13 ngành học khó kiếm việc làm nhất nước Mỹ


   Trang tin tức The Daily Beast mới đây đã tổng hợp các số liệu lao động và việc làm để chọn ra 13 ngành học vô ích nhất nước Mỹ, bao gồm cả báo chí và triết học.
Bảng xếp hạng của The Daily Beast dựa trên nghiên cứu mới từ Trường đại học Georgetown vốn sử dụng dữ liệu trong hai năm qua để xác định triển vọng của vô số ngành học.
The Daily Beast cũng sử dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ để xác định tỉ lệ thất nghiệp hiện tại và tương lai cùng thu nhập tiềm năng để đưa ra bảng xếp hạng dựa vào các hạng mục dưới đây:
- Tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp
- Tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm
- Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp
- Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm
- Tăng trưởng việc làm dự kiến từ 2010 đến 2020

 Các sinh viên Trường đại học Harvard - Ảnh: Reuters

1. Mỹ thuật
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 12,6%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 7,3%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 30.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 45.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 5%
Nghề nghiệp liên quan: Thủ công và mỹ thuật
2. Kịch nghệ
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,8%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 8,8%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 26.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 45.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 4%
Nghề nghiệp liên quan: Diễn viên
3. Nhiếp ảnh, quay phim

 Phóng viên ảnh của Reuters tác nghiệp trong thảm họa động đất sóng thần ở Nhật vào năm 2011 - Ảnh: Reuters
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 12,9%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6,7%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 30.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 50.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 9%
Nghề nghiệp liên quan: Biên tập phim ảnh, chụp hình
4. Nghệ thuật quảng cáo và Thiết kế đồ họa
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 11,8%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 7,5%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 49.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 13%
Nghề nghiệp liên quan: Thiết kế đồ họa
5. Kiến trúc
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 13,9%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 9,2%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 36.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 64.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 24%
Nghề nghiệp liên quan: Kiến trúc sư

 Một kiến trúc sư với các bản thiết kế - Ảnh: AFP

6. Nghiên cứu triết học và tôn giáo
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 10,8%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6,8%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 30.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 48.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 17%
Nghề nghiệp liên quan: Giảng viên đại học hoặc cao học
7. Văn chương và Ngôn ngữ tiếng Anh
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 9,2%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6,2%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 52.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 6%
Nghề nghiệp liên quan: Nhà văn
8. Báo chí
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 7,7%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 58.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: -6%
Nghề nghiệp liên quan: Phóng viên, thông tín viên, chuyên gia bình luận tin tức

 Phóng viên còn là một nghề nghiệp nguy hiểm. Nhà báo Marie Colvin đã thiệt mạng khi tác nghiệp tại Syria - Ảnh: AFP
9. Nhân chủng học và Khảo cổ học
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 10,5%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6,2%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 28.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 47.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 21%
Nghề nghiệp liên quan: Nhà nhân chủng học và nhà khảo cổ học
10. Quản lý khách sạn
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 9,1%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,7%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 53.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 8%
Nghề nghiệp liên quan: Quản lý khách sạn, nhà hàng
11. Âm nhạc
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 9,2%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 4,5%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 30.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 45.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 10%
Nghề nghiệp liên quan: Ca sĩ và nhạc sĩ

 Ca sĩ Whitney Houston - Ảnh: Reuters
12. Lịch sử
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 10,2%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 5,8%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 32.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 54.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 18%
Nghề nghiệp liên quan: Sử gia

13. Khoa học chính trị và Quản lý hành chính công
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: 9,1%
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm thất nghiệp: 6%
Thu nhập của sinh viên mới tốt nghiệp: 35.000 USD/năm
Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm: 65.000 USD/năm
Tăng trưởng việc làm dự kiến: 8%
Nghề nghiệp liên quan: Nhà khoa học chính trị

Rối loạn phát triển


Rối loạn phát triển ở trẻ em thường được chẩn đoán bằng cách quan sát hành vi, nhưng Aditi Shankardass đã nhận ra rằng chúng ta nên nhìn trực tiếp vào não bộ của những trẻ em này. Cô giải thích về việc làm thế nào mà thiết bị EEG ở phòng thí nghiệm của cô phát hiện được những chẩn đoán sai lầm và thay đổi cuộc sống của những trẻ em mắc bệnh.

Cho vay vàng mua đất: Hàng trăm ngàn lượng khó thu hồi


Cho vay vàng để đầu tư BĐS, đến khi BĐS xuống giá, các ngân hàng ôm đống nợ khó đòi hàng trăm ngàn lượng.

