Asperger là một dạng của hội chứng tự kỷ. Ảnh: ehow.com. |
Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ mắc hội chứng Asperger - rối loạn phát triển - ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ mắc bệnh mà cha mẹ cần lưu ý:
Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được
bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng
rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao
nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.
Nếu trẻ có các hành vi dưới đây, cha mẹ cần nghĩ đến chuyện trẻ mắc hội chứng Asperger:
1. Để ý nếu con bạn có dấu hiệu thiếu kỹ năng xã hội
trầm trọng. Đây là một trong những biểu hiện chính của các bệnh nhân mắc
hội chứng Asperger. Trẻ mắc bệnh này khó duy trì tình bạn, khó chơi với
trẻ cùng tuổi mình và thậm chí là duy trì được một cuộc trò chuyện.
2. Để ý kỹ năng vận động tinh tế của trẻ. Một trẻ
Asperger có xu hướng kém cỏi trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, chúng khó
khăn trong việc phối hợp nên không thể thả được một khối vuông vào trong
một ô vuông.
3. Lưu ý nếu con bạn có bất cứ trục trặc nào về giác
quan. Chẳng hạn, con bạn sẽ không ăn sữa chua vì bé không thích cảm giác
của nó ở trong miệng.
4. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bé. Trẻ Asperger
thường thể hiện trí thông minh bằng hoặc trên trung bình, và có thể nhận
diện các từ vựng vượt quá trình độ của mình. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng
lại khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ. Chúng có thể biết
nghĩa của một từ, nhưng không thể luận ra xem cách sử dụng nó trong một
câu.
5. Chú ý đến tinh thần của trẻ cũng như các biểu hiện
thể chất. Thường thì trẻ Asperger cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn
phản kháng.
6. Để ý nếu con bạn có những sở thích đặc biệt. Trẻ
Asperger thường có một mối quan tâm đặc biệt nào đó và quá bị ám ảnh với
nó. Đó có thể là việc yêu thích các con tàu, khủng long hoặc thậm chí
các trường đoạn phim. Chúng học hỏi rất nhiều về các sở thích đặc biệt
này và thường trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy.
7. Ghi lại tất cả các hành vi khác thường của trẻ, và
đưa trẻ đến gặp chuyên gia thần kinh, đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ mắc
các rối loạn trong phổ tự kỷ.
Xem thêm
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình