Hiển thị các bài đăng có nhãn thoisu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thoisu. Hiển thị tất cả bài đăng

Video 22-2-2013

Khóa kéo 2 chiều không an toàn chút nào, xem video để hiểu thêm Bọn trộm này nó phá khóa bằng vam chỉ mất 2 giây. Chú ý cắt khóa là kỹ thuật xưa rồi, nó tra vam vào thay cho chìa khóa vặn để phá bi bên trong

Chính trường nhà phật

Hình ảnh trên nhật kí


CHÚC MỪNG CÁI THÀNH CÔNG… MUỘN
Ngày 17/1/2013, Phattuvietnam.net đăng tin Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng thành công Đại hội Phật giáo toàn quốc. Đại hội Phật giáo diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/11/2012, mà đến ngày 17/1/2013, tức gần hai tháng sau, trải qua quá trình “thẩm định” và để cho cơn thèm “thành công” ấy đói ngấu, Ban Tôn giáo Chính phủ mới tới chúc mừng cho cái thành công… muộn này, xem như vớt vát thể diện, có còn hơn không…
Nhưng thà cứ nói đó là một cuộc thăm viếng, chúc Tết của Ban tôn giáo Chính phủ nghe còn đỡ hài hước, đằng này lại giật cái tít to đùng “Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng thành công Đại hội Phật giáo toàn quốc”. Thành công như thế nào thì ai cũng đã biết, sau Đại hội chỉ có Bộ Công an là đón tiếp đoàn “cao cấp” của Giáo hội, và nhân sự tại không ít tỉnh thành rối bời, phân hoá, chia phe cánh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ dựa… Chả thế, có tỉnh chức sắc Giáo hội còn “rủ nhau” đi chúc mừng cả các vị vừa được phong tướng.
Sau khi tập trung “đánh hội đồng” thành công Thượng tọa Thích Thanh Quyết (người được Hoà thượng Thích Thanh Tứ chọn kế thừa), nhóm kia đưa ra lý do là thầy Thanh Quyết cậy thế quyền, còn “quá trẻ” để điều hành “các cụ” lớn hơn mình, dù Thượng tọa đã 51 tuổi (ở tuổi mà Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch), và dù các cụ lớn (Phó chủ tịch HĐTS) kia cũng chỉ hơn Thượng tọa từ năm đến mười tuổi.
Trước kia, nhóm lợi ích này được cho là rất “gần gũi”, “thân mật” với Thủ tướng, Phu nhân và con gái Thủ tướng, nhưng sau khi biết Thủ tướng mất uy tín, có khả năng không còn tại vị, nhóm này lập tức “chạy” sang phía ngài Trương Tấn Sang và phu nhân của ngài… Và thế là dư luận đặt ra một câu hỏi to đùng về nhân cách chức sắc.
Có điều, chẳng biết từ đâu mà một tác động “vô hình” khiến Thủ tướng vẫn tại vị, và có vẻ sẽ lại mạnh lên. Thế là “ngẫu nhiên” sau khi biết tin Thượng tọa Thích Thanh Quyết có mặt cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khánh thành thuỷ điện Sơn La. Mấy ngày sau lập tức nhóm “đánh hội đồng” kia “vận động” thế nào đó để được đến gặp Thủ tướng, kết quả cái đoàn gọi là “cao cấp” ấy không được Thủ tướng tiếp ở Trụ sở Chính phủ mà chuyển đến phòng tiếp đón số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội. Và chủ đề “sa môn bất bái quân vương” lại rộ lên trên một số diễn đàn.
Đức Pháp chủ dạy: “Đạo Nho người ta còn nói: “núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về”, huống hồ Đạo xuất thế nhà ta? Dân chúng còn biết bảo nhau: “Đào thắm thì đào lại phai, thoang thoảng hoa lài thì mới bền lâu”, huống hồ đệ tử Phật lại không hiểu lý vô thường? Họ đến thăm nhà ta hay nhà ta có việc đến gặp họ thì cứ phải phép mà đón mà đi. Rồi đến khi họ về, hay ta quay về, cứ phải phép mà tiễn mà về. Mặn nồng, thân mật rồi cũng có lúc lạt phai, nhạt nhẽo. "Khéo đến khéo đi, đến đi vô ngại, khắc phục phàm tình, nồng hậu Thánh tình" là điều nhà Phật nên trì thủ”.
Thật thấm thía!
Thích · · Chia sẻ · Thứ Bảy