Thông tư 12 nhằm hỗ trợ thanh khoản cho một số ngân hàng khó khăn, tạo thăng bằng với số vàng cho vay chưa thu hồi được nợ và vàng tồn quỹ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gia hạn cho các ngân hàng tiếp tục được phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng tới trước ngày 25/11/2012.
Theo các chuyên gia, quyết định này nhằm hỗ trợ thanh khoản cho một số ngân hàng khó khăn, thời gian qua đã mang vàng cầm cố để vay vốn tiền đồng và ngoại tệ của ngân hàng bạn.
Lãnh đạo một ngân hàng lớn ở TPHCM - đơn vị có số dư huy động vàng lên đến 1,3 triệu lượng, tương đương với số vàng huy động của 11 ngân hàng trên địa bàn thành phố - cho biết, nguyên nhân một ngân hàng có số vốn vàng huy động bằng 50% số vàng huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố do vừa qua các ngân hàng nhỏ mang vàng huy động đến ngân hàng lớn này cầm cố, thế chấp vay tiền đồng ngoại tệ hỗ trợ thanh khoản. Từ đó, đẩy số vàng nắm giữ của ngân hàng này lên cao.
Trong 12 ngân hàng có dư nợ vàng ở TPHCM số vàng tồn quỹ lớn nhất phải kể đến là ACB, DongA Bank... tổng số vốn lên đến gần trăm tỷ đồng.
Ngoài việc huy động vàng làm tài sản đảm bảo vay vốn bằng tiền lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, dư nợ vàng trong các ngân hàng hơn một năm qua chưa giảm nhiều. Việc Thông tư 12 cho phép ngân hàng được tiếp tục phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn (có trả lãi suất như tiết kiệm) đến 25/11/2012 sẽ tạo thăng bằng với số vàng cho vay chưa thu hồi được nợ và vàng tồn quỹ.
Tại TPHCM - thị trường vàng lớn nhất nước - tổng dư nợ cho vay vàng hiện còn hơn 600.000 lượng chưa thể thu hồi. Trong đó, dư nợ cho vay vốn bằng vàng để đầu tư và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao của các ngân hàng, kế đến là dư nợ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất kinh doanh, cho vay chế tác nữ trang...
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, bên vay chưa thể trả được những khoản nợ vay vốn bằng vàng từ những năm trước đây nên tỷ trọng nợ khó đòi đang đẩy các ngân hàng vào chỗ khó tất toán dư nợ vàng.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của từng ngân hàng tính đến hết tháng 2/2012 lần lượt: NamABank 18,21%, VietABank 11,62%, SouthernBank 5,4%, OCB 4,97%, Eximbank 4,13%, SCB 3,52%, ACB là 0,98%, DongABank 0,03%.
Bên cạnh đó, quy định cấm ngân hàng huy động vàng trong dân dùng để cầm cố thế chấp, ký quỹ đảm bảm cho việc vay nợ của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tại Thông tư 12 cũng sẽ góp phần chấm dứt dây dưa dư nợ vàng trong các ngân hàng, lập lại trật tự trên thị trường vay mượn vốn của các ngân hàng khi một số ngân hàng thời gian qua đã thao túng kiếm lời trong lúc ngân hàng bạn khó khăn.
Theo Thời báo Ngân hàng

Hãy cùng khám phá thuyết “hai mặt” của vật chất nhé.

 
Đó là những phát minh vô cùng quan trọng đối với nhân loại được nghiên cứu để phục vụ cho sự sống và phát triển của con người. Thế nhưng, “vô tình” hoặc “cố ý” những phát minh ấy đã gây ra những thảm họa khủng khiếp đến với môi trường sống, và thậm chí cướp đi biết bao sinh mạng quý giá.
 
Zyklon B
 
 
Fritz Haber là một nhà khoa học người Do Thái, đã được giải Nobel khoa học với việc phát minh ra phân bón nitơ rẻ tiền, nhằm giúp phát triển ngành nông nghiệp. Thế nhưng Zyklon B đã trở thành một nguyên liệu quan trọng để người Đức chế tạo vũ khí hóa học trong Thế chiến thứ I. Vì thế, Zyklon B phải chịu trách nhiệm gián tiếp trước cái chết ước tính khoảng 1,2 triệu người.
 
Chất độc màu da cam
 
Nhà khoa học Arthur Galston đã nghiên cứu phát triển chất hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng của đậu tương và cho phép chúng có thể trông theo vụ mùa ngắn hạn. Thật không may, nếu chất hóa học này sử dụng với nồng độ cao sẽ trở thành một thoại thuốc diệt cỏ mạnh, và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nhất là rơi vào tay những kẻ hiếu chiến khát máu.
 
 
Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp 77 triệu lít chất độc da cam và rải chúng vào đất nước Việt Nam, gây ra 400 nghìn ca tử vong và tật nguyền, kèm theo đó là di chứng khiến hơn 500 nghìn đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Chúng ta nên căm giận Hoa Kỳ hay Arthur Galston?
 
Súng đa nòng Gatling
  
 
Richard Jordan Gatling đã phát minh ra súng Gatling sau khi ông nhận thấy số người chết trong cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ là vì bệnh tật chứ không phải vì tiếng súng. Năm 1877, ông từng viết “Một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi rằng nếu tôi có thể tạo ra một bộ máy – tức là một khẩu súng – có tốc độ của lửa, cho phép một người lính có thể thực hiện trăm nhiệm vụ như một, thì sẽ chẳng cần đến một lực lượng quân đội hùng hậu, và do đó sẽ giảm được rất nhiều số người phải nhập quân ngũ rồi chết vì bệnh tật.” Liệu đó có phải là một ý tưởng “ngây thơ” không? Bởi sau khi súng Gatling ra đời, thực dân châu Âu đã sử dụng thứ vũ khí siêu đẳng này một cách tàn bạo đối với các dân tộc bản địa.
 
Thuốc nổ TNT
 
 
Joseph Wilbrand là một nhà hóa học người Đức, là tác giả của Trinitrôtôluen – TNT –  nổi tiếng vào năm 1863. Ban đầu, Trinitrôtôluen được phát minh với mục đích tạo ra một loại thuốc nhuộm vàng. Trớ trêu thay đến năm 1902, trước sức mạnh tàn phá khủng khiếp trong chiến tranh thế giới thứ I và II, đã khẳng định tên tuổi của TNT với vai trò là một loại vũ khí – thuốc nổ - tuyệt vời! Cho đến nay, người ta vẫn biết đến TNT là thuốc nổ nhiều hơn là thuốc nhuộm.
 
Xăng pha chì
 
 
Thomas Midgley đã khám phá ra CFC Freon là một chất làm lạnh an toàn, thay thế cho các chất làm lạnh có độc tính cao phổ biến khác như ammonia. Thế nhưng, phát minh này lại gây tổn hại nghiêm trọng đến tầng Ozon. Một “thành tựu” nổi tiếng khác của ông là việc thêm chì vào xăng để chống kích nổ, thậm chí gây tử vong do ngộ độc chì. Chính vì vậy, chẳng ai ngạc nhiên khi Midgley được ví như một con người đã có tác động xấu nhiều đến bầu khí quyển hơn bất kỳ một nhân vật nào khác trong lịch sử của Trái đất.

Nhà khoa học chết vì phát minh của chính mình


Có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết.


1.Henry Winstanley

Henry Winstaley là một kiến trúc sư, kỹ sư về hải đăng nổi tiếng ở Anh quốc. Ông đã thiết kế ra ngọn đèn biển Eddystone. Winstanley muốn thử nghiệm sức chịu đựng của công trình nên đã ở lại ngọn hải đăng trong khi bão tố nổi lên. Trong lần thử nghiệm, ngọn hải đăng đã sụp đổ giết chết Winstanley và 5 người khác.
--------------------------------------o0o---------------------------------------------

2.Alexander Bogdanov

Alexander Bogdanov là bác sĩ, triết gia, nhà kinh tế, nhà tiểu thuyết khoa học và là nhà cách mạng lỗi lạc của Nga. Một ý tưởng trong các thí nghiệm khoa học của ông là khả năng tái tạo cơ thể thông qua cơ chế truyền máu. Ông đã từng thực hiện việc truyền máu cho rất nhiều bệnh nhân nổi tiếng trong đó có cả chị gái của Lenin. Để thực hiện ý tưởng của mình, Bogdanov quyết định tự truyền vào cơ thể mình máu của một bệnh nhân mắc bệnh sốt rét và bệnh lao. Sau đó không lâu, ông đã chết vì bị nhiễm loại virus này.
--------------------------------------o0o---------------------------------------------


3.Cowper Phipps Coles

Cowper Phipps Coles là một sĩ quan Hải quân hoàng gia Anh xuất sắc. Trong thời gian truy quét bọn cướp biển, ông chế tạo ra tháp pháo cho tàu chiến. Phát mình của ông cũng được hải quân của nhiều nước khác sử dụng. Sau cuộc chiến, ông có ý định xây dựng “boong tàu bão tố” nhằm giúp tăng trọng lực của trung tâm con tàu. Tuy nhiên, ngày 6/9/1870, khi thử nghiệm chế tạo mới, con tàu HMS Captain bị lật khiến Coles và ít nhất 500 thủy thủ khác thiệt mạng.
--------------------------------------o0o---------------------------------------------

4.Karel Soucek

Karel Soucek là một diễn viên đóng thế người Canada. Vào năm 1985, anh thuyết phục công ty tài trợ tổ chức buổi biểu diễn ở Houston Astrodome, Texas. Từ một thác nước cao 55m, Soucek nhảy xuống phía dưới với capxun, một loại thiết bị bảo vệ bao quanh cơ thể. Cuộc biểu diễn gặp sự cố, Soucek ngã đập xuống bờ vực thay vì ngã xuống nước. Capxun vỡ vụn, Karel bị chấn thương trầm trọng. Anh mất ngay ngày hôm sau. Chiếc capxun của Soucek hiện được trưng bày tại bảo tàng quốc gia New York.
--------------------------------------o0o---------------------------------------------

5.Franz Reichelt

Franz Reichelt là thợ may người Áo rất nổi tiếng trong việc thiết kế các áo choàng độc đáo hay những vật mang chất liệu bằng dù mà anh cho rằng có thể bay cùng với nó. Anh đã ứng dụng thử nghiệm của mình bằng cách thực hiện cú nhảy trực tiếp từ tầng trên cùng tháp Eiffel trước sự chứng kiến của nhiều khán giả và nhóm quay phim. Điều đáng tiếc là bộ quần áo đặc biệt không giúp Reichelt thoát khỏi chấn thương, anh chết ngay sau đó do vết thương quá nặng.
(Nguồn: Sưu tầm )



6.Otto Lilienthal

Otto Lilienthal là nhà tiên phong của lĩnh vực hàng không dân dụng và được biết đến như “ông vua bay lượn”. Ông là người đầu tiên thành công khi tái diễn lại những chuyến bay lượn trên không trung. Các tờ báo và tạp chí của nhiều quốc gia cho xuất bản những bức ảnh của Lilienthal bay lượn ca ngợi những ý tưởng về khả năng chuyển động của máy móc trên không trung trở thành sự thật sau nhiều thế kỷ lãng quên. Trong chuyến bay ngày 9/8/1896, Lilienthal đã ngã từ độ cao 17m và bị gãy xương sống và qua đời. Lời cuối cùng anh để lại là “Cần phải có những sự hy sinh nhỏ bé”
-------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------
7.William Bullock

William Bullock là một nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra máy in quay vào năm 1863. Chính điều này đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp in ấn có tốc độ nhanh và hiệu quả hơn. Thế nhưng, Bullock đã chết trong khi đang có gắng sửa chữa độ nén của máy in. Bàn chân của anh bị đè dưới máy trong khi anh đang gắng sức đẩy ròng rọc vào đúng vị trí. Sau đó, vết thương bị bị hoại thư, Bullock đã chết trong khi đang phẫu thuật cắt bỏ bàn chân.



-------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------
8.J. G. Parry-Thomas



John Godfrey Parry-Thomas vừa là tay đua môtô vừa là một kỹ sư xứ Wales. Thomas luôn luôn ao ước phá vỡ kỷ lục về tốc độ lái xe đường bộ của Malcolm Campbell và tự thiết kế ra một chiếc ôtô để thực hiện giấc mơ đó. Anh sáng chế ra chiếc ôtô mang tên Babs với rất nhiều tính năng khác biệt như xích xe để hở khi kết nối bánh xe với các động cơ. Vào ngày 27/4/1926, Parry-Thomas đã phá vỡ được kỷ lục khi đạt tốc độ 273 km một giờ. Tốc độ này xô đổ kỷ lục được một năm trước của Malcolm Campbell. Thế nhưng, trong một lần đua sau đó, Thomas đã bị một dây xích của xe văng ra đập thẳng vào cổ và gần như cứa đứt đầu khiến anh chết tại chỗ.
-------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------
9.Thomas Midgley Jr



Thomas Midgley là nhà hoá học người Mỹ đã sáng tạo ra xăng pha chì. Môi trường làm việc khiến ông bị nhiễm độc chì và buộc phải nằm một chỗ. Không đầu hàng số phận, Midgley phát minh ra một hệ thống ròng rọc, dây cáp nhằm giúp ông đứng dậy khỏi giường. Thế nhưng, chính hệ thống đó trực tiếp gây ra cái chết của Midgley. Ông bị quấn vào ròng rọc và chết vào năm 55 tuổi
-------------------------------------------o0o-----------------------------------------------------
10.Marie Curie



Marie Curie là nhà vật lý - hoá học người Balan. Bà nổi tiếng với những phát hiện nguyên tố phóng xạ radi và poloni. Bà đã tiến hành thí nghiệm trong ống chứa các ion phóng xạ và bảo quản chúng trong ngăn kéo bàn, ánh sáng xanh rất đẹp tư các chất đó phát ra trong bóng tối. Thế nhưng, những bức xạ này lại có tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của người tìm ra chúng. Không có những thiết bị bảo hộ cần thiết, Curie mất vào ngày 4/7/1934 do bệnh thiếu máu.
(Nguồn: Sưu tầm )

Bám trụ Thủ đô, cử nhân nhập viện tâm thần


Cầm trên tay tấm bằng đại học, thậm chí là tấm bằng loại ưu, nhiều bạn trẻ vẫn không thể xin được việc... sau một thời gian ngậm ngùi làm xe ôm, bồi bàn, trông xe... rất nhiều người trong số đó đã phải nhập viện tâm thần vì stress quá nặng.
Bám trụ Thủ đô, cử nhân nhập viện tâm thần
Nhiều bạn trẻ bị trầm cảm vì không tìm được công việc phù hợp.
Ngày làm xe ôm, tối làm bồi bàn

Ngày tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng khá trên tay, giống như bao nhiêu những sinh viên khác, Hùng cũng hớn hở mang hồ sơ đi rải khắp các công ty, doanh nghiệp rồi mơ đến cảnh tượng được bước chân vào một công ty lớn để làm việc và cống hiến.
Nhưng một tháng, 2 tháng, rồi 1 năm trôi qua, chưa kịp đem tâm huyết và những kiến thức đã học được trong nhà trường để áp dụng vào công việc thì Hùng đã phải vào viện tâm thần trong trạng thái khủng hoảng tinh thần, trầm cảm nặng...

Tại bệnh viện tâm thần, hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua, Hùng chua chát: “Hồi đó, cũng có mấy chỗ gọi em đến phỏng vấn, nhưng rồi họ lại từ chối thẳng thừng vì ở đâu cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc. Mà, 4 năm học đại học, suốt ngày chỉ biết mài đũng quần hết giảng đường lại đến thư viện để kiếm được tấm bằng loại ưu thì lấy đâu ra thứ xa xỉ ấy".

63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm
Theo điều tra của Bộ GD-ĐT công bố năm 2011, cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm nhưng nhiều SV phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.
Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Cục việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), sáu tháng đầu năm 2011 tình trạng lao động mất việc làm tăng cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2010.
Không kiếm được việc theo đúng chuyên nghành đào tạo, trong khi viện trợ từ phía gia đình đã bị cắt từ lâu. Em đành ngậm ngùi mang chiếc xe máy mới mua ra đầu ngõ làm xe ôm, kiếm chút tiền chi tiêu. Rồi, có đứa bạn giới thiệu, em xin được chân bồi bàn trong một quán rượu trên phố Tràng Tiền, với mức lương 1 triệu 8".

“Cứ tưởng, đã làm đến cái nghề chả phải dính líu gì đến bằng cấp, kinh nghiệm đó rồi thì sẽ được yên phận để tiếp tục duy trì cuộc sống và chờ đợi cơ hội việc làm theo đúng chuyên ngành của mình. Không ngờ, cũng chẳng được yên thân.

Đi làm xe ôm thì không ít lần bị khách quỵt tiền, rồi còn bị mấy ông “đồng nghiệp” trong khu dọa “đánh cho què chân” vì xâm phạm vào đất làm ăn của họ. Đến mức sợ quá, em không còn dám đi làm xe ôm nữa.

Còn, công việc trong quán rượu, lúc đầu, cứ tưởng đơn giản nhưng cũng không hề đơn giản chút nào, nhiều khi không cẩn thận chỉ cần lỡ tay làm rơi một ly rượu, là tiền lương cả tháng cũng chả đủ để bù”.

Vào viện tâm thần vì stress quá nặng

Hơn một năm bươn trải với rất nhiều các công việc tạm bợ khác nhau. Nhưng thu nhập cũng chẳng đủ để Hùng duy trì cuộc sống đắt đỏ nơi Thủ đô. Trong khi đó, lại thêm áp lực về việc kiếm tiền để nuôi đứa em vừa vào đại học càng khiến Hùng bị treess nặng nề.
Từ một người hay nói, dễ gần, dần dần Hùng trở nên ít giao tiếp và xa lánh với mọi người xung quanh. Theo lời giải thích của Hùng thì lý do là vì: “Lúc nào em cũng nghĩ mình không bằng bạn bằng bè, trong khi mọi người ra trường, kiếm việc làm ổn định, thậm chí có người còn có thu nhập cao, còn mình suốt 1 năm trời cứ vất va vất vưởng”.

Hùng kể, đã có không dưới một lần, Hùng định tìm đến cái chết để kết thúc cuộc sống vô nghĩa của mình nhưng không thành. Đến khi gia đình biết chuyện, thì mới đưa Hùng vào bệnh viện tâm thần để khám và điều trị.

Sau gần 4 tháng điều trị tại bệnh viện tâm thần, được học thiền, được nói chuyện chia sẻ, được nghe nhạc trị liệu… những nụ cười trên gương mặt của Hùng mới xuất hiện trở lại. Hùng bảo, ra viện lần này, em sẽ lại về quê để xin việc, chứ không khổ sở bám lấy đất Thủ đô này nữa.  
 Giới trẻ bị tâm thần là do thiếu kỹ năng
Theo phân tích của chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, Trung tâm ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, các bạn trẻ là sinh viên mới ra trường là những người có năng lượng và nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng tìm được môi trường thích hợp để thể hiện và phát huy khả năng của mình. Do vậy, trong thời gian chờ đợi công việc, họ rất dễ có tâm lý chán nản và thất vọng ...

Bên cạnh đó, việc thiếu những kỹ năng xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, sự kiên định hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ cũng khiến cho các bạn trẻ không có nhiều tư thế chủ động trong việc tìm kiếm công việc, kiên trì theo đuổi sự nghiệp.

Đấy là nguyên nhân vì sao nhiều sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm, và mắc các chứng bệnh lo âu hoặc căng thẳng.

Tỉ lệ người nước ngoài nhận Hartz IV đáng báo động


Tỉ lệ người nước ngoài  nhận Hartz IV đáng báo động
Tỉ lệ người nước ngoài nhận Hartz IV đáng báo động
Theo số liệu của Cơ quan lao động liên bang (BA) và Cơ quan thống kê liên bang (Destatis), tỉ lệ những người nước ngoài nhận tiền Hartz IV hiện nay ở Đức cao hơn gấp đôi so với người có hộ chiếu Đức (17,6% so với 6,9%). Theo báo Bild, đây là một tỉ lệ đáng báo động.
Đặc biệt, những người đến từ I-rắc có tỉ lệ nhận Hartz IV cao nhất trong nhóm người nước ngoài: tới 64% (tức là cứ 3 người I-rắc thì có 2 người thất nghiệp và nhận Hartz IV). Tiếp đó là người Afghanistan (52%) và người Pakistan (47%).
Cách đây một năm, khi tỉ lệ nhận Hartz IV của người nước ngoài được công bố, Bộ trưởng Lao động von der Leyen (CDU) đã nói rằng bà muốn có một sự thay đổi, nhưng một năm qua đi, tình hình dường như không có nhiều tiến triển.
Tỉ lệ nhận Hartz IV trong năm 2011 giảm đôi chút ở nhóm người Ukraina (giảm 3%), người Nga (giảm 4%) và người Kazacstan (giảm 5%), đồng thời tăng nhẹ ở nhóm người Serbia (tăng 2%).
Trong danh sách về tỉ lệ nhận tiền Hartz IV của người nước ngoài, hiện tại ở Đức có 84301 người Việt Nam, trong đó 22.922 người nhận Hartz IV, chiếm tỉ lệ 27%. Điều này có nghĩa là cứ 4 người Việt Nam ở Đức thì có 1 người nhận tiền Hartz IV.
Dưới đây là thống kê chi tiết cho các nhóm người nước ngoài ở Đức:

Nationalität
Insgesamt in Deutschland
davon Hartz-IV Empfänger
Anteil
Irak
81.272
52.075
64%
Afghanistan
51305
26 858
52%
Pakistan
29184
13636
47%
Ghana
21377
8977
42%
Syrien
30133
12307
41%
Iran
51885
21342
41%
Sri Lanka
26 628
10587
40%
Algerien
13199
4771
36%
Marokko
63 570
21066
33%
Nigeria
18675
6050
32%
Ukraine
124 293
36237
29%
Kasachstan
51007
14245
28%
Tunesien
22 956
6364
28%
Russland
191270
51026
27%
Vietnam
84 301
22 922
27%
Türkei
1629 480
391001
24%
Mazedonien
65998
12436
19%
Serbien
179 048
31627
18%
Bosnien-Herzegowina
152444
19768
13%
Indien
48280
6064
13%
Kosovo
108797
13 476
12%
Thailand
56153
5600
10%
Kroatien
220199
15130
7%
Ausländer gesamt
6 753 621**
1188 411
17,6 %
um Vergleich:
Deutsche
75046379
5144 843
6,9%

1-5-1972 giải phóng Quảng trị

Tham khảo thêm về đại lộ kinh hoàng để nhìn cuộc chiến khốc liệt từ phía bên kia, liệu có phải là căn nguyên biến thành cổ Quảng trị thành túi bom 
Đại Lộ Kinh Hoàng 
 (Nicholas Ruggieri/Trích Chiến Sĩ Cộng Hòa, số 275 – 01/10/1973)

Chúng tôi xin được chạy đăng lại nguyên văn bài viết của ký giả Nicholas Ruggieri. Bài viết này được chuyển ngữ ra tiếng Việt và chạy đăng trong mục Tài Liệu của báo Chiến Sĩ Cộng Hòa số 275 ra ngày 01-10 -1973. Bài viết cho thấy sự tương phản trong nhận thức giữa Lê Xuân Thủy và Đặng Thùy Trâm khi đối diện với thực tế tại chiến trường miền Nam. Bài viết bắt đầu như sau:

Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng hồi vào tháng Tư khi họ đang trốn tránh cuộc xăm lăng của Cộng Sản tại Quảng Trị vào thời gian đó, đã được một lính Cộng Sản Bắc Việt từng mục kích và cho biết.

Câu chuyện này được một lính truyền tin quân đội CSBV 22 tuổi, kể lại. Anh cho biết chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó sau này đã khiến anh quay về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Anh cũng xác nhận về nhiều chi tiết thuộc về câu chuyện mà hai sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần đó.

Câu chuyện của viên cựu hạ sĩ quân đội Bắc Việt Lê Xuân Thủy kể, đã cho biết thêm những chi tiết sau đây:

1. Các người chỉ huy quân CSBV trong cuộc phục kích đó đã được biết trước về những gì họ sẽ làm.

2. Một số quân lính Bắc Việt tham dự cuộc phục kích đã được chỉ thị giết dân chúng.

3. Cuộc tấn công này kéo dài trong 5 ngày từ 29 – 4 đến 3 – 5/1972 chứ không phải 2 ngày như người ta cho biết trước đây.

Cựu Hạ sĩ Thủy đã trở về với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 31/7/1972 thuộc tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 Sư đoàn 324. Anh được giao công tác thiết lập liên lạc giữ bộ chỉ huy Tiểu đoàn lực lượng CSBV đang hoạt động trong khu vực Cầu Đài, gần quốc lộ 1, và đã chứng kiến hành động tàn sát xẩy ra trong khu vực đặc biệt của anh.

Dường như dân chạy loạn được phép di chuyển trên quốc lộ 1 theo hướng đi về Huế cho mãi tới chiều ngày 29/04, nhưng lính Cộng Sản Bắc Việt trong khu vực này đã bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những người này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó không cho phép bất cứ thứ gì di chuyển trên quốc lộ này.

Vì đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy Cộng Sản Bắc Việt nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ gì xuất hiện trên đường… Họ sử dụng tới súng máy và súng cối bắn tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bất kể họ đi bộ, đi xe đạp, trên xe vận tải hoặc xe tản thương, dù họ cũng có thể phân biệt được mục tiêu họ nhắm bắn là dân sự hay quân sự, theo lời hạ sĩ Thủy cho biết.

Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người tỵ nạn khác và những nhóm không có đàn ông, nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân lính CSBV chú ý tới. Khi một vài binh lính Bắc Việt phản đối việc nổ súng bừa bãi đó thì cấp chỉ huy của họ đã cho biết là những người tỵ nạn đều được coi là “dân địch”.

Sau đây là lời hạ sĩ quân đội CSBV Lê Xuân Thủy kể:

- “Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào trốn về hướng Nam dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều xe bị bắn, đủ các loại xe, từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị quân Cộng Sản tấn công. Người chỉ huy trung đoàn đã ra lệnh như vậy. Chúng tôi được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên, mặc dù họ đi bằng xe đạp hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy nhiên, môt xe dân sự chở đầy thường dân đã bị tấn công. Những người chỉ huy cho hay là nếu những người nào trốn thoát về Nam thì họ là về phía địch, vì thế họ đã bắn vào những người dân đó.

Cộng Sản cũng còn nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên, binh lính và dân chúng. Viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh bắn súng cối 60 ly và 82 ly vào những xe này bằng những loạt đạn dữ dội. Những súng cối 82 ly được đặt cách đó khoảng 200 thước và súng cối 60 ly được đặt cách mục tiêu khoảng 100 thước. Dân chúng đi thành từng nhóm, trong đó có cả đàn ông thì bị bắn những loạt súng máy.

Cộng Sản được lệnh bắn tất cả đàn ông đi trên đường tuy họ được lệnh không được bắn người già. Tuy nhiên khi những người trẻ đi lẫn trong đám người già thì tất cả đều bị bắn tiêu diệt. Sau khi bắn, quân Cộng Sản đi xét những xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân và họ coi đó là chiến lợi phẩm. Tôi đã mục kích thấy nhiều đàn bà già cả và trẻ em chết gục tại đó.

Tôi thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo kích. Tôi không thể lưu ý đến họ vì tôi phải sửa chữa đường giây liên lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố vì khu vực này được coi là khu vực quân sự, và không một người nào được phép ở trong đó, mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường này.Vì vậy, tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh nạn, đồng thời bất cứ có binh sĩ nào trong số người này đều bị bắn tức khắc. Tôi đã chứng kiến 5 hoặc 6 người bị quân đội Bắc Việt giết như thế. Những người dân bị thương đều bị bỏ nằm lại dọc đường.

