu thông, nhưng không một xe nào hay
một người nào can thiệp để phân bày phải quấy, chỉ có kẻ nhào vô tham chiến” càng lúc càng đông!
Tình
thế thật nguy nan cho những người trong xe, nếu Chúa không thương mà
ban cho những kẻ hung bạo kia ngừng tay, vì tên bị thương chảy máy nhiều
cần đưa đi, còn các tên kia thì đánh đấm mỏi tay, la hét mỏi họng, lại
thấy bà mẹ cứ đưa thân chịu trận, nên họ từ từ bỏ đi.
Cả
xe hoàn hồn, nhưng ai nấy đều hoang mang chán nản! Không chán nản sao
được khi tận mắt chúng kiến cảnh hung tàn của những con người mà tuổi đã
quá lục tuần hay gần thất thập, mà còn hung hãn và bạo ngược như một lũ
côn đồ ở độ tuổi cơ bắp cần hoạt động mạnh!
Với
tuổi tác và lối hành xử như vậy, không biết họ còn tư cách gì để mà dạy
dỗ con cháu họ?! Và đó chính là người Việt mình, đồng bào mình!
Trên đường về, mọi người trên xe đều buồn bực và uất ức! Bà mẹ của tài
xế vừa thương con, vừa lo sợ, vừa phẫn uất, vì mình không có lỗi, mình
không sai mà phải chịu đòn, chịu chửi, và phải xuống nước van lạy bọn
hung đồ, đúng với câu “tránh voi chẳng hổ mặt nào!”.
Riêng
tôi thấy tê tái trong lòng! Trời ơi! Người Việt mình như vậy sao? Tinh
thần đoàn kết bảo vệ nhau của những người đồng hương, đồng xứ, hay là
tinh thần “bầy đàn” của loài thú dữ?
Tôi
miên man suy nghĩ về sự nguy hiểm cho người tài xế, hay chung cho khách
lưu hành trên đường! Luật lệ đâu, nhân tính, lòng nhân ái, đạo đức ở
đâu?
Cứ như thế này thì xã hội sẽ ra sao?
Sẽ
có người nghĩ tại sao chúng tôi không kêu công an, không gọi cảnh sát
113…, nhưng thưa rằng giữa cơn hỗn loạn và kinh hoàng ấy, mọi người
chúng tôi không còn hồn vía và bình tĩnh để mà móc điện thoại ra gọi, vì
còn chưa biết ứng phó thế nào ngoài việc ngồi chết trân mà chịu trận,
trước bầy “người thú” đang bao vây và tấn công!
Liệu mình có còn được an toàn, hay bọn họ điên lên tấn công mọi người
nếu có phản ứng chống lại họ?
Tôi đã từng nghe nhiều lời đồn đại về “dân Hố Nai dữ” (xin lỗi mọi người khi phải miễn cưỡng dùng những từ vơ đũa cả nắm!
Tôi
từng về Hố Nai nhiều lần, và biết nhiều người rất văn minh, lịch sự ở
đây), nay thì tôi được chứng kiến một cách cụ thể và cả sợ hãi nữa!
Có
người bạn tôi kể là bạn thân của anh một lần lái xe qua Hố Nai, một con
chó chạy từ trong nhà xông ra đường nên anh không kịp thắng và cán
phải, thế là cả hàng mấy chục người từ trong nhà, trong ngõ ùa ra chặn
xe anh lại đập nát, và đánh anh tơi bời tưởng chết!
Nếu không có cảnh sát đi ngang can thiệp, có lẽ anh đã bị “đền mạng” thay cho… con chó!
Tôi nghe xong đã bị yên trí, nay rơi vào hoàn cảnh này nên càng hoảng loạn.
Riêng
chị bạn tôi về đêm ấy đau nhức ê ẩm toàn người vì đỡ đòn cho con. Còn
con chị thì bị choáng váng vì trúng mấy quả đấm vào đầu! Người anh linh
mục thì đêm đó áp huyết lên cao vọt!
Còn tôi thì… chán đời, chán người, và tự dưng thấy lòng mình se lạnh, chẳng còn thấy yêu người nữa!
Không biết bao giờ tôi và mọi người trên chuyến xe kinh hoàng mới quên được cảnh ấy!
Cháu tài xế thì tuyên bố: “Nếu sau này con có lỡ va quẹt ai ở khu Hố Nai, chắc con không dám dừng vì sợ!
Chắc con phải chạy thoát thân đến chỗ cảnh sát gần nhất để thú tội!
Chị
bạn tôi, mẹ của tài xế, là một giáo viên rất ưu tư và nặng lòng với đất
nước, với dân tộc, trước sự việc này, chắc lòng chị còn nặng nề hơn
nữa, vì những “đồng bào” này của mình!
Ôi văn hóa! Ôi dân tộc! Ôi đồng bào! Ôi Tổ Tiên! Ôi Con Rồng Cháu Lạc của tôi! Đến thế này sao?
Đêm nằm tôi miên man suy nghĩ xem ai có trách nhiệm trong việc như thế này? Làm sao mà khắc phục?
Lẽ ra tôi không nên viết bài này, nhưng vì đồng bào, tôi buộc phải
“vạch áo cho người xem lưng”, hầu mong có sự thay đổi cho đúng tinh thần
đạo đức của kẻ làm người và là danh dự của cả một dân tộc!
Tôi
biết rằng người VN chúng ta có rất nhiều trí thức, nhiều nhà khoa học
tài ba, nhiều người đạo đức, thậm chí nhiều danh nhân góp mặt trên
toàn thế giới, đó là niềm vinh hạnh và tự hào cho dân tộc, nhưng cũng
chính vì vậy, chúng ta phải cùng nhau ý thức để loại bỏ những điều xấu
xa mà báo chí và dư luận kể cả trong và ngoài nước đã đề cập tới, ra khỏi dân tộc mình!
Mong mọi người hiểu cho, và xin nhờ trang mạng Công Giáo đưa tin này lên như một lời cảnh tỉnh cho mọi người.
Xin cảm ơn.
MỘT GIÁO DÂN
Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.
Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
"Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.
Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.
Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!
Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.
Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.
Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".
TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn