Thiên tài và hội chứng asperger



Một người hài hước như Einstein có thể là bệnh nhân tự kỷ?
Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, gọi chung là hội chứng Asperger. Vấn đề này đang được tranh cãi, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý được nhiều người tin.
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.

Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein bị nghi ngờ là đã mắc bệnh điên, lập dị, tự kỷ, gọi chung là hội chứng Asperger. Vấn đề này đang được tranh cãi, và giả thuyết những bộ óc thiên tài thường gắn liền với các vấn đề bất thường về tâm lý được nhiều người tin.
Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh, do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.
Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách... Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Asperger được mô tả như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.
Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.
Những người mắc chứng Asperger dễ trở thành nạn nhân của sự bắt nạt hoặc chọc ghẹo nhưng đôi khi lại có chỉ số thông minh đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực.
Hai nhà bác học lừng danh thế giới Einstein và Newton cũng được đưa lên "tầm ngắm" của các nhà khoa học vì một số biểu hiện bất thường trong cuộc sống. Các công trình nghiên cứu ở Đại học tổng hợp Cambridge và Oxford đã cho rằng cả hai ông đều có tính lập dị, là biểu hiện của hội chứng Asperger.
Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, người nghe chẳng ai hiểu được.
Có một giai thoại liên quan đến tính lẩm cẩm của Eistein: Vốn dĩ Einstein rất thương mèo. Con mèo ông nuôi sinh được 4 mèo con. Ông bèn gọi thợ sửa nhà đến, bảo đục cho một lỗ lớn và 4 lỗ nhỏ để ban đêm mèo mẹ, mèo con có thể vào phòng ngủ của ông. Người thợ ngạc nhiên: "Thưa giáo sư, tôi nghĩ chỉ cần đục một lỗ lớn là đủ vì mèo mẹ vào được, tất nhiên mèo con cũng vào được". Lúc đó, nhà bác học mới thấy mình quả là khờ. Đấy cũng là một biểu hiện của hội chứng Asperger.
Còn Newton nổi tiếng với chuyện ngồi dưới gốc cây, bị trái táo rơi trúng người và nhờ đó tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong cuộc sống, ông là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm. Tính lập dị còn thể hiện ở chỗ khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không người. Đến tuổi 50, ông mắc bệnh thần kinh dẫn đến tình trạng chán nản và hoang tưởng.
Lời biện minh cho các thiên tài
Nhiều người nghi ngờ giả thuyết cho rằng tính lập dị và đãng trí của hai nhà bác học trên là do hội chứng Asperger. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Simon Baron Cohen (Anh), những người bị hội chứng Asperger có thể trở thành nhân vật xuất chúng nếu họ xác định được mục tiêu thích hợp trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý học Glen Elliot tại Đại học California (Mỹ), thiên tài có thể lạc lõng nhưng không tự kỷ. Vì quá giỏi nên họ thường bực mình, cáu gắt khi thấy mọi người chậm hiểu, do đó tạo ra tâm lý cô lập và khó gần. Tuy nhiên, Einstein là người có khiếu hài hước nên có lẽ ông không thể là người bị hội chứng Asperger. Chuyện kể rằng có một nữ phóng viên trẻ hỏi ông: "Xin giáo sư vui lòng giải thích thật đơn giản về Thuyết tương đối để mọi người có thể hiểu được". Nhà bác học hóm hỉnh đáp: "Rất dễ, cô đứng chờ người yêu một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm. Rồi khi người yêu đến, cô đi chơi với người yêu trong một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Đó chính là thuyết tương đối trong vũ trụ".
Ngoài sự nghiệp khoa học lẫy lừng (giải Nobel vật lý năm 1921), cuộc đời Einstein còn có 3 sự kiện quan trọng ít người biết đến:
Từ chối làm Tổng thống: Einstein là người Đức gốc Do Thái nên sau khi tổng thống đầu tiên của Israel qua đời, ông đã được mời về làm tổng thống thứ hai của quốc gia này vào năm 1952, Nhưng nhà bác học đã từ chối với lý do: "Tôi lấy làm xấu hổ thừa nhận rằng mình không thể đảm đương chức vụ ấy. Cả đời tôi làm việc về những vấn đề khách quan, vì vậy tôi thiếu năng lực bẩm sinh và kinh nghiệm để ứng xử hợp lý với con người cũng như nhiệm vụ quản lý".
Đấu tranh cho hòa bình: Một tuần trước khi qua đời, ông đã viết lá thư cuối cùng gửi cho Bertrand Russell, đồng ý đưa tên ông vào danh sách bản tuyên ngôn thúc đẩy thế giới từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân. Điều đó phù hợp với mục tiêu cống hiến suốt cuộc đời của ông, đó là đấu tranh cho hòa bình thế giới.
Dâng hiến bộ não cho nghiên cứu khoa học: Einstein qua đời ngày 18/4/1955. Trước khi chết, ông đã có nguyện vọng hiến dâng bộ não của mình cho khoa học. Sau khi mất, não của ông đã được các nhà khoa học lấy ra khỏi hộp sọ, ngâm trong formalin rồi đo đạc, chụp ảnh, cắt thành 240 khối nhỏ ngâm trong celloidin để nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Canada đã kết luận: Phần lập luận toán học trong não của Einstein rộng hơn 15% và không chia thành nếp gấp như người bình thường.
Nhiều người cho rằng, dù hai nhà bác học Newton và Einstein có bị hội chứng Asperger đi chăng nữa thì họ chính là những người "điên" vĩ đại của nhân loại.
DS Trương Tất Thọ

Video hài

“GIANG HỒ ÐẤT CẢNG” VÀ SỰ THỰC VỀ MỐI LIÊN KẾT NGẦM

(NCTG) “Có một sự thực đang diễn ra ở Hải Phòng là đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền cơ sở và thế giới tội phạm. Chính quyền đã dung dưỡng và sử dụng những thành phần này như một công cụ để thay mình giải quyết những vụ việc như cưỡng chế đất đai, kiện cáo…, thậm chí cả trấn áp đe dọa”.
Một ngôi nhà dân tại Hải Phòng bị chính quyền “giải tỏa” thông qua sự thực hiện của “giang hồ”

Chiều mùng 5 Tết, bạn gọi điện: “Đi Nam Định, ra Hà Nội, lên Bắc Ninh rồi vòng về Quảng Ninh, làm mạch bài về lễ hội mày ơi! Cả nước đang lên đồng. Chửi bỏ mẹ cái bọn mị dân bằng thuốc lú tôn giáo đi”. Mình bảo: “Chán rồi. Năm nào chả thế, kệ xác nó đi”.

Mùng 7 (Âm lịch), mình bắt xe từ Thanh Hóa đi Hải Phòng. Xe khách vắng tanh, lưa thưa chừng mười lăm nhân mạng, kể cả mình. Sinh viên vẫn còn nghỉ Tết, người đi làm thuê kiêng đi ngày lẻ vì sợ xúi quẩy cả năm. Mình thì ngược lại, “ngày xấu” thì ít hành khách, xe rộng, nằm ngủ khỏe. Trời rả rích mưa cùng với cái lạnh 9 độ C khiến cho người ta có cảm giác nặng nề, buồn chán, dù đang còn chút ít không khí Tết. Gần bảy giờ tối, ra đến Hải Phòng, trời vẫn lất phất mưa. Vừa bước ra khỏi xe đã thấy lạnh thấu xương. Gã bạn đón mình ngay bến xe. Con Camry lặng lẽ lăn trên đường, phố sá thưa vắng, đang là giờ mọi gia đình ăn tối và xem thời sự.

Gã sinh năm 1972, tuổi Tý, hơn mình hàng chục tuổi. Ông bà thường bảo: “Con trai tuổi Tý thì tài”, công nhận gã có tài thật, nhưng hình như bao nhiêu cái tài thì gã đều dốc hết để sử dụng vào thế giới ngầm. Môi giới nhà đất, mở nhà hàng quán ăn, kinh doanh quán karaoke, bảo kê các bến xe trên địa bàn TP Hải Phòng, thậm chí có thời gã còn tham gia buôn pháo và súng ống gì gì đấy, và dĩ nhiên cũng không ngại máu me,… đám đàn em của gã đôi lúc ngồi nhậu, cao hứng rỉ tai mình thế. Mình không quan tâm đến điều đó lắm. Mình chỉ quan tâm rằng gã là bạn mình và chơi được, thế thôi.

Chưa thấy khi nào mà cụm từ “giang hồ đất Cảng” lại hot như hiện nay, chỉ cần gõ Google thì sẽ ra: 2.600.000 kết quả / 0.20s – con số đủ nói lên tất cả. Mình không biết những người có gốc gác cội nguồn Hải Phòng sẽ có thái độ phản ứng như thế nào về vấn đề này, nhưng nếu có thì chắc chắn rằng giới “giang hồ đất Cảng” (chữ dùng của báo chí?) sẽ phải biết ơn vô cùng một bộ phận của giới truyền thông báo chí, những cây bút-phóng viên mục Pháp luật (hay phá luật) đã PR miễn phí và nhiệt thành nhất, quảng bá “danh hiệu đất Cảng” đến tất cả độc giả trong lẫn ngoài nước với những pha cướp-đâm-chém-bắn-xử-giết như phim hành động. Thiết nghĩ ở đâu cũng có cái phức tạp của riêng nó, đâu cứ ở Hải Phòng, báo chí trong nước đôi khi đã thổi phồng lên quá đà.

Gã bạn mình là dân “cộm cán” ở Hải Phòng, quen biết cũng nhiều. Gã chơi tất, đủ mọi hạng người.

Biết ý định chuyến đi của mình, gã hỏi ngay: “Lại vụ đất cát ở Tiên Lãng chứ gì? Đang nóng đấy, chú mày viết đi. Nhưng muốn xuống đấy thì phải để tao đưa đi hoặc gọi điện trước đã. Bọn thằng Dũng “sẹo” đang ở đấy. Bọn nó được nhờ “bảo vệ” địa bàn. Thằng này tao biết, trước chơi với nhau. Cũng thuộc thành phần “không sợ máu” đấy”.

Ai nhờ? Sao lại thế nhỉ?” – mình ngạc nhiên. “Chuyện dài lắm, nói không hết ngay một lúc được”.

Mình đã đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác và bị cuốn hút sâu vào câu chuyện của gã bạn kể. Mà có lẽ nếu nói ra thì không chỉ riêng mình mà bất kỳ ai cũng phải ngạc nhiên, mà rằng: sao lại thế được nhỉ, không thể, không lẽ nào,… Nhưng sự thực vẫn là sự thực, không thể không tin, nhất là sự thực đó được kể bởi chính người trong cuộc.

Đám giang hồ Dũng “sẹo” đã được nhờ (thuê) để “bảo vệ” (bảo kê) địa bàn – hiện trường sau vụ cưỡng chế nhà ông Vươn.

Cụ thể là ai thuê?” – mình gặng hỏi. Gã bạn nhìn mình, cười: “Mày làm báo mà chả có tí nhạy bén nào. Thế còn ai vào đây nữa? Chính bọn cán bộ ở Tiên Lãng”.

Cũng qua câu chuyện của bạn mà mình còn biết thêm một điều rằng: đã từ lâu lắm rồi, ở Hải Phòng đã và đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền địa phương và dân trong giới giang hồ, mà theo lời gã bạn là “để xử những thằng cộm cán, không chịu nghe theo pháp luật” (!). Và phải chăng đó cũng là lý do vì sao “giang hồ đất Cảng” hoành hành dọc ngang, bất chấp luật pháp? Những vụ cướp giết vẫn xảy ra như cơm bữa trên địa bàn? Họ đã được “đỡ lưng” bởi một thế lực ngầm.

Sự thực thì vụ giang hồ phá tan nhà ông Vươn và vơ vét sạch tài sản không phải là “ca” đầu tiên xảy ra ở Hải Phòng. Trước đó, đã rất nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra nhưng với mức độ không nghiêm trọng bằng, hoặc người dân bị đe dọa nên vụ việc rơi vào im lặng.

Mày có muốn xem một vụ giang hồ vừa được thuê xử đẹp không?”.

Ai thuê? Ở đâu?”.

Bọn trên quận thuê. Mới gần đây thôi, nhưng trước cả vụ Tiên Lãng. Bọn giang hồ phá, còn công an… đứng bảo vệ vòng ngoài”.


Khi chính quyền và giang hồ “cùng làm”...

Mình thực sự bàng hoàng trước hiện trường “vụ giang hồ vừa được thuê xử đẹp” mà bạn nói. Ở vị trí mà bạn nói trước kia là 4 hộ dân với 4 căn hộ trong đó có 2 nhà 3 tầng, 2 nhà 2 tầng giờ chỉ còn là bãi trống còn trơ lại gạch, mảng bê-tông bị đập vỡ tan hoang, mà mới nhìn người ta ngỡ là đất giải phóng mặt bằng cho… dự án! Qua tìm hiểu được biết, đây là vị trí của các hộ dân có số nhà 562, 564, 566, 568 trên đường Ngô Gia Tự, phường Thành Tô, thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng. Các hộ trên bị “giang hồ xử” vào ngày 23-12-2011 (trước cả “ca” ông Vươn ở Tiên Lãng). “Những hộ này không có sổ đỏ. Dọc cả khu phố Ngô Gia Tự này hơn 800 hộ cũng không có sổ đỏ. Nhưng các hộ kia họ biết điều, không bướng như mấy nhà này” – gã bạn châm thuốc hút.

Ghê nhỉ. Nhưng sao họ không kiện?”.

Kiện á? Có mà kiện củ khoai. Trên hỏi thì bảo đó là đất dự án, các nhà này lấn chiếm. Xong. Hôm đó vẫn có công an và… công văn hẳn hoi. Mà cÒn có gan để kiện không?”.

Mình choáng. Gọi điện cho mấy gã bạn ngay tắp lự: “Có vụ này găng lắm. Vào cuộc thôi”. Sau một hồi. Trả lời: “Lấy tư liệu hết về đây đi”.

Một tuần sau, mình trở lại Hải Phòng. Mình tìm gặp trực tiếp vị chủ tịch quận tên Hưởng. Mình đề cập ngay đến vấn đề “giải tỏa” 4 hộ dân một cách bất bình thường trên. Sau một hồi vòng vo, vị chủ tịch trả lời thản nhiên: “Đó là đất nhà ở trao đi bán lại nhiều lần, chúng tôi giải tỏa để làm dự án”. “Vậy sao hơn 800 hộ dân còn lại trên cùng trục đường đều không có sổ đỏ nhưng không giải tỏa luôn? Và sao giải tỏa lại không đền bù tài sản trên đất, dù đã có luật?”. Ngập ngừng một lát, vị chủ tịch quận trả lời: “Chúng tôi phát hiện đến đâu thì xử lý đến đấy, xử lý một lúc thì làm sao được, quận còn có nhiều việc phải làm”. Sau đó, ông chủ tịch quận hứa sẽ “nhanh chóng gửi toàn bộ hồ sơ công văn vụ cưỡng chế cho báo chí”, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm gì.

Có một sự thực đang diễn ra ở Hải Phòng là đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền cơ sở và thế giới tội phạm. Chính quyền đã dung dưỡng và sử dụng những thành phần này như một công cụ để thay mình giải quyết những vụ việc như cưỡng chế đất đai, kiện cáo,… thậm chí cả trấn áp đe dọa. Và dường như chính điều này đã khiến người dân – nạn nhân của những vụ việc nói trên lo sợ những thành phần này trả thù hơn là sợ luật pháp. Đến lượt mình, chính được sự dung dưỡng, “đỡ lưng” ngầm của chính quyền mà giới “giang hồ đất Cảng” mới thả sức hoạt động. Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà hiện nay, Hải Phòng là một điểm nóng về tội phạm và an ninh trật tự xã hội trong cả nước.

Không biết với tư cách người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, Giám đốc Công an, Đại tá Đỗ Hữu Ca có biết được sự thực này? Và khi đã biết thì liệu ông có muốn viết sách về nó không?!...
Bài và ảnh: Hoàng Sơn, từ Hà Nội
 

Hiện tượng 'những bậc cha mẹ quái gở'

Sự quá bảo hộ và quá can thiệp trong quá trình phát triển của trẻ dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng ở bình diện tâm lý của các em và xã hội, thậm chí còn làm nảy sinh hiện tượng "những bậc phụ huynh quái gở".

Nó đã trở thành mối quan ngại sâu sắc đối với những nhà giáo dục, những nhà tâm lý học nhi đồng cũng như trong vấn đề xã hội học, luật pháp đối với vị thành niên…. Cụ thể là những hiện tượng khá phổ cập trong nhiều gia đình:
Hiện tượng "quá bảo hộ"
Thuật ngữ này được Nhật Bản sử dụng đầu tiên vào năm 1970, được hiểu là: "Quá nuông chiều, tránh né những gì em bé tỏ ra không thích khi đối mặt và sẵn sàng thỏa mãn quá mức cần thiết đối với những gì các em tỏ ra thích thú".
"Nó tạo ra nhiều ảo tưởng cho các em kèm theo những dục vọng không hề kềm của của người lớn, dẫn đến những trường hợp tạo cho các em những hành vi không tốt, thậm chí bất lương, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp dẫn đến kết quả hoàn toàn ngược lại với lương tâm của các bậc làm cha mẹ”.
Chẳng hạn, một hình ảnh thường thấy trong các gia đình Việt Nam: khi em bé chập chững bước đi những bước đầu đời, vấp phải một cái gì đó té ngã, thì người mẹ vội chạy lại ôm bé và cố dỗ dành cho bé khỏi khóc: “Tại hòn đá làm con mẹ đau này! Mẹ đánh cái hòn đá này cho xem!...”.
Như thế vô tình gieo vào trí óc thơ dại của bé rằng: việc em vấp ngã trong những bước đầu tiên này, không phải do khả năng non nớt từ chính bản thân em, mà chỉ tại những cái đáng trách từ ngoại cảnh. Lần sau, khi bé té ngã, bé sẽ cố khóc thật to chờ mẹ đến cứu và lập lại những động tác trên để bênh vực bé.
Ngược lại, người viết cũng đã nhiều lần quan sát ở những cặp vợ chồng dẫn con đi phố chơi: bé vấp ngã, hai vợ chồng nọ vẫn thản nhiên đi tiếp, tự bé loay hoay một lúc rồi tự đứng lên, không hề khóc.
Thái độ “không can thiệp” thoạt xem có vẻ “thờ ơ” này được các nhà tâm lý học nhi đồng đánh giá cao: đó là thái độ tôn trọng của cha mẹ đối với các bé trong cuộc hành trình của bé tìm hiểu thế giới quanh mình, các bé là chủ thể của hành vi chính mình và tự chịu trách nhiệm về nó. Tự mình té thì tự mình đứng lên, đó là bài học giản đơn của thiên nhiên.
Từ bài học đơn giản này, các bé sẽ tự mình nghiệm ra cái nội lực có sẵn trong bản thân mình, tính tự lập, tự chịu trách nhiệm và phát huy nó trong những bước sau này trong cuộc đời.
Mặt khác, hiện tượng “quá bảo hộ” còn xảy ra ở những cấp độ sâu hơn và xa hơn, nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được những tiến trình tâm - sinh lý khác nhau của các bé qua các giai đoạn từ ấu nhi đến tuổi teen và tuổi dậy thì.
Thậm chí khi con mình đã thành người trưởng thành, các bà mẹ vẫn khư khư giữ lấy quan niệm “Dù con có lớn như thế nào nào đi nữa, con vẫn cứ là con của mẹ!” và vẫn cứ tiếp tục cư xử với con mình như vốn từng ngày xưa bú mớm nâng niu.
Đây không chỉ là một hiện tượng mà gần như là một hiện trạng gắn liền với bản năng của người mẹ, tình yêu thương của người mẹ thường không chấp nhận sự tách lìa khỏi con mình từ giai đoạn “lìa vú mẹ” như hai cá thể biệt lập, mặc dù điều này là cực kỳ cần thiết để con mình có thể trưởng thành như một cá thể độc lập và có khả năng đối phó với những nghịch cảnh của cuộc đời.
Trong nhiều trường hợp thực tiễn cho thấy, sự “quá bảo hộ” này dẫn đến sự cản trở tiến trình phát triển tâm lý của các em và phá hỏng việc hình thành nhân cách của các em, cái nhân cách mà các em đáng lẽ ra phải có như cha mẹ từng mong đợi.
Hơn thế nữa, quá bảo hộ cũng trực tiếp tạo cho các em một cái vỏ bản ngã kiên cố, quy mọi giá trị quan về bản thân mình như là một trung tâm của vũ trụ, khiến các em tự cho mình là một cái gì đặc biệt khác người.
Giữa bản thân các em (với những định kiến gia đình vây quanh) và cuộc sống xã hội bị chướng ngại bởi một cái hàng rào tâm lý, khiến các em khó khăn trong việc hình thành một tương giao thực sự với xã hội.
Các em không có cơ hội xác định vị trí và tính cách của minh qua tấm gương giao tiếp với xã hội: các em dễ lẫn lộn lòng tự hào hãnh diện, lòng tự trọng với sự kiêu ngạo, tự mãn, tính vị kỷ…
Các em cũng không có cơ hội tự đánh giá bản thân mình, chính mình là ai và mình thực sự mong muốn điều gì trong cuộc sống (vốn có tính cách xã hội), các em chỉ sống trong một cái ảo tưởng về bản thân và không chấp nhận tất cả những gì khác với ảo tưởng đó.
Các em cũng đánh mất cơ hội chịu trách nhiệm và tu sửa bản thân, vì khuynh hướng trội vượt trong bản ngã các em luôn luôn qui trách vào người khác hơn là tự nhìn lại bản thân mình. Đây mới chính là điều đáng quan ngại nhất cho các nhà giáo dục, xã hội học…
Một hiện tượng khác rất gần với hiện tượng quá bảo hộ, thường được đồng hóa với hiện tượng này, trên thực tế cũng gây nên những bức xúc và đáng quan ngại không kém.
Hiện tượng "quá can thiệp"
Thuật ngữ “quá can thiệp”, như ngữ nghĩa của nó, là sự can thiệp quá mức cần thiết về mặt tinh thần gây ra sự quá tải và mệt mỏi cho một đối tượng nào đó, thường được dùng trong những vấn đề giữa cha mẹ và con trẻ với tư cách như là những “người bảo hộ và người được bảo hộ (trẻ em vị thành niên)”.
Ở Nhật Bản, một nước Á đông với những truyền thống rất gần với Việt Nam, nhiều vấn đề giáo dục và luật pháp đã được đặt ra đối với quan hệ giữa “Cha mẹ-người bảo hộ” và “Con cái - người được bảo hộ”, trong đó vấn đề “quá can thiệp” được đặt ra khi: “Cha mẹ - người bảo hộ không thừa nhận con cái-người được bảo hộ như là một chủ thể nhân vị, có khả năng tư duy, có quyền đưa ra những ý tưởng, cũng như có quyền phát triển bản ngã, nhân cách riêng cùng với tính tự chủ và tự lập, trường hợp này các em chỉ được xem như là những búp bê, chỉ được quyền làm theo ý muốn và sự kiểm soát của cha mẹ”.
Mặt khác, vấn đề quá can thiệp cũng được đặt ra khi cha mẹ, với tư cách là người bảo hộ, quá nuông chiều những sở thích không hạn định của con trẻ, sẵn sàng cung ứng và thỏa mãn quá mức cần thiết những ham muốn vượt khả năng và giới hạn của con trẻ, tạo ra những gánh nặng quá tải, để các em rơi vào tình trạng không còn có thể tự mình chịu trách nhiệm chính những điều các em muốn.
Trong thực tế cuộc sống, không ai thương con cái bằng cha mẹ, chính tình thương vô hạn này thường đặt các bậc cha mẹ vào vị thế chịu mọi trách nhiệm về mọi hành vi con mình như là một “giám thị”, mong mỏi tạo dựng con cái theo hình ảnh và kinh nghiệm chính bản thân mình.
Theo đó bậc làm cha mẹ thường tạo ra những cấm đoán, những luật tắc, những phán xét riêng, nhiều khi xâm phạm cả quyền riêng tư của các em, để dẫn dắt con cái đi theo con đường mình mong muốn, được xem như là “lẽ đương nhiên”.
Tuy nhiên, khi sự bảo hộ và sự can thiệp trở thành quá bảo hộ và quá can thiệp, nó sẽ dẫn đến hệ quả ngược lại với tình yêu thương và kỳ vọng, khiến nhiều người phải đặt ravấn đề “quyền làm người” của con trẻ.
Đó là những trường hợp mà bậc cha mẹ tự đặt cho mình quyền “giám hộ vĩnh viễn”, đi quá xa trong quan niệm và hành xử như thể con cái như là “vật sở hữu” của mình, dồn nhét vào các em những cách suy nghĩ, giá trị quan của mình, thậm chí dạy cho các em những mánh khóe người lớn và sử dụng các em như là phương tiện để thỏa mãn những mục đích và thực thi bản ngã của người lớn.
Không quá đáng khi nói các em được xem như “vật sở hữu”, vì ở đây dù muốn dù không, chính các vị phụ huynh này đã tước đi của con em mình quyền được phát triển nhân cách của một chủ thể con người, tước đi của các em những cơ hội để tự định hình và định hướng, khẳng định chính mình trong xã hội, tự chịu trách nhiệm trước tha nhân, như là một chủ thể tự mình đứng trên đôi chân của chính minh và suy nghĩ bằng tư duy của mình.
Hoài bão, ước mơ trong thế giới hồn nhiên của các em, hãy để các em tự định đoạt, tự mình ma sát với xã hội, tự mình tìm ra câu trả lời thích hợp, tự chính mình lấy kinh nghiệm sau vấp ngã, và tự mình đứng lên sửa lại mình, chịu trách nhiệm về chính bản thân mình…
Không một bậc cha mẹ nào có thể “dạy” cho các em được những điều này, mà chính các em phải tự thể nghiệm lấy bằng cuộc sống của chính mình. Nhất là ở tuổi dậy thì, lứa tuổi bắt đầu biết phản kháng với những gì không phải là mình.
Các bậc cha mẹ chỉ có thể góp ý bàn bạc riêng với các em trong tình yêu thương, chứ không thể “can thiệp” hoặc “quá can thiệp” một cách thô bạo vào thế giới riêng của các em được nữa.
Thực tế cũng cho thấy sự quá bảo hộ và quá can thiệp trong quá trình phát triển của trẻ, dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng ở bình diện tâm lý của các em, cũng nhưng những hệ quả nghiêm trọng khác được đặt ra trên bình diện xã hội.
Năm 1979, trong bối cảnh của một xã hội công nghiệp phát triển cao độ, các nhà giáo dục Nhật Bản đặt ra nhiều vấn đề về “Mẫu nguyên bệnh” (những bệnh chứng phát xuất từ người mẹ, trong cùng cách nói kiểu dân gian Việt Nam: “con hư tại mẹ”).
Song song với quá trình công nghiệp hóa này, đơn vị gia đình Nhật càng lúc càng trở nên ít con (nhiều nhất là một), thời gian giữa mẹ và con tiếp xúc nhau được kéo dài hơn, hiện tượng quá bảo hộ và quá can thiệp cũng xảy ra song song do tình cảm ràng buộc của mẹ con.
Điều này dẫn đến những kết quả ngoài mong muốn: Các em phát triển khiếm khuyết ý chí riêng của mình, các em chỉ quen thuận theo ý chí của người mẹ. Khi đã hoàn toàn trưởng thành và đã thực thụ sống cuộc sống cuộc sống riêng của mình, các em không có ý chí tự lập và vươn lên, các em dễ sụp đổ dù chỉ với những thất bại đơn giản và dễ dàng mất định hướng trong cuộc sống xã hội, quá trình hội nhập xã hội của các em là một quá trình khác thường đầy rẫy những khó khăn và thất bại tự tạo…
Ở một mức độ nào đó, sự quá can thiệp và quá bảo hộ của người mẹ đi quá xa dẫn đến một hiện tượng khác:
Hiện tượng "Những bậc cha mẹ quái gở"
Năm 2008, hiện tượng này (tiếng Anh là Monster Parents) được dựng thành phim trong bộ phim truyền hình Nhật Bản cùng tên. Ở Mỹ cũng xuất hiện thuật ngữ “những bậc cha mẹ kiểu máy bay lên thẳng” (Helicopter Parents).
Đây là những thuật ngữ được dùng để nói về những bậc phụ huynh quá bảo hộ và quá can thiệp vào cuộc sống con em mình, họ thường đặt ra quá nhiều yêu sách hoặc kiện tụng tranh chấp hoặc gây áp lực với nhà trường và các thầy cô giáo, hay với những cơ quan chức năng khác.
Hiện tượng này tăng cùng với hiện tượng quá bảo hộ và quá can thiệp trong cuộc sống xã hội đương đại trong những năm gần đây. Các bậc phụ huynh này xem con em họ như là trung tâm vũ trụ, từ đó phàn nàn và gây khó khăn đủ thứ với nhà trường và các cơ quan có liên hệ với con em họ.
Ở Mỹ, thường thì nhà trường hoặc các cơ quan liên hệ đều có luật sư cố vấn riêng, nên thường thì “những bậc cha mẹ kiểu máy bay lên thẳng” này chỉ phí công kiện cáo vô ích thôi, chẳng ai quan tâm.
Như thế, vấn đề quá bảo hộ, quá can thiệp và “những bậc cha mẹ quái gở” đã trở thành một vấn đề xã hội lớn đối với Nhật Bản, một quốc gia tiên tiến với công nghiệp hóa cao độ, cũng là một quốc gia nặng truyền thống Á đông rất gần gũi với truyền thống Việt Nam mà người viết nêu ra đây để chúng ta dễ hình dung. Những hiện tượng này gắn liền với xã hội công nghiệp đương đại cùng với quá trình đô thị tập trung phát triển vô cùng phức tạp của xã hội này.
Việt Nam tuy chưa chưa đến giai đoạn phát triển phức tạp như ở Nhật và Mỹ, nhưng chúng ta cũng không thể bàng quan với vấn đề này, một vấn đề vốn đã tiềm ẩn trong tư duy của các gia đình truyền thống.
Theo nghiên cứu của giáo sư Ono của đại học Osaka, thì hiện tượng này nổi bật lên và gia tăng ở Nhật vào cuối thập niên 90, khi đấy nhiều bậc phụ huynh kiện cáo nhà trường “phạm luật” vào đòi hỏi những yêu sách kỳ quái cho con em họ.
Cũng xuất phát từ đó, từ ngữ “những bậc phụ huynh quái gở” với “monsuta” mượn từ tiếng Anh “monster” (quái vật) được giới truyền thông Nhật sử dụng với hàm ý phủ nhận tư cách bảo hộ của những phụ huynh này.
Theo điều tra tổng kết năm 2006 với 10.000 trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản, thì 29,8% các hiệu trưởng trung học trả lời rằng “giáo dục bị trở ngại nghiêm trọng bởi những yêu sách vị kỷ của những phụ huynh kiểu này”, 48,9 % các hiệu trưởng trả lời là “khá nghiêm trọng”.
Như thế kết quả 78,7 % các hiệu trưởng trung học đã đưa ra vấn đề về các “phụ huynh quái gở” đã làm trở ngại giáo dục học đường với mục đích cá nhân của họ. Cũng như thế đối với các trường tiểu học bị trở ngại “nghiêm trọng” là 25,7 %, khá nghiêm trọng là 52,1%, kết quả tương tự như trên là 77,8% đã trở thành vấn đề.
Lê Thị Mận

Siêu cường giáo dục

Muốn giải quyết các rắc rối lâu dài mà chủ nghĩa tư bản đem lại cho phương Tây, chẳng có lối thoát nào khác là làm tốt việc giáo dục quốc dân! Đây không phải là giải pháp duy nhất, song là giải pháp đầu tiên.
Chúng ta thường nghe nói về siêu cường kinh tế, siêu cường quân sự, nhưng siêu cường giáo dục thì dường như chưa thấy ai nhắc tới. Có lẽ chẳng mấy người biết siêu cường đang thu hút ánh mắt ngưỡng mộ của cả thế giới ấy, chỉ là một quốc gia có số dân ít hơn thành phố Hà Nội.
Lối thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế
Mấy năm nay dư luận Mỹ và châu Âu tranh cãi om xòm nhằm tìm cách thoát ra khỏi nạn khủng hoảng kinh tế và nợ công chồng chất đang dồn họ tới đường cùng. Giờ đây dường như họ đã nhận thấy lối thoát căn bản nhất ra khỏi thảm cảnh ấy chính là giáo dục.
Trong bài viết giả tưởng Thư của Adam Smith gửi các nhà tư bản đăng trên Thời báo Tài chính (Financial Times) hôm 9/1 vừa rồi, ông David Rubenstein Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài chính khổng lồ Carlyle (Mỹ) đề xuất một điều kiện tiên quyết để thoát ra khỏi thế khốn quẫn hiện nay là Giáo dục, giáo dục và giáo dục! - ông nhấn mạnh tới ba lần.
Rubenstein viết: Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng bất bình đẳng về thu nhập là do chúng ta chưa làm tốt giáo dục cơ sở và giáo dục phổ thông. Sự mất cân đối ngày một tăng giữa cơ hội tìm việc làm với ứng viên có tay nghề làm cho nền kinh tế hoạt động thiếu hiệu quả, tạo nên cảm giác bất công giữa người thất nghiệp với người có việc làm và gây ra mất ổn định xã hội.
Hãy cho tất cả trẻ em đến trường học, tìm cách giảm số trẻ bỏ học giữa chừng, tái giáo dục và tái đào tạo người lớn tuổi - bằng cách đó các quốc gia sẽ chuẩn bị được tốt hơn lực lượng người lao động nắm được công nghệ mới.
Nhiều chuyên gia cho rằng truyền thụ cho người lớn tuổi các kiến thức cơ bản về kinh tế và tài chính tiền tệ là điều rất quan trọng để họ khỏi nhầm lẫn tiếp thu những lời cổ vũ cho các chính sách kinh tế thiển cận của các ứng cử viên tranh chức nghị sĩ và tổng thống.
Qua tìm hiểu tình hình sau khi khủng hoảng nổ ra, người ta thấy phần lớn dân chúng rất thiếu thông tin chính xác. Tình trạng nhiều người nhầm lẫn sa đà vào những cuộc tranh luận vô bổ về chính trị cho thấy xã hội Âu Mỹ đã thiếu quan tâm đến giáo dục người lớn.
Nếu không tiến hành các cải cách quan trọng như xây dựng hệ thống học tập có sức thu hút trên mạng Internet, mở rộng giáo dục từ xa trên đài phát thanh và truyền hình, cung cấp cho trẻ em nhiều khả năng lựa chọn học tập thì sẽ rất khó tìm được những phương pháp có hiệu quả lâu dài nhằm khắc phục các vấn nạn về chính trị.
Muốn giải quyết các rắc rối lâu dài mà chủ nghĩa tư bản đem lại cho phương Tây, chẳng có lối thoát nào khác là làm tốt việc giáo dục quốc dân! Đây không phải là giải pháp duy nhất, song là giải pháp đầu tiên.
Huyền thoại một dân tộc thành công về giáo dục
Trong bối cảnh như vậy, giáo dục trở thành đề tài thu hút dư luận phương Tây. Ai cũng biết giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng khó nhất là ở chỗ cách thức thực hành quốc sách ấy.
Trong số các quốc gia nổi tiếng về giáo dục ta thấy có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc v.v...là những nơi đề cao cạnh tranh, lại có cả các nước Bắc Âu vốn trọng truyền thống bình đẳng, không đề cao cạnh tranh.
Năm ngoái, người Mỹ từng tranh cãi om xòm về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ kể lại cung cách bà Amy Chua đã dạy dỗ hai cô con gái của bà trở nên tài giỏi như thế nào. Nhưng rốt cuộc người Mỹ đi tới kết luận: Cách giáo dục chuyên chế ấy chỉ thích hợp với người Á Đông mà thôi. Giờ đây họ hướng ánh mắt về Phần Lan, quốc gia đang nổi lên với huyền thoại cả một dân tộc thành công về giáo dục.
Phần Lan đất rộng tương đương Việt Nam nhưng số dân chỉ bằng 1/16. Trong hơn chục năm qua xứ sở này nổi tiếng thế giới bởi thương hiệu điện thoại di động Nokia. Nhưng từ khi hãng Apple tung ra điện thoại thông minh iPhone thì danh tiếng của Nokia không còn cao như trước. Bù lại Phần Lan có một lĩnh vực vô cùng đáng tự hào đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là giáo dục.
Những cái nhất về giáo dục của Phần Lan thể hiện ở chỗ:
- Được OECD xếp hạng nhất thế giới về thành tích trắc nghiệm PISA của học sinh trung học.
- Giáo dục cao đẳng năm nào cũng được Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF xếp hạng hàng đầu toàn cầu.
- Nhất thế giới về sự cân đối trong giáo dục, chênh lệch trình độ kiến thức giữa học sinh giỏi nhất với học sinh kém nhất không quá 4%.
- Quan chức ngành giáo dục tất cả các nước đều đến Phần Lan học hỏi kinh nghiệm giáo dục. Khách thăm nhiều làm cho thu nhập du lịch của nước này tăng vọt.
Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau năm 2000 khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức lần đầu tiên kỳ thi PISA, tức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment).
PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện ba năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm trên toàn cầu cho gần nửa triệu học sinh. PISA tiến hành được bốn kỳ (2000-2003-2006-2009) thì các học sinh Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong ba kỳ đầu.
Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học. Sức cạnh tranh xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này làm cả thế giới ngạc nhiên.
Xin nói thêm là các học sinh Phần Lan dự thi PISA hoàn toàn học ở trường công (nước này không có các trường tư thu tiền cao để đào tạo "gà nòi" như ở nhiều nước khác), học muộn hơn (7 tuổi mới đi học) và chỉ học 30 giờ mỗi tuần, kể cả bài tập về nhà. Học sinh nước khác học 50 giờ/ tuần, thế mà thi PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.

Phần Lan, quốc gia đang nổi lên với huyền thoại cả một dân tộc thành công về giáo dục.
Người ta càng ngạc nhiên tới khó hiểu khi biết Phần Lan không hề coi trọng bất cứ kỳ sát hạch nào, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên đào tạo học sinh đi thi PISA hoặc thi Olympic như ở một số nước khác :
"Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi hướng tới." - TS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói.
"Phần Lan không có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá. Kiến thức là thứ duy nhất mà chúng tôi có" - bà Hiệu trưởng Hannele Frantsi tự hào nhấn mạnh.
Giới truyền thông quốc tế gọi Phần Lan là Siêu cường giáo dục. Tuần báo Newsweek xếp nước này nhất thế giới về thành tích giáo dục năm 2010.
Người dân có năng lực tự tồn tại trong xã hội
Với diện tích 338.145 km2, số dân 5,26 triệu, Phần Lan hiện có gần 2 triệu người đang đi học trong hơn 5100 nhà trường các loại. Số trường tiểu học và trung học của họ (3500) nhiều gấp 10 lần nước Singapore tương đương về số dân (5,35 triệu). Chi phí giáo dục chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách (năm 2007).
Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy người Phần Lan có học nhất thế giới: 100% số dân biết chữ; 98% được hưởng giáo dục từ trước tuổi đi học; 99% hoàn thành giáo dục cơ sở nghĩa vụ và 94% trong số đó được học lên THPT hoặc cao hơn. Mật độ thư viện dày đặc nhất: Đổ đồng cứ 6000 dân có một thư viện xây cất và trang bị hiện đại (chưa kể các thư viện di động), mỗi người dân mỗi năm mượn đọc 21 cuốn sách.
Toàn dân được hưởng miễn phí chế độ giáo dục nghĩa vụ 12 năm. Miễn phí ở đây là không phải đóng học phí đã đành mà còn được cấp sách bút và dụng cụ học, ăn bữa trưa miễn phí ở trường, đi học không mất tiền xe. Học sinh ở cách trường hơn hai ki lô met được cấp vé đi xe bus. Không có tuyến bus thì được cấp tiền đi ta-xi. Trẻ tròn 7 tuổi phải đến trường, không đi học thì cán bộ chính quyền đến tận nhà nhắc nhở.
Ngành giáo dục đã thực hiện được mục đích đào tạo người dân có năng lực tự tồn tại trong xã hội. Nhờ thế, tuy chế độ phúc lợi xã hội ở Phần Lan vào loại tốt nhất toàn cầu nhưng dân nước này không mắc bệnh lười lao động như ở một số quốc gia phúc lợi khác.
Thành công giáo dục đem lại thành công kinh tế: Tuy nghèo tài nguyên nhưng Phần Lan năm 2011 làm ra GDP bằng 195,6 tỷ USD (gấp hai Việt Nam), hoặc mỗi đầu người 38.700 USD.
Không chỉ nhất thế giới về khả năng cạnh tranh học tập của học sinh phổ thông mà Phần Lan còn đứng thứ tư về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2011-2012 (trên Mỹ một bậc), tức nhảy thêm ba nấc so với năm trước [1].
Mới đây báo Nhà kinh tế (Economist) nổi tiếng của Anh Quốc kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu hãy tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế.