Chiến trận dọc quốc lộ Quảng Trị – Thừa Thiên đã kéo dài từ 7 giờ sáng 29/4 đến tối 3/5. Theo tôi nhớ lại thì ngày 30/4, một đoàn xe chạy trên quốc lộ này trong đó có một số thường dân đi xe hơi và một ít đi bằng xe Hồng Thập Tự. Đoàn xe này bị tấn công. Hôm sau lại một đoàn xe nữa gồm mấy chục chiếc cũng chạy tới và đoàn này cũng bị tấn công nữa. Mấy chiếc xe cứu thương dù có sơn dấu Hồng Thập Tự rõ ràng mà cũng bị bắn. Họ biết dấu Hồng Thập Tự là gì rồi, vì bên lính CSBV cũng có loại xe cứu thương có dấu Hồng Thập Tự như thế. Tôi cũng thấy có một số người nằm chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số lính CSBV hoạt động trong vùng gần chỗ tôi ở đã bắn vào cả những người cưỡi xe đạp lẫn đi bộ.

Tối hôm đó, Cộng quân đã thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, trong đó có cả gạo của những người đã chết, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này không phải để để cho lính họ dùng, mà là để cho thượng cấp Trung đoàn Cộng Sản ấy… Họ tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như nhẩn, vàng, bút máy, võng…”

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích bừa bãi như thế, hồi chánh viên này cho biết:

- Theo ý tôi, Cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phía Nam đều là những người thân chính phủ, mà như thế thì họ còn bị coi là những người chống Cộng và bị bắn, còn những người ở lại thị xã Quảng Trị thì bị Cộng quân cưỡng bách phải đi Vĩnh Linh.

Hồi chánh viên này cho biết là trong thời gian có những cuộc tấn công, anh ấy đã ở với một đại đội pháo binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu. Trạm tiền thám đặt tại một nơi cách quốc lộ 1500 thước, còn hai bên bờ quốc lộ đều có lính Cộng Sản phục kích, một bên cách đường 200 thước, một bên cách 400 trăm thước… Anh cho hay Cộng quân đã quét hàng tràng đại liên vào những xe đò chở đầy dân tỵ nạn. Khi có người hỏi phản ứng của anh ra sao khi thấy thường dân bị giết, anh đã đáp:

- Tôi buồn hết sức, điều đó đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng khi tôi tới nơi, tôi lại thấy mình đang chống lại người Việt. Cuộc tấn công của chúng tôi nhắm cả người Việt dân sự lẫn quân sự.

- Khi anh tới quốc lộ, anh có thấy có xác trẻ em không?

- Có, chừng 10 em chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong một quảng chừng một cây số!

- Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?

- Cũng chừng 10 xác, nhưng số bị thương thì rất nhiều. Họ ngồi dưới cái rãnh thoát nước hay trong bụi rậm.

- Anh có thấy nhiều người già bị chết hay bị thương không?

- Nhiều…

- Có nhiều người còn trẻ chết không?

- Có nhiều người còn ít tuổi đã chết.

- Họ vận áo thường dân hay quân phục?

- Họ vận đủ thứ quần áo, kể cả quân phục tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Quần áo của họ đủ màu, xanh có, đỏ có…

- Theo nhận định của anh thì họ là thường dân hay quân nhân, họ là người quê hay thành thị?

- Theo ý tôi, họ là thanh niên đủ giai tầng xã hội…, thanh niên, học sinh không ở trong quân đội.

Anh nói thêm:

- Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự cuộc kiểm thảo thì có nhiều người đã phàn nàn với cấp chỉ huy, họ không đồng ý. Bọn này nói thường dân ấy là một phần của số dân theo địch, và nếu để cho họ thoát thì sau đó họ sẽ cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai và chúng ta phải thi hành lệnh ấy.

- Có phải sự bắn giết thường dân như thế đã khiến cho anh quyết định hồi chánh?

- Điều tôi nhìn thấy làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời biện bạch của các cấp chỉ huy, và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy tôi quyết định hồi chánh.

- Anh có biết chính sách 10 điều dân vận của Mặt Trận Giải Phóng?

- Có! Trước khi chúng tôi vào miền Nam, chúng tôi được học tập chính sách đối xử với thương binh và tù binh địch, nhưng tôi nhận thấy chính sách ấy không được áp dụng.

- Có phải anh muốn nói sự khác biệt giữa lý thuyết với thực hành?

- Khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi còn ở đất Bắc, người ta bảo chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù và hàng binh. Nhưng trên thực tế, những người như thế đã bị ngược đãi. Trong một vài trường hợp, có một số tù binh đã bị bắn ngay khi bị bắt… Khi đem vấn đề đó ra thảo luận, các cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực là họ đã áp dụng đúng lý thuyết….!

Nicholas Ruggieri

Ngày phật đản


    • Nghe phong thanh mấy vị lãnh đạo Giáo hội phật giáo quốc doanh nước ta định đổi ngày Phật đản (theo truyền thống xưa nay là ngày 8.4 âm lịch hằng năm) sang ngày rằm tháng 4. Hihi, ngày sinh đức Phật mà cũng đổi được thì quả thật quyền của mấy vị hòa thượng đó lớn hơn cả trời. Mà không biết đã làm tờ trình để thủ tướng và quốc hội duyệt, cho phép chưa?
      · · · 10 giờ trước ·

      • Bạn, Nguyễn Việt Hưng54 người khác thích điều này.
      • 1 lượt chia sẻ

        • Quach Dinh Dat Lại nhắc tới chuyện Phật giáo. Bữa trước, thằng bạn em (thích triết học Phật giáo), bẩu rằng, theo cách tính thì lúc này chính là thời điểm của "mạt pháp". Hic. Chẳng biết thế nào!
          10 giờ trước · · 3

        • Vu Hoang về Công Giáo, ở TQ nó cũng ...thiết lập 1 hệ thống Công Giáo Quốc Doanh và ...phong chức đến Giám Mục và Hồng y lận. Đúng là ...
          10 giờ trước · · 2

        • Hong Nhung các bác quốc doanh thì to quyền rồi. Đổi gì mà chẳng được. Trắng - đen, được tuốt mà bác.
          10 giờ trước · · 5

        • Hao-Nhien Q. Vu Em phản biện cái.

