Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhte. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhte. Hiển thị tất cả bài đăng

Đừng để bị lừa vàng


Ngồi nghe diễn dàn Paltalk có người nói vàng SJC được chấp nhận thanh toán tại Singapor. Mình mới tra google thì thấy loạn xạ về khối lượng, đành copy mấy trang vào đây để phân tích.

- Các đơn vị đo lường của Vàng: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram.

* Thị trường vàng thế giới
o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce
o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
o 1 lượng = 1.20556 ounce
* Thị trường vàng trong nước
o Đơn vị yết giá: VND/lượng
o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng:

Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND

Vàng, các kim loại quí và đá quí khác thường được đo bằng Troy Ounce. Đơn vị Troy là đơn vị đo có từ thời Trung cổ, tên của nó gắn liền với nơi nó đựoc biết đến lần đầu Troyes - nước Pháp.
Trên thế giới:
1 troy ounce = 31.1034768 grams.
1 troy ounce = 20 pennyweights (North American jewelery trade)
1 troy ounce = 120 carats
1 troy ounce = 155.52 metric carats (diamonds / precious stones).
3.75 troy ounces = 10 tolas (Indian sub-continent)
Tại Việt nam:
1 lượng vàng = 1,20556 troy ounces
1 Tấn (Metric Ton)= 32.150 troy ounces
1 Kilogam vàng (kilo) = 32,15 troy ounces
1 lượng vàng = 10 chỉ = 37,5 grams
Lượng vàng còn gọi là cây
1 lượng = 10 đồng cân = 1 cây
1 đồng cân = 1 chỉ = 3,78 gam
1kg (vàng) = 26,455 lượng = 264,55 chỉ


Thông thường Quốc tế hay dùng ounce (oz), 
1 ounce= 28,3495 grs. 
Như vậy 1 ounce= 7.5599 chỉ; 
ngoài ra còn có troy ounce = 31.1034grs. 
Tuy nhiên ounce còn dùng đo chất lỏng ( fluid ounce) đơn vị đo lường là thể tích, 1 fl oz= 28.41ml.


Có tác giả cho rằng đơn vị đo khối lượng chỉ có thể bị nhầm lẫn với 1 tiền (mace, 錢, tsin) hay cân (catty, 斤, kan) ở Hồng Kông (ở đó 1 cân = 16 lượng và 1 lượng = 10 chỉ) dẫn đến sự không thống nhất ở một số tài liệu về việc chuyển đổi chỉ (đồng cân) ra gam. Một số tài liệu  cho biết 1 chỉ (1 đồng cân) = 3,78 g; trong khi đó tài liệu khác  quy định 1 chỉ (1 đồng cân) = 3,75 g. Đó có thể là tương ứng với kết quả của các phép chia 604,79 g/160 và 600 g/160. Ở đây, 604,79 g là khối lượng một cân ở Hồng Kông còn 600 g là 16 lạng, khối lượng một cân cổ ở Trung Hoa đại lục.

Tại Hong Kong, 1 lượng là 37,79936375 g, tương đương với 1+1⁄3 Ounce (1 Ounce avoirdupois quốc tế, còn gọi là lượng tây là 28 g).

Tại thị trường quốc tế, vàng được giao dịch theo đơn vị Troy Ounce (1 Troy ounce là 31,103 476 8 g)


Hồng Kông

    1 đảm, 1 picul (担, tam) = 100 cân = 60,48 kg
    1 cân, 1 catty (斤, kan) = 604,789 82 g chính xác
    1 lượng, 1 tael (兩, leung) = 1/16 cân = 37,8 g
    1 tiền, 1 mace (錢, tsin) = 1/10 lượng = 3,78 g
    1 phân, 1 candareen (分, fan) = 1/10 tiền = 0,378 g

  catty xuất xứ từ kati ở Malaysia được định nghĩa là "một đơn vị đo khối lượng ở Trung Hoa và một số nước thuộc địa ở Đông Nam Á". Nó xấp xỉ 1 lb (pound) phụ thuộc vào quốc gia:

    Malaysia, 1 catty = 604,79 g;
    Thái Lan, 1 catty = 600 g;
    Trung Hoa,  1 catty (觢,斤) = 500 g.

Cân, 斤 hay jin và kan, có thể có chuyển đổi tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: 500 g (10 lượng), 250 g, 604,79 g và 600 g (16 lượng).

Khối lượng kim hoàn Hồng Kông

    1 kim vệ lượng, 1 tael troy (金衡兩) = 37,429 g (chính xác)
    1 kim vệ tiền, 1 mace troy (金衡錢) = 1/10 kim vệ lượng = 3,743 g
    1 kim vệ phân, 1 candareen troy (金衡分) = 1/10 kim vệ tiền = 0,374 g

Nghị định của Chính phủ Việt Nam năm 2007, quy định một chỉ bằng 3,75 gam hoặc bằng 1/10 cây (cây vàng cũng còn gọi là lạng vàng hay lượng vàng).

 Kết luận 1 : trên thị trường vàng quốc tế 1 troy ounce =31.1034768 grams. Không được phép nhầm lẫn với 1 ounce= 28,3495 grams là đơn vị thông dụng (trong điện thoại có tiện ích chuyển đổi là dùng đơn vị này, mình đã nhầm khi mang điện thoại ra tính)
Kết luận 2 : vàng trong nước mới được chuẩn hóa lại năm 2007 một chỉ 3,75 gram. Trước kia là đơn vị miền Bắc dùng, trong Nam một chỉ lại là 3,78 gram. 
Kết luận 3 : vàng của Hồng kông và Hoa kiều tại đông nam Á cũng không thống nhất về khối lượng

Tuy không tìm được trang nào nói về Singapor chấp nhận vàng SJC nhưng không còn quan trọng nữa. Chỉ biết rằng SJC nếu quy ra gram để bán trên thị trường vàng quốc tế bị bán rẻ hơn một số thương hiệu khác có tính toàn cầu. Ngược lại ở VN vàng thương hiệu quốc tế bị ép giá chênh lệch đến 3 triệu/cây so với SJC . Tính ra người Việt  ngớ ngẩn nào đó mua vàng SJC ra nước ngoài bị thiệt hại hơn 4 triệu/cây. 
Xét ra vàng trong nước và quốc tế không chênh lệch(tuy họ vẫn leo lẻo là lệch 3 triệu so với quốc tế). Còn cái thương hiệu bịp bợm kia nó bị mê hoặc đến khi người dân tỉnh ngộ thì lại trở về giá trị thông thường.

Phát hiện 300 lượng vàng nhái SJC


TP - Từ đầu tháng 10-2012, để tránh hiện tượng mua bán vàng nhái, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (Cty SJC) cho phép dập lại bao bì mới vàng miếng SJC. Hôm qua, dân xếp hàng tại cửa hàng SJC miền Bắc chờ dập lại bao bì, nhiều người té ngửa khi bị phát hiện vàng của mình chỉ là vàng nhái SJC. Đáng lưu ý, vàng nhái SJC từ phía ngân hàng cũng không ít.
Chờ dập lại bao bì tại Cty vàng SJC miền Bắc
Chờ dập lại bao bì tại Cty vàng SJC miền Bắc.
Mua 30 lượng, phát hiện 28 lượng vàng nhái
Chiều qua, khi biết trong 30 cây vàng mang tên SJC của mình, có tới 28 cây là vàng nhái thương hiệu SJC, anh N. (Ba Đình, Hà Nội) ngồi chờ tại phòng tư vấn của Cty SJC miền Bắc (Giang Văn Minh, Hà Nội) với tâm trạng lo lắng.
Anh N. cho biết: “Cách đây 4 tháng, tôi mua tại một cửa hàng người quen, không giấy tờ, giá 44 triệu đồng/lượng. Mấy hôm trước đem đến trụ sở của SJC tại Hà Nội để dập bao bì mới thì Cty thông báo đến 28 lượng là vàng nhái”.
Anh N. đến Cty SJC miền Bắc để nghe tư vấn. Hiện số vàng của anh N. đã bị SJC miền Bắc cắt đôi và chưa trả lại.
“Tôi chỉ mong bán 28 lượng vàng bằng giá vàng nguyên liệu cũng được. Tôi quá tin người nên giờ phải chịu. Bây giờ dù bị thiệt hại đến 3 triệu/lượng tôi cũng chấp nhận miễn sao mọi chuyện được giải quyết nhanh chóng”, anh N. nói.
Anh K. (Hà Đông, Hà Nội) gần như suy sụp khi mang 10 cây vàng bán, lấy tiền xây nhà cưới vợ thì có đến 3 cây được SJC miền Bắc phát hiện là vàng nhái.
“Bây giờ tôi như ngồi trên đống lửa, 3 cây vàng với những người có tiền chỉ là con số nhỏ, nhưng với tôi đó là món tiền cưới vợ, làm nhà mà tôi tích cóp cả 10 năm mới có được. Hiện 3 cây vàng đó đã bị chuyển sang cơ quan Công an, nếu như không được giải quyết sớm thì chắc năm nay tôi không có tiền cưới vợ”, anh K. chia sẻ.
Bà Lê Thúy Hằng - Giám đốc Cty SJC miền Bắc cho biết: “Từ đầu tháng 10 khi Cty cho phép dập lại bao bì mới thì trung bình một ngày dập được từ 1.800 – 2.000 bao bì mới (mỗi bao bì một lượng).
Tính từ tháng 7 đến nay, chi nhánh miền Bắc phát hiện khoảng 300 lượng vàng nhái SJC khi kiểm tra, dập bao bì lại. Điều này khiến tâm lý của khách hàng hoang mang, lo lắng”.
Đến cuối giờ chiều qua, lượng khách hàng chờ xếp hàng tại SJC miền Bắc trên phố Giang Văn Minh để dập lại bao bì mới vẫn đông nghẹt người.
Một khách hàng chờ dập 10 bao bì mới cho 10 lượng vàng cho biết: “Tôi mang vàng SJC đi bán tại nhiều cửa hàng bên ngoài nhưng họ từ chối mua, nếu như không có bao bì mới óng ánh, nên tôi đi dập lại bao bì mới để tiện mua bán. Mỗi lượng dập mất 30.000 đồng nên không ảnh hưởng gì về giá cả mỗi lượng vàng khi tôi có nhu cầu bán ra”.
Ngân hàng nhiều vàng nhái SJC nhất
Theo bà Lê Thuý Hằng, trong số 300 lượng vàng SJC nhái mà đơn vị này phát hiện thì đa số đến từ các ngân hàng.
“Các ngân hàng chưa có nghiệp vụ kiểm định vàng nên khi người dân gửi vàng vào rồi rút vàng ra, đã đẩy ra thị trường một lượng vàng nhái nhiều nhất. Nhiều người có thâm niên trong kinh doanh vàng cũng khó phân biệt được vàng nhái SJC, nếu không có máy móc kiểm định chuyên biệt như SJC”, bà Hằng cho hay.
Hiện, về mặt nghiệp vụ, tại cửa hàng SJC miền Bắc khi phát hiện ra vàng nhái sẽ xác nhận số vàng nhái cho khách hàng. Sau đó, Cty sẽ cắt đôi miếng vàng đó của khách ra rồi mới trả lại cho khách.
“Chúng tôi không có quyền thu giữ số vàng đó của khách. Nếu số vàng đó quá lớn hoặc chúng tôi nghi ngờ khách hàng, thì sẽ chuyển qua Công an điều tra làm rõ”, bà Hằng nhấn mạnh.
Việc kiểm định vàng nhái SJC khá phức tạp, do số lượng phát hiện ngày càng lớn, và muốn kiểm định chất lượng phải cho nhân viên mang vàng vào Cty SJC tại TPHCM.
Mỗi nhân viên chỉ được mang 600 lượng. Nếu số lượng vàng nhái phát hiện nhiều hơn nữa, sẽ gây hoang mang cho khách hàng. “Để tránh phiền phức và thiệt hại khi mua vàng, người dân nên đến cửa hàng của chính SJC để mua, vì chỉ những cửa hàng này mới có máy kiểm định phát hiện vàng nhái”, bà Hằng nói.


Đây lại là chiêu đánh bóng thương hiệu nữa chăng? Bởi đã cất công làm giả sao họ không bán luôn vàng giả, mà chỉ là vàng nhái. Bọn bịp bợm này cần cảnh giác, có ngày nó sẽ không cho phép SJC độc quyền. Bọn chúng sẽ hưởng lợi từ việc sở hữu vàng phi SJC với giá rẻ 3 triệu hiện nay.

Cần xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng?



Cần xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng và tôn trọng quy luật thị trường là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Làm thế nào để huy động nguồn lực vàng trong dân”, tổ chức tại TP HCM ngày 4/10.
 TS Nguyễn Đại Lai - Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, điều đáng quan tâm hiện nay là phải xem lại cơ chế độc quyền vàng. Vì trên khắp thế giới giá trị vàng được đo bằng tuổi vàng thì ở Việt Nam do cơ chế cấm nửa vời nên tuổi vàng miếng không quan trọng bằng vàng đó mang logo gì.

 Nhà nước cấm mọi loại vàng miếng trừ vàng miếng mang logo SJC và phi SJC được "khoác" trước vinh quang sẽ trở thành “SBV”, là thương hiệu mang 3 chữ viết tắt của NHNN bằng tiếng Anh (State Bank of VietNam). Chính vì vậy, mọi loại vàng miếng “phi SJC” muốn lưu thông thì hoặc phải biến thành đồ trang sức hoặc phải “đội mũ” SJC bất luận có cùng tuổi vàng như SJC? Trong khi đó, SJC chỉ là logo của Công ty TNHH vàng bạc đá quý Sài Gòn, là công ty kinh doanh đơn thuần vì mục đích lợi nhuận!

Hiện nay, thị trường vàng trong nước đang nhảy múa và tuột khỏi tầm kiểm soát của chính người có vàng. Giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn và độc quyền đến mức: chênh lệch đã luôn lớn hơn 2,5 triệu đồng, thậm chí có lúc chênh lệch hơn 4 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Trong lúc thị trường vàng bộc lộ giá độc quyền và cách biệt với giá thế giới như vậy nhưng hiếm thấy động thái gì từ việc giảm hay tăng vàng từ kho dự trữ ngoại hối nhà nước để tham gia can thiệp mà chủ yếu chỉ thấy động thái tăng cường chương trình “SJC hóa”, tăng cường chuyển đổi các loại vàng phi SJC thành SJC.

Bằng chứng là hiện nay, các xưởng máy của SJC đang chạy hết công suất để dập gấp hơn 13 tấn vàng phi SJC thành vàng SJC để cung cấp hàng cho thị trường và chạy theo lộ trình “duy nhất hóa” vàng miếng SJC vào ngày 25/11/2012 theo Nghị định 24 về quản lý vàng của Chính phủ.

Như vậy, SJC chỉ nhờ cơ chế mà được siêu quyền năng “3 trong 1”, độc quyền can thiệp thị trường, độc quyền mang trước vinh quang của SBV và độc quyền “dập” để SJC hóa các loại vàng phi SJC.

TS Nguyễn Đại Lai cho rằng: Hiện nay, SJC “chưa đỗ ông nghè” (chưa thành SBV) nhưng đã đe dọa cả thị trường vàng trong nước như thời gian vừa qua là một điều rất đáng tiếc, lẽ ra nó phải bình đẳng với mọi loại vàng ở cùng tuổi vàng khác trên thị trường.

TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình hiện nay gây khó khăn, tạo tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số lượng lớn dân cư giữ vàng. Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và sau đó khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng miếng.

Bên cạnh có, điều đáng lo ngại nhất là nếu giá vàng miếng của các thương hiệu khác tiếp tục giảm thì sẽ không loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu vàng nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.

Vẫn biết giá vàng trong nước lên cao có lý do theo xu hướng của giá vàng thế giới vì Việt nam không phải là quốc gia có nhiều mỏ vàng, càng không phải là quốc gia có ngành công nghiệp khai thác hay sản xuất vàng xuất khẩu mà là quốc gia nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, một thực tế là khoảng cách giữa giá vàng nội địa và thế giới liên tục nới rộng quá mức đến nghịch lý. Đặc biệt, giá vàng mang thương hiệu SJC duy trì ở mức cao hơn 2,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, trong khi đó các thương hiệu vàng khác lại ngang bằng thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới 1 triệu đồng/lượng.

Với những bất ổn của thị trường vàng như trên, các chuyên gia kiến nghị nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng và tôn trọng quy luật thị trường. Việc đo đếm giá trị và giá cả vàng phải căn cứ vào tuổi vàng, xóa bỏ mọi sự kỳ thị với các loại vàng phi dự trữ ngoại hối nhà nước.

NHNN chỉ quản lý vàng trong cấu thành dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng thỏi, chuẩn quốc gia và đồng thời là chuẩn quốc tế. Đối với việc kinh doanh vàng, NHNN chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước, không tham gia vào kinh doanh vàng mặc dù có thể có những phát sinh can thiệp thị trường vàng với mục đích ổn định giá trị sức mua của đồng tiền và để thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối, không vì mục đích lợi nhuận.

Theo TS Nguyễn Đại Lai, chính sách quan trọng nhất để quản lý vàng là chống vàng hóa phương tiện thanh toán cùng với chống đôla hóa một cách triệt để bằng pháp luật. Chuẩn hóa vàng thỏi và vàng thỏi chỉ có trong cơ cấu dự trữ ngoại hối nhà nước, không có mặt ngoài thị trường vàng tự do. Cho mở sàn vàng chính thức và cho kinh doanh vàng tự do nhưng nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng.


Đọc xong bài này thấy hóa ra vàng trong nước và quốc tế không chênh lệch nhiều. Thực ra họ toàn đưa giá của sjc  và cho đó là giá vàng trong nước đúng là bịp bợm. Muốn người dân không mua vàng nên giở trò phân biệt sjc và phi sjc. Mang ra quốc tế thì giá trị vẫn như nhau. Đến khi ra nghị định mới bãi bỏ phân biệt người mua vàng sjc bị thua thiệt, còn cha con chúng nó hốt được mớ lãi.

Cẩn thận kẻo bị lừa với các cuộc gọi nhỡ


Cẩn thận kẻo bị lừa với các cuộc gọi nhỡ
Cẩn thận kẻo bị lừa với các cuộc gọi nhỡ

Gần đây, các nhà mạng đều có cảnh báo tới các thuê bao nêu cao cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ có đầu số lạ, nếu gọi lại các số máy này, bạn có thể bị trừ cước lên tới 150.000 đồng/phút.

Cụ thể, theo thông báo của nhà mạng MobiFone, hiện nay đang xuất hiện các số điện thoại lạ từ nước ngoài, có mã +881XXXXXXXX, +882 XXXXXXX (điển hình như các số 881945110601, 881935211504, 88213090879,….) thực hiện các cuộc gọi mồi, nháy máy tạo cuộc gọi nhỡ (missed call) đến thuê bao di động trong nước nhằm dụ gọi lại để hưởng cước cao.
Khi thuê bao di động ở Việt Nam gọi đến các số điện thoại quốc tế nêu trên thường được trả lời bằng chế độ tự động, hướng dẫn khách hàng bấm số nội bộ hoặc số nhánh để mời chào sử dụng dịch vụ hoặc được thưởng tiền với mục đích kéo dài thời gian gọi để thu cước cao của khách hàng.
Hiện có rất nhiều thuê bao di động Việt Nam đã nhận được những cuộc gọi lỡ kiểu này và bị mất tiền oan khi gọi lại các số máy trên. Được biết, khi bị nháy máy từ các đầu số lạ, những số máy này không thể nhắn tin lại và khi gọi lại, cước phí cho mỗi cuộc gọi có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng chỉ trong chốc lát.
Cẩn thận kẻo bị lừa với các cuộc gọi nhỡ, Công nghệ thông tin, lua dao voi cuoc goi nho, So dien thoai la, lua dao qua dien thoai, dien thoai, cuoc goi nho, lua dao bang dien thoai, hacker, dau so la, so dien thoai la, thue bao la, cong nghe, so dien thoai quoc te, cuoc goi lo
Hãy cảnh giác với các số có đầu +881, +882...
Về vấn đề này, chúng tôi xin dẫn lời dịch vụ Chăm sóc khách hàng 1080 Hà Nội cho biết, những khách hàng gặp phải trường hợp trên đã trúng kế lừa đảo mới của một nhóm hacker. Thủ đoạn chính của nhóm hacker này là tạo hàng triệu cuộc gọi nhỡ thông qua những dải số: +881, +882... (ví dụ: +8829127649xx, +8818978132xx) đến các số điện thoại trên khắp thế giới (trong đó có Việt Nam). Sau khi thấy cuộc gọi nhỡ, rất nhiều khách hàng đã dùng điện thoại của mình gọi lại và dù chỉ gọi 1 giây, tài khoản khách hàng cũng bị trừ rất nhiều tiền.
Theo giải thích của nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng 1080, những dải số: +881, +882... là dải số quốc tế do chính các hacker tạo nên để lừa tiền người dùng điện thoại. Những dải số này không trực thuộc quản lý của bất kỳ quốc gia nào (kể cả Việt Nam).
Theo lời ông Đinh Việt Hưng, trưởng Phòng Giá cước Tiếp thị của Mobifone cảnh báo: "Đó là hình thức lừa cước viễn thông, khách hàng nếu gọi vào những số này sẽ bị trừ khoảng 99.000 - 150.000 đồng/phút. Những dải số trên hoàn toàn không thuộc bất kỳ quốc gia nào quản lý nên chỉ có thể cảnh báo chứ không thể hoàn cước cho khách hàng, vì đó là dải số thuộc Global Mobile Satellite System (GMSS, hay còn gọi là hệ thống vệ tinh di động toàn cầu)".
Đại diện nhà mạng Viettel cũng cho biết, thời gian qua nhà mạng này đã tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh của khách hàng và khuyến cáo, khi thấy cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ có đầu số quốc tế, tuyệt đối khách hàng không gọi lại.
Được biết, không chỉ ở Việt Nam, các quốc gia khác trên thế giới cũng xảy ra tình trạng tương tự và hiện các quốc gia này cũng chưa tìm ra hướng xử lý thỏa đáng nhất để đối phó với các hacker ngoài việc cảnh báo khách hàng cảnh giác với các mánh khóe "moi" tiền của tin tặc. Nên kiểm tra kỹ số điện thoại của cuộc gọi lỡ trước khi thực hiện gọi lại.

Nhà mạng VN thu tiền trực tiếp từ thuê bao của mình. Sau đó chi trả theo tỷ lệ hợp đồng với các mạng quốc tế. Nói chung vẫn kiếm chác được từ những thuê bao kém hiểu biết, thiếu thông tin.

Những người lãnh tiền già ở Pháp về Việt Nam sống hãy coi chừng

Nghệ thuật 3D.

Nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại nói chung, và ở Pháp nói riêng, khi về già thường được chánh phủ sở tại cho trợ cấp "tiền già" vì tiền về hưu không đủ sống.

Tại Pháp, tiền trợ cấp cho người già (trên 65/hoặc trên 62 tuổi nếu về hưu sớm) gọi là ASPA ( allocation de solidarité aux personnes âgées) kể từ 1.4.2012 được chánh phủ quy định như sau:


a/ cho người độc thân : 777,17 Euros/tháng
b/ cho một cặp vợ chồng : 1.206, 59 Euros/ tháng

Tiền trợ cấp ASPA được tính như sau:

- nếu tiền về hưu (retraite)của cá nhân hay của một cặp vợ chồng cao hơn số tiền ASPA quy định thì không được ASPA bù đắp gì cả;

- nếu tiền về hưu của cá nhân hay của một cặp vợ chồng thấp hơn số tiền ASPA quy định thì sẽ được quỹ ASPA bổ túc sau cho bằng các số tiền quy định ở (a) hay (b).

Sở dĩ chánh phủ Pháp (cũng như các chánh phủ Tây Phương khác)cấp quỹ ASPA cho những người già vì đó là truyền thống nhân đạo và liên đới trách nhiệm của xã hội, cũng như để tránh những cuộc nổi loạn trong nước có thể xảy đến vì nghèo khó.

Ngoài ra, về mặt kinh tế, đó cũng là lối "kích cầu" bom vào guồng máy để dân chúng tiêu dùng ở trong nước, nhờ đó nền kỹ nghệ sản xuất trong nước được phát triển thêm.

Tiền trợ cấp ASPA (khác với tiền hưu) là để tiêu xài ở nước Pháp chứ không phải để tiêu xài ở Việt Nam. Nhiều người Việt tỵ nạn qua Pháp sau 30.04.1975, phần đông:

-nếu có đi làm việc, thì số tiền về hưu (vì chưa đủ năm : trước đây là 37,5 năm, sau là 40 năm, nay sẽ tăng dần lên đến 41-42 năm)cũng chưa đạt đến 777,17 euros/tháng.

Ví dụ tiền về hưu là 600 euros/tháng thì ASPA sẽ cung cấp thêm (777,17 - 500)277,17 euros/tháng. Nếu bà vợ không đi làm (trường hợp nầy rất nhiều) thì tiền ASPA sẽ cung cấp thêm ( 1206,59-600) 606,59 Euros/tháng

-nếu không đi làm việc thì tiền ASPA sẽ được cấp như trên (a), hoặc(b).

Chúng ta nên nhớ là tiền ASPA là do những người sống ở Pháp đóng thuế để tương trợ những người già mà nghèo không đủ lợi tức để sống tối thiểu một cách đàng hoàng.

Khi kinh tế phồn thịnh, thì dân chúng không nói gì. Nhưng hiện tại, trong khi kinh tế khủng hoảng, người thất nghiệp càng ngày càng nhiều, nhiều người không có tiền để ăn vì không có quỹ nào có thể giúp được tạm thời nên chánh phủ xiết chặt sự kiểm soát mà trước đây họ " nhắm mắt làm ngơ".

Họ dư biết những người già gốc Ả Rập,Phi Châu,hay Việt Nam hàng năm đi về xứ sở của họ vào lúc mùa Đông ở Pháp ( từ tháng 11 đến tháng 4) và mùa Hè thì trở lại Pháp để trình diện hoặc làm thủ tục kiểm soát.

Có người lại còn nhờ bà con, hay bè bạn thân thuộc làm giùm vì đi đi về về Việt Nam- Pháp tốn tiền máy bay và mệt mỏi, có khi họ đã cưới vợ bé ở Việt Nam. Với số tiền 777,17 euros/tháng, mà sống ở Việt Nam thì cũng thuộc vào hàng "tiểu trung lưu" vì chỉ cần 500 euros/tháng là thoải mái rồi. Không phải ai cũng là " cán bộ" cả đâu!

Nhưng mới đây, nhiều người Việt Nam dù có quốc tịch Pháp, đã  bị các nhà cầm quyền địa phương kiểm soát bằng cách xét sổ thông hành (passe port) để xét lại thời gian lưu trú trong năm ở Pháp. Có người bị bắt buộc phải trả tiền trợ cấp ASPA, hay bị cúp tiền ASPA, và có người bị cúp bảo hiểm bệnh tật "maladie sécurité sociale".

Tinparis giống lên tiếng báo động cho những ai ham về sống tuổi già ở VN được rõ. Sự gian lận nên chấm dứt kẻo hối không kịp!
 

Nhiều “đại gia ngân hàng” bán hết tài sản cũng không thể trả hết nợ


Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – T.S Lê Xuân Nghĩa thẳng thắn nói.
T.S Lê Xuân Nghĩa cho biết quyết tâm của Chính phủ trong việc ngăn chặn tình trạng lũng đoạn tại ngân hàng: Đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (đời - đi qua 1 chủ sở hữu).

Theo nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – ông Lê Xuân Nghĩa, tình trạng lũng đoạn tại các ngân hàng đã được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia chỉ ra và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cách đây 2 năm.

Quy định của luật hiện hành thì cá nhân và những người liên quan không được phép sở hữu quá 20% tổng số cổ phần tại một tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế có những người sở hữu lên đến 50% thậm chí 60%.

Ông Nghĩa châm biếm rằng, đó là ngân hàng của “choa” (tao) chứ không phải ngân hàng của cộng đồng, nhân dân, ngân hàng của đất nước.

Chính vì thế chỉ ở Việt Nam mới có chuyện mẹ làm chủ tịch HĐQT, con gái làm tổng giám đốc, con trai làm phó tổng giám đốc… Việc này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, nó như một góc xa lạ đối với thị trường tài chính quốc tế.

Trước đây, chúng tôi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) đã cảnh báo đây được xem là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến an ninh của hệ thống tài chính tại Việt Nam.

“Vĩnh viễn chúng ta không thể xóa được nợ xấu, hệ thống ngân hàng không thể lành mạnh nếu điều này không được chấm dứt. Bởi lẽ, ngay từ đầu việc người góp vốn đã không minh bạch” – ông Nghĩa nói.

Tiền ở đâu ra?

Về tỷ lệ sở hữu là thế. Nhưng ông Nghĩa cũng đặt câu hỏi: Tiền đâu để những cá nhân đó có thể sở hữu số cổ phần đó?

Cách đây vài năm NHNN có hàng loạt các yêu cầu về tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, rồi từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.

Giả sử, một cá nhân đang sở hữu 30% cổ phần tại một ngân hàng có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, thì khi ngân hàng đó tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng, cá nhân đó muốn duy trì tỷ lệ sở hữu của mình thì đồng nghĩa với việc phải có thêm 1.000 tỷ đồng để đóng vào.

Số tiền trên là quá lớn đối với một cá nhân cộng thêm thời gian để có được số tiền đó lại rất ngắn.

Do đó, hầu hết các cá nhân này buộc phải “lao” vào sử dụng tất cả các công cụ tài chính để "biến" tiền gửi của dân cư thành tiền của mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cũng dễ hiểu vì sở hữu ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận rất cao nên ít có ai bỏ lỡ cơ hội này. Thống kê cho thấy, lợi nhuận cao nhất rơi vào khoảng 33%/năm.

Ông Nghĩa chỉ ra cách kiếm tiền để góp vào duy trì tỷ lệ sở hữu của những cá nhân sở hữu tại các ngân hàng (tạm gọi là “đại gia ngân hàng”) cụ thể như sau: thông thường là họ sẽ lập ra các công ty con và dùng chính công ty con này để phát hành trái phiếu lấy tiền về đầu tư vào ngân hàng của mình đang sở hữu hoặc các ngân hàng khác; sau đó lấy chính số cổ phiếu tại ngân hàng mà mình nắm cổ phần về cầm cố vay vốn ngay tại ngân hàng của mình và lấy số tiền cầm cố được này đi trả nợ trái phiếu.


Tiếng là “đại gia ngân hàng” nhưng nếu tính thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – ông Nghĩa thẳng thắn nói.

Bởi lẽ, vòng quay của trái phiếu ra cổ phiếu, rồi từ cổ phiếu thành tín dụng và từ tín dụng trả trở lại cho trái phiếu thời gian quá ngắn.

Thời gian đó chưa đủ để cổ phiếu đó sinh lời để trả lại tiền cho trái phiếu. Chính vì thế nợ xấu của các “đại gia ngân hàng” tại các ngân hàng là tương đối lớn.

Tiền phải "sạch" 12 đời

Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất bức xúc về tình trạng này và yêu cầu phải làm rõ vấn đề, đồng tiền đầu tư vào ngân hàng phải là đồng “tiền sạch” 12 đời (điều tra nguồn gốc 12 đời), trước mắt hãy chứng minh được đó là đồng “tiền sạch” 3 đời, ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa cho rằng, việc chống thao túng sẽ tiếp tục được Chính phủ làm quyết liệt và dứt khoát phải làm sớm để làm trong sạch hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo không gây xáo trộn hệ thống thì cách thức xử lý có thể khác. Chẳng hạn giao cho ngân hàng nhà nước xử lý hành chính, ép giảm tỷ lệ xuống đúng như quy định, tịch thu số cổ phần dư thừa xung công quỹ…

Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng

Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng

bởi Osin HuyDuc vào ngày 7 tháng 9 2012 lúc 6:26 ·
Osin Huy Đức

Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Kinh Doanh Đa Ngành

Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.

Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.

Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.

Nhưng, từ 1994 cho đến 2005, chưa có tập đoàn nào được thành lập theo quyết định 91. Cuối nhiệm kỳ thứ II, Thủ tướng Phan Văn Khải cho lập 3 tập đoàn: Ngày 26-12-2005, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ngày 09-01-2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Ngày 15-5-2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.

Thủ tướng Phan Văn Khải thừa nhận, ông là người quyết định cho Vinashin vay 700 triệu USD từ tiền bán trái phiếu chính phủ. Ông Khải cho rằng, Việt Nam, một nước có hơn 3000 km bờ biển không thể không phát triển ngành vận tải biển. Suy nghĩ về tiềm lực biển của ông Phan Văn Khải không sai nhưng đầu tư bằng tiền cho quốc doanh không phải là một cách làm tốt. Nhưng, sự sụp đổ của Vinashin bắt đầu từ khi tập đoàn này được phép kinh doanh đa ngành.

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.

Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng ngày 27-6-2006. Ngày 29-8-2006, ông cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn; Ngày 30-10-2006 ông cho thành lập thêm Tập đoàn Công nghiệp Cao su… Tốc độ thành lập tập đoàn có chững lại sau khi ông Võ Văn Kiệt khuyến cáo tính ít hiệu quả của mô hình này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.

Ông Võ Văn Kiệt mất gần 11 tháng sau đó và từ đó cho đến năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy con số tập đoàn từ 5 lên tới 13. Nhưng, không phải số lượng các tập đoàn mà số lượng ngành nghề mà các tập đoàn này được làm mới là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế đến bên bờ vực. Rất nhiều tập đoàn có ngân hàng, công ty tài chính và chúng ta có thể nhìn thấy đất của Vinashin ở sâu trong đất liền và hầu như không có tỉnh nào không có một tòa PetroLand mọc lên dưới thời Đinh La Thăng.

Đại Nhảy Vọt

Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp; lần đầu tiên Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đô la; đặc biệt, chính phủ Phan Văn Khải đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam chỉ cần làm thủ tục kết nạp là trở thành thành viên WTO. Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.

Thoạt tiên, khu vực kinh tế nhà nước được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Phan Văn Khải nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ trong 4 năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức Thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007. Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 38,7% trong năm 2007. Kết quả, lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gần như hốt hoảng. Những cú shock được áp dụng sau đó đã làm cho nền kinh tế trở nên vô phương cứu chữa.

Đầu quý I-2008, khi con số lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng, thay vì chẩn bệnh để có phương thuốc đúng, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã buộc các ngân hàng nâng mức dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%, các ngân hàng nháo nhào tìm kiếm thêm 20.000 tỷ khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%.

Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Áp lực tiền bạc của các ngân hàng lên tới hơn 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty nhà nước rút tiền, đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần.

Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này, rút về. “Cơn khát” tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng trong những ngày này có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24 - 25%. Các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ đã làm cho lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Ngày 25-3-2008, ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỉ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.

Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng, “đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng” vì VN-index đã xuống đến đáy. Nhưng, những ngày sau đó, VN-index liên tục lập đáy mới: Ngày 25-3-2008, 492 điểm; Ngày 5-12-2008, 299 điểm.

Chính những “đại gia” gần gũi thủ tướng nhất lại “chết” đau thương nhất vì họ đã từng được vay tiền dễ dàng, có dự án dễ dàng, kể cả các dự án trong khu vực chuẩn bị sáp nhập về Hà Nội. Từ năm 2008, mỗi năm các đại gia này đã phải chịu lãi suất 24-25%/ năm chưa kể những khoản lót tay, trong khi giá trị các dự án chỉ có thể bán được phân nửa so với thời 2007. Thay vì tìm một lối thoát cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng, giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nợ lại là một cơ hội kiếm tiền cho nhiều đại gia thân hữu mới.

Tham nhũng chưa phải là vấn đề lớn nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng rất nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã sát cánh nhiều năm với Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp. Hơn 500 loại giấy phép đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ. Khi ông Khải rời nhiệm sở, Tổ công tác tiếp tục đề nghị bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép con. Nhưng, thay vì ra quyết định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải tán Ban nghiên cứu và để cho các loại giấy phép lại mọc lên như nấm.

Có lẽ một người được coi là bảo thủ như ông Đỗ Mười cũng không thể nào ngờ có ngày “hậu duệ” của mình lại ký lệnh tái độc quyền nhà nước đối với vàng. Nhà nước đã từng độc quyền vàng, những người sở hữu từ 2 chỉ trở lên từng bị coi là bất hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng. Chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng. Quyết định của ông Đỗ Mười được đưa ra như là một giải pháp cộng hưởng để chống lạm phát.

Trong suốt 23 năm tồn tại của Quyết định 139 nền kinh tế chưa bao giờ đổ tội lạm phát cho vàng. Vậy mà bất lực trước khủng hoảng kinh tế, ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng.

Lẽ ra ông Trương Đình Tuyển phải từ chức đứng đầu nhóm 13 người tư vấn sau khi một quyết định như thế ra đời. Bỏ qua các động cơ trục lợi, Nghị định 24 là vi hiến vì nó làm cho vàng miếng không phải SJC của người dân tự nhiên mất giá. Đặc biệt, nó đi ngược lại các cam kết WTO mà ông Tuyển đóng vai trò quyết định trong đàm phán.

Bẫy Việt Vị

Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là “gây rối Thủ đô”, là có “các thế lực chống đối trong và ngoài nước”.

Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những “tác phẩm báo chí” bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.

Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội “sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp”.

Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói “Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974”. Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.

Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, “phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng”. Nhóm “13” hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.

Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.
· · Chia sẻ