Phần Lan có một lĩnh vực vô cùng đáng tự hào đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là giáo dục.
Giấc mơ Phần Lan Để được như ngày nay, người Phần Lan đã bỏ ra gần 40 năm tiến hành công cuộc cải cách giáo dục với quyết tâm dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt. Tất cả các nhiệm kỳ chính phủ của Phần Lan đều phấn đấu thực hiện quyết tâm ấy, cho dù đảng nào lên cầm quyền cũng vậy. Họ không hô hào suông, không nói những lời đao to búa lớn mà chỉ làm việc như một đàn kiến.
Chuyển biến đầu tiên về giáo dục đến vào năm 1963, khi Quốc hội Phần Lan thông qua quyết định táo bạo chọn giáo dục công làm mũi đột phá để phục hồi kinh tế. Thập niên 70, ngành giáo dục nêu ra ý tưởng học sinh cả nước đều phải được học trong các trường công chất lượng tốt.
Yêu cầu toàn thể học sinh phổ thông phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không để con em nhà giàu hoặc dân da trắng được học tốt hơn con em nhà nghèo hoặc dân da màu di cư đến. Giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy còn gọi là Giấc Mơ Phần Lan (Finnish Dream). Ai cũng biết các dân tộc Bắc Âu ghét nhất sự bất công xã hội.
Quyết định quan trọng thứ hai đến vào năm 1979, khi các nhà cải cách giáo dục yêu cầu toàn bộ giáo viên THCS và THPT đều phải có học vị thạc sĩ, được đào tạo lí thuyết và thực hành trong năm năm tại một trong tám trường đại học công. Giáo viên dạy trẻ trước tuổi đi học phải có bằng cử nhân.
Quyết định này nâng cao rõ rệt trình độ và địa vị của các thầy cô giáo. Hiện nay giáo viên được trả lương tương đương mức lương trung bình trong khối OECD (38.500 USD/năm). Tức là cũng không có gì đặc biệt, song họ được xã hội trọng vọng và được tự chủ rất cao trong công việc.
Giới trẻ đua nhau vào ngành sư phạm. Năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh 660 vị trí giáo viên cấp tiểu học. Nghể giáo thực sự là nghề cao quý.
Ngành giáo dục Phần Lan theo đuổi một triết lý giáo dục độc đáo, thể hiện ở sự quan tâm và tôn trọng hai chủ thể quan trọng nhất của giáo dục là học sinh và giáo viên, không để họ phải chịu bất kỳ sức ép nào do con người tạo ra.
Từ thập niên 80 họ loại bỏ hết các "hủ tục" khiến học sinh phải chịu sức ép về học tập, như mọi hình thức sát hạch thi cử, biện pháp cho điểm, xếp hạng học sinh giỏi kém. Ở bậc phổ thông không có kiểm tra kiến thức, do đó không có cạnh tranh giữa các học sinh (ở ta gọi là "thi đua").
Các nhà giáo dục Phần Lan cho rằng cạnh tranh sẽ có hại cho tâm hồn lũ trẻ khi chúng chưa trưởng thành. Chỉ khi đến độ tuổi 18-19, học sinh mới phải dự kỳ thi đầu tiên trong đời mình: Thi vào đại học. Dường như giáo viên chỉ có nhiệm vụ biến trường lớp trở thành thiên đường của trẻ em, sao cho chúng hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội.

Mong sao Việt Nam ta cũng sớm biết dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt.
Mỗi học sinh đều được khuyên nhủ phải tự giác học tập, coi đó là niềm vui của mình, vì thế khi lên lớp không có điểm danh. Chương trình học rất nhẹ nhàng: Học sinh các lớp 1-2 mỗi tuần chỉ học có 20 giờ; lớp 3-6: 24-26 giờ; lớp 7-9: 30 giờ. Học sinh trung học mỗi tối mất khoảng nửa giờ để làm bài tập ở nhà.
Giáo viên, chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục cũng không phải chịu bất cứ sức ép nào. Tất cả các nhà trường đều không tiến hành so sánh giỏi kém, không xếp hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên. Giáo viên có quyền tự chủ rất cao, được tự quyết định cách giảng dạy, miễn sao đạt được mục tiêu nhà trường đề ra.
Ngành giáo dục không tiến hành đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Họ xuất phát từ nhận thức: Nếu ngành giáo dục còn không tín nhiệm chính giáo viên của mình thì nói gì tới việc học sinh tin yêu và nghe lời thầy cô? Nếu thực thi đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên thứ hạng thấp sao còn uy tín để dạy các em? Ai muốn cho con mình vào học một nhà trường bị xếp hạng kém? Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì học sinh sao có thể tin vào nhà trường? Và như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì ?
Người xứ này thường nói: Không có học sinh kém, chỉ có giáo viên chưa biết cách giảng dạy. Vì thế chất lượng thầy cô giáo được đặt lên hàng đầu. Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu cầu cực cao đối với giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng. Hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ suốt đời. Có thể nói thầy giỏi là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công giáo dục ở Phần Lan.
Mong sao Việt Nam ta cũng sớm biết dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt .
--------
[1] Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố. Thụy Sĩ, Singapore và Thụy Điển chiếm 3 vị trí cao nhất.

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Nguồn:  http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-27-sieu-cuong-giao-duc-

Bookmark and Share

Học toán cao cấp như 'đốt tiền để sưởi'

Nguồn:http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/02/hoc-toan-cao-cap-nhu-dot-tien-de-suoi/

Từng là gà nòi của đội tuyển toán, Nguyễn Trung Hà từ bỏ con đường nghiên cứu toán học để trở thành nhà đầu tư tài chính vì với anh, "học toán càng lên cao càng lãng phí".

Nguyễn Trung Hà. Ảnh:
Nguyễn Trung Hà. Ảnh: Vietbao.vn.
Giới kinh doanh ở Việt Nam ít ai không biết Trung Hà, 50 tuổi, và cả quá khứ nổi danh về toán học của anh.
Trung Hà từng được liệt kê vào danh sách dân "gà chọi" khi học cấp ba chyên toán trường Chu Văn An, Hà Nội, giành giải ba toán học sinh quốc tế ở Rumania năm 1978. Được cử đi học ở Nga, anh vào Đại học tổng hợp Moskva, theo ngành toán lý thuyết, môn Lý thuyết số.
Thời gian này, cảm hứng cho môn toán của Nguyễn Trung Hà không nhiều, anh kể rằng luôn cảm thấy chán học nên dành phần lớn thời gian để tìm hiểu nhiều điều khác. "Tôi chỉ học tiếp để hoàn thành nốt bậc đại học mà thôi", anh cho biết.
Sau khi ra trường năm 1985, Trung Hà làm việc tại Viện Cơ học. Đây là nơi nhiều người muốn chen vào, nhưng anh lại bật ra, cùng bạn bè tham gia thành lập tập đoàn FPT và nhảy vào các lĩnh vực kinh tế.
Nói về việc triết lý trong công việc, Trung Hà cho biết: "Tôi không ép mình phải làm gì, cũng không để công việc gây sức ép. Tôi có thể bỏ qua việc, chứ không thể bỏ qua cái mình thích. Quan trọng nhất là biết tổ chức công việc".
Cuộc sống đưa đẩy Trung Hà trở thành doanh nhân và khi đó anh cũng nhận ra suy nghĩ về môn toán của mình ngay thời sinh viên là có cơ sở. Trước đây và ngay cả bây giờ anh vẫn thấy toán thú vị, song còn có nhiều cái thú vị và hấp dẫn hơn toán. Hà nói anh tìm thấy trong bản thân có nhiều khả năng khác hơn là học toán.
Trung Hà không đồng ý khi nhiều người quá đề cao môn toán, bởi anh thấy toán học chỉ ở mức cần thiết vừa vừa. "Toán học không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống, đừng nghĩ toán là cái gì đó đặc biệt, có khi môn sinh học và văn học còn gần gũi với cuộc sống con người hơn".
Trong lần đối thoại với giáo sư Ngô Bảo Châu vào tháng 8 năm 2010, anh từng đưa ra quan điểm gây tranh cãi sôi sục trên mạng, khi nói rằng "toán là một trò chơi, giống như môn nhảy cao, ngoài bản thân việc nhảy cao, không có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất có tác dụng về tinh thần".
Trung Hà lập luận rằng mỗi khi giải toán, "người ta cứ phải đi tìm câu trả lời cho cài gì đó che che giấu giấu trong bài toán. Đó đâu phải toán!". Khi giải được bải toán đó, tự người làm toán lại cảm thấy thích thú, vui.
"Tôi thấy người học toán thường đưa ra vấn đề, tự giải quyết và cuối cùng tự tung hô", anh nói.