          Đức Phật sinh bên Ấn Độ, thành ra gần như chắc chắn ngày sinh ko ghi theo âm lịch Tàu.

          Vậy cái luật rằng "Phật Đản = 8 tháng 4" cũng chỉ do một người phàm nào đó (bên Tàu? bên VN?) lập ra. Ko bik là ai, thôi đặt tạm là ông X.

          Thì là "ngày sinh đức Phật mà cũng đổi được thì quả thật quyền của mấy vị hòa thượng đó lớn" thật, nhưng ko lớn hơn trời mà chỉ lớn hơn ông X đó thôi.

          10 giờ trước · · 2

        • Hanzo Paein sinh nhật giỗ quảy lỡ trúng ngày thường, chuyển qua T7, CN tổ chức cho đông quan khách, chuyện thường ý mà!

        • Văn Thiên Phạm tất đạt đa hạ thế ngày rằm tháng 4 và tạ thế ngày rằm tháng 11(âm lịch hết,theo văn bản sankrit được tìm thấy)

        • Hao-Nhien Q. Vu Theo quả này thì các nước khác (trừ Tàu) ăn Phật Đản vào ngày rằm nào mà rớt vô tháng 5 dương lịch - vậy cũng tương đương rằm tháng 4 âm lịch. http://en.wikipedia.org/wiki/Vesak

        • Hong Nhung ngày trước ở MB Phật Đản là ngày 8/4 âm lịch. Sau ngày MN giải phóng, những người MB chúng tôi được biết rằng Phật sinh ngày rằm tháng 4. Mấy nước xung quanh như Thái lan, Lào, Căm Pu chia cũng kỷ niệm vào ngày rằm. Thực ra họ tổ chức kỷ niệm trong 1 tuần, có nghĩa là từ 8/4 đến rằm tháng 4. Tôi nghĩ, ngày nào ko quan trọng, cái chính là dân chúng tổ chức vào ngày nào. Cũng có thể bắt nguồn từ ông X chọn ngày 8/4, hoặc rằm tháng 4. Sự khác nhau này có thể là do sự khác nhau giữa Đại Thừa, Tiểu Thừa hay gì gì đó. Nhưng điều hay ho đáng nói là các bác quốc doanh nhà ta lại thích đổi ngày sinh. Các bác í có nghĩ đến thói quen trong dân chúng ko? Hay là bây giờ cách chọn ngày giỗ của người MN sành điệu hơn? Hay còn lý do gì nữa? Đoán già đoán non, chỉ các bác Quốc Doanh mới biết.

        • Thương Phạm cái vụ này hình như là cháu có nge ông chú sùg đạo Phật nój. Theo trí nhớ của cháu, thj chú cháu nói Hình như là do lịch của ấn độ và vjệt nam lệch nhau. Gj mà trog kinh phật, nój ngày sjh cua phật và ngày ság trăg. Mà ở vn thj rằm trăg mớj ság. Cụ tỉ cháu cũg quên rùj!

        • Dongngan Doduc Mấy năm trước đây, ông ngoại mình giỗ bà ngoại thường lùi ngày hoặc làm trước nhằm vào chủ nhật về đông đủ. Tôi bảo vậy ông mời con cháu về ăn cỗ chứ có phải co cháu về giỗ bà đâu. Có lẽ tinh thần đổi ngày Phật đản là thế này chăng?Thế thì kì cục quá
          9 giờ trước · · 1

        • Tèo SaiGon Từ hồi nhỏ đến giờ, tôi chỉ biết là lễ Phật đản đúnng ngày rằng tháng 4 mà thôi, chưa hề nghe nói ngày 8/4. Nghe Hong Nhung nói mới biết miền Bắc Phật đản ngày 8/4.
          8 giờ trước · · 1

        • Anh Tho Ngo Thì ra là vậy . Mấy năm rồi cô cứ thấy khó chịu và không hiểu tại sao ngày Phật đản lại là ngày 15/4.
          3 giờ trước ·

        • Coccan Nguyen Không chừng họ dời vào ngày 30-4 bắt Đức Phật cũng ăn mừng ngày này cũng nên..Xin nói rõ với quí vị ở miền nam kể từ năm 75 trở về trước ngày Phật Đản là ngày 8-4 Âm lịch chứ không phải 15-4 Âm lịch
          2 giờ trước ·

        • Vuthanhlich Vu Lịch âm 2 thằng in sai hết giờ thầy cúng,thầy bói xem theo lịch âm cũng khóc .Nên toàn xem bố láo bịp bợm .

        • Ngocdiu Nguyen Hanoi va Saigon co thoi ki lech nhau 1h

        • Vuthanhlich Vu Tết tầu tết ta có năm lệch nhau cả tháng .do 2 thằng sửa lại

        • Andy Tran Hahaha đúng là....éo chịu nổi.

        • Tào Lao haha xin lỗi chịu hông nổi