  • 95 người thích điều này.
  • Ly Khanh Tran Đức Pháp chủ dạy: “Đạo Nho người ta còn nói: “núi cao ta trông, đường rộng ta đi, tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về”, huống hồ Đạo xuất thế nhà ta? Dân chúng còn biết bảo nhau: “Đào thắm thì đào lại phai, thoang thoảng hoa lài thì mới bền lâu”, huống hồ đệ tử Phật lại không hiểu lý vô thường? Họ đến thăm nhà ta hay nhà ta có việc đến gặp họ thì cứ phải phép mà đón mà đi. Rồi đến khi họ về, hay ta quay về, cứ phải phép mà tiễn mà về. Mặn nồng, thân mật rồi cũng có lúc lạt phai, nhạt nhẽo. "Khéo đến khéo đi, đến đi vô ngại, khắc phục phàm tình, nồng hậu Thánh tình" là điều nhà Phật nên trì thủ”.
  • Ly Khanh Tran Đức Pháp Chủ GHPGVN dạy hay thế mà sao các vị dưới trướng vẫn không nghe Đức Ngài lạ thật thầy Thích Thanh Thắng nhỉ.
  • Thanh Thiên Sau khi đọc bài báo trên PTVN, chờ bài viết của sh Thích Thanh Thắng. Thể nào cũng có trà để uống buổi sáng mà
  • Ly Khanh Tran Chúc Tết thì quá sớm mà chúc Đại hội thành công thì quá muộn, vậy người ta chúc gì? ôi thôi mình cứ "lẵng lặng mà nghe nó chúc nhau"...thôi
  • Sea Free Thiện tai! Thiện tai!
  • Namo Avalokitesvara Thầy ơi, tụi con nương tựa Phật, nương tựa pháp, nương tựa người chân tu, chứ tụi con có nương tựa chức sắc giáo quyền đâu ạ:)
  • Deu Minh Tieu Thiện tai! Thiện tai!
  • Thùy Linh Ta Bà là vậy sao, thưa thầy?
  • Phật Tử Quảng Tuệ Con cứ tưởng xuất ra tu hành là yên ổn rồi vậy mà cũng nhiều phiền não nhỉ.
  • Phương Oanh Nguyễn Người thấy tài sắc danh vọng sinh lòng tham đắm và muốn chiếm đoạt nó là bị hắc ám. Ông của con từng nói vậy
  • Phương Oanh Nguyễn "chuyện của ai náy làm ..không sen vào chuyện của ai là tốt nhất ..chuyện gì nên nói thì nói còn không nên thì chúng ta cứ iêm lặng mà làm chuyện khác giúp ích cho đời"... Nhưng cũng có những việc không ai dám nói ra vì họ ngại "đụng chạm", vì vậy rất cần có người lên tiếng. Dù ở phương diện nào thì một cuộc sống bàng quan cũng như việc bàn tay tô đắp cho những ngôi nhà cát trước mực thủy triều
  • Deu Minh Tieu tại sao bạn lại nói là vô nghĩa
  • Deu Minh Tieu theo bạn nói là đúng chúng ta phải cần lên tiếng nói ..như trong cái tiếng nói bạn có biết rằng ở sao lưng kia là một thế lực đen tối đang bao vay quanh ta không ?. nên mỗi người chúng ta phải làm cách nào không ai mít lòng nhau , tại sao mình không làm chuyện khác mà cứ chỉ trích người khác ..như bạn có nghĩ rằng mình có làm gì lọi ích cho đời chưa . tại sao mình không dùng kiến thức của mình làm chuyện khác . sao không dùng những sự sáng tạo mình giảng đạo cho họ nghe . hoặc có thể làm chuyện lớn hơn nhiều ..nhà bác học aretsenlo thường nói lùi một bước để tiến hai bước , nên mọi người đừng nên bình luận gì thêm nửa
  • Phương Oanh Nguyễn "Sách vở" cũng như một con đường vẽ trên trang giấy-đẹp-rõ ràng-nhưng không đi được. Từ cái hình vẽ đó, con người biết đắp nên một con đường để đi-nhưng nó bằng phẳng-gồ ghề-và cái cảm giác đi trên nó như thế nào thì chỉ có người đang bước đi mới cảm nhận được về nó
  • Không Ai Cả Thẳng thắn mà hơn văn vẻ thì có vẻ là quê mùa, văn vẻ thắng thẳng thắn thì lại hơi cứng nhắc. Văn vẻ và thẳng thắn ngang đều nhau. Ấy mới thực người " Quân Tử".
  • Thuong Thai Thời buổi này mà vẫn có người nói chuyện ai nấy làm, hèn gì xã hội ngày càng u tối. Chẳng có thế lực đen tối nào làm gì được mình nếu bản thân mình tốt đẹp.
  • Nguyen Binh Chung quy cũng chỉ lợi với danh thôi. Mấy vị này không biết có học kinh tế không mà tính toán lời lỗ còn hơn bố của Tần Thủy Hoàng. Bố của Tần Thủy Hoàng chỉ dám buôn vua, mấy vị này siêu hơn, buôn cả Phật.
  • Thích Giác Đạo Bài viết "Chụp ảnh phóng to Chư tôn đức với lãnh đạo thế quyền: nên hay không nên?" thật chí lý quá. Nhất là dẫn câu nói của Đức Pháp chủ, không gì tuyệt vời hơn.http://www.phattuvietnam.net/diendan/22022-nen-hay-khong-nen.html
  • Binh Chanhtam lau rui moi co cai doc vui the nay..... thank .......
  • Thái Hòa đạo còn như vậy thì đời bảo sao không bung bét. adidaphat

Người Việt ở Đông Đức – quá khứ và hiện tại

 
Trẻ em ở thế giới văn minh

Một làn sóng người Việt sang Đức tị nạn đã từng biểu tình để đòi được cấp giấy phép định cư. Ảnh: DPA.


Họ đến Đức hầu hết vào những năm 80 theo diện lao động ở Đông Đức, còn bây giờ, đó là chủ của những quầy rau quả, quần áo hay nhà hàng. Câu chuyện hội nhập của họ như thế nào?

Tìm hiểu số phận của những người nhập cư lâu đời này,  phóng viên người Đức Tobias Wilke từ tờ Sachsenspiegel đã hẹn gặp người bạn Duy Tran. Họ cùng nhau đi thăm một số người Việt và hỏi về cuộc sống hiện nay của những cựu lao động dưới thời cộng sản này.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 60 của thế kỉ trước, khi Đông Đức thỏa thuận hợp tác với Việt Nam và quyết định đưa hàng vạn người Việt sang đây. Trước năm 1975, họ sang Đức chủ yếu để học tập và sau đó về nước, chỉ có một số sinh viên xin tị nạn để ở lại đây. Sau năm 1975, đó lại là một làn sóng khác, những người vượt biển bỏ chạy được quốc tế cứu trợ và Đức cũng cho họ quyền được ở lại miền đất mới nay. Nhóm người sang vào những năm 80 là đông nhất. Họ đến làm những công việc nặng và không được dân bản địa ưa chuộng như làm trong nhà máy vải, công trình xây dựng và công nghiệp. Vào năm 1989, có khoảng 60 nghìn người Việt lao động ở Đông Đức bấy giờ.
Cùng với việc Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức phải hủy hợp đồng với hàng loạt công nhân và đền bù thiệt hại 3000 DM để đưa họ trở lại Việt Nam. Khoảng 34 nghìn công nhân đã chấp nhận lời mời này, số còn lại quyết định ở lại Đức. Họ dần dần lo được giấy phép cư trú và bắt đầu sống cuộc sống mới. Ví du như Quang Hoang, đây là một sư phụ võ thuật, trước đây làm trong nhà máy vải còn giờ đây là một tay chơi golf. Con trai ông giờ đang học quản trị kinh doanh và cũng từng đá cho một đội ở Leipzig.
Người Việt đầu tư cho con cái mình học trường chuyên. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Người Việt đầu tư cho con cái mình học trường chuyên. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Hiện tại, thống kê chính thức của Đức từ năm 1981 cho thấy có 50 000 nghìn người Việt đã nhập tịch Đức, 84 nghìn người khác sống tại Đức và vẫn với quốc tịch Việt Nam, trong đó có 27 nghìn người sống tại Berlin và Đông Đức, 47 nghìn ở phía tây. Tuy nhiên, họ vẫn ít hội nhập vào xã hội Đức và sẽ không tính đến chuyện ở đây mãi mãi. Họ kiếm tiền nuôi các con ăn học trưởng thành, sau đó sẽ trở về Việt Nam. Tại bang Sachsen, con em người Việt đến 75% đều học các trường chuyên gymnasium, chiếm đến một nửa số học sinh trong các trường này. Tương tự vậy, bác sĩ khoa tiết niệu Hoang Minh Do ở bệnh viện Leipzig cũng có những đứa con sinh ra vào thời kì mới. Bản thân ông từng sang Đức để học ngành y vào năm 80 và quyết định ở lại đây.
Bác sĩ Hoang Minh Do (trái) trong viện ở Leipzig. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Bác sĩ Hoang Minh Do (trái) trong viện ở Leipzig. Ảnh: Tobias Wilke/MDR.
Số phận của họ bị chi phối bởi nguồn gốc Việt Nam ra sao? Họ nhìn thấy tương lai gì ở Đức? Đó sẽ là những câu hỏi dành cho phóng viên Tobias Wilke và người bạn của mình trong hành trình tìm hiểu nhóm dân tộc thiểu số này.
Số người Việt ở Đức tính theo từng bang (2011)
Berlin  15.992
Bayern  12.864
Niedersachsen  8 843
Sachsen  8 197
Nordrhein-Westfalen  6.598
Baden-Württemberg  6 431
Hessen  4 439
Sachsen-Anhalt 4 262
Rheinland-Pfalz  3 935
Brandenburg  3 502
Thüringen  2 877
Mecklenburg-Vorpommern  2 121
Hamburg  1 706
Schleswig-Holstein 1 045
Bremen                544
Saarland 474
Tổng cộng 83 830
Số người nhập tịch Đức qua từng năm
1981      91
1982      90
1983      81
1984      129
1985      66
1986      126
1987      156
1988      596
1989      832
1990      1 454
1991      2 118
1992      1 928
1993      1 815
1994      2 572
1995      3 430
1996      3 553
1997      3 250
1998      3 626
1999      2 529
2000      4 489
2001      3 014
2002      1 482
2003      1 423
2004      1 371
2005      1 278
2006      1 382
2007      1 078
2008      1 048
2009      1 513
2010      1 738
2011      2 428
Nghiêm Trang - vietinfo.eu