Đốt tiền để sưởi

Trung Hà kể rằng mấy tháng trước anh cùng bạn bè trong đó có rất nhiều người học toán ra, ngồi chuyện trò về toán học. Khi hỏi về nội dung Bổ đề cơ bản, không ai nói được, trong khi chính họ vẫn ca ngợi đó là công trình nghiên cứu tốt và có sức ảnh hưởng lớn.
Hà cho rằng thời gian anh dành cho toán là hơi nhiều và vì thế chi phí cơ hội cao và lãng phí. Nếu học thứ khác có thể giúp cho xã hội nhiều hơn, anh tâm sự.
"Khi đói và rét, người đó có thể mang tiền ra đốt để sưởi ấm. Đây là phương pháp đúng nhưng rất lãng phí. Việc đầu tư tập trung đào tạo bậc cao nghiên cứu toán cũng vậy", anh ví von.
Trong khi đa số cho rằng người học toán có thể làm bất cứ việc gì và đều thành công, thì Trung Hà phủ nhận. Theo anh, người giỏi toán thì trước hết bản thân họ đã giỏi, có tố chất và trí tuệ tốt, nên làm gì cũng giỏi. Giỏi toán chỉ là hệ quả của một trí tuệ tốt, chứ không phải là nguyên nhân.
Nhìn nhận chương trình toán trong giáo dục hiện nay, Trung Hà cho rằng chỉ cần học toán cơ bản đến hết phổ thông là đủ và kiến thức toán ở bậc đại học là đã bắt đầu không cần thiết.
"Càng lên cao, toán càng ít ứng dụng. Lúc đó nó chỉ phục vụ cho sự phát triển nội tại bản thân nó thôi", Trung Hà bày tỏ.
Vì vậy, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội, cống hiến của toán không nhiều, nhà đầu tư này đánh giá, và cho rằng những bộ óc tốt nên được dùng cho việc gì "khác hơn là tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề".
Anh cho biết, những người bạn vẫn đang được gọi là làm toán chưa chắc đã làm toán. Còn những người làm toán thật sự thì thường ở nước ngoài, vì toán học giống như môn nghệ thuật, đòi hỏi có khiếu đam mê, cũng như môi trường thích hợp.
Mỗi trình độ phát triển của một xã hội cần một thứ toán khác nhau, ứng dụng hoặc lý thuyết, Hà phân tích. "Đấy là lý do ngành giáo dục của chúng ta cần phân bổ nguồn lực đầu tư như thế nào cho hợp lý.
Hương Thu




Bookmark and Share

Bố quát to làm con bị điếc

Bực bội vì con trai 5 tuổi không chịu nghe lời, một ông bố người Trung Quốc lớn giọng quát mắng, khiến cậu bé mất chức năng thính giác.

Bối Bối năm nay 5 tuổi, người Tân Mật, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Vài ngày trước, cậu bé bị bố quát mắng vì tội nghịch ngợm, đánh lộn với bạn bè. Sau đó, biểu hiện của Bối Bối trở nên khác thường, ai gọi cũng không thưa. Anh Lý, bố cậu bé tỏ ra lo lắng, bèn đưa con trai tới Bệnh viện Nhân dân số ba kiểm tra.


Ảnh minh họa.

Bác sĩ Trương Trí Phong, chủ nhiệm khoa tai mũi họng, nói: “Trường hợp như bệnh nhi Bối Bối khá hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do giọng của anh Lý quá to, khiến tế bào lông trong ốc tai của đứa trẻ bị tổn thương. Hiện tượng này tương tự như trường hợp bị điếc tạm thời khi bất ngờ nghe thấy tiếng động lớn”.

Với trường hợp của Bối Bối, do phát hiện sớm, nên bé có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Bác sĩ Trương cảnh báo, những người làm việc trong môi trường nhiều tạp âm nên khám tai định kỳ và điều tiết chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị mất chức năng thính giác do môi trường xung quanh.
Nguồn:  http://baodatviet.vn/Home/doisong/Bo-quat-to-lam-con-bi-diec/20122/193923.datviet
Trường hợp này quá đặc biệt ,còn thông thường phải chịu đựng âm thanh quá ồn và quá nhiều dẫn đến rụng 1 phần lông trong ốc tai. Ngoài việc bị nghễnh ngãng, còn suy nhược thần kinh
Chia sẻ

Bệnh tự kỷ qua video




  Asperger’s là một dạng của chứng bệnh tự kỷ, nhưng bị nhẹ hơn một chút vì những người này có khả năng xả giao tốt hơn khi so sánh với trường hợp tự kỷ. Theo kinh nghiệm và dựa trên kiến thức mới thì các dạng bệnh tự kỷ là do môi trường tạo ra và thật sự có rất nhiều cơ hội chữa được.

Dấu hiệu con bạn bị rối loạn phát triển

Share 

Asperger là một dạng của hội chứng tự kỷ. Ảnh: ehow.com.

Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ mắc hội chứng Asperger - rối loạn phát triển - ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ mắc bệnh mà cha mẹ cần lưu ý:

Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.
Nếu trẻ có các hành vi dưới đây, cha mẹ cần nghĩ đến chuyện trẻ mắc hội chứng Asperger:
1. Để ý nếu con bạn có dấu hiệu thiếu kỹ năng xã hội trầm trọng. Đây là một trong những biểu hiện chính của các bệnh nhân mắc hội chứng Asperger. Trẻ mắc bệnh này khó duy trì tình bạn, khó chơi với trẻ cùng tuổi mình và thậm chí là duy trì được một cuộc trò chuyện.
2. Để ý kỹ năng vận động tinh tế của trẻ. Một trẻ Asperger có xu hướng kém cỏi trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, chúng khó khăn trong việc phối hợp nên không thể thả được một khối vuông vào trong một ô vuông.
3. Lưu ý nếu con bạn có bất cứ trục trặc nào về giác quan. Chẳng hạn, con bạn sẽ không ăn sữa chua vì bé không thích cảm giác của nó ở trong miệng.
4. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bé. Trẻ Asperger thường thể hiện trí thông minh bằng hoặc trên trung bình, và có thể nhận diện các từ vựng vượt quá trình độ của mình. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng lại khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ. Chúng có thể biết nghĩa của một từ, nhưng không thể luận ra xem cách sử dụng nó trong một câu.
5. Chú ý đến tinh thần của trẻ cũng như các biểu hiện thể chất. Thường thì trẻ Asperger cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn phản kháng.
6. Để ý nếu con bạn có những sở thích đặc biệt. Trẻ Asperger thường có một mối quan tâm đặc biệt nào đó và quá bị ám ảnh với nó. Đó có thể là việc yêu thích các con tàu, khủng long hoặc thậm chí các trường đoạn phim. Chúng học hỏi rất nhiều về các sở thích đặc biệt này và thường trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy.
7. Ghi lại tất cả các hành vi khác thường của trẻ, và đưa trẻ đến gặp chuyên gia thần kinh, đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ mắc các rối loạn trong phổ tự kỷ.

Xem thêm

 Tưởng con là thần đồng, hóa mắc bệnh/

 Thiên tài và hội chứng Asperger/

 Nghịch lý về những người tự kỷ thông thái