Thị trấn ở Mỹ được rao bán giá 100.000 USD

Thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ) lâu nay chỉ có duy nhất một cư dân, vừa được rao bán rộng rãi với giá 100.000 USD.

Từ nhiều năm nay, ông Don Sammons được coi là chủ sở hữu kiêm thị trưởng của thị trấn Buford bởi ông là người duy nhất sinh sống tại đây. Hiện ông đang rao bán đấu giá thị trấn này với giá khởi điểm là 100.000 USD, theo thông tin đăng tải trên tờ Wyoming Times.
Mức giá này bao gồm cả mã bưu chính, trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post.
Ông Sammons đang rao bán thị trấn chỉ mình ông sinh sống. Ảnh: Hufington Post
Ông Sammons đang rao bán thị trấn chỉ mình ông sinh sống. Ảnh: Hufington Post
Năm 1992, ông Sammons cùng vợ và con trai đã mua thị trấn này. Tuy nhiên, sau khi vợ ông qua đời và con trai ra ở riêng, ông cảm thấy đã đến lúc mình nên rời khỏi thị trấn được cho là nhỏ nhất nước Mỹ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bang Wyoming lại có nhiều thị trấn nhỏ như vậy. Cư dân tại bang này chỉ có vẻn vẹn 509.293 người.
Trước đây, thị trấn Buford đã từng có trên 2.000 dân, thu hút nhiều vị khách khả kính như Tổng thống Ulysses S. Grant.
Dù là thị trấn rất nhỏ, mức giá rao bán mà ông Sammons đưa ra khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Năm 2010, thị trấn có diện tích hơn 4 ha này có thể bán được với giá 272.900 USD - cao hơn mức trung bình của một căn nhà mới ở Mỹ.
Mức giá này cũng được coi là quá rẻ so với nhiều thị trấn khác mới được rao bán gần đây. Một thị trấn cũ nát ở Pháp với đầy tệ nạn cũng được đấu giá với mức khởi điểm là 436.370 USD, cao gấp 4 lần so với Buford. Điều này cho thấy thị trường bất động sản tại Mỹ vẫn chưa phục hồi trong cơn bão suy thoái kinh tế.

Chuyện động trời ở Hà Nội: Nhà Chủ tịch và trụ sở UBND xã bị phá

Thứ tư 14/03/2012 07:02
(GDVN) - Do bức xúc với "lệnh" triệu tập thanh niên trong thôn Phú Mỹ của Công an xã Tự Lập, dân kéo ra đập phá UBND xã và nhà chủ tịch xã...

Ùn ùn… đi phá UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều và tối ngày 12/3/2012, hàng trăm người dân thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã kéo đến phá UBND xã Tự Lập và đốt đồ đạc trong ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, do có mâu thuẫn với nhau nên thanh niên hai thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) và thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng) đã xảy ra ẩu đả. Không chỉ dừng lại ở đó người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, trong một thời gian dài đã luôn hoang mang lo lắng về lời đe dọa: “Người thôn Phú Mỹ đi qua Bạch Trữ cứ dưới 35 tuổi là chém” của một số thanh niên trú tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng.

Hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ kéo đến UBND xã Tự Lập phản đối việc ký giấy mời những thanh niên trong làng lên xã rồi đưa thẳng lên CA huyện Mê Linh làm việc

Nhiều thanh niên thôn Phú Mỹ cũng đã bị các đối tượng “nghi” là của thôn Bạch Trữ hành hung phải nhập viện?.

Trong khi đó, người dân làng Phú Mỹ lại cho rằng, chính quyền địa phương giải quyết mâu thuẫn này chưa thấu tình đạt lý. Bởi lẽ, chính quyền xã Tự Lập và CA huyện Mê Linh phải bắt nhóm thanh niên côn đồ ở thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) vì có hành vi đánh người thì lại bắt những thanh niên trong thôn Phú Mỹ…?

Sự việc đã trở nên “nóng” khi người dân rất bức xúc và đã đốt nhà Chủ tịch xã và bao vây đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập vào đêm 12/3 vừa qua.

Có mặt tại UBND xã Tự Lập sáng ngày 13/3, hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ đã tập trung kín khuôn viên UBND xã Tự Lập để bày tỏ bức xúc. Bên cạnh đó, là quang cảnh hoang tàn của trụ sở UBND xã Tự Lập mà trước đó vốn là trụ sở khá khang trang.

Hội trường trụ sở UBND xã Tự Lập bị đập nát, bàn ghế xô đổ, băng rôn khẩu hiệu bị dỡ bỏ, hệ thống cửa kính cũng bị đập vỡ. Ngay cả cầu thang vốn được bê tông hóa cũng bị người dân đập bể. Đặc biệt phòng làm việc của trưởng công an xã dù bị khóa cửa nhưng cũng bị phá ngổn ngang.

Nghiêm trọng hơn, nhiều giấy tờ quan trọng cũng bị người dân xé và đốt. Khi phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đến hiện trường tìm hiểu sự việc, các cháu học sinh cấp 2 gần đó cũng đua nhau cầm gạch, ngói đập phá hết số cửa kính còn sót lại.

Sự việc gây bức xúc nhưng không được giải quyết nên người dân đã xô đổ bàn ghế trong hội trường UBND xã Tự Lập


Ngay cả căn nhà khang trang ông Dương Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cũng bị đập nát, chậu cây cảnh vứt ngổn ngang, nhiều vật dụng trong nhà đã bị đốt cháy. Trước sự quá khích của người dân, Chủ tịch xã Tự Lập và gia đình đã tạm thời chuyển đi một nơi khác để bảo đảm an toàn cho gia đình.


Vì sao dân phá và đốt UBND xã và nhà chủ tịch UBND xã Tự Lập?

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao người dân xã Phú Mỹ vốn hiền lành quanh năm lam lũ ruộng đồng lại có hành vi phá hoại trụ sở UBND xã Tự Lập và phá đốt nhà Chủ tịch UBND xã Tự Lập, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã tìm gặp ông Trần Văn Hòa –Trưởng CA xã Tự Lập để nắm bắt thông tin.

“Sự việc là do một vài thanh niên thôn Bạch Trữ sang quan hệ chơi bời đã xảy ra mâu thuẫn. Ngày 11/2 khi xảy ra xô xát một số đối tượng còn ném cả gạch đá vào nhà dân. Hiện đã có một số thanh niên Bạch Trữ phải đi viện do một số đối tượng dùng hung khí gì đó tấn công bất ngờ. Chúng tôi đã phối hợp với công an xã Tiến Thắng và công an huyện Mê Linh để xử lý vụ việc” - ông Hòa cho biết.

.Các phòng làm việc dù được khóa cửa nhưng cửa kính bị phá vỡ, ghế nằm ngổn ngang trên hành lang UBND xã Tự Lập

Ông Nguyễn Ngọc Thu –Trưởng CA xã Tiến Thắng thừa nhận: “Đây chỉ là mâu thuẫn giữa thanh niên của hai thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) và Phú Mỹ (Tự Lập). Hiện chúng tôi cũng đã vào cuộc để điều tra”.

Nguyên nhân ban đầu mà Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam thu thập được thì vào khoảng 13h30 ngày 12/3 Công an xã Tự Lập đã cho gọi trên 40 thanh niên của thôn Phú Mỹ lên UBND xã để điều tra. Người dân địa phương cho biết, những người có giấy mời mà không ra thì bị công an viên vào nhà bắt đi. Thậm chí, nhiều thanh niên đang thả trâu, bò cũng bị gọi lên xã. Số thanh niên này sau khi lên UBND xã lập tức được đưa lên Công an huyện Mê Linh để điều tra. Đến khoảng 23h cùng ngày số thanh niên này mới được cho về.

Người dân bức xúc cho rằng sự việc thanh niên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng cầm kiếm, mã tấu sang chém những thanh niên của thôn Phú Mỹ vào ban đêm?. Nhiều thanh niên, thậm chí là học sinh cũng bị các đối tượng hành hung. Thế nhưng điều khó hiểu là những thanh niên manh động, côn đồ được cho là của thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng đã “đại náo”, đe dọa tính mạng của người dân thì không bị bắt mà những thanh niên của Phú Mỹ lại bị “bắt”?.

Ngôi nhà đang xây của Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn cũng bị phá dỡ và đốt

Ông Hoàng Văn Vấn, người dân thôn Phú Mỹ bức xúc: “Thanh niên Bạch Trữ mang kiếm, mã tấu và hung khí khác đến để đánh, chém thanh niên của thôn Phú Mỹ nhưng không bị gọi. Còn những thanh niên của làng tôi được xem là bị hại thì lại bị bắt lên công an huyện là không thỏa đáng...”.

Theo những người dân thôn Phú Mỹ, những thanh niên trong thôn được mời lên để “làm việc” cho rằng đã bị Công an huyện Mê Linh “ép cung” dẫn đến phải nhập viện? Nhiều thanh niên khác trong làng Phú Mỹ cũng được đưa vào danh sách “làm việc” với CA huyện Mê nhưng đã bị trọng thương như: cháu Lỗ Văn Cừ bị bục màng nhĩ, Lê Văn Dũng bị bầm tím ở ngón tay, Trần Văn Liêm bị tím mắt…

Ông Trần Văn Khiêm, một người dân ở đây cho biết: “Cháu tôi sau khi bị công an huyện Mê Linh gọi đến đã bị họ "hỏi cung" chẳng hiểu vì sao lúc về nhà thì người tím tái ...”.

Không ít người dân địa phương cũng cho rằng, sự việc này là do cách làm việc của ông Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn gây nên. Chính vì thế những người quá khích đã kéo nhau đến trụ sở UBND xã Tự Lập để đập phá và tiến đến nhà vị chủ tịch để đốt nhà, phá nhiều đồ đạc (?).

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc…
Nguồn: Tại đây

Dạy trẻ ứng xử với thua cuộc ở Úc

Bài viết này, tôi đi sâu vào một chủ để tưởng chừng đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và hành vi của trẻ thông qua những gì tôi chứng kiến về dạy trẻ ứng xử với thất bại trong nền giáo dục Úc.



Chúc nhau thành công sau khi kết thúc bài thi nấu ăn. Nguồn: theage.com.au.
Chào đón thất bại điềm tĩnh
Cuộc thi Đầu bếp nhí được chiếu trên truyền hình là một trong những gameshow có tiếng và thu hút được một lượng khán giả khổng lồ ở Úc. Cuộc thi nhằm tuyển lựa hàng ngàn ứng cử viên nhí từ 8-12 tuổi ở khắp nơi trên toàn nước Úc để chọn ra khoảng 20 em thi đấu chiếu trên truyền hình.
Sau mỗi tuần sẽ có một vài em bị loại, và cuối cùng chọn được em nấu ăn tài năng nhất trở thành người chiến thắng.
Gia đình tôi rất thích xem gameshow này, vì sự ngây ngô, dễ thương của các bé khi nấu ăn, và xem các bé biểu diễn những món ăn ngon từ nhiều vùng miền khác nhau.
Điều đọng lại trong tôi nhiều nhất ở cuộc thi này không phải là kỹ năng nấu ăn của các em, cũng không phải là những cuộc phỏng vấn nói chuyện dễ thương nhưng chuyên nghiệp trên truyền hình, mà chính là cách cư xử của các em khi bị thua cuộc.

Khi bị loại khỏi cuộc chơi, nhiều em cũng rơm rớm khóc, nhưng các em đều đón nhận thất bại một cách điềm tĩnh, hành xử rất lịch sự, và tôn trọng bạn chơi. Những em chiến thắng sau mỗi vòng đấu thì rất khiêm tốn, và những em bị loại thì không tỏ ra quá buồn bã thất vọng. Các em đều rất tự nhiên ôm nhau, bắt tay chúc mừng nhau, chia sẻ niềm vui chiến thắng hay nỗi buồn phải chia tay người bạn sau cuộc chơi.
Hình ảnh đó làm tôi suy ngẫm rất nhiều và tự đặt câu hỏi “Tại sao trẻ em Úc lại điềm tĩnh và lịch sự đến thế khi đón nhận sự thua cuộc? Đó là ảnh hưởng của văn hóa hay giáo dục?”
Cho trẻ chiến thắng bao nhiêu là đủ?
Trên một trang web nổi tiếng của Úc về việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em, tôi thấy có một diễn đàn được nhiều cha mẹ Úc sôi nổi tham gia, đó là trả lời câu hỏi: “Cho trẻ chiến thắng bao nhiêu là đủ?”
Qua diễn đàn này, nhiều bà mẹ Úc không giấu giếm quan điểm của mình về việc mong muốn cho con mình lúc nào cũng là người chiến thắng, luôn là số một trong mọi cuộc chơi.
Ngược với quan điểm trên, phần lớn các bà mẹ Úc đều cho rằng không nên cho trẻ chiến thắng trong tất cả các trò chơi, mà hãy cho trẻ biết chiến thắng ở mức độ vừa phải, và phải trải nghiệm sự thua cuộc.
Hãy cho trẻ hiểu và cảm nhận được niềm vui trong sự thua cuộc sau mỗi cuộc chơi. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng thắng hay thua không quan trọng, mà hơn hết đó phải là VUI, sau đó là HỌC HỎI được điều mới mẻ từ mỗi cuộc chơi.
Nhiều cha mẹ Úc chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con tại nhà, cho trẻ cùng tham gia trò chơi với cha mẹ và cố tình dàn xếp cuộc chơi để con mình thỉnh thoảng phải thua cuộc.

Niềm vui khi đội mình vừa hoàn thành món tráng miệng. Nguồn: starworldasia.tv
Qua những cuộc chơi vui với cha mẹ như thế, trẻ sẽ đón nhận sự thua cuộc một cách nhẹ nhàng, vì trẻ hiểu là thua hay thắng không quan trọng bằng trò chơi có vui hay không, có hấp dẫn trẻ hay không.
Nhiều cha mẹ cũng chia sẻ hậu quả của việc muốn cho con mình luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động tập thể, mong cho con luôn chiến thắng ở tất cả các trò chơi, và kết cục là sự chiến thắng tạo cho trẻ sự tự tin thái quá, thậm chí kiêu ngạo coi thường bạn chơi, và tệ hại hơn là trẻ khó lòng chấp nhận sự thất bại.
Đón nhận những thứ tồi tệ nhất một cách nhẹ nhàng
Tôi có người bạn làm cùng cơ quan có một bé gái khoảng 6 tuổi, hai vợ chồng vừa ly hôn được gần một năm. Hôm đến nhà người bạn chơi, tôi thấy cháu bé có nũng nịu hỏi mẹ cháu một câu: “Mẹ ơi, con nhớ bố. Nếu bố đi lấy bạn gái của bố thì bố có về chơi với con không?”

Tôi giật mình hỏi lại là con gái của bạn đã biết hai bạn ly hôn rồi sao? Bạn tôi gật đầu và giải thích rằng cô ấy muốn cho con biết những điều này càng sớm càng tốt, ngay từ khi cháu bắt đầu biết nhận thức để cháu đón nhận sự thật một cách dễ dàng hơn. Đối với xã hội Úc nói chung và xã hội phát triển nói riêng, việc cha mẹ ly hôn hay làm người mẹ đơn thân rất phổ biến, vì vậy không có gì phải giấu giếm hoặc phải chờ cho tới khi con cái đến tuổi trưởng thành mới chia sẻ.

Nhưng bạn tôi có nhấn mạnh là đối với trẻ nhỏ, khi bạn chia sẻ điều này thì phải giải thích hai điều quan trọng sau cho trẻ hiểu: Đó là cho dù cha mẹ không sống với nhau nữa, nhưng cha mẹ lúc nào cũng yêu con, chăm sóc và bên cạnh con.
Quan trọng nữa là phải cho trẻ biết cha mẹ ly hôn không phải lỗi của con vì rất nhiều trẻ tự trách mình là nguyên nhân làm cho cha mẹ ly hôn chỉ vì mình như không thay quần áo bẩn, hay làm vỡ tách chén, v.v.
Bạn tôi còn bắt đầu giải thích cho con hiểu những điều xa hơn nữa như thế nào là sự sống, là cái chết, và rất nhiều thứ tồi tệ khác trong cuộc sống, để trẻ sớm hiểu rằng mọi sự vật, sự việc diễn ra thật đơn giản và tự nhiên. Trẻ được trang bị kiến thức và tâm lý để sẵn sàng chấp nhận những thứ tồi tệ nhất một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh và có văn hóa.
  • Christy Nguyễn (Perth, Úc)

Tiến sĩ Alan Phan: “Đại gia thích khoe mẽ vì mặc cảm”


Theo Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, các đại gia Việt Nam đa số mới giàu nên thích khoe mẽ. Những đại gia thích khoe mẽ có lẽ vì mặc cảm.
Thời gian qua, dư luận chứng kiến nhiều vụ thể hiện đẳng cấp của đại gia Việt như đám cưới diễu hành bằng siêu xe, thuê hàng loạt sao khủng giá nhiều tỷ hát đám cưới. Ông thấy gì từ hiện tượng này?

Mình thích cái gì thì mình làm thôi. Nhưng chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi. Đại gia Việt Nam đa số mới giàu, chứ thời bao cấp có ai giàu đâu. Bởi vì họ mới giàu lên nên thích khoe. Đó cũng là điều dễ thông cảm.

Khi tôi còn trẻ, khoảng 30 tuổi lúc ấy cũng mới giàu nên cũng hay khoe, nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Thời kỳ mới ra trường, có lương cao, tôi thích đi với phụ nữ Tây phương xinh đẹp vào chốn sang trọng, nơi có những đại gia Mỹ để chọc tức họ. Chỉ vài năm sau tôi bắt đầu chán nên thôi.
“Hồi còn trẻ tôi cũng từng chơi trội”, Tiến sĩ Alan Phan

Vậy ông nghĩ gì về những đám cưới “chục tỷ” của đại gia diễn ra tại Việt Nam thời gian qua?

Cái này có thể là hiện tượng gây phản cảm trong xã hội, nhưng dần dần nó cũng biến mất thôi vì sẽ có những thay bậc đổi ngôi về tiền bạc. Tiền không dính liền với bất cứ anh chị nào, nay nó thuộc về người này, mai nó thuộc về người khác. Tiêu xài hoài cũng bớt tiền hay mất hết nên còn gì để khoe. Sau khi làm vài lần phản ứng dư luận sẽ không tốt cho tên tuổi nên rồi họ cũng sẽ không làm nữa.

Ở những nước phát triển trên thế giới, các đại gia thường “chơi” như thế nào và có chuyện khoe mẽ không thưa ông?

Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe và vẫn có những người giàu khoe của. Nhưng vì một xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay mướn siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm.

Ngược lại, những tỷ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi. Ví dụ như ông Warren Buffett, người giàu thứ nhì, thứ ba thế giới nhưng vẫn ở căn nhà mua đã 50 năm trước trị giá 31.000 USD. Hiện nay ông Buffett có tới 39 tỷ USD nhưng vẫn tự lái xe đi mỗi ngày. Chiếc xe này ông mua 15 năm trước với giá 18.000 USD.

Cách thể hiện của những đại gia đẳng cấp là gì?

Thực ra đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình. Như Bill Gates thường say sưa với công nghệ mới, tỷ phú Larry Ellison thì thích chơi đua thuyền buồm. Một đại gia khác, ông Cooperman âm thầm quyên hàng trăm triệu USD cho ngành y tế và giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi các tỉ phú làm từ thiện của Bill Gates và Warren Buffett. Điều đó cho thấy cách chơi của các đại gia trên thế giới chủ yếu là sở thích.

Ông từng kể rằng từng thuê chuyên cơ riêng, chi bộn tiền để “bao” một người đẹp Hollywood tới Paris chơi vài ngày. Giờ ông nhìn nhận thế nào về lần “chơi ngông” đó?

Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế. Cũng có thể lúc ấy tôi cũng uống hơi ngà ngà nên làm chuyện ngu xuẩn.

Nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, liệu ông có “ngu xuẩn” thêm lần nữa?

Bây giờ nếu tôi còn cảm xúc thì có thể tôi cũng làm vậy lắm. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn.

Tôi vẫn hay nói đùa với người ở tuổi 67, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to. Con người có rất nhiều ham muốn vì hormone. Khi hormone bớt rồi thì tài sản, danh vọng, xe đua hay phụ nữ cũng không còn nhiều hấp dẫn nữa. Vì thế, mình sẽ chọn đến những thú vui nhẹ nhàng hơn.
 
Theo Tiến sĩ Alan Phan, kinh nghiệm ở Trung Quốc cũng như nhiều nơi trên thế giới cho thấy những người giàu hay khoe mẽ thường dễ bị sờ gáy. Hơn hai mươi năm gần đây, mỗi năm tạp chí Forbes luôn có danh sách những người giàu nhất. Nhưng theo một thống kê thì có đến gần 20% đại gia trong danh sách này đã hay đang ở tù. “Việc khoe của trong nhiều trường hợp có vẻ là không khôn ngoan lắm”, ông Alan Phan nhận định.

Nghị sĩ Mỹ và Trung Quốc, ai giàu hơn?

Tài sản của 70 người giàu nhất trong quốc hội Trung Quốc nhiều hơn của 535 nghị sĩ, tổng thống cùng nội các, và các thẩm phán tối cao của Mỹ cộng lại.

Tông Khánh Hậu, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Wahaha, người giàu thứ hai Trung Quốc trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc năm nay. Ảnh: Sina
Những ngày này, 3.000 nghị sĩ Trung Quốc tề tựu tại Bắc Kinh tham dự kỳ họp quốc hội hàng năm. Hãng Bloomberg của Mỹ phát hiện ra rằng 70 người giàu nhất trong số này kiếm thêm được 11,5 tỷ USD chỉ riêng trong năm ngoái, nhiều hơn hẳn so với con số 7,5 tỷ USD là tổng tài sản của 660 người đứng đầu bộ máy nhà nước Mỹ, gồm các nghị sĩ, tổng thống và quan chức, và các quan tòa.
Tổng giá trị tài sản của 70 nhà lập pháp tỷ phú Trung Quốc là gần 90 tỷ USD.
"Thật thú vị khi quan sát mối liên hệ giữa các tỷ phú trên thương trường và các nhà lập pháp trên chính trường ở Trung Quốc", Kenneth Lieberthal, giám đốc viện nghiên cứu về Trung Quốc tại Washington nói với Bloomberg.
Lieberthal chứng minh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa bộ máy chính trị và các thành phần kinh tế tư nhân ở Trung Quốc bằng dẫn chứng ngày càng có nhiều chi bộ đảng được thành lập trong các doanh nghiệp tư nhân, và số lượng các ông chủ tư nhân gia nhập đảng cũng ngày một tăng lên.
Ngoài ra, người giàu nhất Trung Quốc, ông Lương Ổn Căn, có thể sẽ là doanh nhân đầu tiên trở thành Ủy viên Trung ương và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc còn có nhiều doanh nhân giàu có khác như ông Tông Khánh Hậu, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Wahaha, giàu thứ hai Trung Quốc hay bà Ngô Á Quân, người phụ nữ có thế lực với tổng tài sản của gia đình lên đến 6,5 tỷ USD.
Trong khi đó, kể cả những người giàu có nhất trong quốc hội Mỹ cũng không là gì so với các đại biểu quốc hội Trung Quốc. Darrell Issa, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang California, năm 2010, có khối tài sản lớn nhất trong số các nghị sĩ, với hơn 700 triệu USD, nhưng nếu xếp trong danh sách các đại biểu quốc hội Trung Quốc, Issa chỉ đứng thứ 40.
Những con số trên quả thật gây bất ngờ bởi thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc năm 2010 là 2.425 USD, thấp hơn nhiều thu nhập bình quân của người dân Mỹ là 37.527 USD. Thế nhưng khi so sánh những nghị sĩ giàu nhất của hai quốc gia thì kết quả là các vị đại diện nhân dân Trung Quốc giàu hơn rất nhiều so với các đại diện của cử tri Mỹ.

Hơn 40% dân số Việt Nam đã nhiễm lao

Theo điều tra tại nước ta, cứ 5 người thì có 2 người nhiễm lao nhưng chưa thành bệnh. Khi hệ miễn dịch của cơ thể kém đi hoặc đến tuổi trung niên, bị cao huyết áp, tiểu đường.., sức đề kháng giảm là vi khuẩn lao có cơ hội trỗi dậy.

Hiện nước ta xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc.
Phó giáo sư Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nước ta có tỷ lệ dân số bị nhiễm lao cao, trong đó bệnh nhân lao phổi mỗi năm có khoảng 70.000 người. Dù đã có cả một chương trình chống lao quốc gia thế nhưng số người mắc lao vẫn ngày một đông. Thực trạng này là do sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh.
Ảnh:
Nhiều bệnh nhân mắc lao nhưng không điều trị là mối nguy lớn làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng. Ảnh: Bệnh viện lao và bệnh phổi Ninh Thuận.
Bên cạnh đó phải kể đến sự thiếu hụt về nhân lực đang ở mức báo động đỏ. Sau cải tổ hệ thống y tế tuyến huyện, 50% số cán bộ làm công tác chống lao là mới và chưa được đào tạo. Cán bộ làm công tác chống lao đang "già đi", không có người thay thế trong khi bệnh lao lại đang "trẻ lại", phó giáo sư Ngọc Sỹ cho biết.
Giám đốc một bệnh viện lao và phổi tại Đà Nẵng lo ngại: "Sau thế hệ chúng tôi không biết còn ai sẽ làm lao nữa. Đã 10 năm nay chúng tôi chưa tuyển được thêm bác sĩ nào".
Theo các chuyên gia, việc khai báo các ca bệnh theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được thực hiện nghiêm túc. Lao lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí như các bệnh cảm cúm. Khi người nhiễm có vi khuẩn lao trong phổi ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ “bắn” vào không khí và người khác có thể hít phải.
Thế nhưng có đến 7% số người mắc bệnh lao không điều trị do tâm lý e ngại. Thực tế này làm cho căn bệnh dễ chữa thành khó chữa. Ngược lại, có bệnh nhân bị bệnh nhưng chữa trị không đúng cách, tự ý ngưng điều trị giữa chừng, hoặc trong quá trình điều trị không tuân thủ những dặn dò của bác sĩ (như ăn riêng bát đũa). Điều này gây nhiễm chéo trong gia đình, cộng đồng khiến việc điều trị rất phức tạp.
Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng khuyến cáo, ngày càng nhiều người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đã mắc lao. Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người sẽ tạo điều kiện cho cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là bệnh lao.
"Một số bệnh nhân nhiễm lao có HIV do sợ bị kỳ thị khi đi khám bệnh, nên đã phần muốn giấu bệnh, không đến cơ sở điều trị làm cho bệnh tình càng trầm trọng hơn. Tâm lý này là mối họa tiềm ẩn gia tăng nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng", tiến sĩ Tuệ nói.
Vì thế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút chán ăn, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm đau tức ngực, khó thở, ho ra máu, người bệnh cần phải đến đúng cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không nên vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh vì điều đó không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng, mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
"Bệnh lao là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta hiểu và đầu tư đúng. 'Vì một thế giới không còn bệnh lao', hãy hành động ngay từ ngày hôm nay. Đây cũng là chủ đề Ngày Thế giới Chống lao năm nay", phó giáo sư Sỹ khẳng định.
Tại Việt Nam, trung mình mỗi năm có thêm 200.000 bệnh nhân mắc lao mới vào 30.000 người tử vong. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở tuổi lao động (22-44 tuổi) chiếm tới 40%, trong đó đa phần là nam. Đặc biệt, ước tính có 5.000-6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc.
Nam Phương


Ôtô 'điên' kéo lê xe máy gần một km

Sau khi tông văng hai nữ sinh đi xe máy ngã xuống đường, tài xế Chevrolet Captiva liền bỏ chạy, kéo lê chiếc Wave suốt quãng đường gần một km.

Khoảng 15h ngày 10/3, hai nữ sinh đi xe Wave từ phố Lê Trọng Tấn ra đường Trường Chinh (Hà Nội). Khi đến gần Bảo tàng Phòng không Không quân, chiếc xe này bị ôtô Chevrolet Captiva màu bạc tông mạnh từ phía sau.
Ảnh: Otofun.
Chiếc ôtô "điên" chỉ dừng lại khi xe máy bị kẹt không thể di chuyển được. Ảnh: Otofun.
Cú đâm mạnh khiến hai nữ sinh bị hất văng ra đường, còn xe máy bị kẹt dưới gầm ôtô. Không dừng lại, tài xế tiếp tục nhấn ga chạy, kéo lê xe máy dưới gầm. Sau gần một km, khi tới gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng, do xe máy bị kẹt dưới đường và không thể di chuyển, tài xế mới chịu dừng lại.
Bức xúc trước cảnh ôtô gây tai nạn rồi bỏ chạy, người dân đã lôi tài xế ra khỏi xe và trói tay lại. Nhiều thanh niên không kìm chế đã xông vào hành hung tài xế.
Rất may, hai nữ sinh chỉ bị thương nhẹ ở chân. Còn xe máy do bị kéo lê gần một km nên đã hư hỏng nặng.
Phương Sơn

Internet điều trị chứng mệt mỏi mãn tính

TT - Hành vi trị liệu dựa vào Internet là công cụ điều trị mới hiệu quả hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) ở thanh thiếu niên.
Đây là hội chứng với những biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và có thể kết hợp với các triệu chứng như đau cơ khớp, đau đầu hoặc đau khi sờ vào các hạch bạch huyết.
Nghiên cứu được thực hiện trên 135 thanh thiếu niên bị chứng CFS. Trong đó, nửa số được cho điều trị bằng liệu pháp hành vi dựa vào Internet mà nhóm nghiên cứu phát triển (gồm 21 môđun giáo dục tương tác email thường xuyên giữa bệnh nhân và bác sĩ trị liệu), nửa số còn lại được điều trị theo phương pháp cũ dựa trên việc tập thể dục.
Kết quả phân tích sau khoảng sáu tháng điều trị cho thấy nhóm trị liệu dựa vào Internet có tỉ lệ hồi phục bệnh cao gấp tám lần so với phương pháp truyền thống.
Liệu pháp hành vi cung cấp thông qua mạng toàn cầu đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị chứng trầm cảm, tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên được áp dụng để điều trị chứng mệt mỏi.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH (Theo The Lancet) 
Nguồn: tai đây

Đọc bài này cảm tưởng như đọc tin vịt, nó mô tả hiện tương mà không xác định được hiện tượng. Hội chứng trên có thể của nhiều bệnh. Trường hợp do trầm cảm , căng thẳng kéo dài, bệnh nhân cần chia sẻ, thông cảm thì internet là 1 biện pháp thế thôi. 

TS Nguyễn Đình Thắng hội đàm trên Paltalk

2 bé gái tự tử để 'vượt thời gian' như phim

Chuỗi phim trên truyền hình Trung Quốc về những chuyến du lịch ngược thời gian đã bị dư luận "ném đá" sau khi 2 em bé lớp 5 ở tỉnh Phúc Kiến tự tử bởi muốn được trở lại thời cổ đại như trong phim.

Theo Asiaone.com, hai cô bé Xiao Mei và Xiao Hua (tên đã được thay đổi) cùng học lớp 5 tại một trường tiểu học ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Ngày 1/3, Xiao Hua làm mất chiếc remote điều khiển cánh cửa cuốn ở nhà. Em rất lo lắng nên tâm sự với bạn thân là Xiao Mei. Đến 16h cùng ngày, hai em viết lời từ giã trong một mẩu giấy và kẹp nó ở tủ quần áo nhà Xiao Hua; sau đó cả hai gieo mình xuống hồ nước quyên sinh.
Trong mẩu giấy để lại, Xiao Hua dặn dò chị chăm sóc cha mẹ cẩn thận. Còn Xiao Mei kể, Xiao Hua lo lắng làm mất chiếc remote điều khiển từ xa nên cả hai đã quyết định cùng tự tử vì là bạn tốt của nhau.
Xiao Mei cũng bày tỏ rằng em có hai ước mơ: một là vượt thời gian trở lại thời nhà Thanh (1644-1911) để thực hiện một bộ phim về vị hoàng đế, hai là đi du lịch ra ngoài không gian. Những gì cô bé miêu tả giống như chi tiết trong một bộ phim truyền hình đang công chiếu rộng rãi tại Trung Quốc.
"Trẻ thì rất tò mò nhưng lại không biết suy xét vấn đề. Vì thế mà thời đại nào cũng xảy ra những thảm kịch tương tự như vậy", ông Sun Yunxiao, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu về thanh niên và trẻ em Trung Quốc nhìn nhận.
Ông này cũng kể về trường hợp những đứa trẻ gieo mình từ trên tòa nhà cao tầng xuống sau khi xem một nam diễn viên bay trong chương trình ảo thuật. "Hành vi bắt chước là đặc điểm tự nhiên của trẻ, nhưng đôi khi nó rất nguy hiểm. Vì thế chúng ta nên gắn thêm những dòng tin cảnh báo trên các chương trình truyền hình", ông Sun nói thêm.
Tại Trung Quốc, các bộ phim truyền hình về những chuyến du lịch ngược thời gian đang được công chiếu phổ biến. Nội dung của phim thường xoay quanh chuyện những con người ở thế giới hiện đại nhờ một biến cố tình cờ nào đó đã trở lại thời kỳ cổ đại và gặp được người tình là con nhà vương giả.
Cũng liên quan đến vấn đề này, bản tin truyền hình hồi tháng 2 tại Trung Quốc cho biết, một cô gái 19 tuổi sống ở tỉnh Liêu Linh đã khai với cảnh sát rằng cô phải trả 1.800 nhân dân tệ (gần 6 triệu đồng) cho một người bạn quen qua mạng để giúp cô du lịch vượt thời gian. Người bạn này đã cao chạy xa bay sau khi nhận được tiền.
Từ hàng loạt những chuyện nghiêm trọng đã xảy ra thời gian gần đây, đầu năm 2012 Cục Quản lý Đài phát thanh, Phim truyện và Truyền hình Trung Quốc cấm phát sóng những bộ phim thuộc thể loại này trong "giờ vàng" (từ 19 đến 21h) trên các kênh truyền hình dành cho trẻ em.

Bi hài chuyện bị phạt tiền vì một... sợi len


(Dân trí) - Khi một sợi len từ găng tay của mình rơi xuống đường, bà Valerie George thậm chí không hay biết. Tuy nhiên, chỉ vì sợi len này mà bà đã phải nhận phiếu phạt 75 bảng Anh do tội... vứt rác nơi công cộng.
“Tôi thậm chí còn không tin vào mắt mình” - bà Valerie, 71 tuổi sống tại London cho biết sau khi bị cảnh sát đưa phiếu phạt vì tội xả rác.

Vụ việc xảy ra sau khi bà Valerie rời khỏi một trung tâm mua sắm ở thị trấn Ebbw Vale, miền nam xứ Wales. Trên đường lên xe để về nhà, bà đã bị một cảnh sát môi trường chặn lại để ghi phiếu phạt, bất chấp việc bà nhất mực phản đối không hay biết về lỗi mà mình mắc phải.
Bà Valerie và “sợi len tội đồ”, lý do khiến bà bị phạt

Tuy nhiên, viên cảnh sát môi trường sau đó đã đưa bà đến vị trí sợi len bị rơi trên  đường và chỉ cho bà thấy, như một bằng chứng về tội mắc phải.

“Thật là một chuyện nực cười. Găng tay của tôi bị vướng vào chiếc đồng hồ đang đeo khiến cho một sợi len bị rơi xuống đất. Tôi thậm chí không hay biết chuyện gì xảy ra, nếu không tôi đã lượm sợi len lên và vứt vào thùng rác” - Bà Valerie cho biết.

Tuy nhiên, bà Valerie sẽ không phải đóng tiền phạt, mà thay vào đó Hội đồng thị trấn sẽ trừ vào khoản tiền lương hưu mà bà đang nhận. Hiện bà Valerie George đang nhận số tiền 105 bảng Anh mỗi tuần.
Tờ giấy phạt mà bà Valerie phải nhận vì lỗi không đáng có

Đây không phải là trường hợp bị phạt đầu tiên vì những lý do khá hài hước về môi trường. Năm 2009, Kerrie-Anne Hickin, 30 tuổi sống tại hạt West Midlands (miền trung nước Anh) cũng đã bị phạt 75 bảng Anh vì tờ giấy cô dùng để lau mũi đã bị gió cuốn bay đi trong khi cô đang cố gắng chạy theo chiếc xe buýt.

Mới đây nhất, vào năm ngoái, Nicola Bayston đã bị phạt đến 75.000 bảng Anh sau khi cô dán 1.000 tấm áp phích thông báo khu vực xung quanh nhà mình ở hạt South Yorkshire (Anh) để  thông báo tìm chú chó bị thất lạc của mình.